Chương V: Nghị định 79/2014/NĐ-CP Phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Số hiệu: | 60/2015/TT-BCA | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 31/07/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2014 |
Ngày công báo: | 15/08/2014 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về Luật PCCC 2013
Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi.
Theo đó có một số nội dung mới nổi bật:
- Quy định cụ thể điều kiện hoạt động kinh doanh các loại dịch vụ PCCC.
- Bổ sung quy định riêng về điều kiện an toàn PCCC đối với công trình cao tầng và nhà khung thép mái tôn.
- Tăng mức hệ số hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia chữa cháy và phục vụ chữa cháy trong 1 số trường hợp; thay đổi đơn vị tính từ ngày công lao động trung bình ở địa phương sang ngày lương cơ sở.
Đặc biệt Nghị định này còn ban hành mới phụ lục danh mục các cơ sở thuộc diện quản lý PCCC, cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, cơ sở thuộc diện phải thông báo về đảm bảo điều kiện an toàn PCCC.
Nghị định sẽ có hiệu lực từ 15/9/2014, thay thế Nghị định 35/2003/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 46/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe, tàu, máy bay chữa cháy.
3. Xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe phun chất chữa cháy, xe chở lực lượng và phương tiện chữa cháy, xe chở nước, xe thang chữa cháy và các phương tiện giao thông cơ giới khác sử dụng vào mục đích chữa cháy và phục vụ chữa cháy.
4. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy.
b) Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
5. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
6. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy lắp ráp, hoán cải trong nước phải được phép của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền và phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các phương tiện, thiết bị khác bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu người trong mọi tình huống và trong mọi lĩnh vực, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
Bộ Công an quy định định mức, tiêu chuẩn trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:
a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị.
b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp.
d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều này.
5. Bộ Công an quy định chế độ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.
Chapter V
FIRE SAFETY AND FIREFIGHTING EQUIPMENT
Article 38. Fire safety and firefighting equipment
1. Fire safety and firefighting equipment includes motor vehicles, equipment, machinery, tools, chemical, or supporting tools specially used in fire safety, saving people and property prescribed in Appendix V enclosed herewith.
2. The firefighting vehicles of the Fire department include fire trucks, firefighting boats or firefighting aircrafts.
3. Fire trucks of the Fire department include trucks ejecting extinguishant, trucks transporting fire-fighting personnel and material, water trucks, aerial ladder trucks and other motor vehicles used for the purpose of fire safety.
4. Domestic or imported fire safety and firefighting equipment must:
a) Conform with technical specifications required to fire safety purpose.
b) Conform with Vietnam’s technical regulations and standards or foreign or international standards permitted to apply in Vietnam.
5. New domestic or imported fire safety and firefighting equipment must be undergone verification of quality, category and model as prescribed in regulations of the Ministry of Public Security.
6. Fire safety and firefighting equipment which is domestically assembled or converted must be permitted by the competent Fire departments and undergone the verification of quality, category and model as prescribed in regulations of the Ministry of Public Security.
Article 39. Provision of fire safety and firefighting equipment for the Fire department
According to capacity of the government budget, the Fire department shall be provided the fire safety and firefighting equipment and other equipment with assurance of quantity, quality, uniformity, and modernity that satisfy requirements for fire safety and saving people in any cases and any fields.
The Ministry of Public Security shall allocate quota and standard of fire safety and firefighting equipment provided for the Fire department.
Article 40. Management and use of fire safety and firefighting equipment
1. Fire safety and firefighting equipment must be managed, maintained, and repaired as prescribed and be ready for fire fighting. Apart from fire safety purpose, the fire trucks may be used in the following purposes:
a) Assurance of security and politics.
b) Assurance of social order and safety.
c) Providing emergency care for victims; or handling urgent accidents.
d) Prevention of disaster and disaster recovery.
2. The Minister of Public Security or authorized person, the President of provincial People’s Committees within their competence is entitled to entitled to mobilize the fire trucks used in the purpose prescribed in Clause 1 of this Article.
3. Directors of Central Department of Fire safety, Firefighting, and Rescue of provinces, Chiefs of Office of Fire safety and Rescue affiliated to the Public Security of provinces within their competence are entitled to mobilize the fire trucks used in the purpose prescribed in Point b, c and d Clause 1 of this Article.
4. Heads of authorities within their competence are entitled to mobilize the fire trucks used in the purpose prescribed in Clause 1 of this Article.
5. The Ministry of Public Security shall provide for regulations of management, preservation, maintenance and use of fire safety and firefighting equipment and provide guidance of implementation for Ministries, regulatory bodies and local governments.