Chương III Nghị định 96/2014/NĐ-CP: Thủ tục, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính
Số hiệu: | 96/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 12/12/2014 |
Ngày công báo: | 03/11/2014 | Số công báo: | Từ số 967 đến số 968 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 17/10 vừa qua, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
Theo đó, Nghi định có một số nội dung mới đáng chý ý:
- Quy định thêm các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
- Các mức phạt được thay đổi theo chiều hướng tăng lên so với quy định cũ và mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức là 2 tỷ đồng, đối với cá nhân là 1 tỷ đồng.
- Tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh như: Thanh tra viên ngân hàng (500.000 đồng), Chánh thanh tra giám sát ngân hàng (50 triệu đồng), Chánh thanh tra ngân hàng (1 tỷ đồng).
Và kèm theo đó là các quy định liên quan đến thủ tục xử phạt hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính.
Nghị định số 96/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/12/2014 và thay thế các Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, 95/2011/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Trình tự, thủ tục, mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Thanh tra viên ngân hàng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 7, Điểm a Khoản 6 Điều 31, Điểm a Khoản 4 Điều 35, Điểm a Khoản 2 Điều 36, Khoản 2 Điều 37, Điểm c Khoản 6 Điều 38 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp về một hoặc một số hoạt động, dịch vụ ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác thuộc lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng hoặc đình chỉ có thời hạn đối với một hoặc một số hoạt động ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác được Ngân hàng Nhà nước cấp phép có vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo phân cấp, ủy quyền;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp về một hoặc một số hoạt động, dịch vụ ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác thuộc lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng hoặc đình chỉ có thời hạn đối với một hoặc một số hoạt động ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác được Ngân hàng Nhà nước cấp phép có vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo phân cấp, ủy quyền;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 250.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
6. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác được thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh khi phát hiện cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm quy định về quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng tại Khoản 1; Điểm g, i Khoản 2; Khoản 3; các Điểm b, c Khoản 4 và Khoản 7 Điều 24; các Khoản 2, 3, các Điểm a, b, d, đ Khoản 4, Điểm a Khoản 5 và Khoản 7 Điều 25 Nghị định này có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này; đồng thời phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước biết;
b) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khi phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 27, các Khoản 4, 6, 7 Điều 28 có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này; đồng thời phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước biết.
1. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này khi đang thi hành công vụ;
b) Công chức khi đang thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 45 Luật Xử lý vi phạm hành chính, khi phát hiện cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm c Khoản 6 Điều 24 và các Điểm a, b Khoản 2 Điều 25 Nghị định này có trách nhiệm lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt theo quy định tại Nghị định này; đồng thời phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết.
PROCEDURE, COMPETENCE RELATED TO ADMINISTRATIVE VIOLATION PENALTIES AND ADMINISTRATIVE VIOLATION MINUTING
Article 50. Procedure on administrative violation penalties and administrative violation penalty minutes template
The procedure on, minutes and decision templates to be used during administrative violation penalties shall conform to the regulations defined in the Law on administrative violation penalties and governmental Decree No. 81/2013/ND-CP dated 19 July 2013 which details a number of articles and the implementation of the said Law on administrative penalties.
Article 51. Competence regarding administrative violation penalties
1. While performing their duties, the banking inspectors are entitled to:
a) Give warnings;
b) Imposing fines up to VND 500,000;
c) Confiscating the exhibits, instruments serving administrative violations valued up to VND 500,000;
d) Applying consequence improvement measures as defined in Clause 3 of Article 7, Point a of Clause 6 of Article 31, Point a of Clause 4 of Article 35, Point a of Clause 2 of Article 36, Clause 2 of Article 37, Point c of Clause 6 of Article 38 herein.
2. Chief Inspector, supervisors of the State Bank are entitled to:
a) Give warnings;
b) Imposing fines up to VND 500,000;
c) Intra vires revoking licenses, certificates issued by the competent authorities on one or more than one banking activities, services and other activities related to currency, banking business or suspending within fixed terms one or more than one banking activities and other business activities licensed by the State Bank which violate the laws on currency and banking;
d) Confiscating the exhibits, instruments serving the administrative violations valued up to VND 50,000,000;
dd) The consequence improvement measures defined in Chapter II herein shall be applied.
3. Director General of the Inspection Department [of the State Bank] and the supervisors are entitled to:
a) Give warnings;
b) Imposing fines up to VND 250,000,000;
c) Intra vires revoking licenses, certificates issued by the competent authorities on one or more than one banking activities, services and other activities related to currency, banking business or suspending within fixed terms one or more than one banking activities and other business activities licensed by the State Bank which violate the laws on currency and banking;
d) Confiscating the exhibits, instruments serving the administrative violations valued up to VND 250,000,000;
dd) The consequence improvement measures defined in Chapter II herein shall be applied.
4. Chief Inspector and supervisors of the State Bank are entitled to:
a) Give warnings;
b) Imposing fines up to VND 1,000,000,000;
c) Applying additional penalties and violation consequence improvement measures defined in Chapter II herein.
5. Leader of an inspection team appointed by the State Bank’s Governor, Chief Inspector, supervisors [of the State Bank] is authorized to apply the penalties as defined in Clause 3 of this Article.
Leader of an inspection team, appointed by the Director of a provincial, city branch of the State Bank, under the Central management, Director General of the Inspection Department and/or supervisors [of the State Bank], Chief Inspector and/or supervisors of any branch of the State Bank, is authorized to apply the penalties as defined in Clause 2 of this Article.
6. Penalty application competence authorized to other agencies that are entitled to administrative violation penalties shall conform to the regulations herein, as follows:
a) Chairmen of the provincial People’s Committees, Directors General of the Police Department on Economic Management Order Offence Investigations, Criminal Police Department, Police Department on Narcotics Investigations, Immigration Department are entitled to issue administration violation decisions, as prescribed herein, against the individuals and/or organizations, who are not credit organizations, foreign bank branches, committing offences against regulations on foreign exchange management and gold trading as defined in Clause 01; Point g and I of Clause 2; Clause 3; Points b and c of Clause 4 and Clause 7 of Article 24; Clauses 2 and 3, Points a, b, d and dd of Clause 4, Point a of Clause 5 and Clause 7 of Article 25 herein; simultaneously, notification of such offences shall be given to the State Bank;
b) Director General of the Hi-tech Criminal Prevention Department is entitled to issued administrative violation decisions as prescribed herein against individuals and/or organizations committing offences as defined in Clause 4 of Article 27, Clauses 4, 6 and 7 of Article 28; simultaneously, notification of such offences shall be given to the State Bank.
Article 52. Competence regarding administrative violation minuting
1. The following officers are competent to issue administrative violation minutes:
a) The officers competent to enforce administrative violation penalties as defined herein, who are performing their duties;
b) Civil servants who are performing state management duties with regard to currency and banking issues.
2. The officers competent to enforce administrative violation penalties as defined in Article 45 of the Law on administrative violation penalties shall minute administrative offences against individuals and/or organizations, who are not credit organizations, foreign bank branches, committing offences as prescribed in Clause 1, Point c of Clause 6 of Article 24 and Points a, b of Clause 2 of Article 25 herein, and forward such minutes to other competent officers as defined in Article 45 of the said Law on administrative penalties for penalty enforcement as stated herein; simultaneously, such offences shall be notified to the State Bank, its branches in the provinces and/or cities under the Central management.