Chương III Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14: Án phí trong vụ án dân sự
Số hiệu: | 326/2016/UBTVQH14 | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 07/02/2017 | Số công báo: | Từ số 125 đến số 126 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.
1. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án
Theo Nghị quyết 326/UBTVQH, mức tạm ứng dân sự sơ thẩm vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm. Trong đó án phí dân sự sơ thẩm vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động là 300 nghìn đồng, vụ án kinh doanh, thương mại là 3 triệu đồng.
Còn mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm vụ án có giá ngạch bằng 50% án phí sơ thẩm dân sự mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản tranh chấp được yêu cầu giải quyết.
Trong đó, giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được xác định theo thứ tự ưu tiên sau: Giá do cơ quan nhà nước quy định, giá thẩm định giá, giá trên tài liệu vụ án, giá thị trường tại thời điểm xác định giá, giá theo ý kiến của cơ quan tài chính.
2. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án
Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự theo Nghị quyết số 326/2016 là 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo nộp tạm ứng án phí nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Còn tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực.
2. Án phí trong vụ án dân sự
Người phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo Nghị quyết 326 năm 2016 là đương sự có yêu cầu mà không được Toàn chấp nhận. Trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận thì bị đơn chịu toàn bộ án phí sơ thẩm dân sự. Ngược lại nếu toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận thì nguyên đơn chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm.
Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án khi tiến hành hòa giải thì phải chịu 50% mức án phí.
Nghĩa vụ nộp tạm ứng dân sự phúc thẩm theo Nghị quyết số 326 là người kháng cáo vụ án phí dân sự. Người kháng cáo phải chịu án phí dân sự phức thẩm nếu Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm. Trường hợp Toàn án sửa hoặc hủy bản án, quyết định sơ thẩm thì người kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm dân sự.
Nghị quyết 326/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội còn quy định án phí vụ án hành chính, án phí vụ án hình sự, lệ phí toà án, việc miễn giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án. Nghị quyết số 326 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:
a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
c) Án phí dân sự phúc thẩm.
2. Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
3. Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.
1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
2. Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
3. Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
4. Trường hợp vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì mỗi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người. Trường hợp những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng chung một yêu cầu độc lập thì họ phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
5. Trường hợp đình chỉ việc dân sự và thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định tại khoản 5 Điều 397 của Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án phải yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.
6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.
7. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.
8. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
9. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.
10. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
11. Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.
1. Đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. Trường hợp ngoài tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ, đương sự còn có tranh chấp về bồi thường thiệt hại và yêu cầu Tòa án giải quyết, thì đương sự phải chịu án phí không có giá ngạch đối với tranh chấp về đòi tài sản cho mượn, cho ở nhờ và án phí có giá ngạch đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.
3. Đối với tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và đều không có yêu cầu gì khác; nếu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bên yêu cầu công nhận hợp đồng phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; nếu Tòa án tuyên bố công nhận hợp đồng thì bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải chịu án phí như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
b) Trường hợp một bên yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và một bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu và có yêu cầu Tòa án giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu thì ngoài việc chịu án phí không có giá ngạch được quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với giá trị tài sản phải thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, một bên yêu cầu trả lại tiền, đặt cọc và phạt cọc, một bên chấp nhận trả số tiền cọc đã nhận và không chấp nhận phạt cọc, mà Tòa án chấp nhận phạt cọc thì bên không chấp nhận phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc. Trường hợp Tòa án không chấp nhận phạt cọc thì bên yêu cầu phạt cọc phải chịu án phí như trường hợp vụ án dân sự có giá ngạch đối với phần phạt cọc.
5. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;
b) Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
c) Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
d) Trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải thì đương sự không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung;
đ) Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
e) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tai sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.
6. Đối với vụ án liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ hoặc một lần theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
b) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng trước khi mở phiên tòa nhưng có yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch; trường hợp tại phiên tòa mới thỏa thuận được với nhau thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
c) Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng (kể cả một lần), nhưng không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
d) Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng nhưng thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch;
đ) Trường hợp các đương sự có tranh chấp về cấp dưỡng (tranh chấp về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng) và Tòa án quyết định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng định, kỳ hàng tháng thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch.
7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;
b) Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:
Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.
Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.
Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.
Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.
1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 26, Điều 27 của Nghị quyết này.
3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
4. Đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm. Đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm.
5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm, về án phí dân sự sơ thẩm, nếu các đương sự tự thỏa thuận được với nhau thì các đương sự chịu án phí dân sự sơ thẩm theo thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm.
6. Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm.
7. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại các khoản 1, 4, 5 và 6 Điều này.
Article 24. Types of court cost in criminal cases
1. The types of civil court cost include:
a. First-instance civil court costs for criminal cases that involve no monetary value.
b. First-instance civil court costs for civil cases that involve a monetary value.
c. Appellate civil court costs.
2. Civil cases involving no monetary value means cases in which claims of involved parties are not sums of money or cannot be valued in specific sums of money.
3. Civil cases involving a monetary value means cases in which claims of involved parties are sums of money or properties which can be valued in sums of money.
Article 25. Obligations to pay for the advances of the first-instance civil court costs
1. Plaintiffs, defendants who make counterclaims against the plaintiffs, and persons with related interests and obligations that make independent claims in cases involving civil, marriage and family, business, commercial or labor disputes shall pay for the advances of the first-instance civil court costs, unless they are not required to pay for the court cost advances or are eligible to receive the full remission thereof as specified in this Resolution.
2. For a case with more than one plaintiffs each of whom makes an independent claim, each plaintiff shall pay a court cost advance for his/her/its own claim. If these plaintiffs make the same claim, they shall jointly pay for the court cost advance.
3. For a case with more than one defendant each of whom makes an independent counter-claim, each defendant shall pay a court cost advance for his/her/its own claim. If these plaintiffs make the same counter-claim, they shall jointly pay for the court cost advance.
4. For a case with more than one person with related interests or obligations that make an independent claim, each of them shall pay the court cost advance for the claim. If these people make the same claim, they shall jointly pay for the same court cost advance.
5. For a case where the handling of the civil matter is suspended for settlement as specified in clause 5, Article 397 of the Criminal Procedure Code, the Court shall require the involved parties to pay for the court cost advance in order for the Court to settle the dispute by following the general procedures.
Article 26. Obligations to pay for the first-instance civil court costs
1. The involved parties shall pay for the first-instance civil court costs if their claims are not approved by the court, unless they are eligible for the full remission thereof.
2. Defendants shall bear all first-instance civil court costs in case where the plaintiffs’ claims are wholly accepted by the courts.
3. Plaintiffs shall bear all first-instance civil court costs in case where the plaintiffs’ claims are whole unaccepted by the courts.
4. Plaintiffs shall bear the first-instance civil court costs in proportion to parts of their claims which are unaccepted by the courts. The plaintiffs shall bear the first-instance civil court costs in proportion to parts of their claims which are accepted by the courts.
5. Defendants making counter-claims shall bear the first-instance civil court costs for the parts of their counter-claims which are unaccepted by the courts. The plaintiffs shall bear the first-instance civil court costs for parts of their counter-claims which are accepted by the courts.
6. Persons with related interests and obligations making independent claims shall bear the first-instance civil court costs in proportion to parts of their independent claims unaccepted by courts. Obligors under independent claims of persons with related interests and obligations shall bear the first-instance civil court costs in proportion to parts of independent claims accepted by the courts.
7. If the involved parties can reach an agreement about the handling of their case during the conciliation conducted by the courts before opening a hearing, they shall bear 50% of the court cost amount, even if the case involves no monetary value. <0
8. If the involved parties reach an agreement about the handling of their case at the first-instance court cost, they shall still bear the first-instance court cost as if their case was tried. In case where the involved parties reach an agreement about the handling of their case at the hearing that follows the simplified procedure specified in clause 3, Article 320 of the Criminal Procedure Code, they shall bear 50% of the court cost for the handling of such case under the procedure thereof.
9. In case where a party is not required to bear the court cost or he/she is eligible for the full remission of first-instance civil court cost, other parties must bear the cost thereof as specified in this Article.
10. If the case is temporarily suspended, the obligation to bear the first-instance court cost shall be imposed when the case is resumed according to the regulations hereof.
11. The plaintiffs in a civil case brought to courts by the agencies, organizations or individuals to protect the rights and interests of other parties shall not bear the first-instance court cost.
Article 27. Obligations to bear the first-instance court costs in some specific cases
1. For disputes over the property recovery from lending and temporary staying, the involved parties shall bear the first-instance civil court costs as if the cases do not have a monetary value. In case of disputes aside from the property recovery from lending and temporary staying, if the involved parties also have disputes over damage compensation and request the handling from the court, such involved parties shall bear the court costs that do not involve a monetary value for the property recovery from lending and temporary staying, and the court costs that involve a monetary value for the damage compensation.
2. For disputes over property ownership and land use rights, the obligation to pay for the first-instance civil court costs shall be imposed as follows:
a. For disputes over the property ownership and land use rights of which the value is not determined by the Court but only the ownership of such property and rights is considered, then the involved parties shall bear the first-instance civil court costs as if the cases do not have a monetary value.
b. For disputes over the ownership of properties and land use rights when the Court has to determine the value of the property and the ownership by portion, the involved parties shall bear the first-instance civil court costs for the value enjoyed.
3. For disputes over the contract of invalid sale and purchase of properties and transfer of land use rights, the obligations to bear the first-instance civil court costs shall be imposed as follows:
a. In case where one party requests the recognition of the contract for sale of property and transfer of land use right and another party requests the declaration of the invalidity of the above-mentioned contract and nothing else, if the court declares that the contract is invalid, the party requesting such recognition must bear the court cost as for the case without a monetary value; if the court declares to recognize the contract, the party requesting the invalidity declaration must bear the court cost as for the civil case without a monetary value.
b. In case one party requests the recognition of the contract for sale or purchase of property and transfer of land use right and one party requests the declaration of the invalidity of the above-mentioned contract and requests the Court to settle the consequence of the invalid contract, in addition to the bearing the court cost without a monetary value as guided in clause 3a of this Article, the person fulfilling the obligations on the property or damage compensation shall bear the court cost as for the civil case with a monetary value.
4. In case of dispute over the contract for sale or purchase of property and transfer of land use rights, one party requests for the reimbursement of the deposit and deposit penalty, and one party accepts to return the received deposit and does not accept the deposit penalty, but the Court accepts such deposit penalty, then the party that does not accept the deposit penalty shall bear the court cost as for the civil case with a monetary value of the deposit penalty. If the Court does not accept the deposit penalty, the party that requests such deposit penalty shall bear the court cost as for the civil case with a monetary value of the deposit penalty.
5. As for disputes over marriage and family, the obligations to bear the first-instance civil court costs shall be imposed as follows:
a. The plaintiffs shall bear the first-instance civil court cost in the case of divorce, not depending on whether the Court accepts their lawsuit petition or not. If the parties agree to the divorce, they shall each pay for 50% of the court cost.
b. Aside from bearing the first-instance civil court cost as guided in clause 1a, Article 24 hereof, the involved parties in the case of marriage and family with dispute over the division of common property of spouses shall also bear the court cost for the property in dispute as to the civil case with a monetary value corresponding to the value of the property portion divided among each of them.
c. If the spouses request another person to fulfill the property obligations and the Court accepts the request from the spouses, then the obligor of the property shall bear the first-instance civil court cost for the value of the divided property as required; if the spouses cannot agree to divide the property between them but include it as a common property and request the handling from the Court, each of them shall bear the civil court cost corresponding to the value of the property divided among them.
d. If the involved parties agree to divide the common property among them and request the Court to record such division in the judgment or ruling before the conciliation, the involved parties are not required to bear the first-instance civil court cost for the common property.
dd. In case where the Court has started the conciliation and during such conciliation, the involved parties cannot reach an agreement on dividing the common property among them, but before the opening of the hearing, they eventually reach an agreement and request the Court to record such division in the judgment or ruling, this agreement is regarded as being reached during the conciliation and the involved parties shall bear 50% of the first-instance civil court cost which corresponds to the value of the property portion divided among them.
e. If the involved parties have a dispute over the division of common properties and their obligations to such properties, the Court shall start conciliation and the involved parties shall reach an agreement on the division of some common properties and their obligations to such properties. If they fail to reach an agreement upon other common properties and their obligations to such properties, they shall still bear the court cost for the division thereof.
6. As for the cases related to support obligations, the obligations to bear the first-instance civil court costs shall be imposed as follows:
a. The party who is obliged to provide periodical or lump-sum support as specified in the decision of the Court shall bear the first-instance civil court cost as to the civil case with no monetary value.
b. If the involved parties can reach an agreement on the support rate and method prior to the trial but request the Court to record in the judgment or decision, the party with the support obligations shall bear 50% of the first-instance civil court cost as to the civil case without a monetary value; if the agreement is reached during the trial, the person with the support obligations shall bear the first-instance civil court cost as to the civil case without a monetary value.
c. If the involved parties can reach an agreement on the support method (even the lump sum support), but they cannot agree about the support rate, the party with the support obligations shall bear the first-instance civil court cost as to the civil case with no monetary value.
d. If the involved parties cannot reach an agreement on the support method but the support rate, the party with the support obligations shall bear the first-instance civil court cost as to the civil case without a monetary value.
dd. If the involved parties have disputes over the support (support rate and method) and the Court decides the periodical and monthly support rate and method, the party with support obligations shall bear the first-instance civil court cost as to the civil case without a monetary value.
7. As for the cases related to the common properties or inheritances, the obligations to bear the first-instance civil court costs shall be imposed as follows:
a. If the involved parties cannot determine their property portion or each of them determine that their property portions in the common properties or common inheritances are different and under dispute, and one party requests the Court to handle the division thereof, then each of them shall bear the first-instance civil court cost which corresponds to the value of the properties or inheritances divided among them. If the Court denies the written requests, the party requesting the division of common properties and inheritances shall bear the first-instance civil court cost. If the Court determines that the common properties or inheritances which the involved parties request a division are not their properties, the involved parties shall bear the first-instance civil court cost without a monetary value.
b. In case where the involved parties request the division of common properties and inheritances but the property obligations to a third party must be considered, then:
The involved parties shall bear the first-instance civil court cost for the properties divided among them after subtracting the value of the property used to fulfill the obligations to a third party; the involved parties shall bear an equal partial court cost for the property portion used to fulfill the obligations to the third party as specified in the decision of the Court.
If a third party as the person with related interests and obligations does not make an independent claim or makes an independent claim accepted by the Court, he/she is not required to bear the court cost for the property portion given to him/her.
If the third party makes an independent claim but such claim is not accepted by the Court, then he/she shall bear the civil court cost with a monetary value for his/her unaccepted request.
Article 28. Obligations to pay for the advances of the appellate civil court costs
Parties that make appeals under the appellate procedures shall pay the advances of appellate civil court costs, unless they are not required to pay for the court cost advances or are eligible for the full remission thereof as specified in this Resolution.
Article 29. Obligations to bear the appellate civil court costs
1. The involved parties who make appeals shall bear the appellate civil court costs if the Appellate Court upholds the appealed first-instance judgment or ruling, unless such parties are eligible for the full remission or are not required to bear the appellate court costs.
2. If the Appellate Court modifies the appealed first-instance judgment or ruling, the involved parties who make appeals and are related to the above-mentioned judgment or ruling are not required to bear the appellate civil court costs; the Appellate Court shall re-determine the obligations to bear the first-instance civil court costs specified in Article 147 of the Criminal Procedure Code and Articles 26 and 27 hereof.
3. If the Appellate Court quashes the first-instance judgment or ruling to open a first-instance re-trial, the involved parties who make the appeals are not required to bear the appellate civil court costs; the obligations to bear such costs will be re-determined after the case is handled under the first-instance procedures.
4. The involved parties who withdraw their appeals before the appeal hearing is opened shall bear 50% of the appellate civil court cost. The involved parties who withdraw the appeals during the appeal hearing shall bear the whole appellate civil court cost.
5. If the involved parties reach an agreement about the settlement of their case during the appeal hearing, they appellants shall bear the whole appellate civil court cost. If the involved parties reach an agreement on the first-instance civil court cost, they shall bear such cost as agreed; if they cannot reach an agreement on such cost, the Court shall re-determine the first-instance civil court cost according to the contents of the agreement at the appeal hearing.
6. If the plaintiff withdraws their lawsuit petition before the appeal hearing is opened or during the appeal hearing and such withdrawal is agreed by the defendant, then the involved parties shall bear the first-instance civil court cost as specified in the decision of the first-instance court and shall bear 50% of the appellate civil court cost.
7. If one party is not required to bear the court cost or is eligible for the full remission of the appellate civil court cost, other parties shall still bear the appellate civil court cost as specified in clauses 1, 4, 5 and 6 hereof.