Chương I Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí: Quy định chung
Số hiệu: | 99/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/08/2020 | Ngày hiệu lực: | 11/10/2020 |
Ngày công báo: | 08/09/2020 | Số công báo: | Từ số 857 đến số 858 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giảm mức xử phạt hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 99/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Theo đó, tổ chức có hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định bị phạt từ 30 triệu đến 50 triệu đồng.
Trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 đến 03 tháng.
(Mức phạt tiền hiện hành là từ 40 triệu đến 60 triệu đồng và bị tước giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 đến 03 tháng).
Một số mức phạt có liên quan cũng được điều chỉnh tại Nghị định 99/2020/NĐ-CP như:
- Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định (hiện hành từ 2 triệu đến 6 triệu đồng).
- Phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng (hiện hành là 20 triệu đến 30 triệu đồng) đối với hành vi:
+ Không thông báo hoặc;
+ Không gửi quyết định về giá bán lẻ xăng dầu cho các đơn vị trong hệ thống phân phối xăng dầu trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành khi điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu.
Nghị định 99/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 11/10/2020 và thay thế Nghị định 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm trong lĩnh vực dầu khí, thăm dò, khai thác dầu khí (bao gồm việc thực hiện các công việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, thu dọn công trình dầu khí, xây dựng, lắp đặt, vận hành công trình khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, xử lý và chế biến dầu khí, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm dầu khí và dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các công việc nêu trên);
b) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu;
c) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu;
d) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí;
đ) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh khí.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí về bảo vệ môi trường; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; phòng cháy và chữa cháy tại các công trình dầu khí, cơ sở kinh doanh xăng dầu và khí; đăng ký giá, kê khai giá bán xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); công khai thông tin về giá bán xăng dầu và khí, Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
d) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giấy phép kinh doanh xăng dầu” gồm: Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu, Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
2. “Giấy phép kinh doanh khí” gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải và các loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực được cấp trước thời điểm Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí có hiệu lực (gồm Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG/LNG/CNG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG).
Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
c) Trục xuất.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu, khí;
c) Buộc thu hồi chai LPG, LPG chai hoặc LPG chai mini không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng;
e) Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm trong lĩnh vực dầu khí, thăm dò, khai thác dầu khí (bao gồm việc thực hiện các công việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, thu dọn công trình dầu khí, xây dựng, lắp đặt, vận hành công trình khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, xử lý và chế biến dầu khí, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm dầu khí và dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các công việc nêu trên);
b) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu;
c) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu;
d) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí;
đ) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh khí.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí về bảo vệ môi trường; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; phòng cháy và chữa cháy tại các công trình dầu khí, cơ sở kinh doanh xăng dầu và khí; đăng ký giá, kê khai giá bán xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); công khai thông tin về giá bán xăng dầu và khí, Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
d) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giấy phép kinh doanh xăng dầu” gồm: Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu, Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
2. “Giấy phép kinh doanh khí” gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải và các loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực được cấp trước thời điểm Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí có hiệu lực (gồm Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG/LNG/CNG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG).
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
c) Trục xuất.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu, khí;
c) Buộc thu hồi chai LPG, LPG chai hoặc LPG chai mini không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng;
e) Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
1. This Decree provides for administrative violations, penalties, fines, remedial measures, the power to impose penalties against administrative violations and the power to make records of administrative violations against regulations on petroleum, and petrol, oil and gas trading.
2. Administrative violations specified in this Decree include the following:
a) Violations against regulations on petroleum, and exploration and extraction thereof (including petroleum prospecting and exploration and field development, decommissioning of petroleum installations, construction, installation, and operation of installations for petroleum extraction, oil refining, petrochemical, petroleum treatment and processing, storage and transport of petroleum products and provision of engineering services directly involved in the aforementioned activities);
b) Violations against regulations on petrol and oil trading conditions;
c) Violations against regulations on petrol and oil trading;
d) Violations against regulations on gas trading conditions;
dd) Violations against regulations on gas trading.
3. Regulations on penalties for corresponding administrative violations in the relevant state management sector shall apply to other administrative violations against regulations on petroleum, and petrol, oil and gas trading with respect to environmental protection; standards, measurement and quality of product and goods; fire prevention and fighting at petroleum installations, petrol, oil and gas business establishments; registration and declaration of petrol, oil and liquefied petroleum gas (LPG) prices; disclosure of information about petrol, oil and gas selling prices and oil and gas price stabilization fund.
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”) that commit the administrative violations mentioned in this Decree within the territory of the Socialist Republic of Vietnam; the persons who have the power to record administrative violations and persons who have the power to impose penalties for administrative violations, and other relevant organizations and individuals.
2. The organizations mentioned in Clause 1 of this Article comprise:
a) Business entities that are duly established under the Law on Enterprises, consisting of: sole proprietorships, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships and their affiliates (including branches and representative offices);
b) Business entities that are duly established under the Law on Co-operatives, consisting of: co-operatives and cooperative unions;
c) Organizations that are duly established under the Law on Investment, consisting of: domestic investors, foreign investors and foreign-invested economic organizations; representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;
d) Other organizations prescribed by law.
3. Household businesses and households shall incur the same penalties as those incurred by individuals for committing administrative violations specified in this Decree.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “petrol and oil trading licenses” include the license to export/import petrol and oil, certificate of eligibility to act as a petrol and oil distributor, certificate of eligibility to act as a petrol and oil general agent, certificate of eligibility to act as a petrol and oil retail agent and certificate of eligibility to act as a petrol and oil retail outlet.
2. “gas trading licenses” include the certificate of eligibility for LPG/LNG/CNG export/import, certificate of eligibility for LPG/LNG/CNG trading, certificate of eligibility for bottled LPG retail, certificate of eligibility to produce and repair LPG bottles, certificate of eligibility to produce mini LPG bottles, certificate of eligibility to bottle LPG, certificate of eligibility to fill LPG into tank trucks, certificate of eligibility to fill LNG, CNG or LPG into transport vehicles and valid certificates of eligibility granted prior to the effective date of the Government’s Decree No. 87/2018/ND-CP dated June 15, 2018 (including certificate of eligibility to act as a petrol and oil distributor, certificate of eligibility to act as a LPG general agent and certificate of eligibility to act as an LPG agent).
Article 4. Penalties and remedial measures
1. For each administrative violation against regulation on petroleum, petrol, oil and gas trading, the violator shall incur a main penalty being a fine. Maximum fine for a violation against regulations on petroleum exploration and extraction incurred by an individual and an organization is VND 1,000,000,000 and VND 2,000,000,000 respectively; maximum fine for a violation against regulations on petrol and oil trading incurred by an individual and an organization is VND 100,000,000 and VND 200,000,000 respectively.
2. Depending on the nature and severity of the violation, the violator may also incur one or more of the following additional penalties:
a) Suspension of the petrol and oil trading license or the gas trading license for 01 – 06 months or suspension of operation for 01 – 06 months;
b) Confiscation of the exhibits and instrumentalities used for administrative violation commission;
c) Deportation.
3. In addition to the abovementioned penalties, the violator may be liable to one or more of the following remedial measures:
a) Enforced restoration to original condition;
b) Enforced removal from the territory of the Socialist Republic of Vietnam or enforced re-export of petrol, oil and raw materials used for producing petrol, oil and gas;
c) Enforced recall of LPG bottles, bottled LPG or mini LPG bottles that fail to meet the conditions for circulation on the market;
d) Enforced return of the illegal benefits obtained from the administrative violations;
dd) Enforced carrying out of inspection, maintenance and replacement of LPG bottles and gas-fueled auxiliary equipment which are not safe for users;
e) Enforced return of LPG bottles to the legal owners, managers or users.
The fines prescribed in Chapters II, III and IV hereof are those imposed on organizations. If an administrative violation is committed by an individual, the fine imposed on such individual equals to one half of the fine imposed on an organization.