Nghị định 94/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thống kê
Số hiệu: | 94/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 14/08/2016 | Số công báo: | Từ số 857 đến số 858 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 94/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về phổ biến thông tin thống kê nhà nước và hướng dẫn về Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành; cung cấp, sử dụng dữ liệu hành chính cho thống kê nhà nước; kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê; tiêu chuẩn về chuyên môn người làm công tác thống kê nhà nước.
1. Phổ biến thông tin thống kê nhà nước và Lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước
Theo Nghị định số 94/2016 thì phổ biến thông tin thống kế nhà nước là việc thông báo, phát hành, truyền đưa thông tin thống kê nhà nước đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê nhà nước. Thông tin sẽ gồm số liệu thống kê và bản phân tích số liệu thống kê.
Bên cạnh đó, trước ngày 15/12 hằng năm, cơ quan công bố thông tin thống kê nhà nước phải công khai lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước trong năm kế tiếp. Lịch phổ biến gồm các thông tin về tên, mức độ hoàn chỉnh của thông tin thống kê; thời gian và hình thức, đơn vị chịu trách nhiệm phổ biến.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
Thủ tướng Chính phủ phân công xây dựng, thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Nghị định 94/2016 hướng dẫn hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng gồm các Bộ chỉ tiêu thống kê về: Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, về phát triển giới của quốc gia, về nông thôn mới, về thanh niên Việt Nam, về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam.
3. Cung cấp, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước
Cơ quan nhà nước quản lý cơ sở dữ liệu hành chính có trách nhiệm cung cấp dữ liệu, thông tin trong cơ sở dữ liệu cho cơ quan thống kê trung ương để thực hiện thống kê nhà nước. Quy trình thực hiện cung cấp và sử dụng dữ liệu hành chính cho thống kê nhà nước được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 94 năm 2016.
Ngoài ra, Theo Nghị định 94, văn bản quy định việc sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính phải đáp ứng các yêu cầu về thể thức và nội dung theo quy định.
4. Kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê
Nghị định 94 hướng dẫn nội dung kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê gồm: Tính chính xác, phù hợp của số liệu, thông tin thống kê sử dụng so với số liệu, thông tin thống kê đã công bố; việc trích dẫn nguồn khi sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được công bố.
Việc kiểm tra được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất. Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương là cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện có sai phạm trong việc sử dụng số liệu, thông tin đã công bố thì Nghị định số 94/CP quy định cơ quan thống kê trung ương xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Nghị định 94/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thống kê.
Nghị định này quy định chi Tiết về phổ biến thông tin thống kê nhà nước và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thống kê gồm: Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành; cung cấp, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước; kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước; tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đối với người làm công tác thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, thực hiện hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê nhà nước.
Điều 3. Phổ biến thông tin thống kê nhà nước
1. Phổ biến thông tin thống kê nhà nước là việc thông báo, phát hành, truyền đưa thông tin thống kê nhà nước thông qua các phương tiện khác nhau đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê nhà nước.
2. Thông tin thống kê nhà nước gồm số liệu thống kê và bản phân tích số liệu thống kê.
Bản phân tích số liệu thống kê gồm:
a) Báo cáo kinh tế - xã hội tháng, quý I, 6 tháng, 9 tháng và năm;
b) Báo cáo kết quả Điều tra, tổng Điều tra thống kê;
c) Báo cáo phân tích chuyên đề;
d) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Điều 4. Lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước
1. Thông tin thống kê trong lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước là thông tin thống kê đã được công bố theo quy định tại Điều 48 Luật thống kê.
2. Lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước gồm các thông tin cơ bản sau: Tên, mức độ hoàn chỉnh của thông tin thống kê; thời gian và hình thức, đơn vị chịu trách nhiệm phổ biến.
3. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, cơ quan thực hiện công bố thông tin thống kê nhà nước phải công khai lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước trong năm kế tiếp trên trang thông tin điện tử của cơ quan.
Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan thống kê trung ương trong phổ biến thông tin thống kê nhà nước
1. Phổ biến các thông tin thống kê thuộc thẩm quyền công bố theo quy định của Luật thống kê, gồm:
a) Chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
b) Kết quả tổng Điều tra thống kê được quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 29 Luật thống kê;
c) Kết quả Điều tra thống kê trong chương trình Điều tra thống kê quốc gia được phân công thực hiện;
d) Kết quả Điều tra thống kê ngoài chương trình Điều tra thống kê quốc gia do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 30 Luật thống kê;
đ) Niên giám thống kê quốc gia;
e) Phổ biến một số thông tin thống kê với thời gian cụ thể được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phổ biến rộng rãi theo quy định của Luật thống kê và Nghị định này các thông tin thống kê nhà nước đã được cơ quan nhà nước khác công bố.
3. Ban hành và thực hiện lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước của các thông tin thống kê quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy chế phổ biến thông tin thống kê nhà nước của hệ thống tổ chức thống kê tập trung, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong phổ biến thông tin thống kê nhà nước.
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan thống kê cấp tỉnh trong phổ biến thông tin thống kê nhà nước
1. Phổ biến các thông tin thống kê thuộc thẩm quyền công bố theo quy định của Luật thống kê, gồm thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
2. Phổ biến rộng rãi các thông tin thống kê nhà nước đã được cơ quan nhà nước khác công bố theo quy định của Luật thống kê và Nghị định này.
3. Ban hành và thực hiện lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước của các thông tin thống kê quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 7. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phổ biến thông tin thống kê nhà nước
1. Phổ biến các thông tin thống kê thuộc thẩm quyền công bố theo quy định của Luật thống kê, gồm:
a) Chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành;
b) Kết quả tổng Điều tra thống kê quốc gia quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 29 Luật thống kê;
c) Kết quả Điều tra thống kê trong chương trình Điều tra thống kê quốc gia được phân công thực hiện;
d) Kết quả Điều tra thống kê ngoài chương trình Điều tra thống kê quốc gia quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 30 Luật thống kê;
đ) Niên giám thống kê ngành, lĩnh vực;
e) Thông tin thống kê ngành, lĩnh vực khác được phân công phụ trách.
2. Phổ biến rộng rãi các thông tin thống kê nhà nước đã được cơ quan nhà nước khác công bố theo quy định của Luật thống kê và Nghị định này.
3. Ban hành và thực hiện lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước của các thông tin thống kê quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Ban hành quy chế phổ biến thông tin thống kê nhà nước áp dụng thống nhất trong bộ, ngành, lĩnh vực phụ trách.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phổ biến thông tin thống kê nhà nước
1. Phổ biến các thông tin thống kê thuộc thẩm quyền công bố theo quy định của Luật thống kê, gồm kết quả Điều tra do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 30 Luật thống kê.
2. Phổ biến rộng rãi các thông tin thống kê nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của Luật thống kê và Nghị định này.
3. Ban hành quy chế phổ biến thông tin thống kê nhà nước áp dụng thống nhất trong các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có chức năng phổ biến thông tin thống kê trong việc phổ biến thông tin thống kê nhà nước
Cơ quan, tổ chức có chức năng phổ biến thông tin thống kê nhà nước có trách nhiệm phổ biến rộng rãi các thông tin thống kê đã được công bố theo quy định của Luật thống kê và Nghị định này.
Điều 10. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
1. Việc xây dựng, thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xây dựng, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; hướng dẫn, kiểm tra tình hình và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;
b) Thủ tướng Chính phủ phân công việc xây dựng, thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng gồm các chỉ tiêu thống kê có tính chất tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, phục vụ đánh giá, giám sát việc thực hiện pháp luật chuyên ngành, chiến lược, chính sách, chương trình, Mục tiêu quốc gia.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng gồm:
a) Bộ chỉ tiêu thống kê về Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam;
b) Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia;
c) Bộ chỉ tiêu thống kê về nông thôn mới;
d) Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển nguồn nhân lực Việt Nam;
đ) Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam;
e) Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng khác do Thủ tướng Chính phủ quy định và được xây dựng, ban hành theo quy định của Nghị định này.
3. Quy trình xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hay có nhiệm vụ chủ trì, đầu mối thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, Mục tiêu quốc gia hoặc thực hiện pháp luật chuyên ngành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng có trách nhiệm gửi cơ quan thống kê trung ương thẩm định theo quy định tại Điều 20 Luật thống kê trước khi ban hành.
Điều 11. Cung cấp, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước
1. Sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về doanh nghiệp; hộ, cá nhân; cơ quan, tổ chức cụ thể từ dữ liệu hành chính. Cơ quan trong hệ thống tổ chức thống kê nhà nước tiếp nhận, quản lý, sử dụng, cập nhật, lưu trữ, bảo mật dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu bộ, ngành, cơ sở dữ liệu địa phương để sử dụng cho hoạt động thống kê nhà nước.
2. Cơ quan nhà nước quản lý cơ sở dữ liệu hành chính quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật thống kê có trách nhiệm cung cấp dữ liệu, thông tin trong cơ sở dữ liệu cho cơ quan thống kê trung ương để sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước.
3. Quy trình thực hiện cung cấp, tiếp nhận và sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước:
a) Khảo sát, đánh giá khả năng sử dụng và tính phù hợp của dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính cho Mục đích hoạt động thống kê nhà nước; Điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin để cung cấp, tiếp nhận dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính;
b) Lập văn bản quy định việc sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu và cơ quan thống kê trung ương;
c) Chuẩn bị các Điều kiện cần thiết về nhân lực, vật lực cho việc cung cấp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng, lưu trữ, bảo mật dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính;
d) Thực hiện cung cấp, tiếp nhận, quản lý, sử dụng, lưu trữ, bảo mật dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính theo nội dung văn bản đã ký kết giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu và cơ quan thống kê trung ương;
đ) Định kỳ cập nhật dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính.
4. Văn bản quy định việc sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu và cơ quan thống kê trung ương.
a) Thể thức của văn bản: Quy chế phối hợp.
b) Nội dung của văn bản gồm:
Danh Mục các trường dữ liệu phù hợp với Mục đích của hoạt động thống kê nhà nước;
Định dạng dữ liệu, định nghĩa và mô tả các thuộc tính có liên quan của trường dữ liệu;
Phương thức, tần suất và thời gian cung cấp dữ liệu, cập nhật dữ liệu;
Các Điều kiện bảo đảm cho việc cung cấp, tiếp nhận dữ liệu, bao gồm: Đặc Điểm và tiêu chuẩn kỹ thuật của hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông ở nguồn cung cấp dữ liệu, nguồn nhân lực và tài chính;
Quy định về sử dụng và bảo mật dữ liệu, thông tin được cung cấp.
Điều 12. Kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước
1. Phạm vi kiểm tra: Kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê quốc gia, chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được cấp có thẩm quyền công bố.
2. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra tính chính xác, phù hợp của số liệu, thông tin thống kê sử dụng so với số liệu, thông tin thống kê đã được công bố; việc trích dẫn nguồn thông tin khi sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được công bố.
3. Chu kỳ kiểm tra: Định kỳ hoặc đột xuất.
4. Đối tượng kiểm tra: Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước.
5. Thẩm quyền quyết định kiểm tra: Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương.
6. Quy trình thực hiện kiểm tra:
a) Xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra;
b) Thông báo kế hoạch kiểm tra;
c) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Tiến hành kiểm tra thực tế;
đ) Lập biên bản kiểm tra;
e) Báo cáo kết quả kiểm tra.
7. Xử lý vi phạm: Trường hợp phát hiện sai phạm trong việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê đã được công bố thì cơ quan thống kê trung ương xử lý theo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật.
8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thống kê trung ương trong hoạt động kiểm tra sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước.
9. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi Tiết quy trình thực hiện kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước.
Điều 13. Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với người làm công tác thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước
1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của người làm công tác thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Hàng năm, cơ quan thống kê trung ương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho Điều tra viên thống kê, cộng tác viên thống kê và người làm công tác thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước.
3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thống kê thay thế Quyết định số 03/2008/QĐ-BNV ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thống kê.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Các văn bản sau hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực:
a) Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thống kê;
b) Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
LỊCH PHỔ BIẾN MỘT SỐ THÔNG TIN THỐNG KÊ QUAN TRỌNG CỦA CƠ QUAN THỐNG KÊ TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
TT |
Thông tin thống kê |
Loại số liệu |
Thời gian phổ biến(*) |
1 |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng |
Chính thức |
Ngày 29 hàng tháng Riêng tháng Hai ngày cuối tháng |
2 |
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) |
Số liệu ước tính |
Ngày 29 của tháng cuối quý |
Số liệu sơ bộ |
Ngày 29 tháng cuối của quý tiếp theo |
||
3 |
Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, số người thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm hàng quý |
Số liệu ước tính |
Ngày 29 của tháng cuối quý |
Số liệu sơ bộ |
Ngày 29 tháng cuối của quý tiếp theo |
||
4 |
Báo cáo kinh tế - xã hội tháng, quý I, 6 tháng, 9 tháng và năm |
|
Ngày 29 của tháng báo cáo Riêng tháng Hai ngày cuối tháng |
(*) Nếu các mốc thời gian phổ biến nêu trên trùng vào các ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước, thời hạn phổ biến sẽ chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 94/2016/ND-CP |
Hanoi, July 1, 2016 |
DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE STATISTICS LAW
Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 23, 2015 Law on Statistics;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment;
The Government promulgates the Decree detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Statistics Law.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details the dissemination of state statistical information and guides the implementation of a number of articles of the Statistics Law regarding systems of ministerial and sectoral statistical indicators; supply and use of administrative data for state statistical activities; inspection of the use of state statistical data and information; and professional qualifications of statisticians in state statistical activities.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to agencies, organizations and individuals that supply information, carry out statistical activities and use state statistical information.
Article 3. Dissemination of state statistical information
1. Dissemination of state statistical information means the notification, distribution and transmission of state statistical information through various media to users of state statistical information.
2. State statistical information includes statistical data and written analyses of statistical data.
Written statistical data analyses include:
a/ Monthly, quarterly, biannual, tri-quarterly and annual socio-economic reports;
b/ Reports on statistical survey and general statistical survey results;
c/ Topical analysis reports;
d/ Reports on evaluation of implementation of strategies, five-year and annual plans.
Article 4. State statistical information dissemination timetable
1. Statistical information in the state statistical information dissemination timetable is the statistical information already publicized under Article 48 of the Statistics Law.
2. The state statistical information dissemination timetable covers the following basic information: name and degree of completeness of statistical information; time and form of, and units responsible for, the dissemination.
3. Annually before December 15, the agencies publicizing state statistical information shall publicly post the state statistical information dissemination timetable in the following year on their websites.
Article 5. Responsibilities of the central statistical agency in the dissemination of state statistical information
1. To disseminate state statistical information under its authority as prescribed by the Statistics Law, including:
a/ Statistical indicators in the national statistical indicator system;
b/ Results of general statistical surveys defined at Points a, b and c, Clause 1, Article 29 of the Statistics Law;
c/ Results of statistical surveys under the state statistical survey programs, which are assigned to it for implementation;
d/ Results of statistical surveys outside the state statistical survey programs, which are decided by the Minister of Planning and Investment under Point a, Clause 2, Article 30 of the Statistics Law;
dd/ Annual state statistical reports;
e/ Certain statistical information at specific times as provided in the Appendix to this Decree.
2. To widely disseminate under the Statistics Law and this Decree the state statistical information already publicized by other state agencies.
3. To issue and implement the state statistical information dissemination timetables for the statistical information defined in Clause 1 of this Article.
4. To submit to the Minister of Planning and Investment for promulgation a regulation on dissemination of state statistical information of the centralized statistical organization system, ensuring consistency and synchrony in the dissemination of state statistical information.
Article 6. Responsibilities of provincial-level statistical agencies in the dissemination of state statistical information
1. To disseminate statistical information under their authority prescribed by the Statistics Law, including statistical information in the systems of statistical indicators of provincial, district and commune levels.
2. To widely disseminate state statistical information already publicized by other state agencies under the Statistics Law and this Decree.
3. To issue and implement the state statistical information dissemination timetables for the statistical information defined in Clause 1 of this Article.
Article 7. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government- attached agencies in the dissemination of state statistical information
1. To disseminate statistical information under their authority defined by the Statistics Law, including:
a/ Statistical indicators in the systems of ministerial or sectoral statistical indicators;
b/ Results of national general statistical surveys defined at Point d, Clause 1, Article 29 of the Statistics Law;
c/ Results of statistical surveys in the national statistical survey programs assigned to them for implementation;
d/ Results of statistical surveys outside the national statistical survey programs defined at Point a, Clause 2, Article 30 of the Statistics Law;
dd/ Annual statistical directories of sectors and fields;
e/ Statistical information on other sectors and fields assigned to them.
2. To widely disseminate state statistical information already publicized by other state agencies under the Statistics Law and this Decree.
3. To issue and implement the state statistical information dissemination timetables for the statistical information defined in Clause 1 of this Article.
4. To promulgate regulations on state statistical information dissemination for uniform application within their respective ministries, sectors or fields .
Article 8. Responsibilities of provincial-level People’s Committees in the dissemination of state statistical information
1. To disseminate statistical information falling under their authority defined by the Statistics Law, including results of surveys decided by provincial-level People’s Committee chairpersons under Point b, Clause 2, Article 30 of the Statistics Law.
2. To widely disseminate state statistical information already publicized by competent state agencies as prescribed by the Statistics Law and this Decree.
3. To promulgate regulations on dissemination of state statistical information for uniform application within agencies and units under their management.
Article 9. Responsibilities of agencies and organizations having the function of disseminating statistical information in the dissemination of state statistical information
Agencies and organizations having the function of disseminating statistical information shall widely disseminate the publicized statistical information under the provisions of the Statistics Law and this Decree.
Article 10. Systems of statistical indicators of ministries, ministerial-level agencies
1. The systems of statistical indicators of ministries, ministerial-level agencies shall be formulated and implemented as follows:
a/ Ministers and heads of ministerial-level agencies shall formulate and promulgate systems of statistical indicators of their respective ministries, branches and fields; guide, inspect and report on the implementation of these systems;
b/ The Prime Minister shall assign the formulation and implementation of systems of ministerial or sectoral statistical indicators relating to many sectors, fields or regions, including general, multi-sectoral, multi-field statistical indicators for the evaluation and supervision of the implementation of specialized laws, national strategies, policies, programs and targets.
2. Systems of ministerial or sectoral statistical indicators relating to many sectors, fields or regions include:
a/ Set of statistical indicators on Vietnam’s sustainable development objectives;
b/ Set of statistical indicators on national gender development;
c/ Set of statistical indicators on development of new countryside;
d/ Set of statistical indicators on Vietnam’s human resource development;
dd/ Set of statistical indicators on Vietnamese youth;
e/ Systems of other ministerial and sectoral statistical indicators relating to many sectors, fields or regions as prescribed by the Prime Minister and formulated and publicized under this Decree.
3. The process of formulating and publicizing systems of ministerial and ministerial- level statistical indicators relating to many sectors, fields or regions:
a/ Ministries and ministerial-level agencies that have the function of state management of fields or are tasked to assume the prime responsibility for, and coordinate in, the implementation of national strategies, policies, programs and objectives or specialized laws, shall propose the Prime Minister to decide the assignment of the task of formulating systems of ministerial or ministerial-level statistical indicators relating to many sectors, fields or regions;
b/ Ministries and ministerial-level agencies which are assigned by the Prime Minister the task of assuming the prime responsibility for, and coordinating with related ministries and ministerial-level agencies in, formulating systems of ministerial or ministerial-level statistical indicators relating to many sectors, fields or regions, shall send them to the central statistical agency for appraisal as prescribed in Article 20 of the Statistics Law before promulgation.
Article 11. Provision and use of administrative data for state statistical activities
1. Using administrative data for state statistical activities means a form of collecting statistical data and information on enterprises; households, individuals; specific agencies or organizations from administrative data. Agencies in the system of state statistical organizations shall receive, manage, use, update, archive and keep confidential data from the national databases, ministerial databases, sectoral databases and local databases for use for state statistical activities.
2. The state management agencies for administrative data defined in Clause 3, Article 36 of the Statistics Law shall supply data and information in the databases to the central statistical agency for use in state statistical activities.
3. Process of supplying, receiving and using administrative data for state statistical activities:
a/ Surveying and assessing the usability and conformity of data from administrative databases for state statistical activities; conditions of information technology infrastructure for the supply and receipt of data from administrative databases;
b/ Formulating regulations on the use of data from administrative databases for state statistical activities between database-managing agencies and the central statistical agency;
c/ Preparing necessary human and material resources for the supply, receipt, management, use, archival, and confidentiality of data from administrative databases;
d/ Supplying, receiving, managing, using, archiving and keeping confidential data from administrative databases according to the contents of documents signed between the database- managing agencies and the central statistical agency;
e/ Periodically updating data from administrative databases.
4. The document regulating the use of data from administrative databases for state statistical activities between the database-managing agencies and the central statistical agency:
a/ Form of document: Coordination regulation;
b/ Contents of the document:
List of data fields suitable to the purpose of state statistical activities;
Data format, definition and description of relevant properties of data fields;
Modes, frequency and time of data supply and data updating;
Conditions for the supply and receipt of data: characteristics and technical standards of information and communication technology facilities at data-supplying sources, human and financial resources;
Regulations on the use and confidentiality of supplied data and information.
Article 12. Examination of the use of state statistical data and information
1. Scope of examination: The use of statistical data and information of national statistical indicators and statistical indicators of provincial, district and commune levels, which are already publicized by competent authorities.
2. Contents of examination: The accuracy and conformity of the used statistical data and information as compared to the publicized statistical data and information; the quotation of information sources in the use of publicized state statistical data and information.
3. Examination cycle: Periodical or extraordinary.
4. Examination subjects: Agencies, organizations and individuals using state statistical data and information.
5. Examination-deciding authority: Head of the central statistical agency.
6. Examination process:
a/ Formulating and approving the examination plan;
b/ Notifying the examination plan;
c/ Gathering information and documents relating to the examination contents;
d/ Conducting field examinations;
dd/ Making an examination record;
e/ Reporting on examination results.
7. Handling of violations: If detecting errors in the use of publicized statistical data and information, the central statistical agency shall handle them according to the Decree prescribing sanctions for administrative violations in the statistical sector or propose competent agencies to handle law violations.
8. Users of state statistical data and information shall collaborate with the central statistical agency in the examination of the use of state statistical data and information.
9. The Minister of Planning and Investment shall detail the process of examining the use of state statistical data and information.
Article 13. Professional qualifications of statisticians in state statistical activities
1. The professional qualifications of statisticians in state statistical activities must comply with current law.
2. Annually, the central statistical agency shall assist the Minister of Planning and Investment in providing professional training for statistical surveyors, statistical collaborators and statisticians in state statistical activities.
3. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, promulgating a circular on titles, codes and professional standards of statistical civil servants of different ranks to replace the Minister of Home Affairs’ Decision No. 03/2008/QD-BNV of November 12, 2008, promulgating the titles, codes and professional standards of statistical civil servants of different ranks.
1. This Decree takes effect on July 1, 2016.
2. The following documents cease to be valid on the date this Decree takes effect:
a/ The Government’s Decree No. 40/2004/ND-CP of February 13, 2004, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Statistics Law;
b/ The Prime Minister’s Decision No. 34/2013/QD-TTg of June 4,2013, promulgating the policy on dissemination of state statistical information.
Article 15. Implementation provision
The Minister of Planning and Investment, other ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees, and related agencies and organizations shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực