Chương 3 Nghị định 86/2012/NĐ-CP: Cách xác định thu lợi bất chính do vi phạm pháp luật về đo lường
Số hiệu: | 86/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/10/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2019 |
Ngày công báo: | 01/11/2019 | Số công báo: | Từ số 643 đến số 644 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cân gian, bán thiếu là thu lợi bất chính
Các hành vi mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch vượt quá sai số cho phép được coi là hành vi thu lợi bất chính do vi phạm pháp luật về đo lường.
Đây là nội dung tại Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012 hướng dẫn thi hành Luật đo lường.
Theo đó, số tiền thu lợi bất chính được xác định bằng lượng hàng hóa, dịch vụ sai lệch trong suốt thời gian vi phạm nhân với giá “thực” của hàng hóa.
Thời gian vi phạm là khoảng thời gian từ thời điểm bắt đầu có hành vi vi phạm đến khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện.
Lượng hàng hóa sai lệch đối với hàng đóng gói sẽ được xác định là tổng số đơn vị hàng đã bán trong thời gian vi phạm nhân với lượng thiếu.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/12/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thu lợi bất chính là số tiền thu được do vi phạm pháp luật về đo lường thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Thu lợi bất chính từ sản xuất, nhập khẩu, bán hàng đóng gói sẵn mà lượng của hàng đóng gói sẵn đó có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;
2. Thu lợi bất chính từ thực hiện phép đo trong mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch vượt quá giới hạn sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
1. Thời gian vi phạm pháp luật về đo lường là khoảng thời gian từ thời điểm bắt đầu có hành vi vi phạm đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm đó của tổ chức, cá nhân.
2. Thời điểm bắt đầu vi phạm pháp luật về đo lường để thu lợi bất chính quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này là thời điểm gần nhất với thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm và được xác định theo một trong các thời điểm sau đây:
a) Thời điểm bắt đầu bán hàng đóng gói sẵn được thể hiện trên hợp đồng, hóa đơn tài chính, tờ khai hải quan có xác nhận thông quan;
b) Thời điểm thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường gần nhất trước đó của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
3. Thời điểm bắt đầu hành vi vi phạm pháp luật về đo lường để thu lợi bất chính quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này là thời điểm gần nhất với thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm và được xác định theo một trong các thời điểm sau đây:
a) Thời điểm thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường gần nhất trước đó của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với phép đo;
b) Thời điểm kiểm định gần nhất trước đó đối với phương tiện đo để thực hiện phép đo;
c) Thời điểm xảy ra sai số của phép đo được ghi nhận bởi phương tiện đo được dùng để thực hiện phép đo hoặc bởi biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Lượng hàng đóng gói sẵn sai lệch về đo lường là tổng số đơn vị hàng đóng gói sẵn đã bán trong thời gian vi phạm pháp luật về đo lường nhân với lượng thiếu do vi phạm.
Lượng thiếu do vi phạm được tính bằng giá trị cho phép trừ giá trị trung bình.
2. Lượng, hàng hóa, dịch vụ sai lệch khi thực hiện phép đo được tính bằng tổng lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua, bán, cung ứng trong thời gian vi phạm pháp luật về đo lường nhân với sai lệch thừa hoặc thiếu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
Sai lệch thừa hoặc thiếu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường là giá trị sai lệch khi kiểm tra trừ đi giới hạn sai số cho phép của kết quả đo tương ứng.
1. Giá của hàng đóng gói sẵn, hàng hóa, dịch vụ khác đã được mua, bán, cung ứng thông qua việc thực hiện phép đo được xác định theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá thực tế giao dịch, giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
b) Giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ tại nơi phát hiện hành vi vi phạm theo thông báo giá của cơ quan tài chính địa phương;
c) Định giá của Hội đồng định giá do cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Giá của hàng đóng gói sẵn, hàng hóa, dịch vụ khác đã được mua, bán, cung ứng thông qua việc thực hiện phép đo được xác định là giá trung bình cộng của giá tại thời điểm bắt đầu hành vi vi phạm và giá tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
METHODS OF IDENTIFYING ILLEGAL GAINS BY VIOLATING MEASUREMENT LAWS
Illegal gain is the money collected by violating measurement laws in one of the following cases:
1. Illegal gain from the production, import, and sale of pre-packed goods of which the average value of quantity is lower than the permissible average value according to the technical requirements of measurement that they announced or provided by the Minister of Science and Technology;
2. Illegal gain from carrying measurement during the provision of goods and services that the variance of quantity exceeds the tolerance according to the technical requirements of measurement that they announced or provided by the Minister of Science and Technology;
Article 9. Determining the time of violating measurement laws
1. The period of violating measurement laws is the period from the time of starting to commit the violation until the time such violation is discovered by competent State agencies.
2. The time of starting to commit the violation of measurement laws to make illegal gain as prescribed in Clause 1 Article 8 of this Decree is the closest time with the time when competent State agencies discover the violation, and determined according to one of the following times:
a) The time of starting to sell the pre-packed goods written on the contract, financial invoice, or the customs declaration sheet with customs clearance certification;
b) The time of the latest metrological inspection carried out by competent agencies, regarding the quantity of the pre-packed goods.
3. The time of starting to commit the violation of measurement laws to make illegal gain prescribed in Clause 2 Article 8 of this Decree is the closest time with the time when competent State agencies discover the violation, and determined according to one of the following times:
a) The time of the latest metrological inspection carried out by competent agencies;.
b) The time of the latest inspection of the measurement instruments;
c) The time of the occurrence of the measurement variance recorded by a measurement instrument or by other technical, professional measures as prescribed by competent State agencies.
Article 10. Determination of the quantity of goods and services measured incorrectly
1. The quantitative variation of pre-packed goods equals the number of pre-packed units sold during the period of violating measurement laws, multiplied by the missing amount.
The missing amount is calculated by subtracting the average value from the permissible value.
2. The quantitative variation of goods and services equals the total amount of goods and services provided sold during the period of violating measurement laws, multiplied by the missing or excessive amount compared to the technical requirements of measurement.
The missing or abundant amount compared to the technical requirements of measurement is the variation detected during the inspection minus the tolerance of the corresponding measurement results.
Article 11. Prices of goods and services for calculating the illegal gain
1. Prices of pre-packed goods and other goods and services that have been sold and provided after measurement shall be determined in accordance with the following priority:
a) The actual prices, the posted prices, or the prices written on the contract, the sale invoice, or the import declaration;
b) The market prices of the goods and services where the violation is discovered according to the price list of the local financial agency;
c) The valuation done by the Valuation Council established by the agency or person competent to impose administrative penalties as prescribed by law provisions on handling administrative violations.
2. The price of pre-packed goods and other goods and services that have been sold and provided after measurement is the arithmetic mean of the price at the time of starting to commit the violation, and the price at the time of discovering the violation.
The illegal gain made by committing violations of measurement laws equal the quantitative variation of goods and services prescribed in Article 10 multiplied by the price determined as prescribed in Article 11 of this Decree.