Chương IV Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 93/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 02/08/2016 | Số công báo: | Từ số 805 đến số 806 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với các cơ sở sản xuất bán thành phẩm mỹ phẩm, thành phẩm mỹ phẩm và cơ sở đóng gói mỹ phẩm; trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
1. Điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Theo Nghị định số 93/2016, cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải được thành lập hợp pháp và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì mới được phép hoạt động.
Ngoài ra, Nghị định 93 cũng quy định điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm như sau:
- Về nhân sự: Người phụ trách cơ sở phải có kiến thức chuyên ngành về hóa học, sinh học, dược học hoặc chuyên ngành khác phù hợp.
- Về cơ sở vật chất: Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm dự kiến; có kho bảo quản tách biệt được nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm, có khu bảo quản chất dễ cháy, độc tính cao và sản phẩm bị loại.
- Có hệ thống quản lý chất lượng về nguyên liệu, phụ liệu, nước dùng để sản xuất, có quy trình sản xuất, có bộ phận kiểm tra chất lượng, có hệ thống lưu giữ hồ sơ; các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất.
2. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Sở Y tế sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trên địa bàn. Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được thực hiện dưới các hình thức sau: Cơ sở sản xuất đề nghị cấp; đã được cấp giấy chứng nhận nhưng chuyển địa điểm sản xuất hay bổ sung dây chuyền sản xuất; cấp lại giấy chứng nhận trường hợp bị mất, hỏng.
Nghị định 93/NĐ-CP hướng dẫn hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
+ Sơ đồ mặt bằng và thiết kế cơ sở;
+ Danh mục thiết bị hiện có;
+ Các mặt hàng đang sản xuất hoặc dự kiến sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng từng mặt hàng;
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm: Đơn đề nghị và Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm (nếu có).
Trong vòng 30 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định, Sở Y tế phải kiểm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở nếu đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, Nghị định số 93 năm 2016 quy định thu hồi giấy chứng nhận đối với các trường hợp sau:
+ Cơ sở sản xuất không đủ điều kiện;
+ Giấy chứng nhận được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái luật;
+ Giả mạo tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận;
+ Thực hiện sản xuất không đúng địa chỉ trên Giấy chứng nhận;
+ Cơ sở sản xuất đề nghị thu hồi tự nguyện Giấy chứng nhận.
Nghị định 93/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
1. Cơ sở sản xuất đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sản xuất các loại sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực nhưng phải hoàn thành thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định tại Nghị định này trước ngày 31 tháng 12 năm 2018.
2. Cơ sở sản xuất đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nếu sản xuất thêm các loại sản phẩm mỹ phẩm khác ngoài sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thì phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định tại Nghị định này trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm mỹ phẩm mới.
3. Cơ sở sản xuất mỹ phẩm đã được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN) trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ Y tế có trách nhiệm thông báo danh sách các cơ sở sản xuất mỹ phẩm này tới Sở Y tế để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho các cơ sở này trước ngày 31 tháng 12 năm 2016.
4. Trong quá trình hoạt động, cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN).
1. Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
This Decree takes effect as of July 01, 2016.
Article 15. Transitional provision
1. Cosmetic manufacturers which have operated before the effective date of this Decree may continue their operations to make types of cosmetic products with effective receipt number of the Notification of cosmetic products provided that the procedures for issuance of Certificate of eligibility for cosmetic manufacturing must be made as referred to in this Decree before December 31, 2018.
2. If cosmetic manufacturers which have operated before the effective date of this Decree want to produce types of cosmetic products other than those being issued with receipt number of the Notification of cosmetic products, they must carry out the procedures for issuance of Certificate of eligibility for cosmetic manufacturing as referred to in this Decree before starting that production of new types of cosmetic products.
3. Ministry of Health shall provide the list of cosmetic manufacturers to which it has granted “Cosmetic Good Manufacturing Practices (CGMP-ASEAN)” Certificates before the effective date of this Decree to Departments of Health in order to issue Certificates of eligibility for cosmetic manufacturing to them before December 31, 2016.
4. During their operation, cosmetic manufacturers shall adopt the quality management system in compliance with “Cosmetic Good Manufacturing Practices (CGMP-ASEAN)” guidelines and standards.
Article 16. Implementation organization
1. Minister of Health shall be responsible for organizing and guiding the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of affiliates of the Government and chairpersons of people’s committees of central-affiliated cities or provinces shall be responsible for implementing this Decree./.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực