Chương II Nghị định 92/2015/NĐ-CP: Kiểm soát an ninh hàng không
Số hiệu: | 92/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 27/11/2015 |
Ngày công báo: | 26/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1063 đến số 1064 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không quy định việc kiểm soát an ninh đối với sân bay, tàu bay, hành khách đi máy bay…trang bị, phương tiện, kinh phí bảo đảm an ninh hàng không được ban hành ngày 13/10/2015.
-
Kiểm soát an ninh hàng không
Nghị định 92 quy định việc bảo vệ an ninh, quốc phòng trong hoạt động hàng không dân dụng:
Trong việc đảm bảo an ninh hàng không dân dụng, các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, quốc phòng tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh, quốc phòng tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở của ngành hàng không, bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật và Nghị định 92/2015/NĐ-CP
Cơ quan công an triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
-
Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
Mục đích, yêu cầu và phương châm chỉ đạo đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp theo Nghị định số 92
Trong công tác giám sát an ninh hàng không, phải đảm bảo chủ động ngăn chặn và đối phó có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp; ưu tiên bảo đảm an toàn cho tính mạng con người; ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng cho con tin và chỉ sử dụng biện pháp vũ trang cần thiết khi không còn cách giải quyết nào khác.
Nghị định 92 năm 2015 nhấn mạnh ưu tiên về điều hành bay và các trợ giúp cần thiết khác đối với tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Công ước quốc tế về hàng không dân dụng và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
-
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quy định tại Nghị định 92/2015
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
Ngoài ra, Nghị định 92/2015/NĐ-CP còn quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nằm ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
Doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng.
Hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm soát an ninh hàng không trên tàu bay và hoạt động khai thác tàu bay bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Nghị định 95/CP
-
Kết cấu hạ tầng, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không
Yêu cầu về kết cấu hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay theo Nghị định 92 năm 2015
Có hệ thống hàng rào vành đai, hệ thống cảnh báo xâm nhập, bốt gác, cổng cửa, đường tuần tra, hệ thống chiếu sáng an ninh, hệ thống camera giám sát an ninh, biển cảnh báo, vị trí tập kết khẩn nguy, vị trí đỗ biệt lập,hầm hoặc khu vực xử lý bom, mìn, vật phẩm nguy hiểm phù hợp với yêu cầu về bảo đảm an ninh hàng không.
Phải đáp ứng các yêu cầu phục vụ việc kiểm tra, soi chiếu, lục soát, giám sát an ninh hàng không đối với người, phương tiện, đồ vật, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và phục vụ truy xét.
Trước khi xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, cảng hàng không, sân bay phải được thẩm định thiết kế về các yêu cầu, tiêu chuẩn an ninh hàng không.
Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định công tác đảm bảo an ninh hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, trang thiết bị phục vụ bảo vệ hoạt động hàng không dân dụng có hiệu lực từ ngày 27/11/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, quốc phòng tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh, quốc phòng tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở của ngành hàng không, bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, quốc phòng, công an nhân dân, phòng, chống khủng bố và pháp luật khác có liên quan.
2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan công an triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở của ngành hàng không.
1. Cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không phải thiết lập các khu vực hạn chế. Việc thiết lập khu vực hạn chế phải phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không, tính chất hoạt động hàng không dân dụng và không gây cản trở cho người, phương tiện vào, ra và hoạt động bình thường tại khu vực hạn chế.
2. Người, phương tiện vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không hoặc thẻ giám sát viên an ninh, an toàn hàng không do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp là hành khách đi tàu bay hoặc trong trường hợp khẩn nguy sân bay.
3. Người, phương tiện vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không liên tục; trường hợp cần thiết theo quy định phải được lục soát an ninh hàng không, trừ trường hợp khẩn nguy.
4. Khu vực hạn chế phải được lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tổ chức tuần tra, canh gác, bảo vệ và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không thích hợp.
5. Đối với khu vực quân sự tiếp giáp với khu vực hạn chế tại sân bay dùng chung, lực lượng quân đội phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác, bảo vệ.
6. Đối với sân bay chuyên dùng, người khai thác sân bay hoặc người khai thác tàu bay tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác, bảo vệ sân bay.
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay thiết lập các chốt canh gác, tổ chức tuần tra, kiểm soát, duy trì trật tự tại các khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay; phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, vi phạm trật tự công cộng, hành lý vô chủ, người hoặc đồ vật có dấu hiệu uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Công an tổ chức tuần tra canh gác chung để duy trì, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại khu vực công cộng thuộc cảng hàng không, sân bay.
1. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không có trách nhiệm quản lý địa bàn, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo loạn, cướp phá cảng hàng không, sân bay và cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không, tấn công tàu bay trong giai đoạn cất cánh, hạ cánh.
2. Công an cấp phường, xã nơi có cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không chủ trì, phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, lực lượng bảo vệ của các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuần tra khu vực lân cận bên ngoài cảng hàng không, sân bay và các cơ sở hạ tầng khác của ngành hàng không nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại địa bàn quản lý của cảng hàng không, sân bay thực hiện lục soát an ninh hàng không trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
2. Việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với tàu bay, hành khách, thành viên tổ bay, hành lý, hàng hóa, bưu gửi trên tàu bay trong trường hợp có thông tin trên tàu bay có vật phẩm nguy hiểm mà chưa được phát hiện, xác định trong quá trình kiểm tra, soi chiếu trước khi đưa lên tàu bay.
3. Trường hợp có người trên tàu bay phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay, việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện đối với tàu bay, người có hành vi phát ngôn và hành lý của người đó.
4. Việc lục soát an ninh hàng không được thực hiện khi kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách, thành viên tổ bay, người phục vụ chuyến bay, người khác có liên quan, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, phương tiện mà phát hiện dấu hiệu hoặc có thông tin đe dọa đến an ninh, an toàn của chuyến bay.
5. Trường hợp có người tại điểm kiểm tra soi chiếu hoặc trong khu vực hạn chế phát ngôn đe dọa an toàn của chuyến bay, thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với người có hành vi phát ngôn và hành lý, đồ vật của người đó.
6. Trường hợp tại cảng hàng không, sân bay và các khu vực hạn chế khác phát hiện hành lý, đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng, thực hiện ngay việc lục soát an ninh hàng không đối với hành lý, đồ vật đó.
7. Không thực hiện lục soát an ninh hàng không đối với trường hợp được hưởng các quyền bất khả xâm phạm thân thể theo quy định của pháp luật.
1. Người có thẩm quyền quyết định việc lục soát an ninh hàng không, đối tượng và phạm vi lục soát an ninh hàng không bao gồm:
a) Người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối với các trường hợp quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
b) Người đứng đầu bộ phận kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay đối với các trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 9 của Nghị định này;
c) Người đứng đầu bộ phận an ninh kiểm soát, an ninh cơ động tại cảng hàng không, sân bay đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định này.
2. Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay phải được thông báo người khai thác tàu bay, cảng vụ hàng không liên quan và chịu sự giám sát của Cảng vụ hàng không.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay trực tiếp thực hiện lục soát an ninh hàng không. Hãng hàng không liên quan có trách nhiệm cử nhân viên thợ kỹ thuật tàu bay tham gia, tư vấn trong quá trình lục soát an ninh tàu bay.
4. Đối với lục soát người phải đảm bảo nam lục soát nam, nữ lục soát nữ.
5. Việc lục soát an ninh hàng không phải được lập biên bản lục soát.
1. Trước mỗi chuyến bay, người khai thác tàu bay phải tổ chức kiểm tra an ninh bên trong và bên ngoài tàu bay nhằm phát hiện những vật phẩm nguy hiểm, người và vật nghi ngờ.
2. Khi hành khách rời khỏi tàu bay tại bất cứ điểm dừng nào của chuyến bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra lại để bảo đảm hành khách đã xuống khỏi tàu bay và không để lại hành lý hoặc bất cứ vật gì trên tàu bay.
3. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay tổ chức giám sát, bảo vệ tàu bay bằng các biện pháp thích hợp khi tàu bay đỗ tại sân bay. Tại sân bay chuyên dùng không có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không hoặc tàu bay đỗ ngoài sân bay, người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, bảo vệ tàu bay, ngăn chặn việc đưa người, đồ vật trái phép lên tàu bay.
4. Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay phải tổ chức giám sát an ninh hàng không, bảo vệ tàu bay trong suốt quá trình sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay tại cơ sở.
5. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của các hãng hàng không Việt Nam phải tổ chức kiểm soát việc tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; đánh giá việc đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay, của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không liên quan; tổ chức kiểm tra an ninh đối với hành khách, hành lý, hàng hóa bằng biện pháp thích hợp đối với hoạt động khai thác tàu bay của hãng bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.
6. Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, duy trì trật tự, kỷ luật của chuyến bay; áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho chuyến bay; phối hợp với nhân viên an ninh trên không được bố trí trên chuyến bay để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh thích hợp; bàn giao vụ việc, người vi phạm, tang vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.
7. Ngay khi nhận được thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của tàu bay, chuyến bay, người khai thác tàu bay phải thông báo kịp thời cho lực lượng khẩn nguy sân bay tại cảng hàng không, sân bay liên quan và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho chuyến bay.
8. Thành viên tổ bay có trách nhiệm tuân thủ mệnh lệnh, sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy tàu bay; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật của chuyến bay.
9. Trường hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định chuyến bay có khả năng xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp hoặc theo yêu cầu của quốc gia nơi tàu bay đến, lực lượng an ninh trên không phải được bố trí trên chuyến bay đó.
10. Lực lượng an ninh trên không thuộc tổ chức, biên chế của Bộ Công an. Chi phí cho việc bố trí nhân viên an ninh trên không trên chuyến bay do người khai thác tàu bay đảm bảo.
11. Nhân viên an ninh trên không được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thích hợp; chịu sự chỉ huy chung của người chỉ huy tàu bay. Khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp trên chuyến bay, nhân viên an ninh trên không hành động theo Quy tắc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
1. Tổ bay, hành khách xuất phát, quá cảnh, nối chuyến, hành lý trước khi lên tàu bay phải được kiểm tra giấy tờ đi tàu bay, phải qua kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không; sau khi kiểm tra, soi chiếu phải được cách ly, giám sát an ninh hàng không liên tục cho tới khi lên tàu bay. Trường hợp người, hành lý đã qua kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không mà có tiếp cận hoặc để lẫn với người, hành lý chưa qua kiểm tra, soi chiếu hoặc hành lý ký gửi có dấu hiệu bị can thiệp trái phép thì phải kiểm tra, soi chiếu lại.
2. Hành khách không được mang theo người hoặc để trong hành lý xách tay, hành lý ký gửi những vật phẩm nguy hiểm khi đi tàu bay, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3. Hành lý ký gửi đã chất xếp lên tàu bay nhưng không có hành khách đi cùng trên chuyến bay phải được đưa xuống khỏi tàu bay trước khi chuyến bay khởi hành, trừ trường hợp được xác định là hành lý ký gửi được phép chuyên chở không cùng hành khách theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Dữ liệu thông tin về hành lý ký gửi chuyên chở không cùng hành khách phải được người khai thác tàu bay cập nhật, lưu giữ theo thời hạn quy định.
4. Hành lý thất lạc, nhầm địa chỉ phải được kiểm tra, soi chiếu an ninh hàng không trước khi đưa vào khu vực lưu giữ và trước khi được đưa lại lên tàu bay.
5. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 của Điều này.
Đối với hoạt động khai thác hàng không chung vì mục đích thương mại tại sân bay chuyên dùng, người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra an ninh tổ bay, hành khách, hành lý, đồ vật trên tàu bay và các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không khác.
1. Hàng hóa, bưu gửi vận chuyển bằng đường hàng không phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không liên tục trước khi được đưa lên tàu bay; trường hợp phát hiện hàng hóa, bưu gửi đã qua soi chiếu có dấu hiệu bị can thiệp trái phép thì phải được kiểm tra, soi chiếu lại.
2. Các doanh nghiệp liên quan đến vận chuyển hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không phải thực hiện các biện pháp nhằm loại trừ việc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm trái phép.
3. Kiểm tra, soi chiếu, lục soát an ninh hàng không đối với túi thư ngoại giao, túi thư lãnh sự phải tuân thủ quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam về ngoại giao, lãnh sự.
4. Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều kiện về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
5. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 của Điều này.
1. Doanh nghiệp cung cấp suất ăn, đồ vật dự phòng, đồ vật phục vụ trên chuyến bay, nhiên liệu cho tàu bay chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không đối với suất ăn, nhiên liệu cho tàu bay, đồ vật dự phòng, đồ vật phục vụ trên tàu bay tại cơ sở của doanh nghiệp.
2. Suất ăn, đồ vật dự phòng, đồ vật phục vụ trên chuyến bay, nhiên liệu cho tàu bay và các đồ vật khác chịu sự kiểm tra an ninh hàng không thích hợp khi vào khu vực hạn chế, đưa lên tàu bay; chịu sự giám sát an ninh hàng không liên tục của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
1. Không được phép mang theo người vũ khí, công cụ hỗ trợ lên khoang hành khách của tàu bay, trừ các trường hợp sau đây:
a) Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ có nhiệm vụ bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của pháp luật về cảnh vệ; nhân viên an ninh trên không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam theo Quy chế do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
b) Nhân viên an ninh trên không mang theo vũ khí trên các chuyến bay của hãng hàng không nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa Cục Hàng không Việt Nam và nhà chức trách hàng không của quốc gia liên quan;
c) Nhân viên bảo vệ pháp luật trên các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài sau khi được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an;
d) Cán bộ áp giải được phép mang theo công cụ hỗ trợ thích hợp lên tàu bay khi thực hiện nhiệm vụ áp giải bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã, người bị từ chối nhập cảnh.
2. Người chỉ huy tàu bay phải được thông báo về tên, chỗ ngồi, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ của người được phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trên chuyến bay; những người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ trên cùng chuyến bay phải được thông báo vị trí ngồi của nhau. Người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ lên tàu bay không được sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trong suốt chuyến bay; có trách nhiệm duy trì vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn.
3. Các đối tượng không thuộc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 của Điều này được phép làm thủ tục ký gửi vũ khí, công cụ hỗ trợ để vận chuyển theo chuyến bay theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Khi làm thủ tục chấp nhận vận chuyển, người khai thác tàu bay phải bảo đảm vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trạng thái an toàn, cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ ở vị trí hành khách không thể tiếp cận được trong suốt chuyến bay tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan.
4. Người được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ lên khoang hành khách, người ký gửi vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ phải xuất trình giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phù hợp còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
1. Đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không bao gồm:
a) Người mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình;
b) Người bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước;
c) Bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này không được cung cấp đồ uống có cồn, chất kích thích trong suốt chuyến bay; tổ bay phải giám sát liên tục trong suốt chuyến bay và áp dụng các biện pháp bổ sung cần thiết khác.
3. Đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này khi vận chuyển phải có người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp giải; số lượng hành khách quy định tại Khoản 1 Điều này được vận chuyển trên cùng một chuyến bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
4. Đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này khi vận chuyển về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay.
5. Không vận chuyển hành khách được quy định tại Khoản 1 Điều này trên các chuyến bay có đối tượng cảnh vệ.
Hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển các hành khách sau đây vì lý do an ninh:
1. Hành khách quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.
2. Trường hợp không đáp ứng được quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.
3. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước không do hãng hàng không vận chuyển vào Việt Nam.
4. Theo yêu cầu của nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài.
1. Cấm vận chuyển có thời hạn từ 03 đến 12 tháng đối với các đối tượng sau đây:
a) Hành khách gây rối;
b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
c) Phát ngôn mang tính đe dọa sử dụng bom, mìn, chất nổ, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh học trong khu vực làm thủ tục vận chuyển, khu vực cách ly, sân bay, trên tàu bay;
d) Cố ý tung tin, cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng;
đ) Sử dụng giấy tờ giả để đi tàu bay;
e) Có hành vi vi phạm trật tự công cộng, kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay.
2. Cấm vận chuyển có thời hạn trên 12 tháng đến 24 tháng đối với các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đã bị xử lý nhưng vẫn vi phạm một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quy định tại các Điểm đ, e, g và h Khoản 2 Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
3. Cấm vận chuyển vĩnh viễn đối với các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đã bị xử lý nhưng vẫn vi phạm một trong những trường hợp nêu tại Khoản 2 Điều này;
b) Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
c) Chiếm đoạt, gây bạo loạn tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay.
4. Căn cứ tính chất mức độ vi phạm, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấm vận chuyển có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này. Quyết định cấm vận chuyển được áp dụng đối với các chuyến bay nội địa, chuyến bay quốc tế xuất phát từ Việt Nam của tất cả các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài.
1. Việc thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, những thủ đoạn, phương thức uy hiếp an ninh hàng không phải được thiết lập giữa các cơ quan liên quan của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính.
2. Hệ thống kiểm soát an ninh hàng không phải được hoàn thiện, nâng cấp, đáp ứng kịp thời đối phó với nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không.
1. Khi có nguy cơ cao đối với an ninh hàng không, các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường được thực hiện theo 3 cấp độ, bao gồm: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3.
2. Cấp độ 1 được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự kiện chính trị, xã hội trọng đại của đất nước;
b) Có tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội phức tạp.
3. Cấp độ 2 được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Có thông tin tình báo về một âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng nhưng chưa xác định địa điểm, mục tiêu, thời gian cụ thể;
b) Có tình hình mất an ninh chính trị, trật tự xã hội nghiêm trọng tại địa phương.
4. Cấp độ 3 được áp dụng tong các trường hợp sau đây:
a) Có thông tin xác thực về một âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng có địa điểm, mục tiêu, thời gian cụ thể;
b) Có tình hình mất an ninh chính trị, trật tự xã hội đặc biệt nghiêm trọng tại địa phương.
5. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Công an.
6. Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường được áp dụng cho từng cấp độ phải được quy định cụ thể trong các Chương trình, Quy chế an ninh hàng không.
1. Tài liệu an ninh hàng không là tài liệu hạn chế, phải được kiểm soát và bảo vệ thích hợp, chỉ phổ biến đến tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định danh mục, nguyên tắc quản lý, sử dụng tài liệu an ninh hàng không hạn chế.
1. Doanh nghiệp quản lý, sử dụng nhân viên hàng không phải ban hành quy định về kiểm soát an ninh nội bộ, bao gồm các biện pháp xác minh, định kỳ thực hiện đánh giá nhân thân đối với nhân viên hàng không khi tuyển dụng, đề nghị cấp giấy phép, năng định chuyên môn và quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2. Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát an ninh nội bộ của doanh nghiệp quản lý, sử dụng nhân viên hàng không; tạm thời đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không có dấu hiệu vi phạm pháp luật, uy hiếp an ninh, an toàn hàng không hoặc theo yêu cầu của cơ quan an ninh thuộc Bộ Công an.
3. Cơ quan an ninh thuộc Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra nhân thân đối với nhân viên hàng không là người nước ngoài,
4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không.
1. Cơ quan, đơn vị quản lý hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không phải thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lại hành vi truy cập, can thiệp, sử dụng trái phép gây mất an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và đánh cắp thông tin.
2. Các hệ thống thông tin chuyên ngành hàng không phải được bảo vệ bao gồm:
a) Hệ thống thông tin phục vụ công tác bảo đảm hoạt động bay;
b) Hệ thống kiểm soát khởi hành;
c) Hệ thống giữ chỗ và làm thủ tục hành khách;
d) Hệ thống đối chiếu đồng bộ hành lý với hành khách; hệ thống soi chiếu an ninh; hệ thống thông tin hành khách trước chuyến bay; hệ thống camera giám sát và cảnh báo xâm nhập;
đ) Các hệ thống chỉ huy điều hành, điện văn chuyên ngành hàng không;
e) Hệ thống cơ sở dữ liệu hàng không và những hệ thống công nghệ thông tin khác nếu có sự can thiệp trái phép sẽ gây mất an toàn cho hoạt động hàng không.
3. Hãng hàng không có trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân của hành khách; chỉ được sử dụng cho mục đích khai thác của hãng và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
1. Cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ, nhân viên ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định về bảo đảm an ninh hàng không.
2.Chính quyền địa phương nơi có cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định về an ninh hàng không.
3. Hãng hàng không có trách nhiệm thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về an ninh hàng không cho hành khách đi tàu bay.
1. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không là hoạt động kiểm tra, đánh giá việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; thanh tra, kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh hàng không đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng; quản lý rủi ro về an ninh hàng không.
2. Cục Hàng không Việt Nam chịu sự thanh tra, kiểm tra của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế; chịu sự đánh giá của nhà chức trách hàng không nước ngoài về công tác bảo đảm an ninh hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế.
3. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không trong ngành hàng không; bổ nhiệm Giám sát viên an ninh hàng không để thực hiện việc kiểm soát chất lượng an ninh hàng không.
4. Các doanh nghiệp có chương trình an ninh và quy chế an ninh hàng không phải thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp; chịu sự kiểm soát chất lượng an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam; chịu sự đánh giá của nhà chức trách hàng không nước ngoài, hãng hàng không có liên quan.
Article 5. Protection of security and national defense in civil aviation
1. The bodies in charge of protection of security and national defense must take measures to prevent, stop and struggle to frustrate the activities of infringement of security and national defense at the airports or aerodromes and the facilities of aviation industry and ensure the aviation security in accordance with regulations of law on national security, defense, people’s police, prevention and control of terrorism and other relevant laws.
2. The relevant bodies, organizations, enterprises and individuals within their responsibility must implement the activities of protection of security and national defense as stipulated by law.
3. The police bodies must take professional measures to proactively prevent, detect and struggle to prevent and control crimes and violation of law on social order and safety and public order at the airports or aerodromes and the facilities of the aviation industry.
Article 6. Setup and protection of restricted areas
1. The airports, aerodromes and places with aviation works and equipment must set up the restricted areas. The setup of restricted areas must be consistent with the purposes of aviation security assurance, characteristics of civil aviation activities without obstructing people and vehicles to enter, exit and operate normally in the restricted areas.
2. The people and vehicles entering, exiting and operating in the restricted areas must have the card or permit of aviation security control or the card of aviation security and safety supervisor issued by the competent bodies and units, except passengers or aircraft emergency cases.
3. People and vehicles entering, exiting and operating in the restricted areas must be continuously scanned and supervised for aviation security or searched in case of necessity, except cases of emergency.
4. The restricted areas must be patrolled, guarded and protected by the aviation security control forces that shall take appropriate measures to ensure the aviation security.
5. For the military areas adjacent to the restricted areas at jointly-used aerodrome, the army forces shall coordinate with the aviation security control forces to perform the duties of patrol, guard and protection.
6. For dedicated aerodrome, the aerodrome operator and aircraft operator must perform the duties of patrol, guard and protection.
Article 7. Protection of public areas of airports or aerodromes
1. The aviation security control forces at airports or aerodromes must set up the sentry-box, patrol, control and maintain order in the public areas of the airports or aerodromes; promptly detect and handle the violations as stipulated by law, violation of public order, derelict luggage, people and objects having signs of threats to aviation security and safety.
2. The aviation security control forces must coordinate with the police forces to jointly patrol and guard to maintain and ensure the social security and order in the public areas of the airports or aerodromes.
Article 8. Protection of areas adjacent to the airports or aerodromes and other infrastructure facilities of the aviation industry.
1. The People’s Committees at all levels where the airport or aerodrome or other infrastructure facilities are situated of the aviation industry must manage their areas, detect and handle in a timely manner the threats to the aviation security and safety; develop and implement the scheme for prevention and stoppage of riot and looting of airports or aerodromes and other infrastructure facilities of the aviation industry, attack on aircraft during take-off and landing.
2. The police bodies at ward and communal level where the airport or aerodrome is situated and other infrastructure facilities of the aviation industry shall coordinate with the aviation security control forces and the security guard forces of the relevant bodies and units to patrol the surrounding areas outside the airports or aerodromes and other infrastructure facilities of the aviation industry in order to promptly detect and handle the threats to the aviation security and safety.
Article 9. Aviation security search
1. The aviation security control forces in the management areas of airports or aerodromes must carry out the aviation security search in case of necessity as stipulated by law.
2. The aviation security search is done to the aircraft, passengers, crew members, luggage, cargo and postal items on aircraft in the event of information on dangerous items on aircraft not yet detected and identified during the scanning and check before carried on board of aircraft.
3. Where there is a person verbally threatening the safety of the flight, the aviation security search is done to the aircraft and person who has verbal threats and his luggage.
4. The aviation security search is done upon check, scanning and supervision for aviation security to the passengers, crew members, flight attendants and relevant persons, luggage, cargo, postal items and means with detection of signs or information of threat to the security and safety of flights.
5. Where there is a person at the scanning point or in the restricted areas verbally threatening the safety of the flights, this person and his luggage and objects must be searched for aviation security.
6. in case of detecting the luggage and objects without their owner or manager, use at the airports, aerodromes and other restricted areas, these luggage and objects must be searched for aviation security.
7. Do not carry out the aviation security search for the case of right to inviolability of the body in accordance with regulations of law.
Article 10. Provisions on aviation security search
1. The persons having the authority to decide the aviation security search, subjects and scope of aviation security search consist of:
a) The head of aviation security control forces at the airports or aerodromes for the cases specified in Article 9 of this Decree;
b) The head of aviation security scanning and check division at the airports or aerodromes for the cases specified in Paragraph 3 and 4, Article 9 of this Decree;
c) The head of mobile security and control security division at the airports or aerodromes for the cases specified in Paragraph 5, Article 9 of this Decree;
2. The aviation security search to the aircraft must be notified to the aircraft operators and relevant aviation Authority and must be supervised by the aviation Authority.
3. The aviation security control forces at the airports or aerodromes shall directly carry out the aviation security search. The relevant airline shall send the aircraft technicians to participate and give advice during the aviation security search.
4. In case of searching people, arrange male officer to search male passenger and female officer to search female passenger.
5. The aviation security search must be recorded.
Article 11. Aviation security control to the aircraft and aircraft operation
1. Before each flight, the aircraft operator must check the security inside and outside the aircraft to detect dangerous items and suspicious people and objects.
2. When the passengers leave the aircraft at any stop of the flight, the aircraft operator must check again to ensure the passengers have got off the aircraft and do not leave luggage or anything on aircraft.
3. The aviation security control forces at the airports or aerodromes must supervise and protect the aircrafts by appropriate measures when the aircraft parks at the aerodrome. At the dedicated aerodrome without the aviation security control forces or when the aircraft parks outside the aerodrome, the aircraft operator is responsible for checking supervising and protecting the aircraft and stopping the illegal taking of people and objects on board the aircraft.
4. The aircraft repairing and maintaining facilities must supervise the aviation security and protect the aircraft during the aircraft repair and maintenance at their facilities.
5. The aviation security control forces of the Vietnamese airlines must control the compliance with the regulations on aviation security; assess the meeting of standards of aviation security of airports or aerodromes and relevant aviation service providers; carry out the security check to the passengers, luggage and cargo by the appropriate measures to the aircraft operation of their airlines outside the airports or aerodromes.
6. During the time the aircraft is flying, the aircraft commander is responsible for ensuring the security, maintenance of order and discipline of the flights; taking necessary measures to ensure the safety for the flights; coordinating with the air security officer who is arranged on aircraft to take appropriate measures of security assurance; handing over the case, violating person and exhibit to the competent state body when the aircraft lands at the airports or aerodromes.
7. Right after receiving the threatening information related to the security and safety of the aircraft or the flight, the aircraft operator must promptly notify the airport emergency forces at the relevant airports or aerodromes and take necessary measures to ensure the safety for the flights.
8. The crew members must follow the order, command and operation of the aircraft operator; take the measures to ensure the aviation security and maintain the order and discipline of the flight.
9. Where the competent state bodies determine that the illegal interference can occur on the flight or as required by the country where the aircraft arrives in, the air security forces must be arranged on that flight.
10. The air security forces of the organization and staffing of the Ministry of Public Security. The funding for arranging the air security officers on the flight shall be born by the aircraft operator.
11. The air security officers are equipped with and use the appropriate weapons and support tools; are under the general command by the aircraft commander. The air security officers must act under the Rule issued by the Ministry of Public Security.
Article 12. Aviation security control to the crew, passengers and luggage
1. The crew and passengers on departure, in transit and interline and their luggage must be checked for their papers, checked and scanned for aviation security before on board of aircraft; after check and scanning, they must be isolated and supervised for aviation security continuously until they go on board. Where the people and luggage that have been checked and scanned for aviation security approach or are mixed with the people and luggage that have not been checked and scanned for aviation security or the consigned luggage has illegal signs of interference, they must be checked and scanned again.
2. The passengers must not carry along or put dangerous items in their hand luggage and consigned luggage when going by aircraft, except the case permitted by the competent state bodies.
3. The consigned luggage which has been loaded on aircraft without its passenger on the same flight must be removed out of the aircraft before departure, except the case the consigned luggage is permitted to transport without its passengers according to the provisions of the Law on Civil Aviation of Vietnam. The data and information on the consigned luggage transported without its passenger must be updated and kept with the prescribed time limit.
4. The mislaid luggage or with wrong address must be checked and scanned for aviation security before carried into the storage area and before carried on the aircraft again.
5. The aviation security control forces at the airports or aerodromes must take the measures of aviation security control specified in Paragraphs 1, 2 and 4 of this Article.
For the joint aviation operation for commercial purposes at the dedicated aerodrome, the aircraft operator must implement the security check over the crew, passengers, luggage and objects on aircraft and other measures of aviation security control.
Article 13. Aviation security control over the cargo and postal items
1. The cargo and postal items transported by air must be checked, scanned and supervised for aviation security continuously before carried on the aircraft; in case of detecting that the scanned cargo and postal items have the illegal signs of interference, they must be checked and scanned again.
2. The enterprises pertaining to the transportation of cargo and postal items by air must take the measures to eliminate the illegal transportation of dangerous items.
3. The check, scanning and aviation security search for the diplomatic bag and consular bag must comply with the provisions of the international agreements in which the Socialist Republic of Vietnam is a member and the law of Vietnam on diplomacy and consular practice.
4. The transportation of dangerous cargo must follow the regulations of law and conditions for transportation of dangerous cargo by air of the International Civil Aviation Organization.
5. The aviation security control forces at the airports or aerodromes must take the measures of aviation security assurance specified in Paragraph 1 and 3 of this Article.
Article 14. Aviation security control over aviation meals, objects of emergency and service on aircraft, fuel and other objects carried on aircraft,
1. The enterprises providing aviation meals, objects of emergency and service on aircraft and fuel must take measures of aviation security control over the meals, objects of emergency and service on aircraft at their facilities.
2. The aviation meals, objects of emergency and service on aircraft, fuel and other objects must be subject to the appropriate aviation security control when carried into the restricted areas, carried on aircraft and must be supervised continuously for aviation security by the aviation security control forces at the airports or aerodromes;
Article 15. Transportation and carriage of weapons and support tools on aircraft
1. Weapons and support tools are not permitted to carry on the passenger compartment, except the following cases:
a) The officials and guard soldiers must protect the guarded subjects as stipulated by the law on guard force; air security officer must perform duties of security assurance on the flights of the Vietnamese airlines according to the Rule issued by the Minister of Public Security;
b) The air security officer shall carry weapons on flights of foreign airlines under the written agreement between the Civil Aviation Authority of Vietnam and the aviation authorities of the relevant countries.
c) The law enforcers on foreign special flights after permitted by the competent bodies of the Ministry of Public Security;
d) The escorts are permitted to carry the appropriate support tools on aircraft when escorting the accused, defendants, prisoners, expelled persons, extradited persons and arrestees under the wanted decision and persons denied entry.
2. The aircraft commander must be notified of the name, seat, type of weapon or support tool of the persons who are permitted to carry the weapon or support tool on the flight; the persons who carry the weapon or support tool on the same flight must be notified of their sitting positions. The persons who carry the weapon or support tool on aircraft must not use the drink with alcohol and stimulant during the flight and must maintain the weapon or support tool in a secure status.
3. The subjects not specified under Points a, b and consigned luggage, Paragraph 1 of this Article are permitted to carry out the procedures for consignment of weapon or support tool to be transported with the flight as stipulated by law on management and use of weapon, explosive material and support tool.
When carrying out the transportation procedures, the aircraft operator must ensure the weapon or support tool is in a secure status and kept at the place which cannot be approached by the passengers during the flight and comply with the relevant laws.
4. The persons who are permitted to carry the weapon or support tool on the passenger compartment, the persons consign the weapon or support tool for transport must present the valid permit of use of appropriate weapon or support tool issued by the competent state authorities.
Article 16. Transportation of subjects with potential threats to aviation security
1. The subjects with potential threats to aviation security consist of:
a) The persons who lose their consciousness or act control capacity;
b) The persons who are denied entry but fail to return home voluntarily;
c) The accused, defendants, prisoners, expelled persons, extradited persons and arrestees under the wanted decision.
2. The subjects specified in Paragraph 1 of this Article must be provided with the drink with alcohol or stimulant during the flight; the crew must continuously supervise them during the flight and take necessary additional measures.
3. The subjects specified under Point c, Paragraph 1 of this Article, upon being transported, must be escorted by the persons of competent state bodies; the number of passengers specified in Paragraph 1 of this Article is transported on the same flight as stipulated by the Minister of Transport.
4. The subjects specified under Point b, Paragraph 1 of this Article, upon being transported back to home, the airline must arrange the escorts on the flight.
5. Do not transport the passengers specified in Paragraph 1 of this Article on the flights with the guarded subjects.
Article 17. Denying transportation of passenger for security reasons
The airlines have the right to deny transporting the following passengers for the security reasons:
1. The passengers specified under Point a, Paragraph 1, Article 16 of this Decree.
2. In case of failure to meet the provisions specified in Paragraph 3, Article 16 of this Decree.
3. In case the passengers denied entry do not return home voluntarily and are not transported by the airline into Vietnam.
4. Upon requirement of the Vietnamese or foreign competent authorities.
Article 18. Prohibiting the transportation by air
1. Prohibiting the transportation with definite time from 03 to 12 months to the following subjects:
a) The disruptive passengers;
b) The passengers who fail to comply with the decision on administrative sanction in the field of civil aviation;
c) The passengers verbally threaten to use bomb, mine, explosive, explosive material, radioactive material, biological weapon in the check-in area, isolated area, aerodrome and on aircraft.
d) Intentionally spread rumors and provide false information about bomb, mine, explosive, explosive material, radioactive material, bio-chemical weapon that affect the normal operation of civil aviation activities;
dd) Use fake papers to get on the aircraft;
e) Have acts of violation of public order and discipline at the airports or aerodromes and on aircraft.
2. Prohibiting the transportation with definite time from over 12 to 24 months to the following cases:
a) The subjects who are handled but still commit the violation of one of the acts specified in Paragraph 1 of this Article;
b) The persons who have illegal acts of interference in the civil aviation activities specified under Points dd, e, g and h, Paragraph 2, Article 190 of the Law amending and adding some article of the Law on Civil Aviation of Vietnam.
3. Permanently prohibiting the transportation in the following cases:
a) The subjects have been handled but still commit violation in one of the cases specified in Paragraph 2 of this Article;
b) The persons who have the illegal acts of interference in the civil aviation activities specified under Points a, b and Article, Article 190 of the Law amending and supplementing some articles of the Law on Civil Aviation of Vietnam.
c) The persons who appropriate or cause riots at the airports or aerodromes and flight operation service providers.
4. Based on the characteristics and seriousness, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall decide on the prohibition of transportation definitely or permanently to the subjects specified in Paragraphs 1, 2 and 3 of this Article. This decision is applicable to the domestic and international flights departing from Vietnam of all Vietnamese and foreign airlines.
Article 19. Collection of information and assessment of risk of threat to aviation security
1. The collection, analysis and assessment of the illegal acts of interference in the civil aviation activities, the tricks and modes of threat to the aviation security must be set up between the relevant bodies of the Ministry of Transport, Ministry of Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Foreign Affairs and Ministry of Finance.
2. The aviation security control system must be completed, upgraded, meet and promptly respond to the risk of threat to aviation security.
Article 20. Strengthened aviation security control
1. When there are high risks to the aviation security, the measures of strengthened aviation security control are done by 03 levels from level 1 to level 3.
2. The level 1 is applied in the following cases:
a) There are important political and social events in the country;
b) There are complex circumstance of political security and social order.
3. The level 2 is applied in the following cases:
a) There is intelligence information on a conspiracy of illegal interference in the civil aviation activities but the specific location, target and time are not yet identified;
b) There are circumstances of serious loss of political and social order at localities.
4. The level 3 is applied in the following cases:
a) There is authentic information on a conspiracy of illegal interference in the civil aviation activities with the specific location, target and time are not yet identified;
b) There are circumstances of serious loss of political and social order at localities.
5. The Director of Civil Aviation Authority of Vietnam shall decide the application and cancellation of level of strengthened aviation security control while informing the Minister of Transport and Minister of Public Security.
6. The measures of strengthened aviation security control are applied to each level must be stipulated in detail in the aviation security Program and Regulation.
Article 21. Control of aviation security documents
1. The aviation security documents are the restricted ones and must be appropriately controlled and protected and disseminated to the relevant organizations and individuals.
2. The Minister of Transport stipulates the list and principles of management and use of restricted aviation security documents
Article 22. Internal security control to the aviation staff
1. The enterprises managing and employing the aviation staff must issue the regulations on internal security control, including the measures of verification and periodical assessment of identity of aviation staff upon recruitment, request for issue of permit, professional capacity certificate and process of duty performance.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall direct, guide and inspect the internal security control of the enterprises managing and employing the aviation staff; temporarily suspend the activities of the aviation staff having signs of law violation, threats to aviation security and safety or as required by the security bodies of the Ministry of Public Security.
3. The security bodies of the Ministry of Public Security must check the identity of foreign aviation staff.
4. The Ministry of Public Security shall coordinate with the Ministry of Transport to stipulate the internal security control to the aviation staff.
Article 23. Protection of specialized aviation information system
1. The bodies and units managing the specialized aviation information system must take measures to protect and control the unauthorized access, interference and use causing the unsafety to the civil aviation activities and theft of information.
2. The specialized aviation information systems to be protected consist of:
a) The information system in service of flight activity assurance;
b) The departure control system;
c) The check-in and reservation system;
d) The system synchronously comparing the luggage with passenger; security scanning system; passenger information system before flight; monitoring camera and intrusion alert system;
dd) The system of command and operation and specialized aviation;
e) The aviation database and other information systems shall cause the unsafety to the aviation activities upon unauthorized interference.
3. The airlines must secure the passengers’ personal information; only use for the purposes of their operation and provision to the competent state bodies as required.
Article 24. Aviation security propagation and assurance
1. The bodies and units in the aviation industry must propagate, disseminate and educate their staff on the consciousness of compliance with the regulations on aviation security; organize the propagation on the mass media of regulations on aviation security assurance.
2. The local government where the airport or aerodrome is situated must provide the propagation and dissemination for people in the surrounding areas of the airport or aerodrome of the consciousness of compliance with the regulations on aviation security;
3. The airlines must regularly propagate and disseminate the regulations on aviation security to the aircraft passengers.
Article 25. Control of aviation security quality
1. The control of aviation security quality is the inspection and assessment of application of measures of aviation security assurance in accordance with the laws of Vietnam and the international agreements in which the Socialist Republic of Vietnam is a member; inspection, survey, testing, assessment and investigation of compliance with the laws on aviation security of the bodies, organizations and individuals involved in the civil aviation activities; risk management of aviation security.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam is subject to the inspection and examination of the International Civil Aviation Organization and assessment of foreign aviation authorities on aviation security assurance according to the international standards.
3. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall carry out the control of aviation security quality in the aviation industry; appoint the aviation security supervisor to control the aviation security quality.
4. The enterprises having the aviation security Program and Regulation must control the aviation security quality within their enterprises; be subject to the control of aviation security quality of the Civil Aviation Authority of Vietnam and assessment of the foreign aviation authorities and the relevant airlines;