Chương III Nghị định 95/2023/NĐ-CP : Đăng ký pháp nhân phi thương mại; đình chỉ, giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo; công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ
Số hiệu: | 95/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 29/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 30/03/2024 |
Ngày công báo: | 12/01/2024 | Số công báo: | Từ số 57 đến số 58 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời hạn đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
Ngày 29/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Thời hạn đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
Theo đó, đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo khi vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
- Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm và khả năng khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ quan ra quyết định xác định thời hạn đình chỉ nhưng không quá 24 tháng.
- Quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên tổ chức, người đại diện, trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; nguyên nhân đình chỉ; thời hạn đình chỉ; trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
- Thẩm quyền định chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ toàn bộ hoạt động đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ra quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
- Trước khi ra quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nêu trên có trách nhiệm kiểm tra và kết luận về việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được ban hành, cơ quan nhà nước ban hành quyết định phải giao quyết định cho các cơ quan, tổ chức sau đây:
+ Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ;
+ Tổ chức thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với quyết định đình chỉ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đối với quyết định đình chỉ do cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ban hành.
+ Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi nhận được quyết định đình chỉ phải dùng tất cả hoạt động tôn giáo và có trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ trong thời gian bị đình chỉ.
Xem thêm nội dung tại Nghị định 95/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/03/2024. Nghị định 162/2017/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày 30/03/2024, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 162/2017/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm được đề nghị; họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc được đề nghị cấp đăng ký;
b) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
d) Bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
đ) Hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
3. Thẩm quyền cấp đăng ký:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo khi vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm và khả năng khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ quan ra quyết định xác định thời hạn đình chỉ nhưng không quá 24 tháng.
3. Quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên tổ chức, người đại diện, trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; nguyên nhân đình chỉ; thời hạn đình chỉ; trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
4. Thẩm quyền đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ toàn bộ hoạt động đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ra quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
5. Trước khi ra quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này có trách nhiệm kiểm tra và kết luận về việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được ban hành, cơ quan nhà nước, ban hành quyết định phải giao quyết định cho các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ;
b) Tổ chức thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với quyết định đình chỉ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đối với quyết định đình chỉ do cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ban hành.
7. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi nhận được quyết định đình chỉ phải dừng tất cả hoạt động tôn giáo và có trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ trong thời gian bị đình chỉ.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định này có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, ra kết luận về việc khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trong các trường hợp sau đây:
a) Trong thời gian bị đình chỉ, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ và yêu cầu phục hồi hoạt động tôn giáo cho tổ chức;
b) Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo.
2. Trường hợp tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ thì được phục hồi toàn bộ hoạt động tôn giáo; trường hợp tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ thì bị giải thể theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Điều 15 của Nghị định này.
1. Tổ chức tôn giáo tự giải thể hoặc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức đề nghị; tên, người đại diện, trụ sở, cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể; lý do và dự kiến thời điểm giải thể;
b) Bản kê khai tài sản, tài chính;
c) Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có);
d) Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.
3. Tổ chức tôn giáo tự giải thể hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể có trách nhiệm đăng thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định sau đây:
a) Trên 05 số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở trung ương đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh;
b) Trên 05 số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở địa phương đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.
4. Thẩm quyền chấp thuận giải thể:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Đối với tổ chức tôn giáo tự giải thể, thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này chấp thuận cho tổ chức giải thể là thời điểm tổ chức phải nộp lại bản chính quyết định công nhận tổ chức tôn giáo; giấy chứng nhận của cơ quan công an về việc tổ chức đã nộp, hủy con dấu theo quy định.
6. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc giải thể, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc và nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này các văn bản sau đây:
a) Bản chính văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bản chính văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp;
c) Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc thuộc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể;
d) Giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể đã nộp, hủy con dấu theo quy định.
7. Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này.
Văn bản thông báo nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị; tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể; thời điểm giải thể.
1. Trước 60 ngày dự kiến giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp và tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến bị giải thể.
Văn bản thông báo nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể; cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm giải thể; lý do, dự kiến thời điểm giải thể kèm theo kết luận của cơ quan nhà nước có chức năng thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo về việc tổ chức không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc giải thể đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm gửi văn bản giải trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải trình, nếu tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể tổ chức tôn giáo hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc giải thể đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự. Hết thời hạn trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải thể tổ chức tôn giáo hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này ra quyết định giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; bãi bỏ và thu hồi các văn bản sau đây:
a) Quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với trường hợp giải thể tổ chức tôn giáo;
b) Văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;
c) Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc;
d) Giấy chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan công an về việc đã nộp, hủy con dấu theo quy định.
5. Trường hợp tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu, tổ chức giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm nộp lại các văn bản và thông báo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 14 của Nghị định này.
1. Cơ sở đào tạo tôn giáo bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm và khả năng khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ của cơ sở đào tạo tôn giáo, cơ quan ra quyết định xác định thời hạn đình chỉ nhưng không quá 24 tháng.
3. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên tổ chức tôn giáo thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, tên cơ sở đào tạo tôn giáo, người đại diện, trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo; nguyên nhân đình chỉ; thời hạn đình chỉ; trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo.
5. Trước khi ra quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm kiểm tra và kết luận về việc cơ sở đào tạo tôn giáo vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo được ban hành, cơ quan nhà nước ban hành quyết định phải giao quyết định cho các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Cơ sở đào tạo tôn giáo bị đình chỉ;
b) Tổ chức tôn giáo thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo bị đình chỉ;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo bị đình chỉ.
7. Cơ sở đào tạo tôn giáo khi nhận được quyết định đình chỉ phải dừng tất cả hoạt động đào tạo và có trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ trong thời gian bị đình chỉ.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung trong có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, ra kết luận về việc khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo trong các trường hợp sau đây:
a) Trong thời gian bị đình chỉ, cơ sở đào tạo tôn giáo khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ và yêu cầu phục hồi hoạt động đào tạo cho cơ sở đào tạo tôn giáo;
b) Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo tôn giáo đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ thì được phục hồi hoạt động đào tạo. Trường hợp cơ sở đào tạo tôn giáo không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ thì bị giải thể theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Điều 19 của Nghị định này.
1. Tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức tôn giáo; tên, người đại diện, trụ sở, cơ cấu tổ chức của cơ sở đào tạo tôn giáo; lý do và dự kiến thời điểm giải thể;
b) Bản kê khai tài sản, tài chính;
c) Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có); phương thức giải quyết quyền lợi của học viên và những người có liên quan.
3. Cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm đăng thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định sau đây:
a) Trên 05 số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở trung ương đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh;
b) Trên 05 số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở địa phương đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận cho tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày được chấp thuận việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo và nộp lại cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương các văn bản sau đây:
a) Bản chính văn bản chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bản chính văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của tổ chức tôn giáo;
c) Giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể đã nộp, hủy con dấu theo quy định.
6. Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Văn bản thông báo nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức tôn giáo; tên, người đại diện, trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể; thời điểm giải thể.
1. Trước 60 ngày dự kiến giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm thông báo băng văn bản cho tổ chức tôn giáo và cơ sở đào tạo tôn giáo về việc cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể.
Văn bản thông báo nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức tôn giáo; tên, người đại diện, trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể; cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương hoặc tổ chức tôn giáo chịu trách nhiệm giải thể; lý do, dự kiến thời điểm giải thể kèm theo kết luận của cơ quan nhà nước có chức năng thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo về việc cơ sở đào tạo tôn giáo không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến bị đình chỉ hoạt động đào tạo tôn giáo đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung trong thông báo về việc giải thể đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản giải trình đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
Sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải trình, nếu cơ sở đào tạo tôn giáo không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ thì cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ra quyết định giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương thông báo về việc giải thể đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự. Hết thời hạn trên, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ra quyết định giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ra quyết định giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo; bãi bỏ và thu hồi các văn bản sau đây:
a) Văn bản chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bản chính văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của tổ chức tôn giáo;
c) Giấy chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan công an về việc đã nộp, hủy con dấu theo quy định.
5. Trường hợp tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu, tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm nộp lại các văn bản và thông báo về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 18 của Nghị định này.
1. Việc đình chỉ, phục hồi hoạt động, giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo phải được công bố công khai trên Cổng hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ra quyết định; 01 số báo in hoặc báo điện tử ở trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo có trụ sở trong thời hạn 15 ngày sau khi bị đình chỉ, được phục hồi hoạt động hoặc giải thể.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ, phục hồi hoạt động, giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có quyền giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc chịu trách nhiệm việc công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nội dung công bố gồm tên, trụ sở tổ chức, cơ sở bị đình chỉ, được phục hồi hoặc giải thể; lý do bị đình chỉ, được phục hồi hoặc giải thể; thời gian bị đình chỉ, được phục hồi hoặc giải thể.
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo chấm dứt hoạt động theo quyết định giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo theo quy định tại Điều 12; cơ sở đào tạo tôn giáo bị đình chỉ hoạt động đào tạo theo quy định tại Điều 16; giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định tại Điều 15; giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này không đồng ý với quyết định đình chỉ, giải thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở đào tạo tôn giáo không được thực hiện hoạt động tôn giáo, hoạt động đào tạo tôn giáo.
1. Việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình thuộc danh mục kiểm kê di tích của địa phương thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
2. Việc xác định công trình phụ trợ thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.
Trường hợp quy định về các công trình được miễn giấy phép xây dựng tại Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được sửa đổi, bổ sung thì việc xác định công trình phụ trợ thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng sẽ thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung.
REGISTRATION OF NON-COMMERCIAL JURIDICAL PERSON; SUSPENSION OF ACTIVITIES OF, DISSOLUTION OF RELIGIOUS ORGANIZATIONS, RELIGIOUS AFFILIATES AND RELIGIOUS EDUCATIONAL INSTITUTIONS; FOLK RELIGIOUS BUILDINGS, RELIGIOUS BUILDINGS AND AUXILIARY WORKS
Article 11. Procedures for issuance of certificate of registration of non-commercial juridical person to a religious affiliate
1. The religious organization applying for issuance of the certificate of registration of non-commercial juridical person to its religious affiliate shall submit an application to the competent authority specified in Clause 3 of this Article.
2. An application includes:
a) An application form, which specifies the name, base and representative of the religious organization; the name, base, location for operation, organizational structure, quantity of followers, dignitaries, sub-dignitaries and monastics of the religious affiliate at the time of application; full name of the representative of the religious affiliate to which the certificate of registration applied for is issued;
b) A written summary of the religious affiliate’s religious activities from the date of establishment, full division, partial division, merger or consolidation;
c) List, resumes, judicial records and summaries of religious activities of the representative and leaders of the religious affiliate;
d) Written declaration of and documentary evidences for the religious affiliate's legitimate assets;
dd) Charter, regulations or equivalent documents of the religious affiliate.
3. Power to issue certificate of registration of non-commercial juridical person:
a) The People’s Committee of the province shall, within 60 days from the receipt of the satisfactory application, issue the certificate of registration of non-commercial juridical person to the religious affiliate operating within a province. In case of rejection of the application, written explanation shall be provided;
b) The central government’s religion and folk belief authority shall, within 60 days from the receipt of the satisfactory application, issue the certificate of registration of non-commercial juridical person to the religious affiliate operating within multiple provinces. In case of rejection of the application, written explanation shall be provided.
Article 12. Suspension of all activities of a religious organization or religious affiliate
1. The religious organization or religious affiliate has its activities suspended when committing one of the serious violations specified in Clause 4, Clause 5 Article 5 of the Law on Religion and Folk Belief.
2. Depending on nature and extent of violation committed by of the religious organization or religious affiliate and the ability of the religious organization to rectify the situation that leads to the suspension, the decision-making authority shall determine the duration of suspension which must not exceed 24 months.
3. The decision to suspend all religious activities shall be made in writing. It shall specify the name of the organization, the representative, the base of the religious organization or religious affiliate; situation and duration of suspension; responsibilities for rectification of the situation that leads to the suspension.
4. Power to suspend all religious activities of a religious organization or religious affiliate:
a) The People’s Committee of the province has the power to suspend all religious activities of the religious organization or religious affiliate operating within a province;
b) The central government’s religion and folk belief authority has the power to issue a decision to suspend all religious activities of the religious organization or religious affiliate operating within multiple provinces.
5. Before issuing the decision to suspend all religious activities of the religious organization or religious affiliate, the competent authority specified in Clause 4 of this Article shall conduct inspection and conclude that the religious organization or religious affiliate commits one of the serious violations specified in Clauses 4 and 5 Article 5 of the Law on Religion and Folk Belief.
6. Within 05 working days from the date of issuance of the decision to suspend all religious activities of the religious organization or religious affiliate, the competent authority issuing the decision shall transfer it to:
a) the religious organization or religious affiliate that has its activities suspended;
b) the organization establishing, fully dividing, partially dividing, merging or consolidating the religious affiliate that has its activities suspended;
c) the central government’s religion and folk belief authority (with regard to the suspension decision issued by the People’s Committee of the province);
d) the People’s Committee of the province where the base of the religious organization or religious affiliate is located (with regard to the suspension decision issued by the central government’s religion and folk belief authority).
7. When receiving the suspension decision, the religious organization or religious affiliate shall suspend all religious activities and take responsibility for rectification during suspension.
Article 13. Resumption of all activities of a religious organization or religious affiliate
1. The competent authority specified in Clause 4 Article 12 of this Decree shall organize inspection, make an inspection record and give conclusion on rectification of the situation that leads to the suspension of all activities of the religious organization or religious affiliate in the following cases:
a) During suspension, the religious organization or religious affiliate rectifies the situation that leads to the suspension and requests resumption of its religious activities;
b) Within 30 days before the expiration of the deadline for suspension of all religious activities.
2. If the religious organization or religious affiliate has rectified the situation that leads to the suspension, its religious activities shall be resumed; if the religious organization or religious affiliate fails to rectify the situation that leads to the suspension, it shall be dissolved according to regulations in Point c Clause 1 Article 31 of the Law on Religion and Folk Belief and Article 15 of this Decree.
Article 14. Procedures for dissolution of a religious organization or religious affiliate in accordance with its charter
1. A religious organization that dissolves itself or a religious organization or religious affiliate that dissolves its religious affiliate in accordance with its charter shall submit an application to the competent authority specified in Clause 4 of this Article.
2. An application includes:
a) An application form, which specifies the name, representative and base of the applicant; name, representative, base and organizational structure of each religious affiliate that is dissolved; reason for and expected date of dissolution;
b) A written declaration of assets and finance;
c) Methods for disposal of assets and financial settlement and deadline for repayment of debts (if any);
d) List of religious affiliates.
3. The religious organization that dissolves itself or the dissolved religious affiliate shall notify relevant organizations and individuals of the deadline for repayment of debts (if any) on:
a) 05 consecutive issues of a central government’s printed newspaper or online newspaper if the religious organization/religious affiliate operates within multiple provinces;
b) 05 consecutive issues of a local printed newspaper or online newspaper if the religious organization/religious affiliate operates within a province;
4. Power to grant approval for dissolution:
a) The People’s Committee of the province shall grant approval for dissolution of the religious organization/religious affiliate operating within a province within 45 days from the expiration of the deadline for repayment of debts (if any) and liquidation of assets and finance specified in the notification without any complaint lodged. In case of rejection of the application, written explanation shall be provided;
b) The central government’s religion and folk belief authority shall grant approval for dissolution of the religious organization/religious affiliate operating within multiple provinces within 45 days from the expiration of the deadline for repayment of debts (if any) and liquidation of assets and finance specified in the notification without any complaint lodged. In case of rejection of the application, written explanation shall be provided.
5. Regarding the religious organization that dissolves itself, the date on which the competent authority specified in Clause 4 of this Article grants approval to the dissolved organization is the date on which the organization is required to return the original of the decision on accreditation of the religious organization and the police authority’s document certifying that the religious organization's seal has been returned or destroyed as prescribed.
6. Regarding the religious organization or religious affiliate that dissolves its religious affiliate, the religious organization or religious affiliate shall, within 05 working days from the date on which the competent authority grants approval for dissolution, dissolve its religious affiliate and return the following documents to the competent authority specified in Clause 4 of this Article:
a) The original of the written approval for establishment, full division, partial division, merger or consolidation of the religious affiliate granted by the competent authority;
b) The original of the written statement of establishment, full division, partial division, merger or consolidation of the religious affiliate of the religious organization or the supervisory religious organization;
c) List of religious affiliates of the dissolved religious affiliate;
d) The police authority’s document or statement certifying that the dissolved religious affiliate's seal has been returned or destroyed as prescribed.
7. Within 20 days from the date on which the religious affiliate is dissolved, the religious organization or supervisory religious organization shall notify the competent authority specified in Clause 4 of this Article of the dissolution of the religious affiliate.
The notification shall specify the name, base and full name of representative of the religious organization or religious affiliate that applies for dissolution; the name, base and full name of the representative of the religious organization or religious affiliate that has been dissolved; date of dissolution.
Article 15. Procedures for dissolution of a religious organization or religious affiliate in accordance with Points b and c Clause 1 Article 31 of the Law on Religion and Folk Belief
1. 60 days before the expected date on which the religious organization or religious affiliate is dissolved as prescribed in Points b and c Clause 1 Article 31 of the Law, the central government's religion and folk belief authority shall notify the religious organization or supervisory religious organization and religious affiliate expected to be dissolved in writing of dissolution of the religious organization or religious affiliate operating within multiple provinces; the People’s Committee of the province shall notify the religious organization or supervisory religious organization and religious affiliate expected to be dissolved in writing of dissolution of the religious organization or religious affiliate operating within a province.
The notification shall specify the name, base and full name of the representative of the religious organization or religious affiliate that has been dissolved; the competent authority or religious organization or supervisory religious organization responsible for the dissolution; reason for and expected date of dissolution and shall be enclosed with the conclusion given by the regulatory authority licensed to carry out inspection of religion and folk belief that the religious organization/affiliate fails to rectify the situation that leads to the suspension of its religious activities in the case specified in Point c Clause 1 Article 31 of the Law.
2. Within 50 days from the date on which the competent authority notifies the dissolution in the case specified in Point b Clause 1 Article 31 of the Law, the religious organization or supervisory religious organization shall provide written explanations to the competent authority specified in Clause 1 of this Article.
10 days after the expiration of the deadline for providing explanation, if the religious organization or religious affiliate fails to rectify the situation that leads to the suspension, the competent authority shall issue a decision on dissolution of the religious organization or request the religious organization or religious affiliate to dissolve its religious affiliate.
3. Within 60 days from the date on which the competent authority notifies the dissolution in the case specified in Point c Clause 1 Article 31 of the Law, the religious organization or religious affiliate that has been dissolved shall fulfill all its asset-related obligations according to the civil law. Upon the expiration of the aforementioned deadline, the competent authority shall issue a decision on dissolution of the religious organization or request the religious organization or religious affiliate to dissolve its religious affiliate.
4. The competent authority specified in Clause 1 of this Article shall issue a decision on dissolution of the religious organization or religious affiliate and repeal and revoke the following documents:
a) The decision on accreditation of the religious organization in case of dissolution of the religious organization;
b) The written approval for establishment, full division, partial division, merger or consolidation of the religious affiliate granted by the competent authority; the written statement of establishment, full division, partial division, merger or consolidation of the religious affiliate of the religious organization or supervisory religious organization in case of dissolution of the religious affiliate;
c) List of religious affiliates.
d) The police authority’s document or statement certifying that the seal has been returned or destroyed as prescribed.
5. In case a religious organization or religious affiliate dissolves its religious affiliate at the request of the competent authority, within 05 working days from the date on which the request is made, the religious organization/affiliate that dissolves its religious affiliate shall return documents and notify the dissolution of its religious affiliate as prescribed in Clauses 6 and 7 Article 14 of this Decree.
Article 16. Suspension of educational activities of religious educational institutions
1. A religious educational institution has its educational activities suspended when committing one of the serious violations specified in Clause 4, Clause 5 Article 5 of the Law on Religion and Folk Belief.
2. Depending on nature and extent of violation and the ability of the religious educational institution to rectify the situation that leads to the suspension, the decision-making authority shall determine the duration of suspension which must not exceed 24 months
3. The decision to suspend educational activities of the religious educational institution shall be made in writing. It shall specify the name of the religious organization establishing the religious educational institution, the name of the religious educational institution, the representative, the base of the religious educational institution; situation and duration of suspension; responsibilities for rectification of the situation that leads to the suspension.
4. The central government’s religion and folk belief authority has the power to issue a decision to suspend educational activities of the religious educational institution.
5. Before issuing the decision to suspend educational activities of the religious educational institution, the central government’s religion and folk belief authority shall conduct inspection and conclude that the religious educational institution commits one of the serious violations specified in Clauses 4 and 5 Article 5 of the Law on Religion and Folk Belief.
6. Within 05 working days from the date of issuance of the decision to suspend educational activities of the religious educational institution, the competent authority issuing the decision shall transfer it to:
a) the religious educational institution that has its educational activities suspended;
b) the religious organization establishing the religious educational institution that has its educational activities suspended;
c) the People’s Committee of the province where the religious educational institution that has its educational activities suspended is headquartered.
7. When receiving the suspension decision, the religious educational institution shall suspend all educational activities and take responsibility for rectification during suspension.
Article 17. Resumption of educational activities of religious educational institutions
1. The central government’s religion and folk belief authority shall organize inspection, make an inspection record and give conclusion on rectification of the situation that leads to the suspension of educational activities of the religious educational institution in the following cases:
a) During suspension, the religious educational institution rectifies the situation that leads to the suspension and requests resumption of its educational activities;
b) Within 30 days before the expiration of the deadline for suspension of all educational activities.
2. If the religious educational institution has rectified the situation that leads to the suspension, its educational activities shall be resumed; if the religious educational institution fails to rectify the situation that leads to the suspension, it shall be dissolved according to regulations in Point c Clause 1 Article 42 of the Law on Religion and Folk Belief and Article 19 of this Decree.
Article 18. Procedures for dissolution of a religious educational institution under a religious organization’s decision
1. The religious organization dissolving a religious educational institution under its decision shall submit an application to the central government’s religion and folk belief authority.
2. An application includes:
a) An application form, which specifies the name, representative and base of the applicant; name, representative, base and organizational structure of the religious educational institution; reason for and expected date of dissolution;
b) A written declaration of assets and finance;
c) Methods for disposal of assets and financial settlement and deadline for repayment of debts (if any); methods for settlement of benefits of students and relevant persons.
3. The religious educational institution shall notify relevant organizations and individuals of the deadline for repayment of debts (if any) on:
a) 05 consecutive issues of a central government’s printed newspaper or online newspaper if the religious educational institution operates within multiple provinces;
b) 05 consecutive issues of a local printed newspaper or online newspaper if the religious educational institution operates within a province.
4. The central government’s religion and folk belief authority shall grant the religious organization approval for dissolution of the religious educational institution within 45 days from the expiration of the deadline for repayment of debts (if any) and liquidation of assets and finance specified in the notification without any complaint lodged. In case of rejection of the application, written explanation shall be provided.
5. Within 05 working days from the date of receipt of approval for dissolution of the religious educational institution, the religious organization shall dissolve the religious educational institution and return the following documents to the central government’s religion and folk belief authority:
a) The original of the written approval for establishment of the religious educational institution granted by the competent authority;
b) The original of the written statement of establishment of the religious educational institution granted by the religious organization;
c) The police authority’s document or statement certifying that the dissolved religious educational institution's seal has been returned or destroyed as prescribed;
6. Within 20 days from the date on which the religious educational institution is dissolved, the religious organization shall notify the central government’s religion and folk belief authority of the dissolution of the religious educational institution. The notification shall specify the name, base and full name of representative of the religious organization; the name, base and full name of the representative of the religious educational institution that has been dissolved; date of dissolution.
Article 19. Procedures for dissolution of a religious educational institution under Points b and c Clause 1 Article 42 of the Law on Religion and Folk Belief
1. 60 days before the expected date on which the religious educational institution is dissolved as prescribed in Points b and c Clause 1 Article 42 of the Law, the central government's religion and folk belief authority shall notify the religious organization and religious educational institution in writing of dissolution of the religious educational institution.
The notification shall specify the name, base and full name of the representative of the religious organization; the name, base and full name of representative of the religious educational institution that has been dissolved; the central government’s religion and folk belief authority or religious organization responsible for the dissolution; reason for and expected date of dissolution and shall be enclosed with the conclusion given by the regulatory authority licensed to carry out inspection of religion and folk belief that the religious educational institution fails to rectify the situation that leads to the suspension of its educational activities in the case specified in Point c Clause 1 Article 42 of the Law
2. Within 50 days from the date on which the central government’s religion and folk belief authority notifies the dissolution in the case specified in Point b Clause 1 Article 42 of the Law, the religious educational institution shall provide written explanations to the central government’s religion and folk belief authority.
10 days after the expiration of the deadline for providing explanation, if the religious educational institution fails to rectify the situation that leads to the suspension, the central government’s religion and folk belief authority shall issue a decision on dissolution or request the religious organization to dissolve the religious educational institution
3. Within 60 days from the date on which the central government’s religion and folk belief authority notifies the dissolution in the case specified in Point c Clause 1 Article 42 of the Law, the religious educational institution that has been dissolved shall fulfill all its asset-related obligations according to the civil law. Upon the expiration of the aforementioned deadline, the central government’s religion and folk belief authority shall issue a decision on dissolution or request the religious organization to dissolve the religious educational institution.
4. The central government’s religion and folk belief authority shall issue a decision on dissolution of the religious educational institution and repeal and revoke the following documents:
a) The written approval for establishment of the religious educational institution granted by the competent authority;
b) The original of the written statement of establishment of the religious educational institution granted by the religious organization;
c) The police authority’s document or statement certifying that the seal has been returned or destroyed as prescribed;
5. In case a religious organization dissolves a religious educational institution at the request of the central government’s religion and folk belief authority, within 05 working days from the date on which the request is made, the religious organization that dissolves the religious educational institution shall return documents and notify the dissolution of the religious educational institution as prescribed in Clauses 5 and 6 Article 18 of this Decree.
Article 20. Responsibility for publishing the suspension and resumption of activities, and dissolution of a religious organization, religious affiliate or religious educational institution through mass media
1. Within 15 days after the date of suspension/resumption of activities and dissolution, the suspension/resumption of activities and dissolution of a religious organization, religious affiliate or religious educational institution shall be published on the web portal or website of the decision-issuing authority; some printed newspapers or online newspapers of the central government or local government of the area where the base of such religious organization, religious affiliate or religious educational institution exists.
2. Each authority that has the power to suspend/resume activities or dissolve a religious organization, religious affiliate or religious educational institution; a religious organization/religious affiliate that has the right to dissolve its religious affiliate shall publish the suspension and resumption of activities and dissolution as prescribed in Clause 1 of this Article. The published contents include the name and base of the organization/institution that has its activities suspended/resumed or has been dissolved; reason for and duration of suspension, resumption or dissolution.
Article 21. Shutdown of a religious organization, religious affiliate or religious educational institution and its right to file complaints
1. The religious organization, religious affiliate or religious educational institution shall shut down from the date on which the competent authority issues a decision on the dissolution.
2. Any religious organization or religious affiliate that has its all religious activities suspended according to Article 12; any religious educational institution that has its educational activities suspended according to Article 16; any religious organization/religious affiliate that is dissolved according to Article 15 or any religious educational institution that is dissolved according to Article 19 of this Decree but disagrees with the suspension/dissolution decision granted by the competent authority has the right to lodge a complaint in accordance with regulations of the law on complaints. Pending the complaint settlement, the religious organization, religious affiliate or religious educational institution shall not carry out any religious activities or provide religious education.
Article 22. Renovation, upgradation and construction of folk religious buildings, religious buildings and auxiliary works
1. The repair, renovation and construction of folk religious buildings, religious buildings and auxiliary works shall comply with regulations of the law on construction. Regarding folk religious buildings, religious buildings and auxiliary works that are historical and cultural sites/monuments, scenic landscapes or works included in the list of local monuments and sites, the repair, renovation and construction shall comply with regulations of the law on cultural heritage.
2. The determination of auxiliary works which are exempted from construction permits shall comply with regulations in Clause 30 Article 1 of the Law on amendments to the Law on Construction No. 62/2020/QH14 dated June 17, 2020.
In case regulations on works which are exempted from construction permits in the Law on Construction No. 62/2020/QH14 are amended, the determination of auxiliary works which are exempted from construction permits shall comply with new regulations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực