Chương IV Nghị định 92/2015/NĐ-CP: Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
Số hiệu: | 92/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 27/11/2015 |
Ngày công báo: | 26/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1063 đến số 1064 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không quy định việc kiểm soát an ninh đối với sân bay, tàu bay, hành khách đi máy bay…trang bị, phương tiện, kinh phí bảo đảm an ninh hàng không được ban hành ngày 13/10/2015.
-
Kiểm soát an ninh hàng không
Nghị định 92 quy định việc bảo vệ an ninh, quốc phòng trong hoạt động hàng không dân dụng:
Trong việc đảm bảo an ninh hàng không dân dụng, các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, quốc phòng tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh, quốc phòng tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở của ngành hàng không, bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật và Nghị định 92/2015/NĐ-CP
Cơ quan công an triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
-
Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
Mục đích, yêu cầu và phương châm chỉ đạo đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp theo Nghị định số 92
Trong công tác giám sát an ninh hàng không, phải đảm bảo chủ động ngăn chặn và đối phó có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp; ưu tiên bảo đảm an toàn cho tính mạng con người; ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng cho con tin và chỉ sử dụng biện pháp vũ trang cần thiết khi không còn cách giải quyết nào khác.
Nghị định 92 năm 2015 nhấn mạnh ưu tiên về điều hành bay và các trợ giúp cần thiết khác đối với tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Công ước quốc tế về hàng không dân dụng và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
-
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quy định tại Nghị định 92/2015
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
Ngoài ra, Nghị định 92/2015/NĐ-CP còn quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nằm ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
Doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng.
Hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm soát an ninh hàng không trên tàu bay và hoạt động khai thác tàu bay bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Nghị định 95/CP
-
Kết cấu hạ tầng, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không
Yêu cầu về kết cấu hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay theo Nghị định 92 năm 2015
Có hệ thống hàng rào vành đai, hệ thống cảnh báo xâm nhập, bốt gác, cổng cửa, đường tuần tra, hệ thống chiếu sáng an ninh, hệ thống camera giám sát an ninh, biển cảnh báo, vị trí tập kết khẩn nguy, vị trí đỗ biệt lập,hầm hoặc khu vực xử lý bom, mìn, vật phẩm nguy hiểm phù hợp với yêu cầu về bảo đảm an ninh hàng không.
Phải đáp ứng các yêu cầu phục vụ việc kiểm tra, soi chiếu, lục soát, giám sát an ninh hàng không đối với người, phương tiện, đồ vật, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và phục vụ truy xét.
Trước khi xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, cảng hàng không, sân bay phải được thẩm định thiết kế về các yêu cầu, tiêu chuẩn an ninh hàng không.
Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định công tác đảm bảo an ninh hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, trang thiết bị phục vụ bảo vệ hoạt động hàng không dân dụng có hiệu lực từ ngày 27/11/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nằm ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
3. Doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay.
4. Hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không trên tàu bay và hoạt động khai thác tàu bay bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.
1. Có hệ thống tổ chức độc lập.
2. Những người đứng đầu của các bộ phận thuộc hệ thống không kiêm nhiệm và được phê chuẩn theo quy định.
3. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, cấp giấy phép theo quy định.
1. Tổ chức thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không liên quan; thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền.
2. Đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
3. Đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm.
5. Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối.
6. Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định.
7. Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.
8. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được hưởng lương và các quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu bị thương, bị hy sinh thì được xem xét công nhận hưởng chế độ như thương binh, liệt sĩ và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật.
AVIATION SECURITY CONTROL FORCES
Article 28. Position, functions and organization of aviation security control forces
1. The aviation security control forces is organized by the direction of the Ministry of Transport to take measures of aviation security assurance and provide the aviation security assurance services at the airports or aerodromes and the facilities processing cargo and postal items
2. The enterprises providing the air traffic services shall organize the aviation security control forces to ensure the aviation security at the air traffic service providers situated outside the restricted areas of the airports or aerodromes;
3. The enterprises manufacturing, maintaining and repairing aircraft and aircraft equipment shall organize the aviation security control forces to ensure the aviation security at their facilities.
4. The Vietnamese airlines and enterprises jointly carrying on aviation business shall organize the aviation security control forces to take measures of aviation security control on aircraft and aircraft operation outside the areas of airports or aerodromes.
Article 29. Requirements for aviation security control forces
1. Have independent organizational system.
2. The heads of divisions of the system must work full-time and are approved according to regulations.
3. The aviation security controllers are recruited, trained and issued with the prescribed permit.
Article 20. Duties and powers of the aviation security control forces
1. Follow the relevant aviation security Program and perform the duties of aviation security control under their authority.
2. Initially deal with the illegal acts of interference in the civil aviation activities at the relevant facilities; protect the scene upon occurrence of cases of threats to the aviation security or illegal interference in the civil aviation activities.
3. Request the Director of aviation Authority and aviation Inspector to suspend the flights to stop the possible threats to the security and safety to the flights.
4. Coordinate with competent bodies and units to defuse bomb, mine, bio- chemical weapons, radioactive materials, prevent diseases at the airports or aerodromes, on aircraft; handle the luggage, cargo, postal items and other objects containing dangerous items.
5. When performing duties within their authority, they have the right to temporarily seize people, check and temporarily seize personal papers of the persons who have acts of threat to the aviation security and safety; seize the weapons, explosives, inflammable materials and other dangerous items illegally carried into the restricted areas and use force against the person who obstructs or has intentional opposition.
6. Make a record of the case to the person who has threatening acts to the aviation security, disruptive passengers; notify the relevant aviation Authority to handle or transfer the case to the competent state bodies for handle according to regulations of law; require the airline to deny the transportation of such passenger due to the prescribed security reasons.
7. Are equipped and use weapons and support tools to perform their duties according to regulations of law; have costume, badge, epaulet, equipment and means to perform duties.
8. The aviation security control forces at the airports or aerodromes shall provide the aviation security assurance services.
Article 31. Benefits and policies to the aviation security control forces
1. The aviation security controllers shall receive salary and other interests, benefits and policies according to regulations of law.
2. While performing duties, if being injured or dead, the aviation security controllers shall be entitled to receiving the benefits like the war invalids, martyrs and other forms of commendation and award in accordance with the law.