Chương III Nghị định 88/2016/NĐ-CP: Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
Số hiệu: | 88/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 28/07/2016 | Số công báo: | Từ số 781 đến số 782 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 88/2016/NĐ-CP quy định về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua việc hình thành quỹ hưu trí từ sự đóng góp tự nguyện của người tham gia và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản hưu trí cá nhân; việc quản lý, đầu tư, chi trả và giám sát quỹ hưu trí.
1. Tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, thiết lập và hoạt động quỹ hưu trí
2. Chi trả từ quỹ hưu trí
3. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Là doanh nghiệp thành lập hợp pháp tại Việt Nam được phép hoạt động trong các lĩnh vực: Bảo hiểm nhân thọ, quản lý quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng được các Điều kiện sau:
a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đủ Điều kiện triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hưu trí;
b) Đối với công ty quản lý quỹ phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quỹ; tổng giá trị tài sản quản lý tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, đang hoạt động quản lý quỹ mở hoặc quỹ trái phiếu.
2. Không phải là tổ chức nằm trong diện đang được tái cơ cấu hoặc bị kiểm soát, giám sát đặc biệt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Có dự thảo Điều lệ quỹ đối với mỗi quỹ hưu trí dự kiến thành lập đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này.
4. Có hợp đồng nguyên tắc ký kết với các tổ chức cung cấp dịch vụ sau:
a) Tổ chức lưu ký tài sản quỹ hưu trí theo quy định tại Điều 15 Nghị định này;
b) Ngân hàng giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí và quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
5. Có phương án kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Kế hoạch và chiến lược hoạt động quản lý quỹ hưu trí trong 05 năm tiếp theo;
b) Dự kiến doanh thu và chi phí trong 05 năm tiếp theo;
c) Phương án về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý từng tài Khoản hưu trí cá nhân đảm bảo thực hiện các hoạt động đóng góp, đầu tư, thanh toán chi phí, thuế, tiền phạt và chi trả các đối tượng liên quan;
d) Có mẫu hợp đồng khung về tham gia quỹ hưu trí đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này.
6. Có tối thiểu 05 người lao động có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực quản lý quỹ hưu trí, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quản lý quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. Trong đó phải có tối thiểu 03 nhân viên nghiệp vụ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp hoặc là thành viên của Hiệp hội các nhà phân tích tài chính (CFA).
7. Có quy trình quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ.
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh (thông tin về mã số doanh nghiệp).
2. Bản sao Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu).
3. Bản sao hợp đồng nguyên tắc với tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát.
4. Phương án kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ:
a) Kế hoạch và chiến lược hoạt động quản lý quỹ hưu trí;
b) Dự kiến doanh thu và chi phí trong 05 năm tiếp theo;
c) Phương án về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý từng tài Khoản hưu trí cá nhân đảm bảo thực hiện các hoạt động đóng góp, đầu tư, thanh toán chi phí, chi trả cho người tham gia quỹ và người sử dụng lao động, thanh toán thuế thu nhập cá nhân;
d) Mẫu hợp đồng khung về tham gia quỹ hưu trí đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này.
5. Tài liệu chứng minh có tối thiểu 05 người lao động đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 34 Nghị định này, bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
a) Bản sao hợp đồng lao động (Bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu);
b) Sơ yếu lý lịch của người lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nêu rõ quá trình công tác và các chứng chỉ, bằng cấp nếu có);
c) Bản sao các chứng chỉ theo quy định tại Khoản 6 Điều 34 Nghị định này.
6. Quy trình quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ.
1. Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 35 Nghị định này đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu (nếu có) và gửi 02 bộ hồ sơ chính thức để thẩm định.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các đơn vị có liên quan thẩm định, xem xét hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Nội dung thẩm định hồ sơ theo các Điều kiện quy định tại Điều 34 Nghị định này.
1. Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh có những nội dung cơ bản sau:
a) Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
b) Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
c) Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh;
đ) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
e) Nội dung và phạm vi hoạt động.
2. Trường hợp cấp lại hoặc Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh thì ghi rõ số lần cấp lại hoặc số lần Điều chỉnh và sử dụng số chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh đã được cấp lần đầu cho doanh nghiệp.
1. Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh được cấp lại trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng;
b) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp) và tiếp tục đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Điều 34 Nghị định này.
2. Quy trình, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh gồm:
- Bản gốc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh (trừ trường hợp bị mất);
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh, Bộ Tài chính xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh.
3. Quy trình, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh;
- Hồ sơ chứng minh doanh nghiệp tiếp tục đáp ứng đủ các Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 34 Nghị định này bao gồm các văn bản, tài liệu quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 35 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, xem xét hồ sơ để cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải làm thủ tục đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi tại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 37 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh bao gồm:
a) Đơn đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh, trong đó nêu rõ lý do Điều chỉnh;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh đã được cấp lần gần nhất;
c) Tài liệu chứng minh nội dung đề nghị Điều chỉnh.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, xem xét hồ sơ để Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi về những nội dung sau đây, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính:
1. Thuộc diện tái cơ cấu hoặc kiểm soát, giám sát đặc biệt.
2. Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí.
3. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
4. Thay đổi về tổ chức lưu ký.
5. Thay đổi về ngân hàng giám sát.
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau đây:
a) Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí;
b) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Quy trình thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh:
a) Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh tự động bị hết hiệu lực đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính về quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp phải chấm dứt ngay các hoạt động quản lý quỹ hưu trí kể từ thời Điểm Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh tự động bị hết hiệu lực.
4. Trường hợp doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh, Bộ Tài chính chỉ định một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí khác tiếp nhận việc quản lý các quỹ hưu trí đang quản lý bởi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh. Doanh nghiệp được chỉ định phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí và đang thực hiện quản lý tối thiểu 01 quỹ hưu trí.
5. Người tham gia quỹ được lựa chọn tiếp tục tham gia quỹ hưu trí được quản lý bởi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo chỉ định của Bộ Tài chính hoặc yêu cầu chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân sang quỹ hưu trí quản lý bởi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí khác.
1. Quyền của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí:
a) Quyết định về số lượng quỹ hưu trí và chính sách đầu tư quỹ hưu trí;
b) Ký hợp đồng quản lý quỹ hưu trí;
c) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan;
d) Quyết định việc đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều lệ quỹ và các quy định tại Nghị định này.
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí:
a) Thành lập, đầu tư và quản lý quỹ hưu trí theo quy định tại Nghị định này;
b) Xây dựng và ban hành Điều lệ quỹ hưu trí đối với mỗi quỹ được thành lập;
c) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát;
d) Quyết định việc đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều lệ quỹ và quy định tại Nghị định này;
đ) Thực hiện kế toán quỹ hưu trí hoặc ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán quỹ hưu trí cá nhân theo quy định tại Nghị định này;
e) Thực hiện quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân hoặc ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Nghị định này;
g) Chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân giữa các quỹ hưu trí quản lý bởi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và chuyển sang doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí khác theo quy định tại Nghị định này;
h) Thực hiện công bố thông tin, hạch toán, kế toán và báo cáo theo quy định tại Nghị định này;
i) Đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ (nếu có) theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
VOLUNTARY RETIREMENT FUND MANAGEMENT COMPANIES
Article 34. Conditions for issuance of Certificate of eligibility
1. A retirement fund management company must be established under the law of Vietnam and be licensed to operate in life insurance and/or fund management sectors in accordance with regulations of specialized laws, and must satisfy all of the following conditions:
a) A life insurance company must satisfy all conditions for developing retirement insurance products in accordance with regulations of the law on retirement insurance business;
b) A fund management company must have at least 05 years of experience in the fund management sector; total value of assets of open funds or bond funds under its management must be at least VND 1,000 billion.
2. A retirement fund management company must not be in the restructuring planning or under the special control or supervision upon regulatory body’s decision.
3. The draft of the retirement fund’s charter is required for each retirement fund which will be established in conformity with regulations in Article 14 of this Decree.
4. A retirement fund management company must enter into principle contracts with the following service providers:
a) The depository institution to hold assets of retirement funds as referred to in Article 15 of this Decree;
b) The supervisory bank to supervise operations of retirement funds and manage individual retirement accounts as referred to in Article 16 of this Decree.
5. The retirement fund management company must have plans for running retirement fund management service, consisting of the following contents:
a) Operating plans and strategies of retirement funds in the next 05 years;
b) Estimated revenues and expenses in the next 05 years;
c) Plans on information technology infrastructure for managing each individual retirement account in order to ensure the making of contributions, investments, payment of expenses, taxes and fines, and other payments to relevant entities;
d) Framework contracts for retirement fund participation must be available in conformity with regulations in Article 19 of this Decree.
6. At least 05 employees who have at least 05 years of experience in retirement fund management, securities investment fund management or policyholder fund management are contracted. Among which at least 03 employees have fund management practicing certificates granted by the State Securities Commission of Vietnam or are members of chartered financial analyst associations (CFA).
7. Risk management process and internal control system must be available.
Article 35. Application for issuance of Certificate of eligibility
1. The application form for issuance of Certificate of eligibility (information about the enterprise’s code)
2. The copy of the license to operate in specialized sector (The copy originated from the master register or certified by competent authority, or the copy without certification provided that it must be enclosed with its original for comparison).
3. Copies of principle contracts signed with the depository institution and the supervisor bank.
4. The plan for running retirement fund management service:
a) Operating plans and strategies of retirement funds;
b) Estimated revenues and expenses in the next 05 years;
c) Plans on information technology infrastructure for managing each individual retirement account in order to ensure the making of contributions, investments, payment of expenses, payments to fund participants and employers, and payment of personal income tax;
d) Framework contracts for retirement fund participation in conformity with regulations in Article 19 of this Decree.
5. Documents proving that at least 05 employees meet conditions in Article 34 of this Decree, including the following documents:
a) Copies of labour contracts (copies certified by competent authorities or copies without certification provided that they must be enclosed with their originals for comparison);
b) Employees’ curricula vitae which must be certified by competent authorities (working experience and qualifications (if any) are specified);
c) Copies of certificates as referred to in Clause 6 Article 34 of this Decree.
6. Risk management process and internal control system.
Article 36. Procedures for issuance of Certificate of eligibility
1. The company shall submit 01 set of the application for issuance of Certificate of eligibility as referred to in Article 35 of this Decree to Ministry of Finance for checking its sufficiency and validity.
2. Within 05 working days from the receipt of the application, Ministry of Finance shall make the notice of the sufficiency and validity of the application, and request the applicant to supplement documents (if any) and send 02 sets of the valid application for appraisal.
3. Within 30 working days from the receipt of the valid application, Ministry of Finance shall take charge and coordinate with Ministry of Labour – War Invalids and Social Affairs, Ministry of Planning and Investment and relevant entities to appraise and consider the application, and issue Certificate of eligibility. If the application is rejected, Ministry of Finance shall give written reasons to the applicant.
4. The application shall be appraised in accordance with contents stated in Article 34 of this Decree.
Article 37. Certificate of eligibility
1. A Certificate of eligibility shall consist of the following contents:
a) Name of the retirement fund management company;
b) Main office’s address and website of the retirement fund management company;
c) Number and issued date of business registration certificate;
d) Number and issued date of Certificate of eligibility;
dd) Legal representative of the retirement fund management company;
e) Contents and scope of operations.
2. In case of re-issuance or amendment of Certificate of eligibility, the time of re-issuance or amendment must be specified, and the number of the initially issued certificate of eligibility shall be remained.
Article 38. Re-issuance of Certificate of eligibility
1. A Certificate of eligibility shall be re-issued in the following cases:
a) The issued Certificate of eligibility is lost or damaged;
b) The retirement fund management company carries out the restructuring (separation, division, amalgamation, merging or change of type of the company) and remain its satisfaction of conditions in Article 34 of this Decree.
2. Procedures for re-issuance of Certificate of eligibility in the cases stated in Point a Clause 1 of this Article:
a) The application for re-issuance of Certificate of eligibility shall consist of:
- The original of the issued Certificate of eligibility (except for the cases where the issued certificate of eligibility is lost);
- The application form for re-issuance of Certificate of eligibility.
b) Within 05 working days from the receipt of the application form for re-issuance of certificate of eligibility, Ministry of Finance shall consider and re-issue Certificate of eligibility.
3. Procedures for re-issuance of Certificate of eligibility in the cases stated in Point b Clause 1 of this Article:
a) The application consists of:
- The application form for re-issuance of Certificate of eligibility;
- Documents proving the applicant’s satisfaction of conditions for issuance of Certificate of eligibility as referred to in Article 34 of this Decree, including documents and papers prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 Article 35 of this Decree.
b) Within 15 working days from the receipt of the valid application, Ministry of Finance shall take charge and coordinate with Ministry of Labour – War Invalids and Social Affairs to appraise and consider the application, and re-issue Certificate of eligibility. If the application is rejected, Ministry of Finance shall give written reasons to the applicant.
Article 39. Amendment of Certificate of eligibility
1. The retirement fund management company must carry out the procedures for amendment of Certificate of eligibility within 10 working days from the date on which the change of contents in Certificate of eligibility as prescribed in Article 37 of this Decree occurs.
2. The application for amendment of Certificate of eligibility consists of:
a) The application form for amendment of Certificate of eligibility, including reasons for amendment;
b) The original of the latest Certificate of eligibility;
c) Documents proving amended contents.
3. Within 15 working days from the receipt of the valid application, Ministry of Finance shall take charge and coordinate with Ministry of Labour – War Invalids and Social Affairs to appraise and consider the application in order to amend Certificate of eligibility. If the application is rejected, Ministry of Finance shall give written reasons to the applicant.
Article 40. Changes to be informed to Ministry of Finance
Within 10 working days from the date on which any of the following changes occurs, the retirement fund management company must give a written notice to Ministry of Finance:
1. The retirement fund management company is subject to the restructuring planning or under the special control or supervision.
2. The retirement fund management company is dissolved or bankrupted, or itself terminates the provision of retirement fund management service.
3. The retirement fund management company has the business registration certificate, or the license to operate in insurance or securities investment fund management revoked.
4. There is a change of depository institution.
5. There is a change of supervisory bank.
Article 41. Revocation of Certificate of eligibility
1. A Certificate of eligibility which has been issued to a retirement fund management company shall be revoked in the following cases:
a) The retirement fund management company is dissolved or bankrupted, or itself terminates the provision of retirement fund management service;
b) The retirement fund management company has the business registration certificate, or the license to operate in insurance or securities investment fund management revoked.
2. Procedures for the revocation of Certificate of eligibility:
a) A Certificate of eligibility shall automatically be invalid in the cases referred to in Clause 1 of this Article;
b) Ministry of Finance shall make a decision on the revocation of Certificate of eligibility and publish it on the website of Ministry of Finance.
3. The retirement fund management company must terminate its activities relating to the retirement fund management immediately when Certificate of eligibility is automatically invalid.
4. If a retirement fund management company has its Certificate of eligibility revoked, Ministry of Finance shall appoint another qualified retirement fund management company to manage retirement funds which are under the management of the retirement fund management company having its Certificate of eligibility revoked. The appointed company must have Certificate of eligibility granted and presently manage at least 01 retirement fund.
5. Fund participants may maintain their participation in retirement funds which are managed by the retirement fund management company appointed by Ministry of Finance, or move their individual retirement accounts to retirement funds managed by other retirement fund management companies.
Article 42. Rights and obligations of a retirement fund management company
1. A retirement fund management company shall have the following rights:
a) Decide the number of retirement funds and investment policies of retirement funds;
b) Enter into contract for retirement fund management;
c) Select and sign contracts with depository institution, supervisory bank and relevant service providers;
d) Decide the retirement fund’s investments in conformity with the retirement fund’s charter and regulations in this Decree.
2.
A retirement fund management company must perform the following obligations:
a) Establish, invest and manage retirement funds in accordance with regulations in this Decree;
b) Formulate and promulgate the retirement fund’s charter for each established retirement fund;
c) Select and sign contracts with depository institution and supervisory bank;
d) Decide the retirement fund’s investments in conformity with the retirement fund’s charter and regulations in this Decree;
dd) Itself perform or enter into contract with accounting service provider to perform the retirement fund accounting in accordance with regulations in this Decree;
e) Manage individual retirement accounts or enter into contract with provider of management service of individual retirement accounts in accordance with regulations in this Decree;
g) Transfer individual retirement accounts between retirement funds under its management, and transfer them to other retirement fund management companies as referred to in this Decree;
h) Publish information, and make accounting and reporting in accordance with regulations in this Decree;
i) Make compensation to fund participants (if any) as referred to in Article 23 of this Decree.