Chương I Nghị định 96/2014/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 96/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 12/12/2014 |
Ngày công báo: | 03/11/2014 | Số công báo: | Từ số 967 đến số 968 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 17/10 vừa qua, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
Theo đó, Nghi định có một số nội dung mới đáng chý ý:
- Quy định thêm các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
- Các mức phạt được thay đổi theo chiều hướng tăng lên so với quy định cũ và mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức là 2 tỷ đồng, đối với cá nhân là 1 tỷ đồng.
- Tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh như: Thanh tra viên ngân hàng (500.000 đồng), Chánh thanh tra giám sát ngân hàng (50 triệu đồng), Chánh thanh tra ngân hàng (1 tỷ đồng).
Và kèm theo đó là các quy định liên quan đến thủ tục xử phạt hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính.
Nghị định số 96/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/12/2014 và thay thế các Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, 95/2011/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm:
a) Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép;
b) Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành;
c) Vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu;
d) Vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ;
đ) Vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng;
e) Vi phạm quy định về hoạt động thông tin tín dụng;
g) Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng;
h) Vi phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ;
i) Vi phạm quy định về mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản;
k) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng;
l) Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi;
m) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền;
n) Vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo;
o) Vi phạm quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền.
3. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng được quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ thì áp dụng quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.
Cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp về một hoặc một số hoạt động, dịch vụ ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác thuộc lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng hoặc đình chỉ có thời hạn đối với một hoặc một số hoạt động ngân hàng và một số hoạt động kinh doanh khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) cấp phép có vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định đối tượng vi phạm là tổ chức. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm khi thực hiện công việc của cá nhân thuộc quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% (mười phần trăm) mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân thuộc quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
1. This Decree regulates administrative violations, penalty measures, penalty rates, consequence improvement measures, decentralized competence on administrative violation penalties, competence on administrative violation notification in currency and banking fields.
2. 2. Administrative violations in currency and banking fields include:
a) Violations against regulations on permit/ license management and use;
b) Violations against regulations on organization, administration, management;
c) Violations against regulations on shares, stocks;
d) Violations against regulations on capital mobilization and service fees;
dd) Violations against regulations on credit loaning, trusteeship, entrustment and inter-banking activities;
e) Violations against regulations on credit information activities;
g) Violations against regulations on foreign exchange activities and gold trading;
h) Violations against regulations on currency and fund management and/or payment;
i) Violations against regulations on fixed asset purchase, investment and real estate trading;
k) Violations against regulations on credit organization operation safety;
l) Violations against regulations on deposit insurance;
m) Violations against regulations on money laundering prevention, combat;
n) Violations against regulations on information communication, reporting;
o) Violations against regulations on inspection hindrance, inconformity against competent officers.
3. Administrative violations related to state management in the fields of currency and banking defined in other governmental Decrees shall suffer from penalties defined in such Decrees.
Local and international individuals and/or organizations (hereafter referred to as “individuals, organizations”) committing legal violations against regulations on currency and banking shall suffer from administrative violation penalties as regulated herein.
Article 3. Penalty measures, fines, fining competence and consequence improvement measures
1. Major penalty measures:
a) Warning;
b) Fining.
2. The following additional penalty measures:
a) Revocation of licenses, certificates issued by competent authorities on one or more than one banking activities, services and other business activities related to currency, banking or termed suspension of one or more than one banking activities and other business activities licensed by the State Bank of Vietnam (hereafter referred to as “State Bank”) which violate the regulations on currency and banking;
b) Confiscation of exhibits and instruments serving the administrative violations.
3. Fines and fining competence:
a) Maximum fines for violations related to currency and banking are VND 2,000,000,000 and VND 1,000,000,000 imposed on a violating organization and a violating individual respectively;
b) The fines defined in Chapter II herein are applied to individuals, unless otherwise regulated that they are applied to organizations. The fines applied to organizations double the rates applied to individuals;
c) The fines for performance-related violations of individuals working for people’s credit funds, micro financial organizations are equal to 10% (ten percent) of the rates defined in Chapter II herein; and those applied to people’s credit funds, micro financial organizations double the rates applied to individuals working for the mentioned funds and/or organizations;
d) The fining competence on every title stated in Chapter III herein means the fining competence of individuals. Fining competence applied to organizations double the competence applied to individuals.
4. Consequence improvement measures:
Depending on violation nature and/or level, violating organizations and/or individuals may be applied one or more improvement measures specified in Chapter II herein.