Số hiệu: | 93/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 02/08/2016 | Số công báo: | Từ số 805 đến số 806 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với các cơ sở sản xuất bán thành phẩm mỹ phẩm, thành phẩm mỹ phẩm và cơ sở đóng gói mỹ phẩm; trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
1. Điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Theo Nghị định số 93/2016, cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải được thành lập hợp pháp và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì mới được phép hoạt động.
Ngoài ra, Nghị định 93 cũng quy định điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm như sau:
- Về nhân sự: Người phụ trách cơ sở phải có kiến thức chuyên ngành về hóa học, sinh học, dược học hoặc chuyên ngành khác phù hợp.
- Về cơ sở vật chất: Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm dự kiến; có kho bảo quản tách biệt được nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm, có khu bảo quản chất dễ cháy, độc tính cao và sản phẩm bị loại.
- Có hệ thống quản lý chất lượng về nguyên liệu, phụ liệu, nước dùng để sản xuất, có quy trình sản xuất, có bộ phận kiểm tra chất lượng, có hệ thống lưu giữ hồ sơ; các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất.
2. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Sở Y tế sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất mỹ phẩm trên địa bàn. Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được thực hiện dưới các hình thức sau: Cơ sở sản xuất đề nghị cấp; đã được cấp giấy chứng nhận nhưng chuyển địa điểm sản xuất hay bổ sung dây chuyền sản xuất; cấp lại giấy chứng nhận trường hợp bị mất, hỏng.
Nghị định 93/NĐ-CP hướng dẫn hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
+ Sơ đồ mặt bằng và thiết kế cơ sở;
+ Danh mục thiết bị hiện có;
+ Các mặt hàng đang sản xuất hoặc dự kiến sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng từng mặt hàng;
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm: Đơn đề nghị và Bản gốc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm (nếu có).
Trong vòng 30 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định, Sở Y tế phải kiểm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở nếu đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, Nghị định số 93 năm 2016 quy định thu hồi giấy chứng nhận đối với các trường hợp sau:
+ Cơ sở sản xuất không đủ điều kiện;
+ Giấy chứng nhận được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái luật;
+ Giả mạo tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận;
+ Thực hiện sản xuất không đúng địa chỉ trên Giấy chứng nhận;
+ Cơ sở sản xuất đề nghị thu hồi tự nguyện Giấy chứng nhận.
Nghị định 93/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Nghị định này quy định về điều kiện đối với các cơ sở sản xuất bán thành phẩm mỹ phẩm, thành phẩm mỹ phẩm và cơ sở đóng gói mỹ phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất mỹ phẩm); trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
Trong Nghị định này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc răng và niêm mạc miệng với một hoặc nhiều mục đích chính sau: Làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
2. Bán thành phẩm mỹ phẩm là sản phẩm chưa chế biến xong hoàn toàn, cần phải qua một hoặc một số công đoạn sản xuất hoặc đóng gói mới thành thành phẩm mỹ phẩm.
Article 1. Scope and regulated entities
This Decree provides for conditions for manufacturers of semi-finished cosmetic products, manufacturers of finished cosmetic products and cosmetic packaging establishments (hereinafter referred to as cosmetic manufacturers), and procedures for issuance, re-issuance, amendment and revocation of Certificates of eligibility for cosmetic manufacturing.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, these terms shall be construed as follows:
1. Cosmetic product is a substance or a preparation intended to be placed in contact with the various external parts of the human body (skin, hair system, finger nails, toenails, lips and external genital organs) or with the teeth and the mucous membranes of the oral cavity with a view exclusively or mainly to cleaning them, perfuming them, changing their appearance, correcting body odours or keeping the human body in good condition.
2. Semi-finished cosmetic product refers to a product that has not been completely manufactured, and has to undergo one or several production stages, or packaging process to become a finished cosmetic product.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực