Nghị định 88/2024/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Số hiệu: | 88/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 15/07/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2024 |
Ngày công báo: | 29/07/2024 | Số công báo: | Từ số 873 đến số 874 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ ngày 01/8/2024
Ngày 15/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2024/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Mức hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Căn cứ Điều 23 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về việc hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đủ điều kiện được hỗ trợ tái định cư theo quy định tại khoản 8 Điều 111 Luật Đất đai 2024 mà có nhu cầu tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất bằng tiền còn được nhận tiền hỗ trợ để tự lo chỗ ở.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ tái định cư cho phù hợp.
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 8 Điều 111 Luật Đất đai 2024 thực hiện như sau:
(i) Suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư;
(ii) Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư;
(iii) Căn cứ quy định tại (i), (ii) và tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền.
Xem thêm Nghị định 88/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 87, Điều 92, Điều 94, Điều 95, Điều 96, Điều 98, Điều 99, Điều 100, Điều 102, Điều 106, Điều 107, Điều 108, Điều 109 và Điều 111 của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở.
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai và công chức làm công tác địa chính ở cấp xã; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Người có đất thu hồi và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thu hồi.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gồm:
a) Tổng diện tích đất thu hồi (tổng hợp các phương án chi tiết tại khoản 2 Điều này), diện tích từng loại đất thu hồi;
b) Tổng số người có đất thu hồi;
c) Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (nếu có);
d) Phương án bố trí tái định cư: số hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư, các khu tái định cư, địa điểm khu tái định cư, hình thức tái định cư (bằng đất, bằng nhà ở) (nếu có);
đ) Phương án di dời mồ mả trong phạm vi đất thu hồi (nếu có);
e) Phương án di chuyển các công trình hạ tầng trong phạm vi đất thu hồi (nếu có);
g) Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm: tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí khác;
h) Tiến độ thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
i) Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản;
k) Các nội dung khác liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có).
2. Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản quy định tại điểm i khoản 1 Điều này gồm các nội dung sau:
a) Họ và tên, số định danh cá nhân, địa chỉ (nơi thường trú và nơi ở hiện nay), số điện thoại của người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản (nếu có);
b) Vị trí, diện tích, loại đất, nguồn gốc đất thu hồi;
c) Loại tài sản, số lượng, khối lượng tài sản; chất lượng còn lại của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại;
d) Giá đất và tài sản tính bồi thường;
đ) Các khoản hỗ trợ: hỗ trợ ổn định đời sống (số nhân khẩu được hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ); hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh; hỗ trợ di dời vật nuôi; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm (diện tích đất hỗ trợ, giá đất hỗ trợ); hỗ trợ tái định cư; hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời; các khoản hỗ trợ khác (nếu có);
e) Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ: tiền bồi thường về đất, tiền bồi thường tài sản, tiền bồi thường chi phí di chuyển tài sản, tiền bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, tiền hỗ trợ;
g) Vị trí, diện tích, tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư cho người được bố trí tái định cư hoặc giao đất khác cho hộ gia đình, cá nhân (nếu có);
h) Vị trí, diện tích đất khi giao đất, cho thuê đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi cho tổ chức; cho thuê đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi cho hộ gia đình, cá nhân (nếu có);
i) Vị trí, diện tích, tiền sử dụng đất khi bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân (nếu có);
k) Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai (nếu có);
l) Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ được nhận sau khi đã trừ đi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp vào số tiền được bồi thường về đất (nếu có);
m) Số tiền được ghi nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất tái định cư (nếu có).
3. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có chức năng quản lý đất đai ở địa phương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt. Việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cụ thể như sau:
a) Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư gửi hồ sơ thẩm định theo quy định tại điểm b khoản này đến cơ quan thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
b) Hồ sơ gửi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm: văn bản đề nghị thẩm định; dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thông báo thu hồi đất; văn bản kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất thu hồi và tài sản; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất thu hồi; văn bản xác định nguồn gốc thửa đất thu hồi và tài sản gắn liền với đất; biên bản tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);
c) Nội dung thẩm định bao gồm: việc tuân thủ quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các nội dung khác có liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền lập, thẩm định, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khác chấp thuận, quyết định hoặc giải quyết trước đó. Mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Giá đất tính tiền sử dụng đất khi bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi cho hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất ở, đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam là giá đất được xác định theo bảng giá đất tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trường hợp bồi thường bằng cho thuê đất thu tiền thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thì giá đất tính tiền thuê đất là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi cho tổ chức kinh tế có đất ở thu hồi là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở mà có chênh lệch giá trị giữa tiền bồi thường, hỗ trợ về đất với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp khi được giao đất, thuê đất khác hoặc tiền mua nhà ở thì xử lý như sau:
a) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ về đất lớn hơn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp khi được giao đất, thuê đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc tiền mua nhà ở thì người có đất thu hồi được nhận phần chênh lệch;
b) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ về đất nhỏ hơn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp khi được giao đất, thuê đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc tiền mua nhà ở thì người có đất thu hồi phải nộp phần chênh lệch.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quỹ đất, quỹ nhà và tình hình thực tế tại địa phương quy định tỷ lệ quy đổi, điều kiện bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở để bồi thường cho người có đất thu hồi quy định tại Điều này.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 138 của Luật Đất đai.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà đã sử dụng đất ổn định, thuộc các trường hợp được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 139 của Luật Đất đai.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm được giao hoặc sử dụng đất do mua, nhận thanh lý, hóa giá, phân phối nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất không đúng quy định của pháp luật nhưng đã sử dụng đất ổn định trước ngày ngày 01 tháng 7 năm 2014.
Đối với trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà loại đất xác định trên giấy tờ đã cấp khác với phân loại đất theo quy định tại Điều 9 của Luật Đất đai hoặc khác với hiện trạng sử dụng đất thì bồi thường theo loại đất sau khi được xác định lại theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Đất đai.
5. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp mà đất đó đã sử dụng ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai thì bồi thường về đất như sau:
1. Nếu diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai thì bồi thường về đất theo diện tích đo đạc thực tế theo quy định tại khoản 6 Điều 135 của Luật Đất đai.
Trường hợp đã hoàn thành việc đo đạc thực tế phục vụ cho việc thu hồi đất mà sau đó do thiên tai, sạt lở, sụt lún dẫn đến tại thời điểm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư diện tích của thửa đất đã đo đạc bị thay đổi thì sử dụng số liệu đã đo đạc để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
2. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích đất mà số liệu đo đạc thực tế lớn hơn số liệu ghi trên Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì diện tích bồi thường được xác định theo số liệu đo đạc thực tế theo quy định tại khoản 6 Điều 135 của Luật Đất đai.
3. Trường hợp Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật Đất đai mà vị trí, tọa độ không chính xác thì xem xét bồi thường theo đúng vị trí, tọa độ khi đo đạc thực tế.
1. Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật Đất đai mà cần có chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, căn cứ vào dự án đầu tư đã được Quốc hội quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với từng dự án và điều kiện thực tế của địa phương.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất của đơn vị vũ trang nhân dân đang sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 3 Điều 92 của Luật Đất đai thì được bố trí vị trí mới hoặc chuyển đổi vị trí đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh hoặc quy định tại khoản 2 Điều 84 của Luật Đất đai.
Đơn vị vũ trang nhân dân bị thiệt hại về tài sản do Nhà nước giao quản lý, sử dụng và phải di dời đến cơ sở mới thì được bồi thường tài sản và được sử dụng tiền bồi thường tài sản để đầu tư tại cơ sở mới theo dự án, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hoặc không còn khả năng tiếp tục sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 82 của Luật Đất đai thì hộ gia đình, cá nhân được bồi thường theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 của Nghị định này.
4. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ đối với các trường hợp tại khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:
a) Ngân sách nhà nước chi trả trong trường hợp thu hồi đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người; đất khác bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác mà không còn khả năng tiếp tục sử dụng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 82 của Luật Đất đai;
b) Tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm môi trường chi trả trong trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, đất khác trong khu vực bị ô nhiễm môi trường không còn khả năng tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định. Trường hợp tổ chức đã giải thể, phá sản thì tiền bồi thường, hỗ trợ do ngân sách nhà nước chi trả.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc bồi thường về đất thực hiện theo quy định như sau:
a) Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống mà diện tích thu hồi của thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại khoản 5 Điều 141 của Luật Đất đai thì được bồi thường bằng hạn mức công nhận đất ở.
Đối với diện tích đất đã xây dựng nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống lớn hơn diện tích đất ở được công nhận quy định tại khoản 5 Điều 141 của Luật Đất đai thì được bồi thường về đất ở theo diện tích đất thực tế xây dựng nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống đó sau khi đã trừ tiền sử dụng đất phải nộp như khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất vượt hạn mức tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
b) Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại khoản 5 Điều 141 của Luật Đất đai thì được bồi thường về đất ở đối với toàn bộ diện tích đất thu hồi;
c) Trường hợp thu hồi diện tích đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thì bồi thường theo diện tích thực tế đã sử dụng bị thu hồi; loại đất tính bồi thường được áp dụng như đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài;
d) Đối với phần diện tích đất còn lại của thửa đất không được bồi thường đất ở và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo quy định tại điểm a và điểm c khoản này thì được bồi thường theo loại đất nông nghiệp.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc bồi thường về đất thực hiện theo quy định như sau:
a) Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống nếu diện tích thu hồi của thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại khoản 5 Điều 141 của Luật Đất đai thì được bồi thường bằng hạn mức công nhận đất ở.
Đối với diện tích đất đã xây dựng nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống lớn hơn diện tích đất ở được công nhận quy định tại khoản 5 Điều 141 của Luật Đất đai thì được bồi thường về đất ở theo diện tích đất thực tế xây dựng nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống đó sau khi đã trừ tiền sử dụng đất phải nộp như khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất vượt hạn mức tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
b) Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống nếu diện tích thu hồi của thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở quy định tại khoản 5 Điều 141 của Luật Đất đai thì được bồi thường về đất ở đối với toàn bộ diện tích đất thu hồi;
c) Trường hợp thu hồi diện tích đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thì bồi thường theo diện tích đất thực tế đã sử dụng bị thu hồi; loại đất tính bồi thường được áp dụng như đối với trường hợp đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài;
d) Đối với phần diện tích đất còn lại của thửa đất không được bồi thường đất ở và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo quy định tại điểm a và điểm c khoản này thì được bồi thường theo loại đất nông nghiệp.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc bồi thường về đất thực hiện theo quy định như sau:
a) Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống nếu diện tích thu hồi của thửa đất bằng hoặc lớn hơn hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 195 và khoản 2 Điều 196 của Luật Đất đai thì được bồi thường về đất ở bằng hạn mức giao đất ở.
Đối với diện tích đất đã xây dựng nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức giao đất ở thì được bồi thường về đất ở đối với diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống đó;
b) Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần thửa đất có nhà ở, nhà ở và công trình phục vụ đời sống nếu diện tích thu hồi của thửa đất nhỏ hơn hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 195 và khoản 2 Điều 196 của Luật Đất đai thì được bồi thường về đất ở đối với toàn bộ diện tích đất thu hồi;
c) Trường hợp thu hồi diện tích đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ thì bồi thường theo diện tích thực tế đã sử dụng bị thu hồi; loại đất tính bồi thường được áp dụng như đối với trường hợp đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài;
d) Đối với phần diện tích đất còn lại của thửa đất không được bồi thường đất ở và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại, dịch vụ theo quy định tại điểm a và điểm c khoản này thì được bồi thường theo loại đất nông nghiệp.
4. Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được giao đất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật Đất đai đã sử dụng đất ở ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, có đăng ký thường trú tại địa phương thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì được bồi thường về đất ở; diện tích đất ở bồi thường xác định theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là đơn vị hành chính cấp huyện, xã hoặc thôn, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự theo quy định hoặc quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, phân cấp, ủy quyền.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở có vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 theo quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 139 của Luật Đất đai nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này thì việc bồi thường về đất thực hiện theo quy định như sau:
1. Trường hợp thửa đất có nhà ở nếu đã sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất được bồi thường bằng diện tích thực tế bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức công nhận đất ở tại địa phương.
2. Trường hợp thửa đất có nhà ở nếu đã sử dụng đất ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì diện tích đất được bồi thường bằng diện tích thực tế bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở tại địa phương.
3. Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích đất đã làm nhà ở lớn hơn hạn mức công nhận đất ở hoặc hạn mức giao đất ở theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bồi thường diện tích đất theo diện tích thực tế bị thu hồi đã làm nhà ở.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm nhà ở có vi phạm pháp luật về đất đai do lấn đất, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 trở về sau thì Nhà nước không bồi thường về đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở được giao không đúng thẩm quyền hoặc sử dụng đất do mua, nhận thanh lý, hóa giá, phân phối nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất không đúng quy định trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này thì việc bồi thường về đất thực hiện theo quy định như sau:
1. Đất đã được sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì được bồi thường về đất theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
2. Đất đã được sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được bồi thường về đất theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.
3. Đất đã được sử dụng ổn định từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì được bồi thường về đất như sau:
a) Đối với trường hợp sử dụng đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 140 của Luật Đất đai thì việc bồi thường về đất thực hiện theo quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 8 của Nghị định này;
b) Phần diện tích đất thu hồi còn lại (nếu có) mà không được bồi thường theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 của Nghị định này thì được bồi thường theo hiện trạng sử dụng đất.
4. Trường hợp đất được giao từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành, có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất thì được bồi thường về đất theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.
1. Hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế đang sử dụng đất ở, đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 95 của Luật Đất đai hoặc Điều 5 của Nghị định này thì được bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi.
2. Hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng đất ở, đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở đủ điều kiện được bồi thường về đất thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 của Luật Đất đai mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư;
b) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 của Luật Đất đai mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng đất khác nếu địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở.
1. Trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì được bồi thường về đất đối với diện tích đất bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại Điều 176 của Luật Đất đai.
2. Trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này thì được bồi thường đối với diện tích bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại Điều 176 của Luật Đất đai.
Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng ổn định do tự khai hoang thì được bồi thường về đất theo hạn mức giao đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Trường hợp sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này thì được bồi thường đối với diện tích đất bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại Điều 176 của Luật Đất đai.
4. Đối với diện tích đất nông nghiệp đã sử dụng ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xử lý như sau:
a) Trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu diện tích thu hồi vượt quá diện tích được bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này thì diện tích đất được bồi thường bằng diện tích đất thực tế bị thu hồi;
b) Trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật về đất đai nếu diện tích thu hồi vượt quá diện tích được bồi thường quy định tại khoản 2 Điều này thì phần diện tích còn lại được xem xét hỗ trợ theo quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Trường hợp sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền nếu diện tích thu hồi vượt quá diện tích được bồi thường quy định tại khoản 3 Điều này thì phần diện tích còn lại được xem xét hỗ trợ theo quy định tại khoản 7 Điều này.
5. Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 95 của Luật Đất đai thì được bồi thường theo diện tích thực tế thu hồi;
b) Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất của người sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 95 của Luật Đất đai thì căn cứ vào nguồn gốc sử dụng đất của bên chuyển quyền để xem xét bồi thường, hỗ trợ đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Khi bồi thường đối với đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng do được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì thời hạn sử dụng đất để tính bồi thường áp dụng theo thời hạn sử dụng đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều 172 của Luật Đất đai mà không trừ đi thời gian đã sử dụng đất trước đó.
7. Đối với phần diện tích thu hồi còn lại của thửa đất nhưng không được bồi thường về đất theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quyết định hỗ trợ khác đối với từng dự án cụ thể.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì được bồi thường theo diện tích đã sử dụng bị thu hồi; loại đất tính bồi thường được áp dụng như đối với trường hợp đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, có vi phạm pháp luật về đất đai nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định này thì được bồi thường về đất theo diện tích đã sử dụng bị thu hồi; loại đất tính bồi thường được áp dụng như đối với trường hợp đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài.
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do được giao không đúng thẩm quyền hoặc sử dụng đất do mua, nhận thanh lý, hóa giá, phân phối nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất không đúng quy định trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành, nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này thì việc bồi thường về đất thực hiện theo quy định như sau:
a) Đất đã được sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì được bồi thường về đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;
b) Đất đã được sử dụng ổn định từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì được bồi thường về đất theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 của Nghị định này;
c) Trường hợp đất được giao từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành, có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất thì được bồi thường về đất theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 8 của Nghị định này.
4. Việc bồi thường về đất đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thuộc đất sử dụng có thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 99 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi thì thời hạn sử dụng đất được bồi thường là thời hạn sử dụng còn lại của đất thu hồi. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tăng thời hạn sử dụng đất thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điều 172 của Luật Đất đai và người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời hạn được tăng thêm so với thời hạn sử dụng đất còn lại của đất thu hồi;
b) Trường hợp bồi thường bằng tiền thì việc xác định theo quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Trường hợp bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở thì thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất theo quy định tại khoản 2 Điều 99 của Luật Đất đai thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường về đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì thực hiện như sau:
a) Việc bồi thường bằng đất được thực hiện đối với trường hợp thu hồi toàn bộ diện tích đất của dự án hoặc diện tích còn lại sau khi thu hồi không đủ điều kiện để dự án tiếp tục và được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp được bồi thường bằng tiền thì việc xác định số tiền bồi thường thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều này.
7. Trường hợp người đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thuộc đất sử dụng có thời hạn mà được bồi thường bằng tiền theo quy định tại Điều này thì được xác định như sau:
Trong đó:
Tbt: Số tiền được bồi thường;
G: Giá đất cụ thể tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
S: Diện tích đất thu hồi;
T1: Thời hạn sử dụng đất;
T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại: bằng (=) thời hạn sử dụng đất trừ (-) thời hạn đã sử dụng đất tính đến thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
8. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường theo loại đất thu hồi quy định tại khoản 4 Điều 171 của Luật Đất đai.
9. Đối với phần diện tích thu hồi còn lại của thửa đất nhưng không được bồi thường về đất theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quyết định hỗ trợ khác đối với từng dự án cụ thể.
1. Việc bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác quy định tại điểm b khoản 2 Điều 102 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định như sau:
a) Mức bồi thường nhà, công trình xây dựng bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng đó.
Giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại được xác định theo quy định tại điểm b khoản này.
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình xây dựng có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại;
b) Giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại;
G1: Giá trị xây mới nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật về xây dựng;
T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại;
T1: Thời gian mà nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại đã qua sử dụng.
c) Trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị tháo dỡ hoặc phá dỡ một phần nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần giá trị nhà, công trình xây dựng bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình xây dựng trước khi bị tháo dỡ hoặc phá dỡ;
d) Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
2. Trường hợp nhà, công trình xây dựng khác, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tài sản khác là tài sản công thì sau khi tháo dỡ hoặc phá dỡ nhà, công trình, tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 102 của Luật Đất đai nếu có vật tư, vật liệu, tài sản thu hồi còn sử dụng được thì xử lý bán.
Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện việc bán vật tư, vật liệu, tài sản thu hồi quy định tại khoản này; việc bán thực hiện như việc bán vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Số tiền thu được từ việc bán vật tư, vật liệu, tài sản thu hồi sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến việc bán được nộp vào ngân sách nhà nước tại địa phương.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm bố trí quỹ đất trong các nghĩa trang theo quy hoạch để di dời mồ mả khi thu hồi đất.
2. Đối với mồ mả trong phạm vi đất thu hồi phải di dời thì được bồi thường các chi phí bao gồm: chi phí đào, bốc, di dời, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp để di dời mồ mả đến vị trí mới trong nghĩa trang theo quy hoạch của địa phương; trường hợp tự thu xếp việc di chuyển mồ mả ngoài khu vực được bố trí thì được hỗ trợ tiền.
Trường hợp quận, thành phố, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất thu hồi không còn quỹ đất trong các nghĩa trang thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát quỹ đất tại địa bàn các đơn vị hành chính cấp huyện khác để bố trí di dời mồ mả, quy định chính sách hỗ trợ để khuyến khích hình thức hoả táng, lưu giữ tro cốt tại các cơ sở lưu giữ tro cốt nhằm thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường, hỗ trợ tại khoản này phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.
3. Trường hợp mồ mả trong phạm vi đất thu hồi phải di dời mà không có người thân thực hiện việc di dời thì đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mồ mả phải di dời tiến hành các thủ tục di dời mồ mả theo phong tục, tập quán tại địa phương; kinh phí di dời được tính trong kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; mức bồi thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
1. Chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại khoản 2 Điều 107 của Luật Đất đai là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật Đất đai.
2. Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại:
a) Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất;
b) Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.
3. Hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất quy định tại điểm a khoản 2 Điều này gồm một trong các giấy tờ sau đây:
a) Văn bản, hợp đồng thuê, khoán san lấp mặt bằng, tôn tạo đất đối với đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, cải tạo đất, chống xói mòn, chống xâm thực, xây dựng, gia cố nền đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh;
b) Văn bản, thanh lý hợp đồng; hóa đơn, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi phí đã đầu tư vào đất quy định tại điểm a khoản này;
c) Văn bản, hợp đồng khác có liên quan đến việc đầu tư vào đất được xác lập tại thời điểm đầu tư.
4. Chi phí đầu tư vào đất còn lại trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này được xác định như sau:
Trong đó:
P: Chi phí đầu tư vào đất còn lại;
P1: Chi phí san lấp mặt bằng;
P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh;
P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;
Các chi phí được xác định trên cơ sở hồ sơ do người có đất thu hồi cung cấp.
T1: Thời hạn sử dụng đất;
T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.
Đối với trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất (T1) được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.
5. Người có đất thu hồi không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này nhưng thực tế đã có đầu tư vào đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
6. Việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại đối với trường hợp ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà chưa khấu trừ hết vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 107 của Luật Đất đai và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm mà đã trả trước cho nhiều năm nhưng chưa sử dụng thời gian đã trả trước tiền thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
1. Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn quy định tại Điều 106 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
a) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc từ đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
Tbt = (G1 - G2) x S
Trong đó:
Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại;
G1: Giá đất ở tính bình quân mỗi m²;
G2: Giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở hoặc giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m²;
S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất;
b) Làm thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
Tbt = (G3 - G4) x S
Trong đó:
Tbt: Tiền bồi thường thiệt hại;
G3: Giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở tính bình quân mỗi m²;
G4: Giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m²;
S: Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất.
c) Trường hợp không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì việc xác định mức bồi thường thiệt hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định cụ thể.
2. Nhà ở, công trình xây dựng khác và các tài sản khác gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn bị thiệt hại do phải giải tỏa thì được bồi thường theo mức thiệt hại theo quy định.
3. Khi hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu phần diện tích đất còn lại này nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 của Luật Đất đai đối với trường hợp thửa đất ở hoặc không đủ điều kiện xây dựng công trình theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với trường hợp thửa đất có công trình xây dựng.
4. Đất ở có nhà ở gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn khi xây dựng công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở gắn liền với đất ngoài việc được bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu thì được bố trí tái định cư, được bồi thường chi phí di chuyển và được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp nếu đủ điều kiện được bồi thường về đất thì được hỗ trợ ổn định đời sống như sau:
a) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng. Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;
b) Diện tích đất nông nghiệp thu hồi để tính hỗ trợ ổn định đời sống quy định tại điểm a khoản này là diện tích trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi tại thời điểm có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và được xác định theo từng dự án phải thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, không cộng dồn diện tích đất nông nghiệp thu hồi của các dự án thu hồi đất trước đó;
c) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không đủ điều kiện bồi thường về đất hoặc do nhận giao khoán đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối từ các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và có hợp đồng giao khoán sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả tiền hỗ trợ cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể nhưng không vượt quá mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 108 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Đối tượng được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh
a) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bị ngừng sản xuất, kinh doanh mà có đủ điều kiện được bồi thường về đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh;
b) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thuộc đối tượng quy định khoản 2 Điều 19 của Nghị định này thì được hỗ trợ ổn định sản xuất.
2. Điều kiện để được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được bồi thường về đất;
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất quy định tại khoản 2 Điều 19 của Nghị định này thì phải có hợp đồng giao khoán sử dụng đất.
3. Việc hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau:
a) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp;
b) Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh bằng tiền với mức cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.
Thu nhập sau thuế được xác định là thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuê lao động theo hợp đồng lao động thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động nhưng thời gian trợ cấp không quá 06 tháng.
5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối từ các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và có hợp đồng giao khoán sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ ổn định sản xuất cho phù hợp với từng dự án.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả tiền hỗ trợ cho phù hợp với thực tế tại địa phương.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định các trường hợp, biện pháp, mức hỗ trợ di dời đối với từng loại vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất để hỗ trợ cho chủ sở hữu vật nuôi khi phải di dời.
2. Đối với tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn thì chủ sở hữu tài sản không được bồi thường mà được hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định các trường hợp, biện pháp, mức hỗ trợ tháo dỡ, phá dỡ, di dời cho chủ sở hữu công trình cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
1. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 109 của Luật Đất đai là cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó và không thuộc các trường hợp sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
b) Người hưởng lương hưu;
c) Người nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
d) Người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
2. Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 109 của Luật Đất đai là hộ đang sử dụng đất nông nghiệp có ít nhất một thành viên có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó (bao gồm cả thành viên phát sinh sau thời điểm sử dụng đất nông nghiệp) tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại Điều 109 của Luật Đất đai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương nhưng không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 176 của Luật Đất đai.
4. Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất do nhận giao khoán đất, hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán vườn cây sử dụng đất để trồng mới, chăm sóc vườn cây, thu hoạch thuộc đối tượng được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 109 của Luật Đất đai thì phải có hợp đồng giao khoán.
1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đủ điều kiện được hỗ trợ tái định cư theo quy định tại khoản 8 Điều 111 của Luật Đất đai mà có nhu cầu tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất bằng tiền còn được nhận tiền hỗ trợ để tự lo chỗ ở.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ tại khoản 1 Điều này cho phù hợp.
1. Suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 8 Điều 111 của Luật Đất đai thực hiện như sau:
a) Suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư;
b) Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 của Luật Đất đai và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư;
c) Căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này và tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền.
2. Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ nhà mà không còn chỗ ở nào khác trong địa bàn cấp huyện nơi có đất thu hồi thì được hỗ trợ thuê nhà ở tại nơi tái định cư; giá thuê nhà là giá thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; nhà thuê tại nơi tái định cư được Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê; trường hợp người đang sử dụng nhà ở bị thu hồi có nhu cầu và địa phương có quỹ đất ở, quỹ nhà ở tái định cư, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội thì được xem xét giao đất ở có thu tiền sử dụng đất, bán nhà ở; trường hợp tự lo chỗ ở mới thì được hỗ trợ bằng tiền.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc hỗ trợ thuê nhà ở, giao đất ở, bán nhà ở, hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở quy định tại khoản này.
3. Trường hợp thực hiện các dự án, mục đích quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phải thu hồi đất ở trong thửa đất có nhà ở mà người có đất thu hồi có nhu cầu tái định cư tại chỗ thông qua hoán đổi vị trí đất ở về phía sau trong phần diện tích đất nông nghiệp còn lại của thửa đất sau thu hồi thì việc bố trí tái định cư trong trường hợp này được thực hiện như sau:
a) Bố trí tái định cư tại chỗ bằng hình thức cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất nông nghiệp sang đất ở trong hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 195 và khoản 2 Điều 196 của Luật Đất đai;
b) Miễn tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở khi bố trí tái định cư quy định tại điểm a khoản này bằng diện tích đất ở thu hồi trong trường hợp người có đất thu hồi đồng ý phương án bồi thường về đất nông nghiệp đối với phần diện tích đất bị thu hồi.
4. Về quỹ đất, quỹ nhà để bố trí tái định cư thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện các dự án tái định cư hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội để bố trí tái định cư cho các trường hợp quy định tại Điều 111 của Luật Đất đai;
b) Kinh phí thực hiện dự án tái định cư hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội quy định tại điểm a khoản này được ứng vốn từ ngân sách nhà nước, Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác hoặc từ chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu, quyết toán dự án tái định cư; thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng dự án tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan;
d) Việc mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật khác có liên quan.
1. Việc trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai vào số tiền được bồi thường quy định tại khoản 6 Điều 94 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước và tiền chậm nộp (nếu có) nhưng đến thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn chưa nộp;
b) Số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính quy định tại điểm a khoản này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đến thời điểm có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lớn hơn số tiền được bồi thường thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường vào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lại nhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó;
c) Tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có).
Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí di chuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinh doanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
2. Đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở, nhà ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:
a) Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch đó;
b) Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở hoặc tiền nhà ở tái định cư thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này.
3. Khi xác định khoản tiền bồi thường về đất mà người có đất thu hồi được nhận theo quy định tại Nghị định này thì phải trừ khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp như khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Việc phân chia tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo thỏa thuận của những người có chung quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Trường hợp đất thu hồi, tài sản đang có tranh chấp mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tiền gửi của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mở tại ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo lãi suất không kỳ hạn, sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản.
1. Đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 111 của Luật Đất đai là người được bố trí tái định cư mà tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn tiền sử dụng đất phải nộp khi được giao đất tái định cư, nếu có nhu cầu ghi nợ tiền sử dụng đất và cam kết thực hiện bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ.
2. Giá đất để tính ghi nợ tiền sử dụng đất là giá đất được xác định theo bảng giá đất tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất trả nợ theo số tiền sử dụng đất được nợ ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Mức tiền sử dụng đất ghi nợ đối với hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được xác định bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất phải nộp khi hộ gia đình, cá nhân được giao đất tái định cư trừ (-) giá trị được bồi thường về đất.
Trường hợp thuộc đối tượng được hỗ trợ tái định cư, nếu số tiền sử dụng đất phải nộp lớn hơn giá trị suất tái định cư tối thiểu thì được ghi nợ số tiền sử dụng đất lớn hơn phải nộp.
4. Hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp đủ tiền sử dụng đất còn nợ trước khi chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người nhận thừa kế, nhận tặng cho được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì tiếp tục được ghi nợ.
5. Về trình tự, thủ tục ghi nợ, thanh toán, xóa nợ tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
1. Đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm lập dự toán chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của từng dự án theo quy định sau đây:
a) Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành;
b) Đối với các khoản chi chưa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá thì lập dự toán theo thực tế cho phù hợp với đặc điểm của từng dự án và thực tế ở địa phương;
c) Chi in ấn tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng dự án.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định phê duyệt chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
3. Trường hợp phải thực hiện cưỡng chế thu hồi đất thì đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định. Việc bố trí kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất như sau:
a) Đối với trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nhưng được miễn nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì khoản kinh phí này được bố trí và hạch toán vào vốn đầu tư của dự án;
b) Đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất tạo quỹ đất sạch để giao, cho thuê thông qua hình thức đấu giá thì khoản kinh phí này được ứng từ Quỹ phát triển đất;
c) Đối với trường hợp nhà đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì khoản kinh phí này được trừ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
4. Nội dung chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Chi tổ chức họp với người có đất, chủ sở hữu tài sản trong khu vực thu hồi để phổ biến, tuyên truyền các chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tiếp nhận ý kiến, tổ chức vận động người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản liên quan thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện dự án;
b) Chi điều tra, khảo sát, ghi nhận hiện trạng, đo đạc, kiểm đếm, thống kê, phân loại diện tích đất và xác định nguồn gốc đất và tài sản gắn liền với đất thu hồi gồm: Phát tờ khai, hướng dẫn người có đất, chủ sở hữu tài sản kê khai; trích đo địa chính thửa đất đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; đo đạc xác định diện tích thực tế các thửa đất nằm trong ranh giới khu đất thu hồi để thực hiện dự án (nếu có) của từng người có đất thu hồi làm căn cứ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp phải đo đạc lại; kiểm kê số lượng nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của từng chủ sở hữu tài sản; kiểm tra, đối chiếu giữa tờ khai với kết quả kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản cụ thể; tính toán giá trị thiệt hại về đất, nhà, công trình, cây trồng, vật nuôi và tài sản khác, chi phí đăng báo và phát sóng trên đài phát thanh hoặc truyền hình;
c) Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ khâu tính toán, xác định mức bồi thường, hỗ trợ đến khâu phê duyệt phương án, thông báo công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
d) Chi tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
đ) Chi phục vụ việc hướng dẫn thực hiện, giải quyết những vướng mắc trong tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
e) Chi thuê nhà làm việc, thuê và mua sắm máy móc, thiết bị để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường và cơ quan thẩm định;
g) Chi in ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc (bưu chính, điện thoại), xăng xe;
h) Chi thuê nhân công thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có). Việc thuê nhân công do người đứng đầu đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định, quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ và chỉ được thực hiện khi đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không có đủ nhân sự để thực hiện và không được thực hiện nhiệm vụ trùng lắp với nhân sự của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
i) Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
5. Nội dung chi tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất:
a) Chi thông báo, tuyên truyền vận động các đối tượng thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm, quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
b) Chi mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng chống cháy nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất;
c) Chi phục vụ công tác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất;
d) Chi phí niêm phong, phá, tháo dỡ, vận chuyển tài sản; di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế, chi thuê địa điểm, nhân công, phương tiện bảo quản tài sản và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện bảo quản tài sản khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không thanh toán;
đ) Chi cho công tác quay phim, chụp ảnh phục vụ cho việc thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất;
e) Chi phí bảo vệ, chống tái chiếm đất sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của thửa đất cưỡng chế thu hồi đến thời điểm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng;
g) Các nội dung chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất.
6. Chi tiền lương, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp lương theo chế độ quy định của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư liên quan đến việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất theo cơ chế tài chính áp dụng đối với tổ chức đó.
Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương được xác định theo quy định hiện hành của pháp luật.
7. Việc lập, phê duyệt dự toán, sử dụng và thanh quyết toán chi phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách, pháp luật về đầu tư công.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trường hợp địa phương chưa quy định mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập dự toán, thanh quyết toán chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho từng dự án theo định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quyết định.
1. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật Đất đai. Việc xác định kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án được quy định như sau:
a) Kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào tổng mức đầu tư dự án;
b) Bộ, ngành có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư do bộ, ngành thực hiện thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và các dự án do bộ, ngành làm chủ đầu tư hoặc quyết định đầu tư;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các dự án quy định tại điểm b khoản này nhưng giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp chủ đầu tư tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì có trách nhiệm bảo đảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, đơn vị sự nghiệp công lập có dự án đầu tư phải thu hồi đất có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình tổ chức thực hiện; bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
2. Các nghị định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
b) Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Bãi bỏ một số điều của các Nghị định có liên quan
a) Bãi bỏ Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
b) Bãi bỏ Điều 2 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
1. Đối với trường hợp đã có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tiếp tục thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Nghị định này.
2. Đối với trường hợp đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện thì tiếp tục thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã phê duyệt; việc xử lý chi trả bồi thường chậm được thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm Nhà nước ban hành quyết định thu hồi đất.
3. Đối với dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng địa phương chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì được áp dụng các chính sách có lợi hơn cho người có đất thu hồi đã được xác định tại Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quy định của Nghị định này.
4. Đối với dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, quy định chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng địa phương chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì được áp dụng các chính sách có lợi hơn cho người có đất thu hồi đã được xác định tại quyết định, quy định chính sách đặc thù của Thủ tướng Chính phủ và các quy định có lợi hơn của Nghị định này khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
5. Đối với trường hợp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chi phí cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 về lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
1. Các bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này và rà soát các văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với quy định tại Nghị định này để có hiệu lực đồng thời với Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức và cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
(Kèm theo Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:... /QĐ-UBND |
…., ngày... tháng ... năm ... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án………………. 2
ỦY BAN NHÂN DÂN………………. 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Luật Đất đai;
Căn cứ ……………….……………….……………….……………….……………………….
……………….……………….……………….……………….……………….……….……….4
Theo đề nghị của………………… 5 tại Tờ trình số…………………………………..…… 6,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án……………………… 7, bao gồm:
1. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án…………. 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (nếu có).
2. Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản9 theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Các nội dung khác (nếu có).
Điều 2. Nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên có liên quan:
1. Ủy ban nhân dân………….. 10
2. ……………………………… 11
3. ……………………………… 12
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày... tháng ... năm...
Điều 4. ……………………………………………… 13./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
____________________
1 Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.
2 Ghi tên dự án hoặc phân kỳ tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư được phê duyệt.
3 Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.
4 Ghi tên các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính làm căn cứ để ban hành Quyết định.
5 Ghi tên cơ quan có chức năng quản lý đất đai ở địa phương.
6 Ghi số Tờ trình và thời gian ban hành.
7 Ghi tên dự án hoặc phân kỳ tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư được phê duyệt.
8 Ghi tên dự án hoặc phân kỳ tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư được phê duyệt.
9 Ghi nội dung Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản.
10 Ghi trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
11 Ghi trách nhiệm của đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
12 Ghi trách nhiệm của người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có).
13 Ghi trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thi hành Quyết định.
14 Ghi theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.
15 Ghi rõ chức danh, chữ ký, đóng dấu, họ và tên của người ký.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 88/2024/ND-CP |
Hanoi, July 15, 2024 |
ON COMPENSATION, SUPPORT, AND RESETTLEMENT UPON LAND EXPROPRIATION BY STATE
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;
Pursuant to the Land Law dated January 18, 2024; the Law on amendments to the Land Law, the Housing Law, the Law on Real Estate Business and the Law on Credit Institutions dated June 29, 2024;
At the request of the Minister of Natural Resources and Environment;
The Government promulgates a Decree on compensation, support, and resettlement upon land expropriation by state.
This Decree elaborates and guides the implementation of Clause 3, Article 87, Article 92, Article 94, Article 95, Article 96, Article 98, Article 99, Article 100, Article 102, Article 106, Article 107, Article 108, Article 109 and Article 111 of the Land Law regarding compensation, support and resettlement upon land expropriation by state.
Compensation, support and resettlement related to investment projects that renovate and rebuild apartment buildings shall comply with the provisions of the law on housing.
1. State agencies that exercise powers and responsibilities on behalf of the entire people as the owner of land, and are responsible for the unified management of state land; as well as officials working in land administration at the commune level; and entities or agencies responsible for compensation, support, and resettlement (hereinafter referred to as compensation agencies).
2. Expropriated land users and owners of property on expropriated land.
3. Other entities related to compensation, support and resettlement upon land expropriation by state.
Article 3. Preparation, appraisal and approval of compensation, support, and settlement plans
1. Contents of a compensation, support, and settlement plan (hereinafter referred to as compensation plan):
a) Total area of expropriated land (summary of detailed plans in Clause 2 of this Article), area of each type of expropriated land;
b) Total number of expropriated land users;
c) Plan for training, job conversion and job search (if any);
d) Resettlement arrangement plan: number of households and individuals to be resettled, resettlement areas, locations of resettlement areas, resettlement forms (compensation either by land or by housing) (if any);
dd) Plan for relocation of graves within the expropriated land area (if any);
e) Plan for relocation of infrastructure works within the expropriated land area (if any);
g) Compensation, support and resettlement costs including: amounts for compensation, support and resettlement upon land expropriation by state; costs to ensure the organization of compensation, support and resettlement and other costs;
h) Progress of implementation of compensation plans;
i) Detailed plan on compensation, support and resettlement for each expropriated land user, property owner;
k) Other contents related to compensation, support, resettlement (if any).
2. Detailed compensation plan for each expropriated land user, property owner specified in Point i, Clause 1 of this Article, including the following contents:
a) Full name, personal identification number, address (permanent residence and current residence), phone number of the expropriated land user, property owner (if any);
b) Location, area, type of land, origin of expropriated land;
c) Type of property, quantity, volume of property; remaining quality of damaged houses and construction works;
d) Land and property prices for compensation;
dd) Support funds: support for stabilizing life (number of supported people, support levels, support period); support for stabilizing production and business; support for moving livestock; support for training, career conversion and job search (supported land area, supported land prices); support for resettlement; support for dismantling, demolition, relocation; other support funds (if any);
e) Total compensation and support amounts (hereinafter referred to as compensation amounts): compensation for land, compensation for property, compensation for property relocation costs, compensation for investment costs in remaining land, support amounts;
g) Location, area, land use fees when allocating resettlement land, selling price of resettlement housing for resettled people or allocating other land to households and individuals (if any);
h) Location, land area when allocating land, leasing land with the same purpose of use as the type of the expropriated land for organizations; leasing land with the same purpose of use as the type of expropriated land for households and individuals (if any);
i) Location, area, land use fees upon compensation with land of a purpose different from that of the expropriated land (hereinafter referred to as land of a different purpose) or housing for households and individuals (if any);
k) Outstanding amount of land-related financial obligations (if any);
l) Total compensation amount to be received that will be equal to the total initial compensation amount minus any outstanding land levies, land rents (if any);
m) The amount of deferred land levy upon resettlement land allocation (if any).
3. Within 30 days of receiving a complete set of documents as required, the local land authority shall, in coordination with relevant agencies, review and evaluate the compensation plan. This plan shall then be submitted to the People's Committee at the same level for approval. The appraisal of compensation plan shall be carried out as follows:
a) Compensation agency shall send an appraisal application, as prescribed in Point b of this Clause, to the relevant appraisal agency;
b) The appraisal application includes: an appraisal application form; draft compensation plan; notice of land expropriation; detailed report on the inventory, statistics, and classification of expropriated land area and related assets; extract of cadastral map or cadastral measurement of expropriated land plot; document determining the origin of expropriated land plot and property on land; minutes of the meeting to collect opinions on the compensation plan (if any);
c) Matters to be appraised: the compliance with legal provisions on compensation, support and resettlement; procedures for compensation, support, resettlement and other matters related to the compensation plan.
4. The competent authority or person responsible for formulating, appraising, and approving the compensation plan shall be accountable for the performance of their duties in accordance with the law and shall not be held liable for the content of any documents or papers in the application that have been previously approved, decided, or resolved by another competent authority or person. The form of the decision approving the compensation plan is attached as an Appendix to this Decree.
Article 4. Compensation with land of a different purpose or housing upon land expropriation by state as prescribed in Clause 1, Article 96, Clause 1, Article 98, Clause 1, Article 99 of the Land Law
1. The land price for calculating land levies when compensation with land of a different purpose or housing for households, individuals, and overseas Vietnamese who have been continuously using residential land or owning housing attached to land use rights in Vietnam is the land price determined according to the land price schedule at the time of approval of the compensation plan. If the land is compensated through a lease arrangement, and the rent is paid in a single lump sum for the entire lease period, the land value used to determine the rent is the specific price set by the competent People’s Committee at the time the compensation plan is approved.
For land expropriated from business entities for purposes other than residential use, the specific land value used for calculating land levies or rents shall be determined by the competent People's Committee at the time the compensation plan is approved.
2. If there is a difference in value between the compensation amount and the payable land levy, land rent or house purchase amount when the expropriated land user is compensated with land of a different purpose or housing, the difference shall be addressed as follows:
a) If the compensation amount is greater than the payable land levy, land rent or house purchase amount, the expropriated land user is entitled to difference;
b) If the compensation amount is less than the payable land levy, land rent or house purchase amount, the expropriated land user must pay the difference.
3. The Province-level People's Committee shall, based on the land fund, housing fund and actual situation in the province, prescribe the conversion rate and requirements for compensation with land of a different purpose or housing to compensate the expropriated land user as prescribed in this Article.
Article 5. Other entities eligible for land compensation and eligibility requirements for land compensation stipulated in Clause 3, Article 95 of the Land Law
1. Households and individuals are still entitled to land compensation although they have no land use rights documents provided that they are eligible for a Certificate of land use rights and ownership of property on land (hereinafter referred to as a Certificate of land use rights) as stipulated in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of Article 138 of the Land Law.
2. Households and individuals are still entitled to land compensation although they have violated land laws before July 1, 2014, provided that they have continued to use the land without any issues since then (hereinafter referred to as use the land stably), and fall into cases eligible for a Certificate of land use rights as stipulated in Clause 1, Point a and Point c, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Article 139 of the Land Law.
3. Households or individuals are still entitled to land compensation although the land was allocated without proper authorization under land law at the time of allocation, or the land was acquired through the purchase, liquidation, Government valuation, or distribution of housing and construction works on land not in accordance with the law before July 1, 2014, provided that they have been stably using the land since then.
Those who received land allocations without proper authorization between July 1, 2014 and the effective of the Land Law are still entitled to land compensation if they can provide proof of payment for the land use.
4. Households or individuals whose land use right certificates indicate a land classification that differs from the classification stipulated in Article 9 of the Land Law or the actual land use, shall be compensated based on the reclassified land type as prescribed in Clause 2 of Article 10 of the Land Law.
5. Households or individuals are still entitled to land compensation although they were not issued with a Certificate of land use rights provided that they directly engaged in agricultural production and have been stably using the agricultural land before July 1, 2004.
Article 6. Compensation upon land expropriation by state in cases where the actual measured area is different from the area recorded on the land use right documents
For households or individuals whose land is being expropriated by the state, if the actual measured area differs from the area stated on the land use right certificate, the housing and land use right certificate, the land use right certificate, the house ownership and other property on land certificate, or the land use right certificate and other property on land certificate (hereinafter referred to as "certificate") or the document stipulated in Article 137 of the Land Law, land compensation shall be made as follows:
1. If the actual measured area is smaller than the area stated on the land use right certificate or the document stipulated in Article 137 of the Land Law, land compensation shall be based on the actual measured area as prescribed in Clause 6 of Article 135 of the Land Law.
In cases where the actual measurement for land expropriation has been completed but subsequently, due to natural disasters, landslides or subsidence, the area of the measured plot of land has changed at the time of formulating the compensation plan, the measured data shall be used to formulate the compensation plan.
2. In cases where the actual measured area is larger than the area stated on the land use right certificate or the document stipulated in Article 137 of the Land Law, and there is no dispute with neighboring land users, the compensation area shall be determined based on the actual measured area as prescribed in Clause 6 of Article 135 of the Land Law.
3. If the location and coordinates specified in the land use right certificate or the document stipulated in Article 137 of the Land Law are incorrect, the compensation shall be determined based on the correct location and coordinates as established through actual measurement.
Article 7. Compensation, support and resettlement upon land expropriation by state in special cases
1. For investment projects as stipulated in Clause 1, Article 92 of the Land Law that require specific policies on compensation, support, and resettlement, the Province-level People's Committee shall consider and submit to the People's Council at the same level for a decision on specific policies on compensation, support, and resettlement suitable for each project and the actual conditions of the province, based on the investment project that has been decided and approved in terms of investment policy by the National Assembly or the Prime Minister.
2. When the State expropriates land from a people's armed force that is using land as prescribed in Clause b, Paragraph 3, Article 92 of the Land Law, it shall be provided with a new location or the land use shall be converted in accordance with the national defense land use planning, security land use planning, or as prescribed in Clause 2, Article 84 of the Land Law.
If a people's armed force incurs damage of property assigned to them by the State for management and use and has to relocate to a new facility, it shall be compensated for the damage and may use the compensation to invest in the new facility in accordance with the project or task approved by a competent authority.
3. In cases where land is expropriated due to a risk of threat to human life or the land is no longer usable as prescribed in Clause 3, Article 82 of the Land Law, households and individuals shall be compensated according to Articles 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 and 17 of this Decree.
4. The budget for compensation and support in the cases stipulated in Clause 3 of this Article shall be implemented as follows:
a) The state budget shall be used to compensate for cases of land expropriation in areas at risk of landslides, subsidence, or other natural disasters that threaten human life; or other land that has been eroded, subsided, or affected by other natural disasters that can no longer be used as prescribed in Point b, Clause 3, Article 82 of the Land Law;
b) If an organization or individual causes environmental pollution to such an extent that the land is severely contaminated, posing a threat to human life and becoming unusable for its intended purpose, then that organization or individual shall be liable for compensation. In the event that the organization has been dissolved or bankrupt, the state budget shall pay the compensation.
DETAILED REGULATIONS ON COMPENSATION, SUPPORT, AND RESETTLEMENT UPON LAND EXPROPRIATION BY STATE
Section 1. COMPENSATION FOR RESIDENTIAL LAND AND OTHER LAND IN LAND PLOTS WITH HOUSES, HOUSES AND SUPPORTING FACILITIES
Article 8. Land compensation for households and individuals using land with houses, land with houses and supporting facilities, households and individuals using residential land in disadvantaged areas, severely disadvantaged areas before July 1, 2014, without land use right documents
1. Households or individuals who have been continuously using land with houses, land with houses and supporting facilities since before December 18, 1980, without any land use right documents, if they meet the compensation conditions stipulated in Clause 1, Article 5 of this Decree, shall be compensated for land as follows:
a) In the case of the complete or partial expropriation of the land with houses, land with houses and supporting facilities, where the expropriated area of the land plot is equal to or larger than the residential land recognition limit as stipulated in Clause 5 of the Land Law, compensation shall be made at the level of the recognized residential land area.
If the area of the land with houses, the land with houses and supporting facilities is greater than the maximum recognized residential land area as stipulated in Clause 5, Article 141 of the Land Law, when the State expropriates the land, house, or supporting facility, compensation shall be made based on the actual constructed land area. However, the amount of land use fee that would have been paid when obtaining a land use right certificate for the exceeding land area at the time the compensation plan is approved shall be deducted.
b) In the case of the complete or partial expropriation of the land plot with houses, the land plot with the houses or supporting facilities, where the land plot area is smaller than the residential land recognition limit as stipulated in Clause 5 Article 141 of the Land Law, compensation shall be made for the entire expropriated land area;
c) In the case of the expropriation of land areas used for non-agricultural production, business, commerce, or service purposes, compensation shall be made based on the actual expropriated land area. The type of land for compensation shall be applied as the land granted by the State with land levies, with a long-term stable land use duration.
d) For the remaining land area of the plot that is not compensated for residential land and non-agricultural production land, commercial land, or service land as stipulated in points a and c of this clause, compensation shall be made according to the agricultural land type.
2. Households or individuals who have been continuously using land with houses, land with houses and supporting facilities from December 18, 1980, to before October 15, 1993, without any land use right documents, if they meet the compensation conditions stipulated in Clause 1, Article 5 of this Decree, shall be compensated for land as follows:
a) In the case of the complete or partial expropriation of the land with houses, land with houses or supporting facilities, where the expropriated area of the land plot is equal to or larger than the residential land recognition limit as stipulated in Clause 5 Article 141 of the Land Law, compensation shall be made at the level of the recognized residential land area.
If the area of the land with houses, the land with houses and supporting facilities is greater than the maximum recognized residential land area as stipulated in Clause 5, Article 141 of the Land Law, when the State expropriates the land, house, or supporting facility, compensation shall be made based on the actual constructed land area. However, the amount of land use fee that would have been paid when obtaining a land use right certificate for the exceeding land area at the time the compensation plan is approved shall be deducted;
b) In the case of the complete or partial expropriation of the land plot with houses, the land plot with the houses or supporting facilities, where the expropriated land plot is smaller than the residential land recognition limit as stipulated in Clause 5 Article 141 of the Land Law, compensation shall be made for the entire expropriated residential land area;
c) In the case of the expropriation of land areas used for non-agricultural production, business, commerce, or service purposes, compensation shall be made based on the actual expropriated land area. The type of land for compensation shall be applied as the land granted by the State with land levies, with a long-term stable land use duration;
d) For the remaining land area of the plot that is not compensated for residential land and non-agricultural production land, commercial land, or service land as stipulated in points a and c of this clause, compensation shall be made according to the agricultural land type.
3. Households or individuals who have been continuously using land with houses, land with houses and supporting facilities from December 15, 1993 to before July 1, 2014, without any land use right documents, if they meet the compensation conditions stipulated in Clause 1, Article 5 of this Decree, shall be compensated for land as follows:
a) In the case of the complete or partial expropriation of the land with houses, land with houses or supporting facilities, where the expropriated area of the land plot is equal to or larger than the residential land allocation limit as stipulated in Clause 2 Article 195 and Clause 2 Article 196 of the Land Law, compensation shall be made at the level of the recognized residential land area.
If the area of the land with houses, the land with houses and supporting facilities is greater than the residential land allocation limit, compensation shall be made based on the actual constructed land area;
b) In the case of the complete or partial expropriation of the land plot with houses, the land plot with the houses or supporting facilities, where the expropriated land plot is smaller than the residential land allocation limit as stipulated in Clause 2 Article 195 and Clause 2 Article 196 of the Land Law, compensation shall be made for the entire expropriated residential land area;
c) In the case of the expropriation of land areas used for non-agricultural production, business, commerce, or service purposes, compensation shall be made based on the actual expropriated land area. The type of land for compensation shall be applied as the land granted by the State with land levies, with a long-term stable land use duration;
d) For the remaining land area of the plot that is not compensated for residential land and non-agricultural production land, commercial land, or service land as stipulated in points a and c of this clause, compensation shall be made according to the agricultural land type.
4. Households or individuals who are eligible to be allocated agricultural land as stipulated in Clause 1, Article 118 of the Land Law, and have been stably using residential land before July 1, 2014, without any land use right documents, and are registered as permanent residents in disadvantaged areas or extremely disadvantaged areas, if they meet the compensation requirements stipulated in Clause 1, Article 5 of this Decree, shall be compensated for residential land; the compensated residential land area shall be determined as prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article.
5. Disadvantaged areas or extremely disadvantaged areas refer to administrative divisions at the district, commune level, or smaller levels such as hamlets, villages, neighborhoods, and similar population points as defined or decided by the Government, the Prime Minister, or individuals authorized by the Government or the Prime Minister.
Article 9. Land compensation for households and individuals who are using land for housing in violation of land law before July 1, 2014
If, before July 1, 2014, a household or individual used land for housing in violation of land law as specified in points a, c of Clause 2 and Clause 3, Article 139 of the Land Law, such person may be compensated for the used land, provided that they meet the prescribed compensation requirements specified in clause 2 Article 5 of this Decree:
1. If a plot of land with a house has been stably used before October 15, 1993, then the area of land to be compensated shall be equal to the actual area of land being expropriated, but shall not exceed the residential land recognition limit prescribed by the local authority.
2. If a plot of land with a house has been stably used before October 15, 1993 to before July 1, 2014, then the area of land to be compensated shall be equal to the actual area of land being expropriated, but shall not exceed the residential land allocation limit prescribed by the local authority.
3. If a plot of land with a house has a residential area that exceeds the residential land recognition limit or residential land allocation limit as stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article, then compensation for the land shall be based on the actual area of the land used for housing that is being expropriated.
4. If, from July 1, 2014 onwards, a household or individual illegally occupies or encroaches upon land for housing purposes, the State shall not provide any land compensation.
Article 10. Residential land compensation for households and individuals who are using land that was granted without proper authority before the effective date of the Land Law
Households or individuals are still entitled to land compensation although the land was allocated without proper authorization, or the land was acquired through the purchase, liquidation, Government valuation, or distribution of housing and construction works on land not in accordance with the law before the effective date of the Land Law provided that they meet the compensation requirements as prescribed in Clause 3, Article 5 of this Decree:
1. Land that has been stably used before October 15, 1993, shall be compensated for in accordance with the provisions of Clause 2, Article 8 of this Decree.
2. Land that has been stably used from October 15, 1993, to before July 1, 2004, shall be compensated for in accordance with the provisions of Clause 3, Article 8 of this Decree.
3. Land that has been stably used from July 1, 2004, to before July 1, 2014, shall be compensated for as follows:
a) For cases of land use as prescribed in Points a and b, Clause 3, Article 140 of the Land Law: Compensation shall be made in accordance with the provisions of Points a and b, Clause 3, Article 8 of this Decree;
b) The remaining expropriated land area (if any) that is not compensated according to Point a, Clause 3, Article 8 of this Decree shall be compensated according to the current land use condition.
4. If a plot of land was granted from July 1, 2014, to before the effective date of the Land Law, and there is documentation proving that the land levy has been paid, land compensation shall be paid according to Clause 3, Article 8 of this Decree.
Article 11. Compensation upon residential land expropriation by state prescribed in Article 98 of the Land Law
1. When the State expropriates residential land in Vietnam from households, individuals, and overseas Vietnamese who have been continuously using residential land or owning housing attached to land use rights in Vietnam, they shall compensated in the form of residential land, housing, money, or land with a different purpose, if they meet the requirements for compensation as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 95 of the Land Law or Article 5 of this Decree.
2. When the State expropriates residential land in Vietnam from households, individuals, and overseas Vietnamese who have been continuously using residential land or owning housing attached to land use rights in Vietnam, they shall compensate as follows if they meet the requirements for compensation:
a) If the entire residential land is expropriated or the remaining residential land area of the land plot after expropriation is smaller than the minimum area prescribed by the Province-level People's Committee regarding the minimum area in Clause 2, Article 220 of the Land Law, and the household or individual has no other residential land or house in the commune, ward or town where the expropriated land is located, they shall be compensated with residential land or resettlement housing;
b) If the entire residential land is expropriated or the remaining residential land area of the land plot after expropriation is smaller than the minimum area prescribed by the Province-level People's Committee regarding the minimum area in Clause 2, Article 220 of the Land Law, and the household or individual has other residential land or house in the commune, ward or town where the expropriated land is located, they shall be compensated with money or residential land or house or other land if the locality has sufficient land fund and housing fund.
Section 2. COMPENSATION FOR AGRICULTURAL LAND AND NON-AGRICULTURAL LAND NOT FOR RESIDENTIAL PURPOSES
Article 12. Land compensation for households and individuals using land for agricultural purposes
1. In cases where land is used without a land use right certificate, if the requirements for compensation as prescribed in Clause 1, Article 5 of this Decree are met, compensation shall be paid for the expropriated land area, but shall not exceed the maximum limit for the allocation of agricultural land to individuals as prescribed in Article 176 of the Land Law.
2. In cases where land was used in violation of land law before July 1, 2014, if they meet the requirements for compensation as prescribed in Clause 2, Article 5 of this Decree, they shall be compensated for the expropriated land area, but shall not exceed the maximum limit for the allocation of agricultural land to individuals as prescribed in Article 176 of the Land Law.
For agricultural land that has been stably used due to self-reclamation, compensation for land shall be made in accordance with the limit for the allocation of agricultural land as prescribed by the Province-level People's Committee.
3. In cases where land was allocated without proper authorization before July 1, 2014, if they meet the requirements for compensation as prescribed in Clause 3, Article 5 of this Decree, they shall be compensated for the expropriated land area, but shall not exceed the maximum limit for the allocation of agricultural land to individuals as prescribed in Article 176 of the Land Law.
4. For the agricultural land area that has been stably used before July 1, 2004, by households and individuals directly engaged in agricultural production but do not fully meet the requirements to be granted a land use right certificate, the settlement shall be as follows:
a) In cases where land is used without a land use right certificate, if the expropriated land area exceeds the compensation area prescribed in Clause 1 of this Article, the compensation area shall be equal to the actual expropriated land area;
b) In cases where land use violates land law, if the expropriated land area exceeds the compensation area prescribed in Clause 2 of this Article, the remaining land area shall be considered for support as prescribed in Clause 7 of this Article;
c) In cases where land was allocated without proper authorization, if the expropriated land area exceeds the compensation area prescribed in Clause 3 of this Article, the remaining land area shall be considered for support as prescribed in Clause 7 of this Article.
5. For the agricultural land area that was transferred in excess of the limit before July 1, 2014, the compensation and support shall be as follows:
a) In the case of the transferor belonging to the cases prescribed in Clause 2, Article 95 of the Land Law, the transferee shall be compensated for the actual expropriated area;
b) In cases where the transferor of land use rights does not belong to the cases prescribed in Clause 2, Article 95 of the Land Law, the compensation and support for the transferee shall be based on the origin of the land use of the transferor for consideration in each specific case pursuant to Clauses 1, 2, 3, and 4 of this Article.
6. When compensating for agricultural land being used by households and individuals due to land allocation, recognition of land use rights, or transfer of land use rights as prescribed by law, the land use term for compensation calculation shall be applied according to the land use term prescribed in Point a, Clause 1, Article 172 of the Land Law, without deducting the previously used time.
7. For the remaining area of the expropriated land plot that is not eligible for land compensation as stipulated in Clauses 1, 2, 3, 4, and 5 of this Article, the Province-level People's Committee shall decide on other forms of support for each specific project based on the actual local situation.
Article 13. Compensation for non-agricultural land other than residential land upon land expropriation by state
1. Households or individuals who were using land for non-agricultural production, business, commerce, or services before July 1, 2014, and do not have any documents proving land use rights, if they meet the requirements for compensation as prescribed in Clause 1, Article 5 of this Decree, shall be compensated for the expropriated used area; the type of land for compensation shall be applied as in the case of land granted by the State with land levies, with a long-term stable land use term.
2. If before July 1, 2014, a household or individual was using land for non-agricultural production, business, commerce, or services in violation of land law, but meets the requirements for compensation as prescribed in Clause 2, Article 5 of this Decree, such person shall still be compensated for the expropriated used area; the type of land for compensation shall be applied as in the case of land granted by the State with land levies, with a long-term stable land use term.
3. If before the Land Law came into effect, a household or individual was granted land for non-agricultural purposes (not for residential) but the land was allocated without proper authorization, or the land was acquired through the purchase, liquidation, Government valuation, or distribution of housing and construction works on land not in accordance with the regulations, and if they meet the requirements for compensation as prescribed in Clause 3, Article 5 of this Decree, the compensation for the expropriated land shall be implemented as follows:
a) Land that has been stably used before October 15, 1993, shall be compensated in accordance with the provisions of Point c Clause 2, Article 8 of this Decree;
b) Land that has been used stably from October 15, 1993 to before July 1, 2014, shall be compensated in accordance with point c, clause 3, Article 8 of this Decree;
c) In cases where land was allocated from July 1, 2014 to before the Land Law came into effect, and there is documentation proving that the land levy has been paid, compensation for the land shall be made in accordance with point c, clause 3, Article 8 of this Decree.
4. Compensation for land shall be made for households and individuals who are using non-agricultural land that is not residential land, and whose land use term is stipulated in Clause 1, Article 99 of the Land Law, as follows:
a) In cases where compensation is made by land with the same purpose as the expropriated land, the land use term of the compensated land shall be the remaining land use term of the expropriated land. If the land user wishes to extend the land use term, the land use term shall be determined in accordance with Article 172 of the Land Law, and the land user shall pay land levies or land rents for the extended term beyond the remaining land use term of the expropriated land;
b) In case of monetary compensation, the determination shall be made in accordance with Clause 7 of this Article;
c) In case of compensation by land with a different purpose of use or by housing, it shall be carried out in accordance with Article 4 of this Decree.
5. In case of households and individuals being compensated for land as prescribed in Clause 2, Article 99 of the Land Law, the compensation shall be made as prescribed in Clause 4 of this Article.
6. If the land users are compensated for land as prescribed in Article 100 of the Land Law, the following shall apply:
a) Land compensation shall be carried out in cases where the entire land area of the project is expropriated or the remaining area after expropriation is insufficient for the project to continue, and shall be carried out in accordance with point a, clause 4 of this Article;
b) In the case of monetary compensation, the amount of compensation shall be determined in accordance with Clause 7 of this Article.
7. In the case where a person is using non-agricultural land that is not residential land and is subject to a time-limited land use right, and is compensated in money as prescribed in this Article, the determination shall be as follows:
Where:
Tbt: Amount of compensation;
G: Specific land price at the time of approval of the compensation plan;
S: Area of expropriated land;
T1: Land use term;
T2: Remaining land use term: equal to (=) land use term minus (-) land use term calculated up to the time of approval of the compensation plan.
8. Households and individuals using land for commerce, services, non-agricultural production, or other non-agricultural purposes with a stable long-term land use right, who are eligible for compensation as prescribed when the State expropriates the land, shall be compensated according to the type of expropriated land as stipulated in Clause 4, Article 171 of the Land Law.
9. For the remaining area of the expropriated land plot that is not eligible for land compensation as stipulated in Clauses 1, 2, and 3 of this Article, the Province-level People's Committee shall decide on other forms of support for each specific project based on the actual local situation.
Section 3. COMPENSATION FOR DAMAGE TO ASSETS AND INVESTMENT COSTS IN REMAINING LAND
Article 14. Compensation for damage to houses or construction works on land upon land expropriation by state
1. Compensation for houses and other construction works prescribed in Point b, Clause 2, Article 102 of the Land Law shall be implemented according to the following provisions:
a) The compensation for houses or construction works shall be equal to the current value of the damaged house or construction work and an amount calculated as a percentage of the current value of such house or construction.
The current value of the damaged house or construction work shall be determined as prescribed in point b of this clause.
The amount calculated as a percentage of the current value of the house or construction work shall be determined by the Province-level People's Committee, but the total compensation shall not exceed 100% of the new construction value of a house or construction with equivalent technical standards to the damaged house or construction;
b) The current value of the damaged house or construction work shall be determined by the following formula:
Where:
Tgt: Current value of the damaged house or construction work;
G1: Value of newly built damaged house or construction work with equivalent technical standards as prescribed in the law on construction;
T: Depreciation period applicable to damaged house or construction work;
T1: Time during which damaged house or construction work have been used.
c) If a house or other construction work is dismantled or partially demolished but the remaining part is still usable, compensation shall be paid for the value of the demolished part and the cost of repairing and completing the remaining part to a standard equivalent to that of the house or construction before dismantlement or demolition;
d) For houses or construction works that do not meet the technical standards prescribed by specialized law, the Province-level People's Committee shall prescribe specific compensation amounts suitable to the actual circumstances of the province.
2. If the house, other construction work, technical infrastructure, social infrastructure, or other property is state-owned property, after the dismantlement or demolition of the house, construction, or property as prescribed in clauses 2 and 3 of Article 102 of the Land Law, if there are any reusable materials, assets, or property, they shall be sold.
The compensation agency shall be responsible for selling the expropriated materials, assets, and property as prescribed in this clause. The sale shall be conducted in the same manner as the sale of expropriated materials from the liquidation of state assets in a state agency as prescribed by law on the management and use of state property. The proceeds from the sale of expropriated materials, assets, and property, after deducting related selling expenses, shall be deposited into the local state budget.
Article 15. Compensation and support for the relocation of graves upon land expropriation by state
1. Province-level People's Committees and District-level People's Committees shall be responsible for allocating land in planned cemeteries for the relocation of graves when land is expropriated.
2. For graves within the expropriated land that must be relocated, compensation shall be paid for following costs: excavation, removal, relocation, new construction, and other reasonable costs directly related to the relocation of graves to a new location in the local planned cemetery; in cases where families arrange for the relocation of graves outside the designated area, financial support shall be provided.
If the district, city, or town under a centrally-affiliated city, or the town or city under a province where the land is expropriated no longer has land in cemeteries, the Province-level People’s Committee shall be responsible for reviewing the land fund in other administrative divisions at the district level to arrange for the relocation of graves and shall prescribe support policies to encourage cremation and the preservation of ashes at ash-keeping facilities in order to implement a civilized lifestyle, ensure the efficient, sustainable, and economical use of land, and contribute to environmental protection.
The Province-level People’s Committee shall prescribe the compensation and support levels in this clause in accordance with local customs and practices.
3. If the graves within the expropriated land must be relocated and there are no relatives to carry out the relocation, the compensation agency shall, in coordination with the People's Committee of the commune where the graves are located, carry out the procedures for relocating the graves in accordance with local customs and practices; the relocation costs shall be included in the compensation, support, and resettlement costs when land is expropriated.
Article 16. Compensation for self-renovated and repaired housing costs for those using state-owned housing within the land expropriation area that requires demolition
If a person is using a state-owned house (rented house or house managed by a self-governing organization) that falls within the land expropriation area and must be demolished, the tenant shall not be compensated for the area of the state-owned house and the unauthorized expanded area, but shall be compensated for the costs of self-renovation, repair, and upgrading; the level of compensation shall be determined by the Province-level People’s Committee.
Article 17. Compensation for remaining land investment costs upon land expropriation by state
1. The remaining investment costs in the expropriated land as prescribed in Clause 2, Article 107 of the Land Law are the costs that the land user has invested in the land as prescribed in Clause 7, Article 3 of the Land Law.
2. Conditions for determining remaining investment costs in the expropriated land:
a) There are records and documents proving that the investment in the land has been made;
b) If there are no documents or invoices to prove the remaining investment costs in the expropriated land, the Province-level People’s Committee shall, based on the actual circumstances in the province, prescribe the method for determining such remaining investment costs in the expropriated land.
3. Records and documents proving the investment in the land specified in Point a, Clause 2 of this Article include one of the following documents:
a) Documents, contracts for ground leveling, land reclamation (if the land is allocated or leased by the state); documents, contracts for land improvement, anti-erosion, anti-intrusion, construction, land reinforcement (if the land is used as production and business premises(;
b) Documents, contract liquidation; invoices, payment documents for each cost item invested in the land specified in Point a of this Clause;
c) Other documents and contracts related to the investment in the land that is established at the time of investment.
4. The remaining investment costs in the expropriated land, except for the case specified in Clause 6 of this Article, is determined as follows:
Where:
P: The remaining investment costs in the land;
P1: Ground leveling cost;
P2: Cost of improvement to increase soil fertility, remove salinity, prevent erosion and intrusion for land used for agricultural purposes;
P3: Cost of reinforcing the load-bearing capacity to prevent vibration and subsidence of land for production and business premises;
P4: Other related costs invested in land suitable for the purpose of land use;
The costs are determined based on the records provided by the expropriated land user.
T1: Land use term;
T2: Remaining land use term.
If the investment in the land is made after the state allocates or leases the land, the land use term (T1) shall be calculated from the time of investment in the land.
5. If an expropriated land user does not have one of the documents specified in Clause 3 of this Article but has actually invested in the land, they shall be compensated for the remaining investment costs in the expropriated land as prescribed in Point b, Clause 2 of this Article.
6. The determination of the remaining investment costs in the expropriated land in cases where advance payments for compensation, support, and resettlement have not been fully deducted from land levies or land rents as prescribed in Point d, Clause 2, Article 107 of the Land Law, and in cases of land lease with annual rent payments but advance payments have been made for many years but the leased period has not been used, shall be carried out in accordance with the provisions of law on land levies and land rents.
Article 18. Compensation and support for damage related to land within the safety protection corridor, protected area, and safety belt when constructing works or areas with safety protection corridors
1. Compensation for damage due to limited land use within the safety protection corridor, protected area, and safety belt as prescribed in Article 106 of the Land Law shall be carried out as follows:
a) If the land use purpose is changed from residential land to non-agricultural land or from residential land to agricultural land, the level of compensation shall be determined as follows:
Tbt = (G1 - G2) x S
Where:
Tbt: Compensation for damage;
G1: Average price per square meter of residential land;
G2: Average price per square meter of non-residential non-agricultural land or agricultural land;
S: Area of land with changed land use purpose;
b) If the land use purpose is changed from non-residential non-agricultural land to agricultural land, the level of compensation shall be determined as follows:
Tbt = (G3 - G4) x S
Where:
Tbt: Compensation for damage;
G3: Average price per square meter of non-residential non-agricultural land;
G4: Average price per square meter of agricultural land;
S: Area of land with changed land use purpose.
c) In cases where the land use purpose is not changed but the land use capacity is limited, the determination of the level of compensation shall be specifically prescribed by the People's Committee of the province based on the actual circumstances of the province.
2. Houses, other construction works and other property on land located within the safety protection corridor, protected area, and safety belt that are damaged due to clearance shall be compensated at the prescribed damage level.
3. When the safety protection corridor, protected area, and safety belt occupy more than 70% of the land area of a plot with houses or construction works, the remaining land area shall also be compensated in accordance with Clauses 1 and 2 of this Article if the remaining land area is smaller than the minimum area prescribed by the Province-level People’s Committee for the minimum area under Clause 2, Article 220 of the Land Law in the case of residential land or is insufficient to construct works according to the regulations of specialized law in the case of land with construction works.
4. Regarding residential land with houses located within the safety protection corridor, protected area, and safety belt of a construction project or an area with a safety protection corridor that must be relocated pursuant to the decision of a competent state agency, the land user and the owner of the house shall, in addition to being compensated in accordance with Clause 1 of this Article, if needed, be arranged for resettlement, compensated with relocation costs, and supported to stabilize their lives and production.
Section 4. RESETTLEMENT SUPPORT AND ARRANGEMENTS
Article 19. Livelihood stabilization support upon land expropriation by state
1. Households and individuals using agricultural land, if eligible for land compensation, will be supported to stabilize their livelihoods.
a) If 30% to 70% of the agricultural land currently in use is expropriated, support will be provided for 6 months if no relocation is required and for 12 months if relocation is necessary. In cases where it is necessary to relocate to a disadvantaged area or severely disadvantaged area, the maximum support period is 24 months. If more than 70% of the agricultural land currently in use is expropriated, support will be provided for 12 months if no relocation is required and for 24 months if relocation is necessary. In cases where it is necessary to relocate to a disadvantaged area or severely disadvantaged area, the maximum support period is 36 months;
b) The expropriated agricultural land area for the purpose of calculating livelihood stabilization support as stipulated in point a of this clause is the area within the commune, ward, or township where the land is expropriated at the time of the decision approving the compensation plan, and is determined for each land expropriation project by the competent People's Committee, without adding up the areas of agricultural land expropriated from previous land expropriation projects;
c) The support amount for each person as stipulated in points a and b of this clause shall be calculated in an amount equivalent to 30 kg of rice per month based on the average market price at the time of support in the locality.
2. In cases where households or individuals using land as prescribed in Clause 1 of this Article have less than 30% of their agricultural land area expropriated; households or individuals using land that are not eligible for land compensation or who have been allocated land for agricultural, forestry, aquaculture, or salt production purposes from state-owned farms, forestry enterprises, or agricultural, forestry companies converted from state-owned farms, agricultural production groups, or agricultural cooperatives and have a land allocation contract, the Province-level People’s Committee shall decide on the support amount, support period, and regular payment of support money to suit each specific case but shall not exceed the support amount prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 20. Support for stabilizing production and business upon land expropriation by state
Support for stabilizing production and business upon land expropriation by state as prescribed in Point b, Clause 1, Article 108 of the Land Law shall be implemented according to the following provisions:
1. Entities eligible for support for stabilizing production and business
a) Economic organizations, households, individuals engaged in production and business, foreign-invested economic organizations whose production and business have been suspended and which are eligible for land compensation shall be supported to stabilize production and business;
b) Households and individuals using land that is allocated for agricultural, forestry, aquaculture, or salt production purposes, which are subject to Clause 2, Article 19 of this Decree, shall be supported to stabilize production.
2. Eligibility requirements for support for stabilizing production and business
a) Households, individuals, economic organizations, and foreign-invested economic organizations who are eligible for land compensation;
b) Households, individuals using land that is allocated prescribed in clause 2 Article 19 of this Decree who obtain a land allocation contract.
3. Support for stabilizing production and business is carried out as follows:
a) Households and individuals whose agricultural land is expropriated shall be supported to stabilize production and business as follows: support for crop and livestock seeds for agricultural production, crop cultivation techniques, livestock breeding, and technical services for production, business, commerce, and services;
b) Economic organizations, households, or individuals engaged in production and business, foreign-invested economic organizations that are subject to Clause 1 of this Article shall be supported to stabilize production and business with a monetary amount of up to 30% of one year's post-tax income, based on the average income of the preceding 3 years.
Post-tax income is the income remaining after deducting personal income tax and corporate income tax as prescribed by the law on personal income tax and the law on corporate income tax.
4. Employees employed under a labor contract by an economic organization, household, individual engaged in production and business, or foreign-invested economic organization that is subject to Clause 1 of this Article shall be applied the unemployment benefit regime as prescribed by labor law, but the benefit period shall not exceed 6 months.
5. In cases where households or individuals are using land being allocated for agricultural, forestry, aquaculture, or salt production purposes from state-owned farms or forestry companies, or agricultural companies converted from state-owned farms, agricultural production groups, or agricultural cooperatives, and have a land allocation contract, the Province-level People's Committee shall decide on the appropriate amount of support to stabilize production for each project.
6. The Province-level People's Committee shall decide on the amounts of support, support period, and regular payment of support funds to suit the province reality.
Article 21. Support for relocation of livestock; support for dismantling, demolishing, and relocating property on land that are part of a construction project under a construction permit with a limited term pursuant to construction law and whose permit has expired at the time of land expropriation
1. The Province-level People’s Committee, based on the actual circumstances in the province, shall prescribe cases, measures, and amounts of relocation support for each type of livestock when the State expropriates land to support livestock owners when they have to relocate.
2. If a person has a construction work on a piece of land that the state is expropriating, and the construction permit for that construction work has expired according to the law, then the property owner will not receive compensation for that construction work; instead, they will be supported in dismantling and relocation that construction work.
The Province-level People’s Committee shall, based on the actual circumstances in the province, prescribe the cases, measures, and support amounts for dismantling, demolishing, and relocating the construction work in accordance with each specific case.
Article 22. Support for training, job conversion and job search for households and individuals upon land expropriation by state
1. Individuals directly engaged in agricultural production who are supported for training, job conversion and job search as prescribed in Point a, Clause 1, Article 109 of the Land Law are individuals who are using agricultural land and have income from agricultural production on that land at the time of approval of the compensation plan and do not fall into the following cases:
a) Officials, public employees, commissioned officers on service, professional soldiers, national defense officials, national defense workers and employees, commissioned officers, non-commissioned officers, public security workers, cipher officers and other people working in cryptographic organizations who are paid from the state budget;
b) Pensioners;
c) People having lost their ability to work or quitting their jobs who are entitled to monthly social insurance benefits;
d) Employees with indefinite-term labor contracts.
2. Households directly engaged in agricultural production who are supported for training, job conversion and job search as prescribed in Point a, Clause 1, Article 109 of the Land Law are households who are using agricultural land with at least one member having income from agricultural production on that land at the time of approval of the compensation plan and do not fall into the cases prescribed in points a, b, c and d of clause 1 of this Article.
3. The amounts of support for training, job conversion and job search as prescribed in Article 109 of the Land Law is prescribed by the Province-level People’s Committee based on the actual circumstances in the province. However, this support shall not exceed 5 times the price of the same type of agricultural land as listed in the local land price schedule for the entire area of expropriated agricultural land, and must also comply with the provincial agricultural land allocation limit as prescribed in Article 176 of the Land Law.
4. For households and individuals using land under a land allocation contract, or households and individuals who have been leased orchards to plant, care for, and harvest crops, and who are eligible for training, job conversion, and job seeking support as prescribed in points c and d, clause 1, Article 109 of the Land Law, a land allocation contract is required.
Article 23. Resettlement support upon land expropriation by state
1. In cases where households, individuals, or overseas Vietnamese who are eligible for resettlement support as prescribed in Clause 8, Article 111 of the Land Law wish to arrange their own accommodation may, in addition to being compensated for land in cash, also receive financial support to arrange their own accommodation.
2. The Province-level People’s Committee shall, based on the scale of the expropriated residential land area, the number of household members and specific conditions in the province, prescribe the appropriate support amount in Clause 1 of this Article.
Article 24. Resettlement arrangement
1. The minimum resettlement allowance as prescribed in Clause 8, Article 111 of the Land Law shall be implemented as follows:
a) The minimum resettlement allowance shall be prescribed in the form of residential land, housing, or monetary compensation to suit the choice of the resettled person;
b) In cases where the minimum resettlement allowance is prescribed in the form of residential land or housing, the area of residential land for resettlement shall not be smaller than the minimum area as prescribed by the Province-level People’s Committee on the minimum area in Clause 2, Article 220 of the Land Law, and the area of resettlement housing shall not be smaller than the minimum apartment area as prescribed by housing law.
If the minimum resettlement allowance is prescribed in the form of housing, the area of resettlement housing shall not be smaller than the minimum apartment area as prescribed by housing law.
If the minimum resettlement allowance is calculated in monetary compensation, the amount of money for the minimum resettlement allowance shall be equivalent to the value of a minimum resettlement allowance in the form of residential land or housing at the resettlement location;
c) Based on Point a and Point b of this Clause and the specific circumstances of the province, the Province-level People’s Committee shall prescribe the minimum resettlement allowance in the form of residential land, housing, or a combination of housing and monetary compensation.
2. Individuals who are using state-owned housing that falls within the land expropriation area and have to demolish their houses without any other place to live in the district where the land is expropriated shall be supported with rental housing at the resettlement location; the rental price shall be the rental price of state-owned housing; the rented house at the resettlement location shall be sold to the tenant in accordance with the law on housing on the sale of state-owned housing to tenants; in cases where the person whose house is being expropriated has a need and the locality has a residential land fund, a resettlement housing fund, commercial housing, or social housing, they shall be considered for allocation of residential land with land levies, sale of housing; in cases of self-arranging a new place to live, they shall be supported with money.
The Province-level People’s Committee shall prescribe the support for renting housing, allocating residential land, selling housing, and providing financial support for self-arranging accommodation as prescribed in this clause.
3. In cases where projects for national defense, security, transportation, irrigation, technical infrastructure, or social infrastructure require the expropriation of residential land within a plot of land with a house, and the land owner wishes to resettle within that place by exchanging the location of the residential land to the rear within the remaining agricultural land area of the plot after expropriation, the resettlement arrangement in this case shall be carried out as follows:
a) On-site resettlement shall be arranged by allowing the change of land use from agricultural land to residential land within the land allocation limits prescribed in Clause 2, Article 195 and Clause 2, Article 196 of the Land Law;
b) Land levies shall be exempted when changing land use from agricultural land to residential land for resettlement as prescribed in point a of this clause for an area equal to the expropriated residential land area in cases where the land owner agrees to compensation for agricultural land for the expropriated land area.
4. Regarding the land fund and housing fund for resettlement arrangement, the following regulations shall apply:
a) The compensation agency shall implement resettlement projects or receive the transfer of the right to use residential land, commercial housing, or social housing for resettlement for cases prescribed in Article 111 of the Land Law;
b) The funding for implementing resettlement projects or receiving the transfer of the right to use residential land, commercial housing, or social housing as prescribed in point a of this clause shall be advanced from the state budget, the Land Development Fund, or other investment development funds, entrusted funds, or from the investor voluntarily advancing compensation, support, and resettlement funds;
c) The establishment, appraisal, approval, inspection, and finalization of resettlement projects; appraisal and approval of the design and construction of resettlement projects shall be carried out in accordance with the law on housing, the law on construction, the law on public investment, and other relevant laws;
d) The purchase of commercial housing or social housing for resettlement shall be carried out in accordance with the law on housing and other relevant laws.
Section 5. ALLOCATION OF FUNDING AND PAYMENT OF COMPENSATION, SUPPORT, AND RESETTLEMENT
Article 25. Payment of compensation, support, and resettlement
1. The deduction of the amount of outstanding land-related financial obligations from the amount of compensation as prescribed in Clause 6, Article 94 of the Land Law shall be carried out as follows:
a) The amount of outstanding land-related financial obligations shall include land levies, land rents payable to the State, and late payment interests (if any) but not yet paid at the time of approval of the compensation plan;
b) The amount of outstanding financial obligations as prescribed in point a of this clause shall be determined in accordance with the law on collection of land levies and land rents.
In cases where the amount of outstanding financial obligations at the time of approval of the compensation plan is greater than the amount of compensation, the household or individual may defer the payment of the difference; if the household or individual is resettled, after deducting the compensation amount from the amount to be allocated for residential land or the purchase of housing at the resettlement location and the remaining amount is less than the amount of outstanding financial obligations, the household or individual may defer the payment of the difference;
c) The compensation amount to be deducted from the outstanding financial obligations includes the compensation amount for land and the compensation amount for remaining investment costs in the land (if any).
Amounts of compensation for relocation costs, property damage, business interruption, and other support amounts shall not be deducted from the outstanding land-related financial obligations.
2. In cases of compensation by allocating new land, allocating residential land and resettlement housing, allocating resettlement housing, if there is a difference in value, the difference shall be paid in cash according to the following regulations:
a) In case the compensation for land is greater than the value of the land and housing, or housing in the resettlement area, the resettled person shall receive the difference;
b) In case the compensation for land is less than the value of the land and housing, or housing in the resettlement area, the resettled person shall pay the difference, except as provided in Clause 1, Article 24 of this Decree.
3. When determining the amount of land compensation that the expropriated land user receives as prescribed in this Decree, the amount of land levies and land rents payable as when the land use right certificate is granted at the time of approval of the compensation plan shall be deducted.
4. The division of compensation and support for persons having joint rights to land use and property on land when the State expropriates land shall be carried out in accordance with the agreement of the persons having joint rights to land use and property on land as prescribed by the civil law.
5. In cases where the expropriated land or property is subject to a dispute that has not yet been resolved, the compensation amount shall be deposited in a deposit account of the compensation agency opened at a commercial bank in which the State holds a controlling stake at a non-term interest rate, and after the competent regulatory agency has resolved the dispute, it shall be paid to the land user or owner of the property.
Article 26. Deferral of land levy payment upon resettlement land allocation
1. Entity eligible for deferral of land levy payment as prescribed in Clause 3, Article 111 of the Land Law is the resettled person whose compensation amount is less than the land levy payable upon resettlement land allocation, if they wish to defer payment of the land levy and commit to hand over the site according to the schedule.
2. The land price for calculating the deferred land levy is the land price determined according to the land price list at the time of approval of the compensation plan.
When paying the deferred land levy, the land user shall pay the debt according to the amount of land levy recorded on the Certificate of land use rights.
3. The amount of deferred land levy for households and individuals as prescribed in Clause 1 of this Article shall be determined by the difference between the land levy payable when the household or individual is allocated resettlement land minus (-) the value of compensation for land.
In cases of entities entitled to resettlement support, if the amount of land levy payable is greater than the minimum resettlement allowance, the payment of land levy may be deferred.
4. Households and individuals who are eligible for deferral of land levy payment as prescribed in Clause 1 of this Article must pay in full the outstanding land levy before transferring, assigning, gifting, mortgaging, or contributing their land use right. In cases where the land use right is inherited or gifted in accordance with the law but the land levy has not been fully paid, the heir or donee who is certified by the People's Committee of the commune as belonging to a poor or near-poor household may continue to defer payment.
5. The procedures for deferral, payment, write-off of land levy debt for households and individuals who are entitled to defer land levy payments as prescribed in Clause 1 of this Article shall be carried out in accordance with the law on the collection of land levies and land rents.
Article 27. Costs to ensure the implementation of compensation, support, and resettlement
1. The compensation agency shall be responsible for preparing an estimate of the costs to ensure the implementation of compensation, support, and resettlement for each project as follows:
a) For expenditures that have been set at fixed rates, standards, and unit prices by a competent state agency, the current regulations shall apply;
b) For expenditures that have not been set at fixed rates, standards, and unit prices, estimates shall be prepared based on actual conditions that are suitable for the specific characteristics of each project and local realities;
c) Costs for printing documents, office supplies, fuel, logistics, and administrative support services shall be calculated based on the actual needs of each project.
2. The authority competent to approve the compensation plan shall decide on the approval of the costs to ensure the implementation of compensation, support, and resettlement.
3. In cases where it is necessary to carry out compulsory land expropriation, the compensation agency shall prepare an estimate of the costs for organizing and implementing the compulsory expropriation and submit it to the competent regulatory agency for approval of the compensation plan. The arrangement of funds for organizing and implementing the compulsory expropriation of land shall be as follows:
a) In cases where land is allocated without collecting land levies, land is allocated or leased but is exempt from paying land levies and land rents, this fund shall be arranged and accounted for in the project investment capital;
b) In cases where the State expropriates land to create a clean land fund for allocation or lease through auction, this fund shall be advanced from the Land Development Fund;
c) In cases where the investor voluntarily advances compensation amount, this fund shall be deducted from the amount of land levies and land rents payable.
4. Detailed costs to ensure the implementation of compensation, support, and resettlement prescribed in Clause 1 of this Article include:
a) Costs for holding meetings with land users and property owners in the expropriated area to disseminate and publicize policies and laws on compensation, support, and resettlement when the State expropriates land and to receive opinions, organize mobilization of land users and related property owners to implement the decision to expropriate land for the project;
b) Costs for investigation, survey, recording of the current status, measurement, inventory, statistics, classification of land area, and identification of the origin of land and property on expropriated land, including: Distributing declaration forms, guiding land users and property owners to declare; surveying cadastral plots for plots in areas where there is no cadastral map for serving compensation and site clearance; measuring and determining the actual area of plots within the boundaries of the expropriated land for the project (if any) of each expropriated land user as the basis for implementing compensation, support, and resettlement when the State expropriates land in cases where re-measurement is required; inventorying the number of houses, structures, crops, livestock, and other assets damaged when the State expropriates land of each property owner; checking and comparing the declaration with the inventory results, determining the level of damage for each specific land user or property owner; calculating the value of losses of land, houses, structures, crops, livestock, and other assets, costs of publishing in newspapers and broadcasting on radio or television;
c) Costs for the preparation, appraisal, approval, and public announcement of the compensation plan from the calculation and determination of the compensation amount to the approval of the plan and the public announcement of the compensation plan;
d) Costs for paying the compensation amounts in accordance with the compensation plan approved by the competent regulatory agency as prescribed;
dd) Costs for serving the guidance on implementation and resolution of difficulties in the implementation of the compensation plan approved by the competent regulatory agency as prescribed;
e) Costs for renting offices, hiring and purchasing machinery and equipment for the implementation of compensation, support, and resettlement activities of the compensation agency and the appraisal agency;
g) Costs for printing, photocopying documents, stationery, communication (postal, telephone), and gasoline;
h) Costs for hiring labor to carry out compensation, support, and resettlement activities (if any). The hiring of labor shall be decided by the head of the compensation agency, as prescribed in the internal expenditure regulations, and shall only be carried out when the compensation agency does not have sufficient personnel to carry out the work and shall not be carried out for tasks that overlap with the personnel of the compensation agency;
i) Other expenses directly related to the organization of compensation, support, and resettlement.
5. Detailed costs for organizing and implementing compulsory inventory and compulsory land expropriation:
a) Costs for notifying, publicizing, and mobilizing the relevant entities to abide by the decision on compulsory inventory and the decision on compulsory land expropriation;
b) Costs for purchasing materials, fuel, hiring vehicles, protective equipment, medical equipment, fire prevention equipment, and other necessary equipment to serve the implementation of compulsory inventory and compulsory land expropriation;
c) Costs for serving the work of organizing the enforcement of the decision on compulsory inventory and compulsory land expropriation;
d) Costs for sealing, demolishing, dismantling, and transporting assets; relocating the person subject to coercion and related persons out of the coerced land, renting premises, hiring labor, and means of preserving assets, and other legal actual costs directly serving the preservation of assets when implementing compulsory land expropriation in case the owner of the assets fails to make payments;
dd) Costs for filming and taking photographs to serve the implementation of compulsory inventory and compulsory land expropriation;
e) Costs for protection and prevention of re-occupation of land after compulsory land expropriation of the coerced land plot until the completion of site clearance;
g) Other expenses directly related to the organization of compulsory inventory and compulsory land expropriation.
6. Salaries, salary-based contributions, and allowances as prescribed by the regulations of the compensation agency related to the organization of compensation, support, resettlement, compulsory inventory, and compulsory land expropriation under the financial mechanism applicable to that organization.
Salaries and salary-based contributions shall be determined in accordance with current legal provisions.
7. The preparation, approval, use, and settlement of the budget to ensure the organization of compensation, support, resettlement, compulsory inventory, and compulsory land expropriation shall be carried out in accordance with the provisions of the law on the budget and the law on public investment.
8. The Province-level People’s Committee shall, based on the actual circumstances in the province, prescribe the expenditure amounts to ensure the organization of compensation, support and resettlement; in cases where the locality has not yet prescribed the expenditure amounts to ensure the organization of compensation, support and resettlement, the compensation agency shall prepare an estimate and settle the costs to ensure the organization of compensation, support and resettlement for each project according to the norms, standards and unit prices prescribed by the competent regulatory agency, and submit them to the agency competent to approve the compensation plan.
Article 28. Funding for compensation, support, and resettlement
1. Funding for compensation, support, and resettlement is stipulated in Clause 1, Article 94 of the Land Law. The determination of the funding for compensation, support, and resettlement must follow the compensation plan approved by the competent authority.
2. The funding for compensation, support, and resettlement when the State expropriates land for projects is regulated as follows:
a) The funding for compensation, support, and resettlement is included in the total investment of the project;
b) Ministries and agencies must provide the necessary funds for compensation, support, and resettlement for projects they undertake that are approved by the National Assembly, the Prime Minister, and projects where ministries and agencies are the investor or investment decision-maker;
c) Province-level People’s Committees must provide the necessary funds for compensation, support, and resettlement for projects under the authority of the Province-level People's Council and projects as prescribed in point b of this clause but the Province-level People’s Committees are assigned to provide the necessary funds for compensation, support, and resettlement in accordance with the law;
d) In case the investor voluntarily advances the compensation, support, and resettlement funds to the compensation agency, the investor shall be responsible for providing the necessary funds for compensation, support, and resettlement.
Article 29. Responsibilities for organization of compensation, support, and resettlement
1. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, economic groups, corporations, and public sector entities having investment projects that require land expropriation shall coordinate with the People's Committees at all levels and compensation agencies during the implementation process; and shall provide necessary funds for compensation, support, and resettlement as prescribed in this Decree.
2. The Province-level People's Committee shall lead the organization of compensation, support, and resettlement when the State expropriates land as prescribed in this Decree.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall inspect the implementation of compensation, support, and resettlement when the State expropriates land as prescribed in this Decree.
1. This Decree comes into force as of August 1, 2024.
2. The following decrees cease to be effective from the effective date of this Decree:
a) Decree No. 47/2014/ND-CP dated May 15, 2014 of the Government;
b) Decree No. 06/2020/ND-CP dated January 3, 2020 of the Government on amendments to the Decree No. 47/2014/ND-CP.
3. Annul certain provisions of related Decrees:
a) Annul Article 4 of Government Decree No. 01/2017/ND-CP of January 06, 2017;
b) Annul Article 2 of Government Decree No. 148/2020/ND-CP of December 18, 2020.
Article 31. Transitional provisions
1. In cases where a decision on land expropriation has been issued in accordance with land law regulations before this Decree takes effect but the approval for compensation plan has not yet been issued by the competent regulatory agency, the compensation, support, and resettlement shall continue to be implemented in accordance with this Decree.
2. In cases where a decision on land expropriation and the approval for compensation plan have been issued in accordance with land law regulations before this Decree takes effect but they have not been implemented, the approved compensation plan shall continue to be implemented; the handling of delayed compensation payments shall be carried out in accordance with the law at the time the State issued the decision on land expropriation.
3. For investment projects whose compensation, support, and resettlement policy framework has been approved by the Prime Minister before this Decree takes effect, but the locality has not yet approved the compensation plan, the more favorable policies for land losers as determined in the compensation, support, and resettlement policy framework and the provisions of this Decree shall be applied.
4. For investment projects for which the Prime Minister has decided on a specific policy on compensation, support, and resettlement before this Decree takes effect, but the locality has not yet approved the compensation plan, the more favorable policies for land losers as determined in the Prime Minister’s decision and specific policy regulations and the more favorable provisions of this Decree shall be applied when implementing compensation, support, and resettlement.
5. In cases where a competent regulatory agency has approved the budget estimate for ensuring the organization of compensation, support, and resettlement, forced inventory, and forced land expropriation before this Decree takes effect, the implementation shall continue to be carried out in accordance with the provisions of the law guiding the implementation of the 2013 Land Law on the preparation, use, and settlement of the budget for organizing compensation, support, and resettlement when the State expropriates land.
Article 32. Responsibility for implementation
1. Ministries and Province-level People’s Committees shall be responsible for guiding the implementation of the articles and clauses assigned in this Decree and reviewing the issued documents to amend, supplement or replace them in accordance with the provisions of this Decree to take effect simultaneously with this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees, relevant organizations and individuals shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |