Số hiệu: | 97/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/12/2015 |
Ngày công báo: | 30/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1073 đến số 1074 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2020 |
Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH MTV mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với các nội dung chính: đánh giá, kiêm nhiệm, bổ nhiệm, miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp, thôi việc, nghỉ hưu … được ban hành ngày 19/10/2015.
Nghị định 97 quy định thẩm quyền của Bộ quản lý ngành
- Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh quản lý DNNN, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển người giữ chức danh, chức vụ tại DNNN, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với: thành viên Hội đồng thành viên tập đoàn; Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; thành viên Hội đồng thành viên tổng công ty hoặc công ty Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Kiểm soát viên chuyên ngành tập đoàn, Kiểm soát viên tổng công ty, công ty thuộc Bộ quản lý ngành.
Quy định về kiêm nhiệm đối với chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc tại Nghị định số 97/2015 như sau:
- Người được bổ nhiệm giữ chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc trong DNNN không là cán bộ, công chức, viên chức;
Theo Nghị định 97, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý DNNN thì phải có quyết định thuyên chuyển, điều động công tác (đối với cán bộ, công chức) hoặc phải chấm dứt hợp đồng làm việc (đối với viên chức).
- Nghị định 97/2015/NĐ-CP còn quy định người được bổ nhiệm quản lý doanh nghiệp nhà nước làm chủ sở hữu không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp khác.
Điều kiện bổ nhiệm chức danh quản lý theo Nghị định 97
- Đạt tiêu chuẩn người giữ chức danh, chức vụ chung của Đảng, Nhà nước, của chức danh quản lý doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền ban hành.
- Được quy hoạch cho chức danh quản lý DNNN bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương đối với nguồn nhân sự từ nơi khác.
- Nghị định 97/2015 quy định người được bổ nhiệm phải có đủ hồ sơ cá nhân được thẩm định, xác minh, xác nhận.
- Trong độ tuổi bổ nhiệm chức danh quản lý DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
+ Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác được ít nhất 01 nhiệm kỳ tính đến ngày cấp có thẩm quyền ký bổ nhiệm.
+ Trường hợp người quản lý doanh nghiệp do nhu cầu công tác mà giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ quản lý doanh nghiệp Nhà nước sở hữu đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm tại Điểm a Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 97.
+ Trường hợp người quản lý doanh nghiệp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật từ khiển trách đến hạ bậc lương hoặc bị miễn nhiệm hoặc từ chức, sau 01 năm kể từ ngày bị đánh giá hoặc ngày quyết định kỷ luật, từ chức, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành, nếu được xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý thì điều kiện về tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 27 Nghị định 97/2015.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý DNNN do cơ quan y tế chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng.
- Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định pháp luật.
- Người được bổ nhiệm chức danh, chức vụ tại DNNN không đang thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên; không đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.
- Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm đang trong thời gian thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền quyết bổ nhiệm trao đổi với trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra trước khi bổ nhiệm làm quản lý DNNN.
- Ngoài ra, Nghị định 97/2015/NĐ-CP quy định việc bổ nhiệm Kiểm soát viên, Kế toán trưởng còn phải tuân theo các quy định pháp luật liên quan.
Nghị định 97 còn quy định về Quy hoạch; Từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển người giữ chức danh quản lý tại Doanh nghiệp Nhà nước sở hữu; Đánh giá và bồi dường kiến thức đối với người quản lý doanh nghiệp; Khen thưởng, kỷ luật; Thôi việc, nghỉ hưu và quản lý hồ sơ người quản lý doanh nghiệp. Nghị định số 97 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 05/12/2015 và thay thế Nghị định 66/2011/NĐ-CP.
1. Người quản lý doanh nghiệp được thôi việc có một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
2. Người quản lý doanh nghiệp có nguyện vọng thôi việc thì phải có đơn gửi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cấp có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Trường hợp chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý, người quản lý doanh nghiệp tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí bồi dưỡng kiến thức theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với người quản lý doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời gian thực hiện việc điều động, luân chuyển; đang bị xem xét, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Người quản lý doanh nghiệp nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp thôi việc theo nguyện vọng;
c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với tập đoàn, tổng công ty, công ty;
d) Do yêu cầu nhiệm vụ của tập đoàn, tổng công ty, công ty hoặc chưa bố trí được người thay thế.
4. Trường hợp người quản lý doanh nghiệp có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ mà lý do không được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì cấp có thẩm quyền bố trí công tác khác hoặc giải quyết thôi việc theo quy định của pháp luật.
5. Người quản lý doanh nghiệp thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.
6. Kinh phí thực hiện chế độ thôi việc đối với người quản lý doanh nghiệp do tập đoàn, tổng công ty, công ty chi trả.
Người quản lý doanh nghiệp được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Thủ tục nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.
1. Việc lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ cá nhân của người quản lý doanh nghiệp theo phân cấp quản lý và thực hiện như lưu giữ hồ sơ đối với công chức.
2. Hàng năm, tập đoàn, tổng công ty, công ty thực hiện công tác thống kê, bổ sung hồ sơ của người quản lý doanh nghiệp để báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý.