Chương 4 Nghị định 86/2012/NĐ-CP: Kiểm tra nhà nước về đo lường
Số hiệu: | 86/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/10/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2019 |
Ngày công báo: | 01/11/2019 | Số công báo: | Từ số 643 đến số 644 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cân gian, bán thiếu là thu lợi bất chính
Các hành vi mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch vượt quá sai số cho phép được coi là hành vi thu lợi bất chính do vi phạm pháp luật về đo lường.
Đây là nội dung tại Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 hướng dẫn thi hành Luật đo lường.
Theo đó, số tiền thu lợi bất chính được xác định bằng lượng hàng hóa, dịch vụ sai lệch trong suốt thời gian vi phạm nhân với giá “thực” của hàng hóa.
Thời gian vi phạm là khoảng thời gian từ thời điểm bắt đầu có hành vi vi phạm đến khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện.
Lượng hàng hóa sai lệch đối với hàng đóng gói sẽ được xác định là tổng số đơn vị hàng đã bán trong thời gian vi phạm nhân với lượng thiếu.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/12/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giúp Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện:
a) Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;
b) Kiểm tra đột xuất đối với phép đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi phát hiện có hành vi vi phạm.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi địa phương.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra trong phạm vi địa phương như sau:
a) Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn;
b) Kiểm tra đột xuất đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi phát hiện có hành vi vi phạm.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm bán buôn, bán lẻ khác trên địa bàn đối với phép đo, phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan thực hiện kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này thực hiện kiểm tra trên địa bàn đối với phép đo, phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn.
6. Thanh tra khoa học và công nghệ, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường và cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thực hiện kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường.
1. Đoàn kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan thực hiện kiểm tra quyết định thành lập.
2. Thành phần của đoàn kiểm tra gồm Trưởng đoàn và thành viên khác. Số lượng thành viên đoàn kiểm tra tùy thuộc vào nội dung kiểm tra và do Thủ trưởng cơ quan thực hiện kiểm tra quyết định.
3. Trưởng đoàn là cán bộ quản lý thuộc cơ quan thực hiện kiểm tra. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đoàn: phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra; tổ chức lập biên bản kiểm tra hoặc biên bản vi phạm hành chính theo quy định; thông qua hồ sơ, biên bản để trình cơ quan ra quyết định kiểm tra, chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định.
4. Thành viên khác
a) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đo lường cần kiểm tra và làm nhiệm vụ kiểm tra về kỹ thuật đo lường;
b) Người của cơ quan thực hiện kiểm tra, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên khoa học và công nghệ, công an, quản lý thị trường, người của cơ quan, tổ chức khác được cử tham gia đoàn kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ theo phân công.
5. Thành viên đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, xử lý theo phân công và theo quy định của pháp luật.
6. Trưởng đoàn, cán bộ kỹ thuật quy định tại Điểm a và người của cơ quan thực hiện kiểm tra quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này phải có chứng chỉ hoàn thành khoá đào tạo nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức.
1. Kiểm tra đặc thù là nghiệp vụ kiểm tra có sử dụng phương tiện vận tải, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng thực hiện lấy mẫu kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường.
2. Kết quả kiểm tra đặc thù là cơ sở pháp lý để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đo lường của tổ chức, cá nhân.
3. Việc trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện vận tải chuyên dùng để thực hiện kiểm tra đặc thù được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
4. Kinh phí trang bị phương tiện vận tải, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng để thực hiện kiểm tra đặc thù được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm bố trí kinh phí trang bị phương tiện vận tải trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dùng để thực hiện kiểm tra đặc thù trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm được giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
5. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các biện pháp cần thiết để thực hiện kiểm tra đặc thù.
1. Việc kiểm tra nhà nước về đo lường được thực hiện trình tự, thủ tục sau đây:
a) Xuất trình quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp quyết định kiểm tra cho phép thực hiện kiểm tra đặc thù thì thực hiện lấy mẫu kiểm tra trước khi xuất trình quyết định kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra và theo trình tự, thủ tục kiểm tra kỹ thuật đo lường đối với từng nội dung cụ thể;
c) Lập biên bản kiểm tra. Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính về đo lường, Thanh tra viên khoa học và công nghệ là thành viên đoàn kiểm tra hoặc Trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý hoặc chuyển cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Mẫu biên bản vi phạm hành chính về đo lường do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
d) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật đo lường;
đ) Báo cáo cơ quan ra quyết định kiểm tra nhà nước về đo lường.
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể Điều này.
1. Hình thức phối hợp kiểm tra nhà nước về đo lường bao gồm:
a) Cử cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường;
b) Thông báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý vi phạm pháp luật về đo lường;
c) Chủ trì, phối hợp kiểm tra liên ngành theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên hoặc theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương.
2. Việc phối hợp kiểm tra phương tiện đo nhóm 2, lượng của hàng đóng gói sẵn nhóm 2 nhập khẩu thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan thực hiện kiểm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sự phù hợp với quy định về phê duyệt mẫu đối với phương tiện đo nhập khẩu, quy định về dấu định lượng đối với hàng đóng gói sẵn nhập khẩu tại cửa khẩu trên địa bàn;
b) Trường hợp kết quả kiểm tra khẳng định phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn nhập khẩu không phù hợp quy định, cơ quan thực hiện kiểm tra thông báo với tổ chức, cá nhân nhập khẩu và cơ quan hải quan. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu chịu trách nhiệm báo cáo với cơ quan hải quan việc thực hiện biện pháp khắc phục vi phạm hoặc tái xuất phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp khắc phục, cơ quan thực hiện kiểm tra chủ trì việc kiểm tra sau khi đã khắc phục và thông báo cho cơ quan hải quan;
c) Cơ quan hải quan chỉ cho phép thông quan khi phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn nhập khẩu phù hợp quy định.
3. Việc phối hợp kiểm tra phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn tại nơi sản xuất thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan thực hiện kiểm tra tiến hành kiểm tra phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn tại nơi sản xuất và xử lý theo quy định;
b) Khi phát hiện phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn tại nơi sản xuất không bảo đảm các quy định của pháp luật về đo lường hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất không hợp tác trong việc kiểm tra, cơ quan thực hiện kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan khác có thẩm quyền để xử lý theo quy định;
c) Cơ quan quản lý thị trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thực hiện kiểm tra trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường tại cơ sở sản xuất. Trường hợp phát hiện phương tiện đo, chuẩn đo lường, hàng đóng gói sẵn là hàng giả, cơ quan thực hiện kiểm tra thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền để xử lý;
d) Cơ quan thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về nội dung thông báo và hồ sơ đã chuyển cho các cơ quan quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản 3 Điều này. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để xử lý có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo lại kết quả xử lý cho cơ quan thực hiện kiểm tra.
4. Việc phối hợp kiểm tra phép đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn trong lưu thông, buôn bán, sử dụng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan thực hiện kiểm tra chủ trì kiểm tra phép đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn trong lưu thông, buôn bán, sử dụng và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật đo lường;
b) Khi phát hiện hành vi vi phạm và cần phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan thực hiện kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo lại cho cơ quan thực hiện kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường khi thực hiện phép đo, khi lưu thông, buôn bán, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn hoặc không hợp tác trong công tác kiểm tra thì cơ quan thực hiện kiểm tra đề nghị cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xử lý theo quy định;
c) Cơ quan quản lý thị trường phối hợp với cơ quan thực hiện kiểm tra, các cơ quan có liên quan khi có yêu cầu trong việc kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phép đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn; chủ trì giám sát tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong việc thực hiện quyết định của cơ quan thực hiện kiểm tra, cơ quan khác có thẩm quyền đối với phép đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn vi phạm; xử lý hành vi vi phạm quyết định đó;
d) Trường hợp phát hiện phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu không phù hợp quy định của pháp luật về đo lường, cơ quan thực hiện kiểm tra xử lý theo thẩm quyền và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thực hiện kiểm tra tại địa phương nơi nhập khẩu tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng việc nhập khẩu loại phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn đó;
đ) Trường hợp phát hiện phương tiện đo, chuẩn đo lường, lượng của hàng đóng gói sẵn sản xuất trong nước không phù hợp quy định của pháp luật về đo lường, cơ quan thực hiện kiểm tra xử lý theo thẩm quyền, xem xét, kiểm tra trong sản xuất; trường hợp phương tiện đo, chuẩn đo lường, hàng đóng gói sẵn đó được sản xuất tại địa phương khác thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thực hiện kiểm tra tại địa phương nơi sản xuất để xem xét, kiểm tra trong sản xuất;
e) Cơ quan thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về nội dung thông báo và hồ sơ gửi cho các cơ quan quy định tại các Điểm b, d và đ của Khoản 4 Điều này. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để xử lý có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo lại kết quả xử lý cho cơ quan thực hiện kiểm tra.
1. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường bao gồm:
a) Chi phí mua mẫu;
b) Chi phí thuê dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;
c) Các chi phí khác phải mua và thuê ngoài để phục vụ kiểm tra (không bao gồm các khoản chi thuộc hoạt động bộ máy, chi chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan thực hiện kiểm tra và cơ quan phối hợp kiểm tra đã được bố trí từ nguồn chi hoạt động thường xuyên hàng năm của đơn vị).
2. Khung mức chi kiểm tra nhà nước về đo lường được áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
3. Kinh phí lấy mẫu kiểm tra nhà nước về đo lường do cơ quan thực hiện kiểm tra chi trả và được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan thực hiện kiểm tra.
4. Trường hợp kết luận tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đo lường thì tổ chức, cá nhân vi phạm đó phải hoàn trả kinh phí lấy mẫu kiểm tra cho cơ quan thực hiện kiểm tra theo quy định của pháp luật.
5. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng kinh phí lấy mẫu kiểm tra do tổ chức, cá nhân vi phạm hoàn trả được áp dụng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
Article 13. The responsibility for metrological inspection
1. The Ministry of Science and Technology shall organize metrological inspection nationwide.
The Directorate for Standards, Metrology, and Quality shall assist the Ministry of Science and Technology in cooperating with relevant organizations in:
a) Carrying out periodic or irregular inspection of the calibration and test of measurement instruments and measurement standards;
b) Carrying out irregular inspection of the methods of measurement, measurement instruments, measurement standards, and the quantity of pre-packed goods at the request of competent agencies or when detecting violations.
2. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, within their ambit of tasks and power, shall cooperate with the Ministry of Science and Technology to organize the metrological inspection.
3. Provincial People’s Committees are responsible for the local metrological inspection.
The Sub-Departments of Standards, Metrology, and Quality affiliated to the Service of Science and Technology shall assist provincial People’s Committees in cooperating with relevant local organizations in:
a) Carrying out periodic or irregular inspection of the measurement standards, measurement instruments, measurement methods, quantity of pre-packed goods;
b) Carrying out irregular inspection of the inspection, calibration, and test of measurement instruments and measurement methods at the request of competent agencies or when detecting violations.
4. District-level People’s Committees shall be in charge and cooperate with the Sub-Departments of Standards, Metrology, and Quality and relevant organizations in carrying out inspection and markets, shopping malls, wholesale places and retail places locally, with regard to the measurement methods, measurement instruments, and quantity of pre-packed goods.
5. Commune-level People’s Committees shall cooperate with the inspecting agencies prescribed in Clause 1, Clause 3 and Clause 4 this Article in carrying out local inspection of the measure methods, measurement instruments, and quantity of pre-packed goods.
6. Inspectors of science and technology, the Customs, the Police, the Market management, and other organizations, within ambit of their functions, tasks, powers, shall cooperate with the inspecting agencies prescribed in Clause 1, Clause 3, and Clause 4 this Article in carrying out metrological inspection.
1. The head of the inspecting agency shall decide the establishment of the Inspectorate.
2. The Inspectorate comprises the Chief Inspector and other members. The number of the Inspectorate members depends on the inspection content and is decided by head of the inspecting agency.
3. The Chief Inspector must be a manager belonging to the inspecting agency. The Chief Inspector shall organize the performance of the Inspectorate: assign tasks to each member, be responsible for the inspection results; make inspection records or administrative violation records; pass and send the dossiers and records to the agency that make the decision on inspection, and send them to a competent agency or person to handle as prescribed.
4. Other members include
a) Technical officers, specialized in the discipline of measurement that needs inspection, shall inspect the measurement techniques;
b) The personnel of the inspecting agency, the persons assigned to perform specialized inspection; inspectors of science and technology, police officers, market management agents, the personnel of other organizations delegated to join the Inspectorate and perform duties according to the assignments.
5. The Inspectorate members are responsible for the inspection results, and work according to the assignment and law.
6. The Chief Inspector, the technical officers prescribed in Point a, and the personnel of the inspecting agency prescribed in Point b Clause 4 this Article must have a certificate of completing the course in metrological inspection held by the Directorate for Standards, Metrology, and Quality.
Article 15. Specialized inspection
1. Specialized inspection is the inspection using specialized instruments and means of transport to take samples before presenting the decision on inspection at the request of the State management agencies in charge of measurement.
2. The results of specialized inspection are the legal foundation for handling violations of measurement laws.
3. The equipment, management and use of specialized means of transport to carry out specialized inspection must comply with law provisions on the State budget and the management of State-owned property.
4. The budget for buying means of transport, equipment, and specialized instruments to carry out specialized inspection are arranged in the annual State budget expenditure estimates of Ministries, ministerial-level agencies, and provincial budget. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, and the Presidents of the provincial People’s Committees shall allocate budget for buying specialized instruments and means of transport for specialized inspection within the annual allocation of the State budget as prescribed by the Law on State budget.
5. The Ministry of Transport and the Ministry of Public Security shall cooperate with the Ministry of Science and Technology to guide the measures necessary for the specialized inspection.
Article 16. The procedures for metrological inspection
1. The metrological inspection is carried out under the following procedures:
a) Present the decision on inspection before the inspection. Take samples before presenting the decision on inspection if the present the decision on inspection allows the specialized inspection;
b) Carry out the inspection in accordance with the decision on inspection and the procedures for technical inspection of measuring applicable to each content;
c) Make the inspection record. If the act denotes administrative violations of measurements, the inspector of science and technology being a member of the Inspectorate, or the Chief Inspector shall make a record on the administrative violation and handle such violation, or send it to a competent agency or person to handle in accordance with law provisions on handling administrative violations. The form of the record on administrative violations of measurement shall be provided by the Minister of Science and Technology;
d) Handle the violations during the inspection as prescribed in Article 48 of the Law on metrology;
dd) Send reports to the agency that makes the decision on the metrological inspection
2. The Minister of Science and Technology shall specify this Article.
Article 17. The cooperation in the Metrological inspection
1. The methods of Metrological inspection in cooperation include:
a) Sending officers to join the inspection and handling of violations of measurement laws;
b) Notifying and sending dossiers to competent persons and competent agencies for handling the violations of measurement laws;
c) Cooperating in inter-sectoral inspection as guided by superior agencies or at the request of competent agencies affiliated to the Ministries in charge.
2. The cooperation in inspecting the measurement instruments of group 2 and the quantity of imported pre-packed goods of group 2 must comply with the following provisions:
a) The inspecting agency shall lead and cooperate with the customs in inspecting the conformity with the provisions on approving forms applicable to imported measurement instruments, and the provisions on quantitative stamps applicable to imported pre-packed goods at the local border-gates;
b) If the inspection results shows that the imported pre-packed goods and measurement instruments are not conformable, the inspecting agency shall notify the importers and the customs. The importers must report the rectification to the customs, or re-export such measurement instruments and pre-packed goods. The inspecting agency shall carry out the inspection after the rectification and notify the customs.
c) The customs only grant the customs clearance if the measurement instruments and pre-packed goods are conformable.
3. The cooperation in inspecting measurement instruments, measurement standards, and the quantity of pre-packed goods at the place of production must comply with the following provisions;
a) The inspecting agency shall inspect the measurement instruments, measurement standards, and the quantity of pre-packed goods at the place of production, and handle them as prescribed;
b) When discovering that the measurement instrument, the measurement standard, or the quantity of the pre-packed goods at the place of production is not conformable with law provisions on metrology, or the manufacturer is not cooperative, the inspecting agency shall handle such case intra vires, and or transfer the dossier to a specialized inspecting agency or another competent agency to handle;
c) The market management agency must cooperate with the inspecting agency during the metrological inspection at the place of production. if it is discovered that the measurement instruments, measurement standards, or pre-packed goods are counterfeit, the inspecting agency shall notify send the dossier to the market management agency, the police or other competent agencies to handle;
d) The inspecting agency must be responsible for the notification and the dossiers sent to the agencies prescribed in Point b and Point c of Clause 3 this Article. The agency that receives the dossier must handle it as prescribed by law and notify the results to the inspecting agency.
4. The cooperation in inspecting the measurement methods, measurement instruments, measurement standards, and the quantity of pre-packed goods in circulation must comply with the following provisions:
a) The inspecting agency is shall inspect the measurement methods, measurement instruments, measurement standards, and the quantity of pre-packed goods in circulation, and handle the inspection results as prescribed in Article 48 of the Law on metrology;
b) When discovering the violations and wishing to cooperate with a agency competent to handle administrative violations, the inspecting agency shall send the dossier to that agency and request it the carry out the procedures for handling administrative violations as prescribed by law provisions on handling administrative violations. The agency competent to handle administrative violations must notify the inspecting agency.of the results for monitoring.
If the trader fails to comply with law provisions on metrology when measuring and when trading or using the measurement instruments, measurement standards, and quantity of pre-packed goods, or is not cooperative during the inspection, the inspecting agency shall request the police, the market management agency, or other competent agencies to handle as prescribed;
c) The market management agency shall cooperate with the inspecting agency and relevant agencies in the metrological inspection of the measurements, the measurement instruments, the measurement standards, and the quantity of pre-packed goods; inspect the violator’s adherence to the decision made by the inspecting agency or other agencies competent to inspect the measurements, the measurement instruments, the measurement standards, and the quantity of the pre-packed goods; and handle the violations of such decision;
d) If the measurement instrument, or the quantity of the imported pre-packed goods is not conformable with the law provisions on metrology, the inspecting agency shall handle the case and notify the local inspecting agency to enhance the inspection at the border-gate, or request competent State agencies to make decisions on suspending or terminating the import of that measurement instruments or pre-packed goods;
dd) If the measurement instrument, or the quantity of the pre-packed goods produced at home is not conformable with the law provisions on metrology, the inspecting agency shall examine and inspect the production, if the measurement instrument, the measurement standard, or the pre-packed goods is produced in another locality, the inspecting agency shall send written notification to the local inspecting agency to examine and inspect the production;
e) The inspecting agency must be responsible for the notification and the dossiers sent to the agencies prescribed in Point b, d and dd of Clause 4 this Article. The agency that receives the dossier must handle it as prescribed by law and notify the results to the inspecting agency.
Article 18. The budget for taking samples for metrological inspection
1. The budget for taking samples for metrological inspection includes:
a) The cost of purchasing samples;
b) The cost of services of inspection, calibration, and testing;
c) Other costs serving the inspection (excluding the expenses on the management and professional operation of inspecting agencies and the agencies in cooperation that have been allocated from their annual regular budget).
2. The rate of expenditure on metrological inspection must comply with the guidance from the Ministry of Finance on the management and use of budget for the State inspection of product quality.
3. The cost of sampling for metrological inspection shall be paid by the inspecting agency, and included in the annual expenditure budget estimate of the inspecting agency.
4. The organizations and individuals that violate law provisions on metrology must return the cost of sampling to the inspecting agency as prescribed by law.
5. The collection, payment, and use of sampling cost paid by the violating organizations and individuals must comply with law provisions on the management and use of budget for the State inspection of product quality.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực