Chương I Nghị định 92/2015/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 92/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 27/11/2015 |
Ngày công báo: | 26/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1063 đến số 1064 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không quy định việc kiểm soát an ninh đối với sân bay, tàu bay, hành khách đi máy bay…trang bị, phương tiện, kinh phí bảo đảm an ninh hàng không được ban hành ngày 13/10/2015.
-
Kiểm soát an ninh hàng không
Nghị định 92 quy định việc bảo vệ an ninh, quốc phòng trong hoạt động hàng không dân dụng:
Trong việc đảm bảo an ninh hàng không dân dụng, các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, quốc phòng tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh, quốc phòng tại cảng hàng không, sân bay và các cơ sở của ngành hàng không, bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật và Nghị định 92/2015/NĐ-CP
Cơ quan công an triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay.
-
Đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
Mục đích, yêu cầu và phương châm chỉ đạo đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp theo Nghị định số 92
Trong công tác giám sát an ninh hàng không, phải đảm bảo chủ động ngăn chặn và đối phó có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp; ưu tiên bảo đảm an toàn cho tính mạng con người; ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng cho con tin và chỉ sử dụng biện pháp vũ trang cần thiết khi không còn cách giải quyết nào khác.
Nghị định 92 năm 2015 nhấn mạnh ưu tiên về điều hành bay và các trợ giúp cần thiết khác đối với tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp.
Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp Công ước quốc tế về hàng không dân dụng và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
-
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
Vị trí, chức năng và tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không quy định tại Nghị định 92/2015
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tổ chức để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay.
Ngoài ra, Nghị định 92/2015/NĐ-CP còn quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để thực hiện bảo đảm an ninh hàng không tại cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu nằm ngoài khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
Doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng.
Hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kiểm soát an ninh hàng không trên tàu bay và hoạt động khai thác tàu bay bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Nghị định 95/CP
-
Kết cấu hạ tầng, thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không
Yêu cầu về kết cấu hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay theo Nghị định 92 năm 2015
Có hệ thống hàng rào vành đai, hệ thống cảnh báo xâm nhập, bốt gác, cổng cửa, đường tuần tra, hệ thống chiếu sáng an ninh, hệ thống camera giám sát an ninh, biển cảnh báo, vị trí tập kết khẩn nguy, vị trí đỗ biệt lập,hầm hoặc khu vực xử lý bom, mìn, vật phẩm nguy hiểm phù hợp với yêu cầu về bảo đảm an ninh hàng không.
Phải đáp ứng các yêu cầu phục vụ việc kiểm tra, soi chiếu, lục soát, giám sát an ninh hàng không đối với người, phương tiện, đồ vật, hành lý, hàng hóa, bưu gửi và phục vụ truy xét.
Trước khi xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, cảng hàng không, sân bay phải được thẩm định thiết kế về các yêu cầu, tiêu chuẩn an ninh hàng không.
Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định công tác đảm bảo an ninh hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, trang thiết bị phục vụ bảo vệ hoạt động hàng không dân dụng có hiệu lực từ ngày 27/11/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không; đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng; lực lượng kiểm soát an ninh hàng không; kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị và phương tiện bảo đảm an ninh hàng không; kinh phí bảo đảm an ninh hàng không; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu pháp luật của nước sở tại không có quy định khác; tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng ở vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Chuyến bay chuyên cơ thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ.
1. Bảo đảm an ninh hàng không là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, Chính phủ và ngành hàng không dân dụng Việt Nam nhằm bảo vệ tính mạng của con người, tài sản trong hoạt động hàng không dân dụng; bảo vệ tàu bay và công trình, trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay; đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội tại các địa bàn hoạt động hàng không dân dụng.
2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, biện pháp, quy trình, thủ tục an ninh hàng không được áp dụng phải đảm bảo an ninh tối đa cho mọi hoạt động hàng không dân dụng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng không và phù hợp với các điều ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Công tác bảo đảm an ninh hàng không là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.
Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là dịch vụ công ích, do Bộ Giao thông vận tải tổ chức cung cấp.
4. Các sự cố, hành vi vi phạm quy định về an ninh hàng không phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý, báo cáo kịp thời, đầy đủ và được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót.
5. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Kiểm soát an ninh hàng không là biện pháp bảo đảm an ninh hàng không để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay, những người dưới mặt đất, tài sản và công trình, trang bị, thiết bị của ngành hàng không.
2. Kiểm tra an ninh hàng không là việc sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp biện pháp soi chiếu, kiểm tra trực quan và các biện pháp khác để nhận biết, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.
3. Soi chiếu an ninh hàng không là việc sử dụng trang bị, thiết bị kỹ thuật hoặc biện pháp khác để phát hiện vũ khí, chất nổ hoặc vật phẩm nguy hiểm khác có thể được sử dụng để thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
4. Giám sát an ninh hàng không là việc sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp con người, động vật, trang bị, thiết bị kỹ thuật để quản lý, theo dõi nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.
5. Lục soát an ninh hàng không là việc kiểm tra chi tiết từng đồ vật, vị trí của đối tượng, người bị lục soát nhằm phát hiện, ngăn chặn vũ khí, chất nổ hoặc thiết bị, vật phẩm nguy hiểm khác để loại trừ yếu tố gây uy hiếp an ninh hàng không. Việc lục soát an ninh hàng không do người có thẩm quyền quyết định.
6. Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là dịch vụ có thu liên quan đến việc thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, bao gồm: Kiểm soát an ninh hàng không; kiểm tra an ninh hàng không; soi chiếu an ninh hàng không; giám sát an ninh hàng không; lục soát an ninh hàng không; canh gác bảo vệ tàu bay; hộ tống người, phương tiện, đồ vật lưu giữ, di chuyển trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay.
7. Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay là tài liệu xác nhận người được phép vào và hoạt động trong khu vực hạn chế liên quan của cảng hàng không, sân bay.
8. Giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay là tài liệu xác nhận phương tiện được phép vào và hoạt động trong khu vực hạn chế liên quan của cảng hàng không, sân bay.
9. Thẻ nhận dạng tổ bay là tài liệu xác nhận, cho phép thành viên tổ bay của một hãng hàng không vào khu vực hạn chế liên quan của cảng hàng không, sân bay để thực hiện chuyến bay.
10. Thẻ kiểm soát an ninh nội bộ là tài liệu xác nhận người được phép vào và hoạt động trong khu vực hạn chế riêng của đơn vị, doanh nghiệp tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không.
11. Giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ là tài liệu xác nhận phương tiện được phép vào, hoạt động trong khu vực hạn chế riêng của đơn vị, doanh nghiệp tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides for the measures to control the aviation security; deal with the illegal acts of interference in the civil aviation activities; aviation security control forces; infrastructure, equipment and means to ensure the aviation security; funding for aviation security assurance; responsibility of relevant organizations and individuals in aviation security assurance.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to the organizations and individuals operating in the field of civil aviation in Vietnam; the Vietnamese organizations and individuals operating in the field of civil aviation outside Vietnam unless otherwise specified by the host country; the Vietnamese and foreign organizations and individuals operating in the field of civil aviation in the flight information region under the management of Vietnam.
The special aircraft flights shall follow the Decree of the Government on special aircraft flight assurance.
1. The aviation security assurance is the important duties of the State, Government and civil aviation industry of Vietnam to protect the life of people and assets in civil aviation activities; protect the aircraft, works and equipment at airport and aerodrome; deal with the illegal acts of interference and contribute to the protection of national security, order and social safety maintenance in the areas of civil aviation activities.
2. The technical regulations and standards, measures and procedures for aviation security applied must ensure the security maximally for all civil aviation activities while creating favorable conditions for the aviation transportation and in accordance with the international agreements on civil aviation in which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
3. The aviation security assurance is the responsibility of all organizations and individuals pertaining to the civil aviation activities.
The aviation security assurance services are the public utility services which are provided by the Ministry of Transport.
4. The incidents and acts of violation on aviation security must be detected, stopped, handled and reported promptly and fully and drawn on experience, explained and commented to remedy the loopholes and shortcomings.
5. Where the international agreements in which the Socialist Republic of Vietnam is a member have the provisions which are different from those of this Decree, the provisions of the international agreements shall apply.
Article 4. Interpretation of terms
1. Aviation security control is the measures to ensure the aviation security to prevent and stop the illegal acts of interference in the civil aviation activities, secure the aircraft, passengers, crew, people on the ground, assets, works and equipment of aviation industry.
2. Aviation security check is the separate or combined use of scanning, visual check and other measures to identify, detect and stop the acts of violation or signs of violation of aviation security.
3. Aviation security scanning means the use of technical equipment or other measures to detect the weapons, explosives other dangerous items which can be used to carry out the illegal acts of interference in the civil aviation activities.
4. Aviation security supervision is the separate or combined use of people, animals, technical equipment to manage and monitor to detect and stop the acts of violation or signs of violation of aviation security.
5. Aviation security search means the detailed check of each object, position of subject or person who is searched in order to detect and stop the weapon, explosive or other dangerous equipment or items to eliminate the factors of threat to the aviation security. The aviation security search shall be decided by the competent person.
6. Aviation security assurance services are the paid services pertaining to the application of measures of aviation security control, including: Aviation security control; aviation security check; aviation security scanning; aviation security supervision; aviation security search; aircraft guarding and protection, escorting of people, vehicle, objects which are stored and moved in the restricted areas at the airports or aerodromes.
7. Aviation security control card at airports or aerodromes is the document which certifies that the persons are permitted to enter and operate in the relevant restricted areas of airports or aerodromes.
8. Aviation security permit at airports or aerodromes is the document which certifies the vehicles are permitted to enter and operate in the relevant restricted areas of airports or aerodromes.
9. Crew identification card is the document which certifies and permits the crew members of an airline to enter the relevant restricted areas of airports or aerodromes for flights.
10. Internal security control card is the document which certifies the persons who are permitted and operate in the separate restricted areas of units and enterprises at the airports or aerodromes and at the place with aviation equipment and works
11. Internal security control permit is the document which certifies the vehicles which are permitted to enter and operate in the separate restricted areas of units and enterprises at the airports or aerodromes and at the place with aviation equipment and works.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực