Chương IV Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14: Án phí trong vụ án hành chính
Số hiệu: | 326/2016/UBTVQH14 | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 07/02/2017 | Số công báo: | Từ số 125 đến số 126 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.
1. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
Theo Nghị quyết 326/UBTVQH, mức tạm ứng dân sự sơ thẩm vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm. Trong đó án phí dân sự sơ thẩm vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động là 300 nghìn đồng, vụ án kinh doanh, thương mại là 3 triệu đồng.
Còn mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm vụ án có giá ngạch bằng 50% án phí sơ thẩm dân sự mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản tranh chấp được yêu cầu giải quyết.
Trong đó, giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được xác định theo thứ tự ưu tiên sau: Giá do cơ quan nhà nước quy định, giá thẩm định giá, giá trên tài liệu vụ án, giá thị trường tại thời điểm xác định giá, giá theo ý kiến của cơ quan tài chính.
2. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án
Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự theo Nghị quyết số 326/2016 là 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo nộp tạm ứng án phí nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Còn tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực.
2. Án phí trong vụ án dân sự
Người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo Nghị quyết 326 năm 2016 là đương sự có yêu cầu mà không được Toàn chấp nhận. Trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận thì bị đơn chịu toàn bộ án phí sơ thẩm dân sự. Ngược lại nếu toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận thì nguyên đơn chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm.
Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án khi tiến hành hòa giải thì phải chịu 50% mức án phí.
Nghĩa vụ nộp tạm ứng dân sự phúc thẩm theo Nghị quyết số 326 là người kháng cáo vụ án phí dân sự. Người kháng cáo phải chịu án phí dân sự phức thẩm nếu Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm. Trường hợp Toàn án sửa hoặc hủy bản án, quyết định sơ thẩm thì người kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm dân sự.
Nghị quyết 326/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội còn quy định án phí vụ án hành chính, án phí vụ án hình sự, lệ phí toà án, việc miễn giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án. Nghị quyết số 326 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Án phí hành chính sơ thẩm.
2. Án phí hành chính phúc thẩm.
3. Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.
4. Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.
1. Người khởi kiện vụ án hành chính, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
2. Người yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.
3. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
1. Đương sự phải chịu án phí hành chính sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp tiền án phí hoặc không phải chịu án phí hành chính sơ thẩm.
2. Người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và người lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh, sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân bị khiếu kiện phải chịu, án phí hành chính sơ thẩm trong trường hợp Tòa án tuyên chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
3. Trường hợp người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
4. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí hành chính sơ thẩm.
5. Trong vụ án có đương sự được miễn nộp tiền án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp tiền án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
6. Người có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật thì phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
7. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị quyết này.
1. Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
2. Các đương sự trong vụ án hành chính kháng cáo về bồi thường thiệt hại phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
1. Đương sự kháng cáo phải nộp tiền án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 348 của Luật tố tụng hành chính và Điều 32 của Nghị quyết này.
3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ nộp tiền án phí được xác định lại khi giải quyết sơ thẩm lại vụ án.
4. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí hành chính phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí hành chính phúc thẩm.
5. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được các đương sự khác đồng ý thì đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
6. Người kháng cáo phần quyết định về bồi thường thiệt hại của bản án sơ thẩm phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại Điều 29 của Nghị quyết này.
7. Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận.
8. Trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm do người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì tiền tạm ứng án phí được sung vào công quỹ nhà nước.
COURT COSTS IN ADMINISTRATIVE CASES
Article 30. Types of court cost in administrative cases
1. First-instance administrative court cost.
2. Appellate administrative court cost.
3. First-instance civil court cost in cases involving claims for damages, including first-instance civil cases that involve or do not involve a monetary value.
4. Appellate civil court cost in cases involving appeals against the damage compensations.
Article 31. Obligations to pay for the advances of first-instance court costs in administrative cases
1. The petitioner of an administrative case or the person with related interests and obligations that makes an independent claim in an administrative case shall pay for the advance of the first-instance administrative court cost, unless he/she is not required to pay for the court cost advance or is eligible for the full remission of payment thereof as specified in this Resolution.
2. The party claiming the damage compensation in an administrative case is not required to pay for the advance of first-instance civil court cost.
3. If the handling of the case is suspended, the obligation to pay for the first-instance court cost shall be determined after the case is resumed as specified in this Article.
Article 32. Obligations to pay for the first-instance court costs in administrative cases
1. The involved parties shall bear the first-instance administrative court cost if their requests are not approved by the Court, unless they are eligible for the full remission of payment thereof or are not required to bear the first-instance administrative court cost.
2. If the person mentioned in an administrative decision, disciplinary decision on dismissal, complaint settlement decision related to a competition dispute and the person making a list of National Assembly Candidates, a list of deputies of People's Councils, and a list of electorates of referendum are sued, they shall bear the first-instance administrative court cost when the Court accepts the partial or the whole claim of the petitioner.
3. If the defendant annuls an administrative decision, a disciplinary decision and a settlement decision on a competition case or terminates a sued-administrative act, and the petitioner agrees to withdraw the petition or the person with related interests and obligations withdraws his/her independent claim, then the court cost advance shall be returned to the payer.
4. Before opening a trial, the Court shall start a discussion between the parties. If the involved parties reach an agreement on the settlement of the case, they shall only bear 50% of the first-instance administrative cost.
5. For a case where there is one party eligible for the full remission of the first-instance court cost, other parties shall still pay for the cost thereof as required in clauses 1 and 2 of this Article.
6. The person who makes a claim on the property damage compensation shall bear the court cost if his/her claim is not accepted by the Court.
7. The obligations to bear the first-instance civil court costs in administrative cases shall be imposed in accordance with the regulations in Articles 26 and 27 hereof.
Article 33. Obligations to bear the appellate court cost advances in administrative cases
1. The appellant shall pay for the advance of the appellate administrative court cost, unless he/she is not required to pay for the court cost advance or is eligible for the full remission of payment thereof as specified in this Resolution.
2. The involved parties in an administrative case who appeal against the damage compensation shall pay for the advance of the appellate civil court cost, unless they are not required to pay for the court cost advance or are eligible for the full remission of payment thereof as specified in this Resolution.
Article 34. Obligations to bear the appellate court costs in administrative cases
1. If the Appellate Court upholds the first-instance judgment or ruling, the appellant shall pay for the appellate court cost, unless he/she is eligible for the full remission or is not required to pay for the cost thereof.
2. If the Appellate Court modifies the appealed first-instance judgment or ruling, the appellant is not required to pay for the appellate court cost; the Appellate Court shall re-determine the obligations to pay for the first-instance court cost as specified in Article 348 of the Law on Administrative Procedures and Article 32 hereof.
3. If the Appellate Court quashes the appealed first-instance judgment or ruling to open a re-trial, the appellant is not required to pay for the appellate court cost; the obligations to pay for the court cost shall be re-determined during the first-instance re-trial.
4. The involved parties who withdraw their appeals before the appeal hearing shall bear 50% of the appellate administrative court cost. The involved parties who withdraw their appeals at the appeal hearing shall bear the whole appellate administrative court cost.
5. Before the appeal hearing or during such hearing, if the petitioner withdraws his/her petition and other parties agree on such withdrawal, the involved parties shall still bear the first-instance court cost as specified in the decision of the Appellate Court and shall bear 50% of the appellate court cost as regulated by laws.
6. The party that appeals against the decision on damage compensation of the first-instance judgment shall bear the appellate civil court cost as specified in Article 29 hereof.
7. The appellant is not required to bear the appellate court cost if his/her appeal is accepted by the court.
8. If the appeal hearing is suspended because the appellant is absent after being validly summoned by the Court for the second time, the court cost advance shall be contributed into the state fund.