Chương VIII: Nghị định 79/2014/NĐ-CP Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Số hiệu: | 60/2015/TT-BCA | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/07/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2014 |
Ngày công báo: | 15/08/2014 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về Luật PCCC 2013
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.
Theo đó có một số nội dung mới nổi bật:
- Quy định cụ thể điều kiện hoạt động kinh doanh các loại dịch vụ PCCC.
- Bổ sung quy định riêng về điều kiện an toàn PCCC đối với công trình cao tầng và nhà khung thép mái tôn.
- Tăng mức hệ số hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia chữa cháy và phục vụ chữa cháy trong 1 số trường hợp; thay đổi đơn vị tính từ ngày công lao động trung bình ở địa phương sang ngày lương cơ sở.
Đặc biệt Nghị định này còn ban hành mới phụ lục danh mục các cơ sở thuộc diện quản lý PCCC, cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, cơ sở thuộc diện phải thông báo về đảm bảo điều kiện an toàn PCCC.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ 15/9/2014, thay thế Nghị định 35/2003/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 46/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình.
2. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
4. Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
5. Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
6. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; thống kê, báo cáo Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc.
2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
4. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về phòng cháy và chữa cháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền.
5. Thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định và chứng nhận phù hợp đối với thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, vật liệu chống cháy.
6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.
7. Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về trang bị, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạo cán bộ chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy.
10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
11. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
12. Kiểm tra hoạt động bảo hiểm, cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
13. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.
b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
đ) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.
g) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
h) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn.
d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định.
đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.
e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.
g) Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.
h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chapter VIII
RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, GOVERNMENTAL AGENCIES AND THE PEOPLE’S COMMITTEE IN THE FIRE SAFETY OPERATIONS
Article 54. Responsibilities of Ministries, Ministerial-level agencies, and Governmental agencies
The Ministries, Ministerial-level agencies, and Governmental agencies within their competence shall cooperate with the Ministry of Public Security in implementation of fire safety operations and, in particular:
1. Issue legislative documents and regulations on fire safety within their competence.
2. Cooperate with the Ministry of Public Security in implementation of law on fire safety.
3. Propagate legal knowledge; improve knowledge of fire safety; direct organization and maintenance of raising the public awareness of fire safety.
4. Direct the financial investment in fire safety operations, provision of fire safety equipment.
5. Direct the organization of firefighting and recover from negative effect of the fire.
6. Arrange the forces performing the fire safety duties; release statistics and send reports to the Government and the Ministry of Public Security on fire safety.
Article 55. Responsibilities of the Ministry of Public Security
The Ministry of Public Security shall perform their State management function in fire safety on the national scale, in particular:
1. Propose and implement the strategy, project, or plan for fire safety on the national scale.
2. Propose issuing or issue legislative documents on fire safety; provide guidance, organize the implementation and inspect the compliance with regulations on fire safety.
3. Provide guidance on propagation of legal knowledge, improve knowledge of fire safety; raise the public awareness of fire safety.
4. Carry out the inspection on fire safety; handle complaints or denunciation relating to fire safety within their competence.
5. Carry out the inspection on fire safety of projects, constructions, or motor vehicles which require special requirement for fire safety; inspect and certify that firefighting equipment, flameproof material are conformable.
6. Conduct an investigation or solve the fire case and handle with violations against regulations on fire safety.
7. Provide guidance on establishment of a standing organization that are ready for firefighting, practicing firefighting plans; and perform the rescue duties.
8. Set up and carry out the investment project on provision of firefighting equipment for the fire department; issue and implement regulations of provision and use of firefighting equipment.
9. Set up the fire department forces; offer the fresher courses on fire safety to officials.
10. Examine, popularize and apply the science and technology advance to fire safety operations.
11. Create management information system, conduct the fire safety operations.
12. Inspect the fire and explosion insurance relating to fire safety operations.
13. Suggest the participation in international organizations, conclusion of national agreement on fire safety operations to the Government; conduct the international operations relating to fire safety within their competence.
Article 56. Responsibilities of the People’s Committees
1. The People’s Committees of provinces and districts shall perform their State management function in fire safety within their competence in that provinces and districts in particular:
a) Issue local regulations on fire safety.
b) Direct, inspect and organize the implementation of law on fire safety in the local areas; handle the administrative violations against regulations on fire safety within their competence.
c) Provide guidance on propagation, improve knowledge of fire safety for the people; raise the public awareness of fire safety.
d) Allocate the budget for fire safety operations; provide fire safety equipment.
dd) Make a site plan; suggest granting land and building barracks for the fire department.
e) Direct the practicing firefighting plans which require a great number of forces and vehicles.
g) Direct the organization of firefighting and handling with negative effect of the fire.
h) Release statistics and send reports to the supervisory People’s Committees, the Government and the Ministry of Public Security on fire safety.
2. The People’s Committees of communes shall perform their State management function in fire safety within their competence in that communes in particular:
a) Direct, inspect and organize the implementation of law on fire safety in the local areas; ensure the safe requirement for fire safety applied to residential areas; handle the administrative violations against regulations on fire safety within their competence.
b) Propagate legal knowledge; improve knowledge of fire safety; direct organization and maintenance of raising the public awareness of fire safety.
c) Set up and manage the watchman groups in the villages.
d) Allocate the budget for fire safety operations; provide fire safety equipment for watchman groups as prescribed.
dd) Fulfill requirements for fire alarm information; road, or water source serving firefighting.
e) Direct the formulation and practice firefighting plans.
g) Direct the organization of firefighting and handling with negative effect of the fire.
h) Release statistics and send reports to the People’s Committees of districts.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực