Chương II Nghị định 78/2015/NĐ-CP: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp
Số hiệu: | 78/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2015 |
Ngày công báo: | 27/09/2015 | Số công báo: | Từ số 1009 đến số 1010 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
04/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 với nhiều điểm mới về hồ sơ thủ tục đăng ký DN, hộ kinh doanh,quản lý và sử dụng con dấu ... đã được ban hành ngày 14/9/2015
Ngày 14/09/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp. Nghị định 78 ra đời đã mang đến rất nhiều điểm mới quan trọng về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.
Nghị định số 78/2015 bao gồm 09 Chương, 83 Điều, trong đó có một số điều khoản quy định mới, khắc phục nhiều bất cập từ thực tế triển khai thực hiện Nghị định số 43/2010/NĐ-CP để giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nắm bắt cơ hội sản xuất, kinh doanh; ba điểm điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP là:
Thứ nhất, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đã đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN).
Theo đó, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đồng thời, Nghị định số 78 cũng rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xuống từ 05 ngày còn 03 ngày làm việc .
Thứ hai, Nghị định số 78/2015 bổ sung thêm hình thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Hình thức này cho phép tổ chức, cá nhân được lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Doanh nghiệp vẫn được tự do lựa chọn các hình thức đăng ký doanh nghiệp phù hợp, tuy nhiên doanh nghiệp cũng được khuyến khích sử dụng mạng điện tử để đăng ký; việc đăng ký điện tử này có giá trị pháp lý tương đương với hình thức nộp hồ sơ bằng bản giấy.
Thứ ba, Nghị định 78/2015 hướng dẫn chi tiết quy định về con dấu theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Theo đó, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.
Bên cạnh đó, Nghị định 78/2015/NĐ-CPcũng bổ sung một số quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp sẽ có hiệu lực thi hành ngày 01/11/2015, thay thế cho Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định 05/2013/NĐ-CP nhằm tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ nhưng đơn giản, giúp các doanh nghiệp có thể áp dụng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực doanh nghiệp.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
6. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 7 Nghị định này.
7. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định này.
8. Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
3. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
4. Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết;
5. Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 78 Nghị định này.
7. Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử;
b) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp cho cán bộ làm công tác đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có yêu cầu; đôn đốc, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp;
c) Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý và báo cáo tài chính của doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ, cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
d) Hướng dẫn Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
đ) Tổ chức xây dựng, quản lý, phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn việc xây dựng kinh phí phục vụ vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế;
g) Phát hành ấn phẩm thông tin doanh nghiệp để thực hiện đăng thông tin về đăng ký doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trên toàn quốc;
h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.
2. Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế nhằm cung cấp mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh phục vụ đăng ký doanh nghiệp và trao đổi thông tin về doanh nghiệp;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, phí cung cấp thông tin và công bố nội dung về đăng ký doanh nghiệp.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn việc xác định nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm việc chấp hành các điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước; rà soát và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ nhân lực, kinh phí và nguồn lực khác cho cơ quan đăng ký kinh doanh để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định này.
DUTIES AND ENTITLEMENTS OF BUSINESS REGISTRATION AUTHORITIES
Article 13. Business registration authorities
1. Each province and central-affiliated city (hereinafter referred to as province) and district, provincial town, provincial city (hereinafter referred to as district) has a business registration authority. To be specific:
a) The business registration authority of each province is the Business Registration Office which is affiliated to the Department of Planning and Investment of the province.
Each Business Registration Office may open branches within the provinces to receive applications and return results.
One or two more Business Registration Offices may be open in Hanoi and Ho Chi Minh City. The establishment of additional Business Registration Offices is decided by the People’s Committees of Hanoi and Ho Chi Minh City after consulting with the Ministry of Planning and Investment.
b) The business registration authority of each district is the Finance – Planning Department of the People’s Committee of the district which is in charge of business household registration according to Article 15 of this Decree (hereinafter referred to as business registration authority of the district).
2. Each business registration authority has its own account and seal.
Article 14. Duties and entitlements of Business Registration Offices
1. Directly receive applications for enterprise registration, examine their validity, issue or reject issuance of certificates of enterprise registration.
2. Cooperate in developing, managing, operating National Enterprise Registration Information System ; carry out data standardization, update local enterprise registration data on National Enterprise Registration Database.
3. Provide information about enterprise registration on National Enterprise Registration Database within the province to the People’s Committee, Department of Taxation of the province, relevant agencies and entities as prescribed by law.
4. Request enterprises to report their observance of Law on Enterprises according to Point Clause 1 Article 209 of Law on Enterprises.
5. Carry out inspections or request competent authorities to carry out inspections at enterprises according to information in applications for enterprise registration; provide instructions for business registration authorities of districts on necessary documents and procedures for business household registration; provide instructions for enterprises and enterprises’ founders on necessary documents and procedures for enterprise registration.
6. Request enterprise to suspend conditional business lines according to Clause 9 Article 8 of this Decree.
7. Revoke certificates of enterprise registration in the cases mentioned in Clause 1 Article 62 of this Decree.
8. Grant other registrations as prescribed by law.
Article 15. Duties and entitlements of business registration authorities of districts
1. Directly receive applications for business household registration, examine their validity, issue or reject issuance of certificates of business household registration.
2. Cooperate in developing, managing, operating the system of information about business households in the district; submit periodic reports to the People’s Committees of the district, Business Registration Office, and tax authority of the district on registration of business households in the district.
3. Carry out inspections or request competent authorities to carry out inspections at business households according to information in applications for business household registration;; provide instructions for business households on necessary documents and procedures for business household registration.
4. Request business households to report their business performance where necessary;
5. Request business households to stop engaging in conditional business lines if they fail to satisfy all conditions.
6. Revoke the certificates of business household registration in the cases mentioned in Clause 1 Article 78 of this Decree.
7. Grant other registrations as prescribed by law.
Article 16. State’s management of enterprise registration
1. The Ministry of Planning and Investment shall:
a) Promulgate or request competent authorities to promulgate legislative documents on enterprise registration and business household registration; provide instructions on reporting serving enterprise registration, business household registration, and online enterprise registration.
b) Provide instruction and training in enterprise registration for enterprise registration officials and any organization or individual in demand; supervise the enterprise registration process.
c) Publish enterprise registration contents; provide information about enterprise registration, legal status, and financial statements of enterprises on National Enterprise Registration Database for relevant agencies of the Government and any organization or individual in demand;
d) Instruct Business Registration Offices to standardize data, update local enterprise registration data on National Enterprise Registration Database;
dd) Organize the development and management of National Enterprise Registration Information System ; provide instructions on building up local funds for operation of National Enterprise Registration Information System ;
e) Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in the connection between National Enterprise Registration Information System and tax registration information system;
g) Publish enterprise information publications where information about enterprise registration, establishment of branches and representative offices of enterprises nationwide are posted.
h) Engage in international cooperation in enterprise registration.
2. The Ministry of Finance shall:
a) Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in connecting National Enterprise Registration Information System and tax registration information system in order to issue enterprise ID numbers, ID numbers of enterprises’ affiliates and business locations serving enterprise registration and exchange of information about enterprises;
b) Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in providing instructions on collection, transfer, management, and use of fees and charges for enterprise registration, business household registration, registration of branches, representative offices, and business locations; fees for provision of information and enterprise registration information.
3. The Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies in providing instruction on detecting false information in application for enterprise registration.
4. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, within the ambit of their competence, have the responsibility to provide instruction on regulations of law on business condition; carry out inspections and impose penalties for failure to satisfy business conditions; review and post the list of conditional business lines and business conditions on their websites; send them to the Ministry of Planning and Investment for posting on National Business Registration Portal.
5. The People’s Committees of provinces shall provide adequate human resources, funding, and other resources for business registration authorities to perform their duties and entitlements prescribed by this Decree.