Chương 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981: Nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức của Tòa án nhân dân các, Tòa án nhân dân tối cao
Số hiệu: | 98/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/08/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2020 |
Ngày công báo: | 10/09/2020 | Số công báo: | Từ số 861 đến số 862 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Buôn bán bao bì hàng hóa giả bị phạt đến 30 triệu đồng
Đây là nội dung tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, cá nhân thực hiện hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả sẽ bị phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 30 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả;
(Hiện hành, mức phạt tiền đối với hành vi trên thấp nhất là 200 ngàn đồng và cao nhất là 20 triệu đồng tùy số lượng).
Ngoài ra, mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi nếu cá nhân vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nhập khẩu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả;
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bênh, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm;
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm, diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc thú y …
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức thực hiện hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử, giám đốc việc xét xử của các toà án đó và tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt, trừ trường hợp Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khác khi thành lập các Toà án đó.
Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước những dự án luật, dự án pháp lệnh về công tác xét xử.
Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền:
1/ Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
2/ Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương;
3/ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Toà án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán và các hội thẩm nhân dân.
Tổ chức Toà án nhân dân tối cao gồm có:
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
Các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao;
Bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao.
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là tổ chức hướng dẫn công tác xét xử của Toà án nhân dân các cấp, đồng thời là tổ chức xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là:
1/ Hướng dẫn công tác xét xử của Toà án nhân dân các cấp;
2/ Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
3/ Nhận xét báo cáo của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về công tác xét xử của Toà án nhân dân các cấp;
4/ Thông qua những dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước;
5/ Giám đốc thẩm những quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; các Chánh toà, Phó Chánh toà và thẩm phán các Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao; các Chánh toà, Phó Chánh toà các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.
Các cuộc họp của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thảo luận việc áp dụng pháp luật và đường lối xét xử có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp tham gia.
Quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là tổ chức thường trực của Hội động thẩm phán, đồng thời là tổ chức xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là:
1/ Chỉ đạo Toà án nhân dân các cấp áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xử và thực hiện những nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
2/ Thông qua báo cáo công tác của Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước;
3/ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao;
4/ Quyết định việc triệu tập các kỳ họp của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, các Chánh toà các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.
Các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thảo luận việc áp dụng pháp luật và đường lối xét xử có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp tham gia.
Quyết định của Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao là:
1/ Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao;
2/ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Các Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao có Chánh toà, Phó Chánh toà và các thẩm phán.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có Chánh toà, Phó Chánh toà và các thẩm phán.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án nhân dân tối cao là:
1/ Tổ chức hoạt động xét xử của Toà án nhân dân tối cao;
2/ Chủ toạ các cuộc họp của Hội đồng thẩm phán và của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
3/ Chủ toạ phiên toà của các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, khi xét thấy cần thiết;
4/ Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân các cấp; tạm đình chỉ việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết;
5/ Trình Hội đồng Nhà nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị án xin ân giảm án tử hình;
6/ Cử các Chánh toà và Phó Chánh toà các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; phân công các thẩm phán;
7/ Quy định tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và trình Hội đồng Nhà nước phê chuẩn; quản lý tổ chức, bổ nhiệm và quản lý cán bộ của Toà án nhân dân tối cao;
8/ Báo cáo công tác của Toà án nhân dân tối cao trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao là:
1/ Giúp Chánh án làm nhiệm vụ;
2/ Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân địa phương; tạm đình chỉ việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết.
Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và cấp tương đương
Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có thẩm quyền:
1/ Sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và những vụ án thuộc thẩm quyền của các Toà án đó, nhưng Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương lấy lên để xét xử;
2/ Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
3/ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán và các hội thẩm nhân dân.
Tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương gồm có:
Uỷ ban thẩm phán;
Các Toà chuyên trách;
Bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là:
1/ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử tại các Toà án nhân dân ở địa phương;
2/ Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
3/ Thông qua báo cáo công tác của Toà án trình Hội đồng nhân dân cùng cấp;
4/ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Uỷ ban thẩm phán gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, các Chánh toà và Phó Chánh toà các Toà chuyên trách.
Quyết định của Uỷ ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các Toà chuyên trách Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là:
1/ Sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương;
2/ Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Các Toà chuyên trách có Chánh toà, Phó Chánh toà và các thẩm phán.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là:
1/ Tổ chức hoạt động xét xử của Toà án;
2/ Chủ toạ các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán;
3/ Chủ toạ phiên toà, khi xét thấy cần thiết;
4/ Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân cấp dưới; tạm đình chỉ việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết;
5/ Cử các Chánh toà và Phó Chánh toà các Toà chuyên trách;
6/ Báo cáo công tác của Toà án trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án nhân dân cấp trên.
Các Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ.
Các Toà án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền:
1/ Sơ thẩm những vụ án hình sự, trừ những loại việc sau đây:
- Những tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Những tội phạm hình sự khác có tính chất nghiêm trọng, phức
tạp hoặc gây hậu quả lớn.
2/ Sơ thẩm những vụ án dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình và những vụ án khác do pháp luật quy định, trừ những việc mà đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài.
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, Phó Chánh án, các thẩm phán và các hội thẩm nhân dân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là:
1/ Tổ chức hoạt động xét xử của Toà án;
2/ Chủ toạ phiên toà hoặc phân công các thẩm phán chủ toạ phiên toà;
3/ Báo cáo công tác của Toà án trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án nhân dân cấp trên.
Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ.
NHIỆM VỤ, THẨM QUYỀN VÀ TỔ CHỨC CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử, giám đốc việc xét xử của các toà án đó và tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Toà án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Toà án đặc biệt, trừ trường hợp Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khác khi thành lập các Toà án đó.
Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước những dự án luật, dự án pháp lệnh về công tác xét xử.
Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền:
1/ Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
2/ Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương;
3/ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Toà án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán và các hội thẩm nhân dân.
Tổ chức Toà án nhân dân tối cao gồm có:
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
Các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao;
Bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao.
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là tổ chức hướng dẫn công tác xét xử của Toà án nhân dân các cấp, đồng thời là tổ chức xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là:
1/ Hướng dẫn công tác xét xử của Toà án nhân dân các cấp;
2/ Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
3/ Nhận xét báo cáo của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về công tác xét xử của Toà án nhân dân các cấp;
4/ Thông qua những dự án luật, dự án pháp lệnh trước khi Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước;
5/ Giám đốc thẩm những quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; các Chánh toà, Phó Chánh toà và thẩm phán các Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao; các Chánh toà, Phó Chánh toà các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.
Các cuộc họp của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thảo luận việc áp dụng pháp luật và đường lối xét xử có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp tham gia.
Quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là tổ chức thường trực của Hội động thẩm phán, đồng thời là tổ chức xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là:
1/ Chỉ đạo Toà án nhân dân các cấp áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xử và thực hiện những nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
2/ Thông qua báo cáo công tác của Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước;
3/ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao;
4/ Quyết định việc triệu tập các kỳ họp của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, các Chánh toà các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao.
Các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thảo luận việc áp dụng pháp luật và đường lối xét xử có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp tham gia.
Quyết định của Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao là:
1/ Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao;
2/ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Các Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao có Chánh toà, Phó Chánh toà và các thẩm phán.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao có Chánh toà, Phó Chánh toà và các thẩm phán.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án nhân dân tối cao là:
1/ Tổ chức hoạt động xét xử của Toà án nhân dân tối cao;
2/ Chủ toạ các cuộc họp của Hội đồng thẩm phán và của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
3/ Chủ toạ phiên toà của các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, khi xét thấy cần thiết;
4/ Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân các cấp; tạm đình chỉ việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết;
5/ Trình Hội đồng Nhà nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị án xin ân giảm án tử hình;
6/ Cử các Chánh toà và Phó Chánh toà các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; phân công các thẩm phán;
7/ Quy định tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và trình Hội đồng Nhà nước phê chuẩn; quản lý tổ chức, bổ nhiệm và quản lý cán bộ của Toà án nhân dân tối cao;
8/ Báo cáo công tác của Toà án nhân dân tối cao trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao là:
1/ Giúp Chánh án làm nhiệm vụ;
2/ Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân địa phương; tạm đình chỉ việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết.
Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và cấp tương đương
Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có thẩm quyền:
1/ Sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và những vụ án thuộc thẩm quyền của các Toà án đó, nhưng Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương lấy lên để xét xử;
2/ Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
3/ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán và các hội thẩm nhân dân.
Tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương gồm có:
Uỷ ban thẩm phán;
Các Toà chuyên trách;
Bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là:
1/ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử tại các Toà án nhân dân ở địa phương;
2/ Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
3/ Thông qua báo cáo công tác của Toà án trình Hội đồng nhân dân cùng cấp;
4/ Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Uỷ ban thẩm phán gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, các Chánh toà và Phó Chánh toà các Toà chuyên trách.
Quyết định của Uỷ ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các Toà chuyên trách Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là:
1/ Sơ thẩm những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương;
2/ Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Các Toà chuyên trách có Chánh toà, Phó Chánh toà và các thẩm phán.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương là:
1/ Tổ chức hoạt động xét xử của Toà án;
2/ Chủ toạ các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán;
3/ Chủ toạ phiên toà, khi xét thấy cần thiết;
4/ Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án nhân dân cấp dưới; tạm đình chỉ việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết;
5/ Cử các Chánh toà và Phó Chánh toà các Toà chuyên trách;
6/ Báo cáo công tác của Toà án trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án nhân dân cấp trên.
Các Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ.
Các Toà án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền:
1/ Sơ thẩm những vụ án hình sự, trừ những loại việc sau đây:
- Những tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Những tội phạm hình sự khác có tính chất nghiêm trọng, phức
tạp hoặc gây hậu quả lớn.
2/ Sơ thẩm những vụ án dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình và những vụ án khác do pháp luật quy định, trừ những việc mà đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ở nước ngoài.
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, Phó Chánh án, các thẩm phán và các hội thẩm nhân dân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là:
1/ Tổ chức hoạt động xét xử của Toà án;
2/ Chủ toạ phiên toà hoặc phân công các thẩm phán chủ toạ phiên toà;
3/ Báo cáo công tác của Toà án trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và với Toà án nhân dân cấp trên.
Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ.
THƯ KÝ VÀ CHUYÊN VIÊN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
ở các Toà án nhân dân có các thư ký Toà án, và tuỳ theo yêu cầu công tác, có các chuyên viên pháp lý giúp việc.
VIỆC GIẢI BỊ CÁO VÀ BẢO VỆ PHIÊN TÒA
Cơ quan Công an có nhiệm vụ giải bị cáo và bảo vệ phiên toà của Toà án nhân dân.