Số hiệu: | 88/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 31/12/2019 |
Ngày công báo: | 30/11/2019 | Số công báo: | Từ số 917 đến số 918 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Ngày 14/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Theo đó, hành vi giao dịch, báo giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ không đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng (hiện hành phạt từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng).
Ngoài ra, hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ sẽ được xử phạt theo các mức cụ thể như sau (thay vì mức phạt chung từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng như hiện nay):
- Phạt cảnh cáo nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD;
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD hoặc có giá trị dưới 1.000 USD mà tái phạm, vi phạm nhiều lần;
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD;
- Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100.000 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần.
Nghị định 88/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/12/2019 và thay thế Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2019 và thay thế Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính về tiền tệ và ngân hàng xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện nhưng còn thời hiệu xử phạt hoặc đang trong quá trình xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng để giải quyết.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
IMPLEMENTATION
This Decree comes into force from December 31, 2019 and supersedes the Government’s Decree No. 96/2014/ND-CP dated October 17, 2014.
1. Administrative violations in monetary and banking sector committed before this Decree comes into force and discovered afterwards but before the expiration of their prescriptive periods or currently taken into consideration shall be handled in accordance with regulations that are advantageous to the violating entities.
2. In case there is a complaint filed against a decision on imposition of administrative penalty in monetary and banking sector which has been issued or implemented before this Decree comes into force, the complaint shall be solved in accordance with the Government’s Decree No. 96/2014/ND-CP dated October 17, 2014.
Article 59. Responsibility for implementation
SBV’s Governor, Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall be responsible for the implementation of this Decree./.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực