Nghị định 91/2001/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh một số ngành, nghề giao thông vận tải đường thuỷ nội địa
Số hiệu: | 91/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 11/12/2001 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2002 |
Ngày công báo: | 15/01/2002 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/03/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 91/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2001 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 91/2001/NĐ-CP NGÀY 11/12/2001 VỀ ĐIỆU KIỆN KINH DOANH MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 22 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề sau đây:
1. Kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa, bằng các hình thức:
a. Vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b. Vận tải hành khách không theo hướng cố định;
c. Vận tải hành khách ngang sông.
2. Kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa qua biên giới Việt Nam.
3. Kinh doanh xếp dỡ hàng hoá tại cảng, bến thuỷ nội địa;
4. Kinh doanh thiết kế phương tiện thuỷ nội địa;
5. Kinh doanh đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa.
Nghị định này áp dụng với mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thuộc mọi thành phần kinh tế, kinh doanh các ngành nghề nêu tại Điều 1 Nghị định này.
Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến giao thông vận tải đường thuỷ nội địa mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng theo Điều ước quốc tế.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa là hoạt động của tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện thuỷ nội địa để vận tải người và hành lý mang theo người có thu cước phí vận tải.
2. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là hình thức kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa thực hiện trên những tuyến cố định, có cảng hoặc bến đi, cảng hoặc bến đến xác định và có biểu đồ vận hành ổn định.
3. Kinh doanh vận tải hành khách không theo tuyến cố định là hình thức kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa theo yêu cầu của hành khách được thoả thuận bằng hợp đồng vận tải.
4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông là hình thức kinh doanh vận tải hành khách đường thuỷ nội địa từ bờ bên này sang bờ đối diện của tuyến đường thuỷ nội địa hoặc từ bờ ra công trình nổi, phương tiện thuỷ khác và ngược lại.
5. Kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa qua biên giới Việt Nam là hình thức vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng phương tiện thuỷ nội địa giữa Việt Nam với nước ngoài và ngược lại theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, có thu cước vận tải.
6. Kinh doanh xếp dỡ hàng hoá tại cảng bến thuỷ nội địa là hoạt động xếp dỡ hàng hoá tại cảng bến thuỷ nội địa có thu cước xếp dỡ.
7. Kinh doanh thiết kế phương tiện thuỷ nội địa là hoạt động thiết kế phương tiện thuỷ nội địa có thu tiền.
8. Kinh doanh đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa là hoạt động đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa có thu tiền.
9. Cảng thuỷ nội địa là công trình giao thông đường thuỷ nội địa được đầu tư xây dựng để các phương tiện thuỷ ra vào xếp dỡ hàng hoá hoặc đón trả hành khách.
10. Bến thuỷ nội địa là công trình giao thông đường thuỷ nội địa lợi dụng điều kiện tự nhiên hoặc gia cố tạm thời để các phương tiện thuỷ ra vào xếp dỡ hàng hoá hoặc đón trả hành khách.
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải hành khách đường thuỷ nội địa;
2. Phương tiện vận tải thuỷ nội địa phải đăng ký biển số và bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
3. Thuyền viên trên phương tiện bảo đảm đủ số lượng, có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
4. Thực hiện việc đăng ký với cơ quan quản lý giao thông vận tải có thẩm quyền về tuyến hoạt động và phương án kinh doanh đối với hình thức vận tải theo tuyến cố định hoặc về khu vực hoạt động đối với hình thức vận tải không theo tuyến cố định.
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải hàng khách ngang sông;
2. Phương tiện vận tải thuỷ nội địa phải đăng ký biển số và bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
3. Thuyền viên trên phương tiện bảo đảm đủ số lượng, có bằng, chứng chỉ chuyên môn (nếu phương tiện có trọng tải từ 13 khách trở lên) hoặc có chứng chỉ chuyên môn (nếu phương tiện có trọng tải dưới 13 khách) phù hợp với chức danh đảm nhiệm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
4. Bến đón trả hành khách phải bảo đảm điều kiện an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động theo quy định;
5. Cơ quan quản lý giao thông vận tải ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể điều kiện kinh doanh vận tải hành khách ngang sông bằng phương tiện thô sơ và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý hoạt động kinh doanh này bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
1. Phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thuỷ nội địa qua biên giới Việt Nam;
2. Phương tiện vận tải thuỷ nội địa phải đăng ký biển số và bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và chỉ được phép hoạt động trên những tuyến theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
3. Thuyền viên trên phương tiện bảo đảm đủ số lượng, có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
4. Có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện và bảo hiểm hành khách do các bên ký kết Điều ước quốc tế thoả thuận.
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề xếp dỡ hàng hoá tại cảng bến thuỷ nội địa;
2. Cảng hoặc bến thuỷ nội địa xếp dỡ hàng hoá phải bảo đảm các điều kiện an toàn và được phép hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
3. Các thiết bị xếp dỡ hàng hoá (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn theo quy định; người điều khiển thiết bị xếp dỡ phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật.
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề thiết kế phương tiện thuỷ nội địa;
2. Có ít nhất một thiết kế viên tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành cơ khí đóng tàu thuỷ đã được cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp văn bằng.
1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa;
2. Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật tốt nghiệp trung cấp hoặc đại học chuyên ngành cơ khí đóng tàu thuỷ đã được cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp văn bằng;
3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm điều kiện theo quy phạm đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ.
1. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 Nghị định này;
2. Chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các quy định pháp luật khác có liên quan;
3. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo thống kê và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm việc chấp hành những quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến kinh doanh các ngành nghề quy định tại Điều 1 Nghị định này.
3. Việc tiến hành kiểm tra, thanh tra tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật, có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành nghề nêu tại Điều 1 Nghị định này có quyền khiếu nại; công dân có quyền tố cáo lên cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về việc cơ quan nhà nước hoặc công chức thực hiện không đúng các quy định của Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề giao thông vận tải đường thuỷ nội địa vi phạm các quy định của Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước; công chức vi phạm các quy định của Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Các tổ chức, cá nhân hiện đang kinh doanh các ngành nghề nêu tại Điều 1 Nghị định này, phải bảo đảm đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định trong vòng 120 (một trăm hai mươi) ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 91/2001/ND-CP |
Hanoi, December 11, 2001 |
DECREE
ON THE CONDITIONS FOR DEALING IN A NUMBER OF INLAND WATERWAY COMMUNICATIONS AND TRANSPORT LINES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on State Enterprises of April 20, 1995;
Pursuant to the Law on Cooperatives of March 20, 1996;
Pursuant to Law No.13/1999/QH10 on Enterprises of June 12, 1999;
Pursuant to the April 20, 1995 Law on Foreign Investment in Vietnam and the June 22, 2000 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
At the proposal of the Minister of Communications and Transport,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
This Regulation prescribes the conditions for dealing in the following production and business lines:
1. Inland waterway passenger transportation, in the following forms:
a/ Passenger transportation along fixed routes;
b/ Passenger transportation not along fixed routes;
c/ Transport of passengers across rivers.
2. Inland waterway transportation across Vietnamese borderlines.
3. Provision of cargo loading and unloading services at inland waterway ports and wharves;
4. Designing of inland waterway transport means;
5. Building and repair of inland waterway transport means.
Article 2.- Objects and scope of application
This Decree applies to all domestic and foreign organizations and individuals of all economic sectors, that are engaged in the production and business lines specified in Article 1 of this Decree.
In cases where an international treaty concerning inland waterway communications and transport, which Vietnam has signed or acceded to, contains provisions different from those of this Decree, such international treaty shall apply.
Article 3.- Term interpretation
In this Decree, the following expressions shall be construed as follows:
1. Inland waterway passenger transportation means activities conducted by organizations and individuals that use inland waterway means to transport people and their personal luggage with the collection of freight.
2. Passenger transportation along fixed routes means the business form of inland waterway passenger transportation along fixed routes and with definite ports or wharves of departure and arrival thereon, as well as with stable operation charts.
3. Passenger transportation not along fixed routes means the business form of inland waterway passenger transportation conducted at passengers requests agreed upon in transport contracts.
4. Passenger transportation across rivers means the business form of inland waterway passenger transportation whereby passengers are carried from a bank of an inland waterway to the opposite bank or from a bank to floating structures or other waterway means and vice versa.
5. Inland waterway transportation across Vietnamese borderlines means the form of cargo or passenger transportation by inland waterway means from Vietnam to foreign countries and vice versa according to international treaties which Vietnam has signed or acceded to, with the collection of freight.
6. Provision of cargo loading and unloading services at inland waterway ports or wharves means activities of loading and/or unloading cargoes at inland waterway ports or wharves with the collection of loading and/or unloading charges.
7. Designing of inland waterway means means activities of designing inland waterway means with the collection of charges.
8. Building and repair of inland waterway means means activities of building and repairing inland waterway means with the collection of charges.
9. Inland waterway ports are inland waterway traffic works, which are invested and constructed for the cargo loading and unloading or passenger embarkation and disembarkation by waterway means.
10. Inland waterway wharves are inland waterway traffic works, where the natural conditions are tapped or temporarily reinforced for waterway means to enter and leave for cargo handling or passenger embarkation or disembarkation.
Chapter II
BUSINESS CONDITIONS FOR AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS DEALING IN CONDITIONAL PRODUCTION AND BUSINESS LINES
Article 4.- Conditions for dealing in inland waterway passenger transportation along fixed routes and not along fixed routes
1. Concerned organizations and individuals must have business registration for the inland waterway passenger transportation line;
2. Inland waterway means must have their plate numbers registered and satisfy the technical safety standards prescribed by the Ministry of Communications and Transport;
3. Crew members on waterway means must be in adequate numbers and have diplomas or professional certificates suitable to their respective positions or titles according to the regulations of the Ministry of Communications and Transport;
4. Registration of operation routes and business plans, for the form of transportation along fixed routes, or operation areas, for the form of transportation not along fixed routes, must be made with the communications and transport management bodies.
Article 5.- Conditions for dealing in passenger transportation across rivers
1. Concerned organizations and individuals must have business registration for the cross-river passenger transportation line;
2. Inland waterway means must have their plate numbers registered and satisfy the technical safety standards prescribed by the Ministry of Communications and Transport;
3. Crew members on waterway means must be in adequate numbers and have diplomas and professional certificates (for means with a seating capacity of 13 passengers or more) or professional certificates (for means with a seating capacity of less than 13 passengers) suitable to their respective positions or titles according to the regulations of the Ministry of Communications and Transport;
4. Passenger embarkation and disembarkation stages must satisfy the safety conditions and be permitted by the competent bodies for operation according to the regulations;
5. The communications and transport management bodies at the level of province or centrally-run city shall specifically prescribe business conditions for conducting the cross-river passenger transportation by rudimentary means and guide the commune-level People’s Committees in managing such business activities, thus ensuring safety for people’s life and property.
Article 6.- Conditions for dealing in inland waterway transportation across Vietnamese borderlines
1. Concerned organizations and individuals must be enterprises or cooperatives having business registration for dealing in the inland waterway transportation across Vietnamese borderlines;
2. Inland waterway means must have their plate numbers registered and satisfy to the technical safety standards and allowed to operate only on routes prescribed by the international treaties which Vietnam has signed or acceded to;
3. Crew members on the means must be in adequate numbers, have diplomas or professional certificates suitable to their respective positions or titles according to the regulations of the Ministry of Communications and Transport;
4. The insurance for means owners civil liability as well as insurance for passengers have been purchased as agreed upon by signatories to international treaties.
Article 7.- Conditions for provision of cargo loading and unloading services at inland waterway ports and wharves
1. Concerned organizations and individuals must have business registration for cargo loading and unloading at inland waterway ports and wharves;
2. Inland waterway ports and wharves for cargo loading and unloading must satisfy the safety conditions and are allowed to operate under the regulations of the Ministry of Communications and Transport;
3. Cargo loading and unloading equipment (if any) must be up to the prescribed technical safety standards; operators of loading and unloading equipment must have diplomas or professional certificates according to the provisions of law.
Article 8.- Conditions for the designing of inland waterway means
1. Concerned organizations and individuals must have business registration for the designing of inland waterway means;
2. They have at least one designer, who has graduated from an intermediate school or a university in ship building and been issued a diploma by the competent training institution.
Article 9.- Business conditions for the building and repair of inland waterway means
1. Concerned organizations and individuals must have business registration for building and repairing inland waterway means;
2. They have at least one technician, who has graduated from an intermediate school or a university in ship building and been issued a diploma by the competent training institution;
3. Their material and technical foundations must satisfy the conditions prescribed for the building and repair of waterway means.
Article 10.- Responsibilities of organizations and individuals engaged in the conditional production and business lines
1. To satisfy all the conditions prescribed in Articles 4, 5, 6, 7, 8 and 9 of this Decree;
2. To observe the regulations on ensuring traffic order and safety and other relevant law provisions;
3. To fully and promptly observe the reporting and statistical regimes and fulfill other obligations prescribed by law.
Chapter III
EXAMINATION, INSPECTION, COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 11.- Examination and inspection
1. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall, within the ambit of their respective functions and tasks, have to organize the examination, inspection and handling of violations according to their competence.
2. The examination and inspection shall cover the observance of the provisions of this Decree and other relevant law provisions on dealing in production and business lines specified in Article 1 of this Decree.
3. The examination and inspection of business organizations and individuals must be conducted in compliance with the current law provisions. There must also be plans for close coordination among the concerned agencies, so as to avoid overlapping and not to cause troubles to business organizations and individuals.
Article 12.- Complaints and denunciations
Organizations and individuals dealing in the production and business lines specified in Article 1 of this Decree may lodge complaints and citizens may lodge denunciations with the competent authorities or initiate lawsuits at courts according to the law provisions against State agencies or officials that improperly apply the provisions of this Decree.
Article 13.- Handling of violations
1. Organizations and individuals dealing in the inland waterway transportation, that violate the provisions of this Decree, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability. If damage is caused, compensations therefor must be paid according to law provisions.
2. State agencies and officials that violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If damage is caused, compensations therefor must be paid according to law provisions.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 14.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 30 days after its signing. The previous stipulations which are contrary to this Decree are all hereby annulled.
2. Organizations and individuals currently engaged in the production and business lines specified in Article 1 of this Decree shall have to satisfy all the prescribed business conditions within 120 (one hundred and twenty) days as from the effective date of this Decree.
Article 15.- Implementation responsibilities
1. The Minister of Communications and Transport shall guide the implementation of this Decree.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the concerned organizations and individuals shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực