Chương I Nghị định 98/2020/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 98/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/08/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2020 |
Ngày công báo: | 10/09/2020 | Số công báo: | Từ số 861 đến số 862 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Buôn bán bao bì hàng hóa giả bị phạt đến 30 triệu đồng
Đây là nội dung tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, cá nhân thực hiện hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả sẽ bị phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 30 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả;
(Hiện hành, mức phạt tiền đối với hành vi trên thấp nhất là 200 ngàn đồng và cao nhất là 20 triệu đồng tùy số lượng).
Ngoài ra, mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi nếu cá nhân vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhập khẩu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả;
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bênh, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm;
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm, diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc thú y …
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức thực hiện hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;
b) Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
c) Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
d) Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá;
đ) Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu;
e) Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
g) Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
h) Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
i) Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
k) Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
l) Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
m) Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
3. Các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại về kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; chứng từ, hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ; đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa lưu thông, kinh doanh trên thị trường; nhãn hàng hóa; sở hữu trí tuệ; thủ tục đăng ký kinh doanh; biển hiệu; quảng cáo thương mại; kinh doanh đấu giá hàng hóa; kinh doanh đấu thầu hàng hóa, dịch vụ; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và các hành vi vi phạm khác thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
4. Đối với các hành vi đầu cơ hàng hóa, găm hàng, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và nhượng quyền thương mại có dấu hiệu của hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh thì áp dụng quy định về điều tra và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.
5. Đối với hành vi vi phạm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do cơ quan hải quan phát hiện trong địa bàn hoạt động hải quan thì áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trường hợp Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa quy định thì áp dụng các quy định của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt hành chính
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên;
b) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
c) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.
2. “Buôn bán” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.
3. “Hàng hóa lưu thông trên thị trường” gồm hàng hóa được trưng bày, khuyến mại, bảo quản, vận chuyển và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa.
4. “Giấy phép kinh doanh" gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.
5. "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam.
6. “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
b) Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
8. “Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
9. “Tang vật” gồm vật, tiền, giấy tờ, hàng hóa thành phẩm hoặc chưa thành phẩm có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
10. “Phương tiện vi phạm” gồm phương tiện vận tải, công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính.
11. “Bí mật cá nhân của người tiêu dùng” là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các biện pháp bảo mật mà nếu tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này không có sự chấp thuận của họ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần khác với người tiêu dùng.
12. “Bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng” là các tổ chức, cá nhân được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia vào việc xây dựng thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
c) Chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông;
d) Tổ chức, cá nhân khác được yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin.
13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
đ) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
g) Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
h) Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
i) Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định;
k) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Điều 5. Xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
1. Việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được áp dụng dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với tang vật là hàng giả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 7 Điều 3 Nghị định này thì giá của tang vật là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp không xác định được giá như trên thì xác định giá trị theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp không thể áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;
b) Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
c) Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
d) Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá;
đ) Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu;
e) Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
g) Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
h) Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
i) Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
k) Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
l) Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
m) Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
3. Các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại về kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; chứng từ, hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ; đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa lưu thông, kinh doanh trên thị trường; nhãn hàng hóa; sở hữu trí tuệ; thủ tục đăng ký kinh doanh; biển hiệu; quảng cáo thương mại; kinh doanh đấu giá hàng hóa; kinh doanh đấu thầu hàng hóa, dịch vụ; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và các hành vi vi phạm khác thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
4. Đối với các hành vi đầu cơ hàng hóa, găm hàng, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và nhượng quyền thương mại có dấu hiệu của hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh thì áp dụng quy định về điều tra và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.
5. Đối với hành vi vi phạm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do cơ quan hải quan phát hiện trong địa bàn hoạt động hải quan thì áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trường hợp Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa quy định thì áp dụng các quy định của Nghị định này.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên;
b) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
c) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.
2. “Buôn bán” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.
3. “Hàng hóa lưu thông trên thị trường” gồm hàng hóa được trưng bày, khuyến mại, bảo quản, vận chuyển và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa.
4. “Giấy phép kinh doanh" gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.
5. "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam.
6. “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
b) Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
8. “Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
9. “Tang vật” gồm vật, tiền, giấy tờ, hàng hóa thành phẩm hoặc chưa thành phẩm có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
10. “Phương tiện vi phạm” gồm phương tiện vận tải, công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính.
11. “Bí mật cá nhân của người tiêu dùng” là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các biện pháp bảo mật mà nếu tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này không có sự chấp thuận của họ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần khác với người tiêu dùng.
12. “Bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng” là các tổ chức, cá nhân được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia vào việc xây dựng thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
c) Chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông;
d) Tổ chức, cá nhân khác được yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin.
13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Các hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
đ) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
g) Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
h) Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
i) Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định;
k) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
1. Việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được áp dụng dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với tang vật là hàng giả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 7 Điều 3 Nghị định này thì giá của tang vật là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp không xác định được giá như trên thì xác định giá trị theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp không thể áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. This Decree deals with the administrative violations against regulations on commerce, production and trade in counterfeit and prohibited goods and protection of consumer rights, penalties, fines, remedial measures, the power to make records of and the power to impose penalties for such administrative violations.
2. The administrative violations against regulations on commerce, production and trade in counterfeit and prohibited goods and protection of consumer rights prescribed herein include:
a) Violations against regulations on business operations requiring business licenses, except those prescribed in decrees prescribing penalties for administrative violations in other state management sectors;
b) Provision of services classified as banned business lines; production and trade in counterfeit and prohibited goods;
c) Trade in contraband goods, domestically sold goods against which emergency measures are implemented, expired goods or goods of unknown origin and involving in other violations;
d) Violations against regulations on tobacco trade;
dd) Violations against regulations on trade in alcoholic beverages;
e) Hoarding and excessive accumulation;
g) Violations against regulations on trade promotion;
h) Violations against regulations on import and export of goods and their related services;
i) Violations against regulations on protection of consumer rights;
k) Violations against regulations on e-commerce;
l) Violations against regulations on establishment and commercial activities of foreign traders and foreigners in Vietnam;
m) Other violations in commercial sector.
3. Other administrative violations in commercial sector regarding trade in petrol and liquefied petroleum gas; prices and posting of prices of goods and services; documents and invoices used in sale and purchase of goods/services; measurement, standards and quality of goods sold on the market; labels of goods; intellectual property; business registration procedures; signboards; commercial advertisement; auction of goods; bidding for goods/services; trading and exchange of goods by border residents and other violations shall be penalized in accordance with regulations on penalties for administrative violations in relevant state management sectors.
4. Acts of hoarding, excessive accumulation, bidding for goods/services and franchising showing signs of anti-competitive behavior as prescribed in the Law on competition shall be investigated and penalized in accordance with regulations of the Law on competition.
5. The administrative violations against regulations on goods imported, exported and in transit, and incoming, outcoming and transit means of transport detected by customs authorities within their responsible customs areas shall be penalized in accordance with regulations of the Government’s Decree prescribing penalties for administrative violations in customs sector. In case the Government’s Decree prescribing penalties for administrative violations in customs sector does not provide for such a violation, it will be penalized in accordance with regulations herein.
Article 2. Entities facing administrative penalties
1. Vietnamese or foreign organizations and individuals that commit administrative violations specified in this Decree within the territory of Vietnam.
2. If household businesses duly established in accordance with law regulations, households engaged in agriculture, forestry, aquaculture, salt productions, street vendors, nomadic businesspeople, and service providers earning low revenues that are not required to follow business registration procedures commit the violations prescribed herein, they shall be penalized as violating individuals.
3. The organizations mentioned in Clause 1 of this Article include:
a) Enterprises duly established and operating in accordance with the Law on enterprises; cooperatives and cooperative unions duly established in accordance with the Law on cooperatives; other business entities duly established and operating in accordance with law regulations and their affiliates;
b) Representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;
c) Other organizations duly established in accordance with law regulations.
For the purposes of this Decree, the terms below are construed as follows:
1. “production” means one, some or all actions of making, prepressing, printing, ordering, preliminarily processing, processing, extracting, recycling, assembling, mixing, portioning, dividing, filling, packing and other actions aiming to produce goods.
2. “trade” means one, some or all actions of offering, displaying, storing, maintaining, transporting, wholesaling, retailing, exporting, importing and other actions aiming to sell goods on the market.
3. “goods sold on the market” include those displayed, sold on promotion, maintained, transported and stored during the trade of goods.
4. “business license” means a license, certificate of eligibility, certificate of professional liability insurance, written certification or any other document that indicates the conditions to be fulfilled by an entity to make investment and do business and is issued by a regulatory authority or competent person to that entity in accordance with law regulations.
5. “prohibited good” means the good which is prohibited from being traded, sold and used in Vietnam.
6. “contraband goods” include:
a) Imported goods included in the list of goods banned from import or the list of goods temporarily suspended from import as prescribed by law, unless they are imported with the Prime Minister’s permission;
b) Goods imported without the required import license or without meeting given import conditions as prescribed by law;
c) Goods imported without going through a prescribed border checkpoint or without following customs procedures as prescribed by law, or the information on quantities or types of which is falsified when following customs procedures;
d) Imported goods sold on the market without accompanied invoices and documents as prescribed by law, or with unlawful invoices and documents;
dd) Goods, which are subject to import labeling, imported without bearing stamps as prescribed or with bearing false or used stamps.
7. “counterfeit goods” include:
a) Goods whose uses are not consistent with their nature or names; the goods which are useless or whose uses are other than the announced or registered ones;
b) Goods of which one of quality indicators or basic specifications or the amount of primary substances contributing to their uses only reaches 70%, or less, compared to the minimum levels prescribed in technical regulations or quality standards registered, or announced, or specified in their labels or packages;
c) Counterfeit drugs defined in Clause 33 Article 2 of the 2016 Law on Pharmacy and counterfeit herbal ingredients defined in Clause 34 Article 2 of the 2016 Law on Pharmacy;
d) Veterinary drug or pesticide that does not contain any active ingredients; does not contain all of registered active ingredients; contains active ingredients other than those specified on its label or package; contains at least an active ingredient whose content only reaches 70%, or less, compared to the minimum level prescribed in relevant technical regulations or quality standards registered or announced;
dd) The good whose label or package containing information forging name or address of manufacturer, importer or distributor, forging registration number, declaration number or barcode of the good, forging package of good of another entity, or forging the origin of good or place of manufacturing, packaging or assembling;
e) Counterfeit stamps, labels and packages of goods.
8. “counterfeit stamps, labels and packages” include decals, labels, packages, quality stamps, quality marks, origin-tracing stamps, warranty cards, stretch films or other articles of a business entity that contain information forging names or addresses of other entities, forging trade names, commercial names, barcodes, registration numbers or declaration numbers of goods or packages of other entities.
9. “exhibits” include objects, money, documents, finished or unfinished goods directly related to an administrative violation.
10. “instrumentalities” include means of transport, tools and machinery used for performing an act of administrative violation.
11. “consumer privacy” means information about a consumer which has been protected by the consumer himself/herself or another relevant entity by adopting privacy protection methods, and the disclosure or use of which without the permission of the said entities will cause adverse effects to health, life, property or other material or spiritual damage to the consumer.
12. “third party” means an entity that is requested by the entity trading good or providing service to provide information on that good or service, including:
a) The business entity providing information on the good or service to the consumer;
b) The business entity engaging in the compilation of information on the good or service;
c) Media owner or telecommunications service provider;
d) Another entity that is requested to provide information.
13. “good of unknown origin” means the good sold on the market but there are no grounds for determining its manufacturer or origin. Grounds for determining the manufacturer or origin of the good include information shown on its label or package, its accompanied documents; proofs of origin, sale and purchase contracts, invoices, customs declarations, and other documents proving the legal ownership of the good and civil transactions between the manufacturer and relevant parties as prescribed by law.
Article 4. Penalties and remedial measures
1. Primary penalties:
a) Warning;
b) Fines.
2. Additional penalties:
a) Suspension of licenses or practicing certificates or suspension of operations for a fixed period of 01 - 24 months;
b) Confiscation of exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations (hereinafter referred to as “exhibits and instrumentalities”).
3. Remedial measures:
a) Enforced transport to out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or re-export of goods, articles and means;
b) Enforced destruction of goods and articles that cause harm to human health, domestic animals, plants and environment, and indecent materials;
c) Enforced correction of false or misleading information;
d) Enforced removal of violating elements on labels and packages of goods, means of trading or articles;
dd) Enforced recall of products and goods of poor quality;
e) Enforced transfer of benefits illegally obtained from administrative violations or enforced transfer of the amounts of money equivalent to the value of the exhibits and/or instrumentalities of administrative violations which have been sold, liquidated, hidden or destroyed inconsistently with the law;
g) Enforced recall of defective goods;
h) Enforced cancellation of results announced in the prize-awarding day and re-organization of the prize-awarding day for promotional games of chance;
i) Enforced modification of signed contracts or enforced modification of standard form contracts/ contracts containing general terms and conditions as prescribed;
k) Enforced revocation of “.vn” domain name of e-commerce websites or enforced removal of mobile applications from applications store or addresses on which such applications are provided.
4. Fines:
a) The maximum fine for a violation in the field of commerce or protection of consumer rights is VND 100.000.000 if it is imposed on an individual or VND 200.000.000 if it is imposed on an organization. The maximum fine for a violation in the field of production and trade in counterfeit and prohibited goods VND 200.000.000 if it is imposed on an individual or VND 400.000.000 if it is imposed on an organization;
b) Each of the fines prescribed in Chapter II hereof is imposed for an administrative violation committed by an individual, except for the administrative violations prescribed in Point p Clause 2 Article 33, Clause 2 Article 34, Point b Clause 4 Article 35, Article 68, Article 70, Clause 6, 7, 8, 9 Article 73 and Clause 6, 7, 8 Article 77 hereof. The fine imposed upon an organization is twice as much as that imposed upon an individual for committing the same administrative violation.
Article 5. Valuation of exhibits and instrumentalities as the basis for determination of fine brackets and the power to impose penalties
1. The valuation of exhibits and instrumentalities used for committing the administrative violations prescribed herein shall be based on one of the grounds in order of priority prescribed in Point a, b and c Clause 2 Article 60 of the Law on penalties for administrative violations.
2. With regard to exhibits which are counterfeit goods prescribed in Point a, b, c, d, dd and e Clause 7 Article 3 hereof, the exhibit’s value is the market value of the genuine good or the good with the same features, specifications or uses at the time when the administrative violation is committed as prescribed in Point d Clause 2 Article 60 of the Law on penalties for administrative violations. If the exhibit’s value cannot be determined according to this regulation, the exhibit’s value shall be determined according to the provisions in Clause 1 of this Article.
3. If the exhibit's value cannot be determined according to the provisions in Clause 1 and 2 of this Article, the competent officer who is handling the case may issue a decision to seize the exhibit and establish the valuation council according to the provisions in Clause 3 Article 60 of the Law on penalties for administrative violations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 34. “Huân chương Sao vàng”
Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
Điều 8. Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Điều 10. Hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Điều 12. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Điều 13. Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
Điều 14. Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
Điều 15. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Điều 18. Hành vi vi phạm về nhập khẩu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá
Điều 20. Hành vi vi phạm về dán tem nhập khẩu đối với thuốc lá nhập khẩu
Điều 21. Hành vi vi phạm về dán tem đối với thuốc lá tiêu thụ trong nước
Điều 22. Hành vi vi phạm về quản lý sản lượng thuốc lá
Điều 23. Hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá
Điều 26. Hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu
Điều 28. Hành vi vi phạm về dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước
Điều 30. Hành vi vi phạm khác về kinh doanh rượu, bia
Điều 31. Hành vi đầu cơ hàng hóa
Điều 33. Hành vi vi phạm về khuyến mại
Điều 35. Hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại
Điều 38. Hành vi vi phạm về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa
Điều 40. Hành vi vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa
Điều 41. Hành vi vi phạm về chuyển khẩu hàng hóa
Điều 43. Hành vi vi phạm về hoạt động của cửa hàng miễn thuế
Điều 44. Hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 47. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
Điều 61. Hành vi vi phạm khác trong quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng
Điều 64. Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Điều 65. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử
Điều 66. Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử
Điều 73. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Điều 74. Hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Điều 81. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 82. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
Điều 83. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Điều 84. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
Điều 85. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
Điều 86. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Điều 10. Hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Điều 12. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Điều 13. Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
Điều 14. Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả