Chương II Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam: Quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển
Số hiệu: | 71/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 20/10/2015 |
Ngày công báo: | 18/09/2015 | Số công báo: | Từ số 989 đến số 990 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Giao thông - Vận tải, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện phương tiện hoạt động trong biên giới biển Việt Nam
Ngày 03/9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, người Việt Nam điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có Biển số đăng ký và mang theo các loại giấy tờ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (đối với tàu cá có tổng công suất dưới 20CV);
- Giấy chứng nhận đăng kiểm tàu thuyền hoặc Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu thuyền theo quy định;
- Danh sách thuyền viên hoặc Sổ thuyền viên (đối với tàu cá), hoặc chứng chỉ thuyền viên; Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên;
- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
- Giấy tờ liên quan đến hàng hóa trên tàu thuyền;
- Giấy phép khai thác thủy sản, hải sản (đối với tàu cá có trọng tải từ 0.5 tấn trở lên);
- Sổ nhật ký hành trình.
Nghị định 71/2015/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2015 và thay thế Nghị định 161/2003/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công dân Việt Nam (trừ công dân có hộ khẩu thường trú trong khu vực biên giới biển) vào khu vực biên giới biển phải có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh sĩ quan, Giấy chứng minh Quân đội, Giấy chứng minh Công an nhân dân (đối với cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân); nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã sở tại.
2. Người điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có bằng hoặc chứng chỉ Thuyền trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp; máy trưởng, thuyền viên phải có bằng hoặc phải có chứng chỉ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành nghề, Sổ thuyền viên và Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên theo quy định pháp luật; trường hợp mang theo vũ khí phải có Giấy phép sử dụng vũ khí.
3. Người điều khiển phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có Biển số đăng ký và mang theo các loại giấy tờ (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền; Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá (đối với tàu cá có tổng công suất dưới 20CV);
b) Giấy chứng nhận đăng kiểm tàu thuyền hoặc Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu thuyền theo quy định;
c) Danh sách thuyền viên hoặc số thuyền viên (đối với tàu cá), hoặc chứng chỉ thuyền viên; Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên;
d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
đ) Giấy tờ liên quan đến hàng hóa trên tàu thuyền;
e) Giấy phép khai thác thủy sản, hải sản (đối với tàu cá có trọng tải từ 0,5 tấn trở lên);
g) Sổ nhật ký hành trình.
4. Trường hợp tàu cá Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển các quốc gia, vùng lãnh thổ khác, ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này phải có Giấy phép cho tàu cá khai thác thủy sản khai thác ở vùng biển của quốc gia vùng lãnh thổ khác do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp.
5. Ngoài các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và các Điểm a, b, c, d, g Khoản 3 Điều này, người, phương tiện đường thủy hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ liên quan đến lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
6. Người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới biển phải xuất trình giấy tờ và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
7. Phương tiện đường bộ vào khu vực biên giới biển (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế) hoạt động vận tải, sản xuất, kinh doanh, xây dựng, khai thác khoáng sản, tài nguyên, môi trường từ 10 (mười) ngày trở lên, cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng hoặc chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện phải thông báo bằng văn bản cho đồn Biên phòng sở tại về số lượng người, phương tiện, biển kiểm soát, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động.
8. Phương tiện hàng không khi tiến hành hoạt động hàng không dân dụng, kinh tế, thương mại, du lịch, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, tài nguyên, môi trường trong khu vực biên giới biển phải thực hiện theo các quy định pháp luật hàng không Việt Nam, quy định của Bộ Quốc phòng về quản lý, bảo vệ vùng trời quốc gia.
1. Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến khu vực biên giới biển hoặc đến các đảo, quần đảo (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh tế) phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hợp lệ và có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực), giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và giấy phép vào khu vực biên giới biển của Công an cấp tỉnh nơi người đó thường trú, tạm trú hoặc Công an cấp tỉnh nơi đến cấp; trường hợp ở qua đêm phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú để đăng ký lưu trú tại Công an cấp xã sở tại.
2. Cơ quan, tổ chức Việt Nam đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới biển phải có giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 24 giờ; trường hợp người nước ngoài đi trong đoàn đại biểu, đoàn cấp cao vào khu vực biên giới biển, cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan, tổ chức mời hoặc làm việc với đoàn) phải thông báo bằng văn bản cho Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết trước ít nhất 12 giờ.
3. Người nước ngoài làm việc, học tập, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu kinh tế nằm trong khu vực biên giới biển hoặc có một phần địa giới thuộc khu vực biên giới biển và các thành viên gia đình họ được cư trú, tạm trú có thời hạn trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về lao động, nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
4. Người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế trong khu vực biên giới biển hoặc có một phần địa giới thuộc khu vực biên giới biển, doanh nghiệp sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày bắt đầu làm việc phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an cấp xã, đồn Biên phòng sở tại về họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu, ngày kết thúc làm việc, nội dung công việc, nơi làm việc, tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức người nước ngoài làm việc.
1. Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ (bản chính) sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch cấp;
b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu thuyền (đối với tàu cá phải có Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật do cơ quan đăng kiểm của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch hoặc cơ quan đăng kiểm Việt Nam cấp);
c) Danh sách thuyền viên, danh sách hành khách hoặc số thuyền viên, nhân viên phục vụ, hành khách trên tàu; Hộ chiếu của thuyền viên, nhân viên phục vụ và hành khách đi trên tàu thuyền;
d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp; Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện theo quy định pháp luật;
đ) Giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp (đối với tàu cá);
e) Giấy tờ về hàng hóa, vận chuyển hàng hóa trên tàu thuyền và giấy tờ khác có liên quan do pháp luật Việt Nam quy định.
2. Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển phải treo cờ quốc tịch, treo quốc kỳ của Việt Nam ở đỉnh cột tàu cao nhất.
3. Tàu thuyền nước ngoài neo, trú đậu ở cảng, bến đậu phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
4. Tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân, chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại, nguy hiểm khi đi trong lãnh hải Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa trên tàu, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc;
b) Sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền cũng như của hàng hóa trên tàu thuyền;
c) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;
d) Tuân thủ quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt, kể cả cấm không được đi qua lãnh hải Việt Nam hoặc buộc phải rời khỏi lãnh hải Việt Nam trong trường hợp làm ô nhiễm môi trường biển.
6. Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan cần sự cứu giúp (gọi tắt là bị nạn) buộc tàu thuyền phải dừng lại, neo đậu trong lãnh hải hoặc trú đậu tại các cảng biển, bến đậu thì thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu thuyền phải phát tín hiệu cấp cứu và khi điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan cứu hộ và cứu nạn quốc gia, Bộ đội Biên phòng, Ủy ban nhân dân cấp xã ven biển nơi gần nhất hoặc Tổng cục Thủy sản (đối với tàu cá) hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam nơi gần nhất. Các cơ quan này sau khi nhận được thông báo phải tổ chức cứu nạn hoặc thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để tổ chức cứu nạn.
Diễn tập quân sự; diễn tập tìm kiếm, cứu nạn; an ninh hàng hải; tổ chức bắn đạn thật hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cho đối tượng liên quan biết, đồng thời khi tiến hành phải thông báo bằng văn bản trước 10 ngày làm việc cho Ủy ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh sở tại, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển, Cục Hàng hải Việt Nam, Hải đoàn Biên phòng (nếu các hoạt động trên diễn ra ở các vùng biển).
1. Người, phương tiện Việt Nam khi tiến hành hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát về địa chất, khoáng sản, tài nguyên, nguồn lợi thủy sản, hải sản trong khu vực biên giới biển, ngoài các giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và các Điểm a, b, c, d, g Khoản 3 Điều 6 Nghị định này phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, các quy định pháp luật khác liên quan và phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi tiến hành hoạt động trên trước 05 ngày làm việc.
2. Người, phương tiện nước ngoài tiến hành hoạt động điều tra, thăm dò, khảo sát, nghiên cứu, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên trong khu vực biên giới biển, ngoài các giấy tờ quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 8 Nghị định này phải được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi tiến hành hoạt động biết trước 05 ngày làm việc khi thực hiện; phải tuân theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
1. Các cơ quan, tổ chức khảo sát, thiết kế, thi công, triển khai thực hiện các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài trong khu vực biên giới biển phải thông báo bằng văn bản trước 03 ngày làm việc cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đồn Biên phòng sở tại về danh sách người, phương tiện, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động.
2. Việc xây dựng các dự án, công trình trong khu vực biên giới biển phải đúng quy định pháp luật về xây dựng, không được làm ảnh hưởng đến điểm cơ sở, công trình biên giới, công trình phòng thủ vùng biển, môi trường biển, hải đảo.
3. Khi lập dự án xây dựng khu du lịch, khu kinh tế; giao thông, thủy sản và các công trình cảng, bến đậu; thăm dò, khai thác tài nguyên; các dự án, công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc có yếu tố nước ngoài trong khu vực biên giới biển, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an cấp tỉnh sở tại trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi triển khai thực hiện các dự án, công trình đã được cấp phép, chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Bộ đội Biên phòng, Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã sở tại trước 03 ngày làm việc.
4. Đồn Biên phòng sở tại có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức theo quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này nhận biết điểm cơ sở, đường biên giới quốc gia trên biển, phạm vi khu vực biên giới biển, vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển, các quy định khác có liên quan đến quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển.
1. Trường hợp chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia bị đe dọa hoặc vì đảm bảo an toàn hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thiết lập vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động ở lãnh hải.
2. Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển xác định vùng cấm trong khu vực biên giới biển theo đề nghị của các ngành chức năng sau khi thống nhất với Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Công an cấp tỉnh.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xác định vùng cấm đối với các công trình quốc phòng, công trình biên giới biển liên quan đến quốc phòng, an ninh theo đề nghị của Tư lệnh Quân khu hoặc Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển nơi có vùng cấm biết.
4. Khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển do Bộ, ngành chủ quản xác định vì lý do bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm họa môi trường, trục vớt, tìm kiếm cứu nạn hoặc diễn tập quân sự sau khi thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; đồng thời thông báo cho Bộ Quốc phòng và các cơ quan, lực lượng chức năng hoạt động trong khu vực biên giới biển.
5. Quản lý, bảo vệ vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động ở lãnh hải; vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển:
a) Quản lý, bảo vệ vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động ở lãnh hải thực hiện theo quy định pháp luật;
b) Vùng cấm trong khu vực biên giới biển phải có nội quy bảo vệ do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý vùng cấm đó quy định;
c) Khu vực hạn chế hoạt động phải được xác định cụ thể phạm vi, thời gian, nội dung hạn chế hoạt động của người, phương tiện;
d) Người, phương tiện vào vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động phải được người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý vùng cấm đó cho phép;
đ) Quyết định vùng cấm, khu vực hạn chế hoạt động phải được thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển, Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng cục Thủy sản và các đối tượng có liên quan biết để thực hiện.
6. Khu vực hạn chế hoạt động trong khu vực biên giới biển được xác định bằng biển báo (trên bộ) hoặc xác định bằng tọa độ trên hải đồ (trên biển); phạm vi vùng cấm, vùng hạn chế hoạt động ở nội thủy, lãnh hải được xác định bằng tọa độ trên hải đồ.
7. Việc thiết lập vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động ở lãnh hải phải được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế trong “Thông báo hàng hải” theo tập quán hàng hải quốc tế, chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc thông báo ngay sau khi áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ven biển căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quyết định thành lập, quy định nội quy bến, bãi, khu vực neo đậu cho phương tiện đường thủy tại địa phương.
2. Phương tiện đường thủy neo đậu thường xuyên, tạm thời phải đăng ký với cơ quan quản lý bến, bãi, khu vực neo đậu, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy bến, bãi, khu vực neo đậu.
1. Khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa môi trường (sau đây viết chung là tai nạn) trong khu vực biên giới biển, người phát hiện phải kịp thời thông báo, phát tín hiệu cấp cứu, kịp thời thông báo cho đồn, trạm Biên phòng, cơ quan, lực lượng chức năng nơi gần nhất và tiến hành ngay các biện pháp để cứu người, phương tiện, tài sản và hạn chế tổn thất.
2. Người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới biển khi nhận được thông báo, tín hiệu cấp cứu hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn, phải nhanh chóng tổ chức cứu nạn, thông báo ngay cho các lực lượng chức năng đang hoạt động trên biển gần nhất hoặc thông báo cho Trung tâm phối hợp Tìm kiếm - Cứu nạn hàng hải nơi gần nhất biết để tổ chức cứu hộ, cứu nạn.
3. Người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới biển phải chịu sự huy động, chỉ huy, điều hành của chính quyền địa phương và bộ đội Biên phòng để tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn. Việc huy động, yêu cầu tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn.
4. Người tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn nếu bị thương, hy sinh, bị tổn hại sức khỏe, thiệt hại về tính mạng, tài sản được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
1. Khi phát hiện người, phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành có quyền tiến hành kiểm tra, tạm giữ người, phương tiện vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển phải tố giác, tin báo về tội phạm cho đồn Biên phòng, Công an cấp xã nơi gần nhất; trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện, thu được tài sản chìm đắm, trôi dạt trên vùng biển Việt Nam phải có trách nhiệm thông báo, giao nộp ngay chính quyền địa phương hoặc đồn Biên phòng nơi gần nhất để xử lý theo quy định pháp luật.
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển có quyền truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam hoặc người, phương tiện vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển vào nội địa.
2. Khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển đã sử dụng tín hiệu yêu cầu người, phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam trong khu vực biên giới biển dừng lại để tiến hành kiểm tra, nhưng người, phương tiện đó không chấp hành thì người chỉ huy lực lượng truy đuổi được quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật; trường hợp có người bị thương phải tổ chức cấp cứu; trường hợp có người chết phải phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sở tại giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam, việc truy đuổi được tiếp tục ở ngoài ranh giới lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam và phải được tiến hành liên tục, không ngắt quãng; việc truy đuổi chấm dứt khi phương tiện đường thủy nước ngoài bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
4. Khi thực hiện quyền truy đuổi, người chỉ huy lực lượng truy đuổi được huy động người, phương tiện của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong khu vực biên giới biển để tham gia truy đuổi (trừ phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt Nam).
5. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động thực hiện quyền truy đuổi được thanh toán các chi phí hợp lý, trường hợp bị thiệt hại được bồi thường theo quy định của pháp luật.
6. Người chỉ huy lực lượng truy đuổi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
MANAGEMENT OF ACTIVITIES OF PERSONS, VEHICLES AND CRAFT IN MARITIME BOUNDARY AREAS
Article 6. Vietnamese individuals, vehicles and craft operating in maritime boundary areas
1. To enter maritime boundary areas, Vietnamese citizens (except permanent residents in these areas) must have one of the following papers: people’s identity card, passport or citizen identification paper, or officer identification paper, army’s identification paper or people’s public security identification paper (for officers and soldiers of the People’s Army and People’s Public Security forces). If intending to stay overnight in these areas, they shall make sojourn registration with commune-level Public Security offices.
2. Operators of waterway craft in maritime boundary areas must possess a captain’s diploma or certificate granted by a competent agency. Chief engineers and seamen must possess a professional diploma or certificate or a practice certificate, seaman’s book and seaman insurance certificate as prescribed by law; and a weapon use permit, if they carry weapons.
3. Operators of waterway craft in maritime boundary areas shall ensure that their craft have number plates, and shall carry the following papers (originals or certified copies):
a/ Vessel registration certificate or written fishing-vessel registration certification (for fishing vessels of a total capacity of under 20 CV);
b/ Vessel inspection and certification certificate or technical safety and environmental protection certificate as prescribed;
c/ Crew list or seaman’s book (for fishing vessels) or seaman’s certificate; and seaman insurance certificate;
d/ Radio frequency and transmitter use license;
dd/ Papers related to the vessel’s cargo;
e/ Fishing license (for fishing vessels of a tonnage of 0.5 ton or higher);
g/ Logbook.
4. For Vietnamese fishing vessels operating in the maritime zones of other countries or territories, in addition to the papers specified in Clauses 2 and 3 of this Article, the license for fishing vessels to operate in the maritime zones of other countries or territories granted by a competent Vietnamese agency is required.
5. In addition to the papers specified in Clauses 1 and 2, and at Points a, b, c, d and g, Clause 3, of this Article, persons and waterway craft operating in maritime boundary areas must possess papers related to their operation field as prescribed by law.
6. Persons, vehicles and craft operating in maritime boundary areas shall produce papers to and are subject to inspection and control by the Border Guard and competent functional agencies.
7. For road vehicles entering maritime boundary areas (except tourist-service zones and economic zones) for transportation, production, business, construction, mining or natural resources and environment activities for 10 or more days, their managers, users, owners or operators shall notify local Border Guard posts of the quantities of persons on board and vehicles, number plates, time, scope and contents of operation.
8. Airway craft engaged in civil aviation, economic, trade, tourist, survey, mineral exploration and exploitation, or natural resource and environment activities in maritime boundary areas must comply with Vietnam’s law on aviation and the Ministry of National Defense’s regulations on management and protection of the national airspace.
Article 7. Foreigners arriving, operating, working or studying in maritime boundary areas
1. Foreigners permanently or temporarily residing in Vietnam who arrive in maritime boundary areas or islands or archipelagoes (except tourist-service zones and economic zones) must have passports or valid passport-substitute papers and visas issued by a competent Vietnamese agency (except those entitled to visa exemption), papers evidencing their residence in Vietnam, and permits for entry into maritime boundary areas issued by provincial-level Public Security Departments of the localities where they permanently or temporarily reside or by provincial-level Public Security Departments of the localities where they arrive; if wishing to stay overnight, they shall, through managers of their accommodation establishments, make sojourn registration with commune-level Public Security offices.
2. Foreigners sent to maritime boundary areas by Vietnamese agencies or organizations shall produce letters of introduction of provincial-level People’s Committees and, at the same time, notify their arrival in writing at least 24 hours in advance to provincial-level Public Security Departments and Border Guard offices of the localities where they will arrive. For foreigners who are members of high-ranking delegations visiting maritime boundary areas, Vietnamese agencies or organizations (that invite or work with the delegations) shall notify their arrival in writing at least 12 hours in advance to provincial-level Public Security Departments and Border Guard offices of the localities where they will arrive.
3. Foreigners working, studying or engaging in investment and business activities in economic zones within maritime boundary areas or partly located in maritime boundary areas and their family members may reside or temporarily reside for a definite time in these economic zones in accordance with regulations on labor and foreigners’ entry into, exit from and residence in Vietnam.
4. For foreigners working in economic zones within maritime boundary areas or partly located in maritime boundary areas, their employers, Vietnamese partners, or representatives of foreign non-governmental organizations shall, within 24 hours after these foreigners start working, notify in writing provincial-level Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs, district-level People’s Committees, commune-level Public Security offices and local Border Guard stations of the full names, ages, citizenship, serial numbers of passports, dates of starting and finishing working, tasks, and workplaces of the foreigners, and names and addresses of their employing agencies or organizations.
Article 8. Foreign vessels operating in maritime boundary areas
1. To operate in maritime boundary areas, a foreign vessel must have the following original papers:
a/ Vessel registration certificate granted by a competent authority of the country or territory whose national flag is flown by the vessel;
b/ Technical safety and environmental protection certificate (or a technical safety certificate granted by the register agency of the country or territory whose national flag is flown by the vessel or Vietnam’s register agency, for fishing vessels);
c/ Crew list, list of passengers or books of seamen, attendants and passengers on board; and passports of seamen, attendants and passengers on board;
d/ Radio frequency and transmitter use license granted by a competent Vietnamese agency; and radio safety certificate as prescribed by law;
dd/ Fisheries operation license granted by a competent Vietnamese agency (for fishing vessels);
e/ Papers on goods and transportation of goods on board the vessel and other relevant papers as prescribed by Vietnam’s law.
2. Foreign vessels operating in maritime boundary areas must fly their citizenship flag and fly the Vietnamese national flag at the top of their highest mast.
3. Foreign vessels anchoring and taking shelter at harbors or berths must comply with Vietnam’s law and are subject to inspection and supervision by competent Vietnamese agencies.
4. Foreign vessels innocently passing through Vietnam’s territorial sea are obliged to comply with Vietnam’s law.
5. Foreign vessels which are nuclear-powered or transport radioactive substances or hazardous and dangerous substances in Vietnam’s territorial sea are obliged to:
a/ Have technical documents related to the vessels and goods on board, and compulsory civil insurance documents;
b/ Provide competent Vietnamese state agencies with documents related to technical specifications of the vessels and goods on board;
c/ Fully take special preventive measures as prescribed by Vietnam’s law and treaties to which Vietnam is a contracting party applicable to their type;
d/ Comply with competent Vietnamese agencies’ decisions on application of special preventive measures, even prohibiting innocent passage through Vietnam’s territorial sea or forcing movement out of Vietnam’s territorial sea if they pollute the marine environment.
6. In case of having accidents or incidents or seeking help for objective reasons (below referred to as case of being in distress) and the vessels have no choice but stop or anchor in the territorial sea or taking shelter at seaports or berths, their captains or operators shall send out emergency signals and, when conditions permit, immediately notify the maritime administrations or the national salvage and rescue agency, Border Guard and coastal commune-level People’s Committees of the nearest localities or the Directorate of Fisheries (for fishing vessels), or other competent Vietnamese agencies in the nearest localities. These agencies shall, upon receiving the notice, organize rescue or immediately notify such to responsible agencies for organizing rescue.
Article 9. Military exercises, search and rescue drills, maritime security drills, live-fire drills, or use of explosive materials in maritime boundary areas
Military exercises, search and rescue drills, maritime security drills, live-fire drills, or use of explosive materials in maritime boundary areas must comply with approved plans and shall be notified to related parties and, shall be notified 10 working days in advance to provincial-level People’s Committees and Border Guard offices, Navy Zones, Coast Guard Zones, the Vietnam Maritime Administration, and Border Guard Flotillas (if they are conducted in maritime zones).
Article 10. Exploration, scientific research, geological survey and survey of minerals, natural resources and aquatic resources in maritime boundary areas
1. In addition to the papers specified in Clauses 1 and 2, and at Points a, b, c, d and g, Clause 3, Article 6 of this Decree, Vietnamese individuals, vehicles and craft engaged in exploration, scientific research, geological survey or survey of minerals, natural resources and aquatic resources in maritime boundary areas must possess licenses granted by competent agencies as prescribed by law, and shall notify their activities in writing 5 working days in advance to provincial-level People’s Committees and Border Guard offices of the localities where these activities will be carried out.
2. In addition to the papers specified at Points a, b, c and d. Clause 1, Article 8 of this Decree, foreign individuals, vehicles and craft engaged in investigation, exploration, survey or research activities, fishing or exploiting natural resources in maritime boundary areas shall obtain permission of related competent Vietnamese agencies and at the same time notify their activities in writing 5 working days in advance to provincial-level People’s Committees and Border Guard offices of the localities where these activities will be carried out, and comply with this Decree and relevant regulations.
Article 11. Building of projects or facilities in maritime boundary areas
1. Agencies and organizations conducting survey, designing, construction of facilities or implementation of projects related to national defense and security or involving foreign elements in maritime boundary areas shall notify in writing 3 working days in advance commune-level People’s Committees and Border Guard posts of the list of persons, craft and vehicles and time, scope and contents of operation.
2. The building of projects or facilities in maritime boundary areas must comply with the law on construction and may not affect base points, border facilities, maritime defense facilities or the marine and island environment.
3. When formulating projects to build tourist zones, economic zones, transport or fisheries facilities and harbors or berths, or explore or exploit natural resources; or projects or facilities related to national defense and security or involving foreign elements in maritime boundary areas, local construction state management agencies shall consult in writing the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security, other related ministries and sectors, and provincial- level People’s Committees, Military Commands, Border Guard Commands and Public Security Departments before submitting the projects to competent authorities for approval.
When implementing the projects or building the facilities already licensed, their owners shall notify their activities in writing 3 working days in advance to provincial-level Border Guard offices and Public Security Departments and district- and commune-level People’s Committees.
4. Local Border Guard stations shall guide agencies and organizations mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article in identifying base points, national maritime boundaries, scope of maritime boundary areas, and prohibited zones and restricted areas in maritime boundary areas, and in implementing other relevant regulations on management and protection of maritime boundary areas.
Article 12. Establishment of zones of suspension of innocent passage or zones of restriction of innocent passage in the territorial sea; identification of prohibited zones or restricted areas in maritime boundary areas
1. In case the national sovereignty, defense, security or interests is/are threatened, or for the purpose of ensuring maritime safety, protecting marine resources and ecology, preventing pollution, remedying incidents or catastrophes to the marine environment, or preventing and controlling the spread of epidemics, the Prime Minister shall decide to establish zones of suspension of innocent passage or zones of restriction of innocent passage in the territorial sea.
2. For the sake of national defense, security and interests, chairpersons of provincial-level People’s Committees of coastal localities shall identify prohibited zones in maritime boundary areas at the proposal of functional sectors after reaching agreement with provincial-level Military Commands, Border Guard Commands and Public Security Departments.
3. The Minister of National Defense shall identify prohibited zones for national defense facilities and maritime boundary facilities related to national defense and security at the proposal of Military Zones’ Commanders or Border Guard Commanders, and notify such to provincial- level People’s Committees of the coastal localities where these zones are located.
4. Managing ministries or sectors shall identify restricted areas in maritime boundary areas for the purpose of protecting marine resources and ecology, preventing pollution, remedying incidents or catastrophes to the environment, carrying out salvage, search and rescue activities, or organizing military exercises after reaching agreement with provincial-level People’s Committees; and at the same time notify such to the Ministry of National Defense and functional agencies and forces operating in maritime boundary areas.
5. Management and protection of zones of suspension of innocent passage and areas of restriction of innocent passage in the territorial sea and prohibited zones and restricted areas in maritime boundary areas:
a/ The management and protection of zones of suspension of innocent passage and areas of restriction of innocent passage in the territorial sea must comply with law;
b/ Heads of agencies or units managing prohibited zones in maritime boundary areas shall issue rules on protection of these zones;
c/ The scope and time of restriction and restricted activities of persons, vehicles and craft shall be identified for restricted areas;
d/ To enter prohibited zones or restricted areas, persons, vehicles and craft shall obtain permission of heads of agencies or units managing these zones or areas;
dd/ Decisions on prohibited zones or restricted areas shall be notified to provincial-level People’s Committees of coastal localities, the Vietnam Maritime Administration, the Directorate of Fisheries, and related parties for compliance.
6. Restricted areas in maritime boundary areas shall be identified by signboards (on the land) or coordinates in nautical charts (at sea); the scope of prohibited or restricted zones in the internal waters and territorial sea shall be identified by coordinates in nautical charts.
7. The establishment of zones of suspension of innocent passage or zones of restriction of innocent passage in the territorial sea shall be widely notified at home and internationally in “Notices to mariners” according to international maritime practices at least 15 days in advance, or right after the establishment in case of emergency.
Article 13. Management of wharves, yards and anchorage areas for waterway craft in maritime boundary areas
1. Provincial-level People’s Committees of coastal localities shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, decide to establish, and issue rules for, wharves, yards and anchorage areas for waterway craft in their localities.
2. Waterway craft that regularly or temporarily anchor at wharves, yards and anchorage areas shall be registered with agencies managing these wharves, yards and anchorage areas and must comply with their applicable rules.
Article 14. Occurrence of natural disasters, fires or environmental catastrophes
1. In case natural disasters, fires or environmental catastrophes (below collectively referred to as accidents) occur in maritime boundary areas, persons who detect the accidents shall send out emergency signals and promptly notify them to Border Guard stations and functional agencies and forces of the nearest places, and immediately take measures to save humans, vehicle, craft and property and limit losses.
2. When receiving notices or emergency signals or detecting persons, vehicles or craft in distress, persons and craft operating in maritime boundary areas shall immediately organize rescue and notify such to functional forces operating in the nearest places at sea or to maritime search and rescue coordination centers of the nearest places for organizing salvage and rescue activities.
3. Persons, vehicles and craft operating in maritime boundary areas shall submit to mobilization, command and assignment by local administrations and Border Guard offices to participate in search and rescue activities. The mobilization and command for participation in search and rescue activities may be effected only in case of emergency and during a period necessary for search and rescue activities.
4. Persons participating in search and rescue activities who are injured, die or suffer deteriorating health or property losses are entitled to regimes and policies prescribed by law.
Article 15. Handling of violations in maritime boundary areas
1. When detecting persons, vehicles or craft showing signs of violating Vietnam’s law or treaties to which Vietnam is a contracting party, specialized patrol and control forces have the right to check and seize violating persons, vehicles or craft and handle them in accordance with Vietnam’s law.
2. When detecting acts infringing upon the national sovereignty, security or social order and safety in maritime boundary areas, organizations and individuals shall report them to commune-level Border Guard and Public Security offices of the nearest places; if discovering and collecting assets sunk or going adrift in Vietnam’s maritime zones, organizations and individuals shall immediately report and deliver them to local administrations or Border Guard stations of the nearest places for handling in accordance with law.
Article 16. Exercise of the right of hot pursuit
1. Patrol and control forces in maritime boundary areas have the right of hot pursuit of foreign waterway craft violating Vietnam’s law in the internal waters or territorial sea of Vietnam or of persons, vehicles and craft that violate law in maritime boundary areas on the way to the inland.
2. After the patrol and control forces in maritime boundary areas have sent out signals to order foreign persons or waterway craft that violate or show signs of violating Vietnam’s law in maritime boundary areas to stop for inspection, if these persons or operators of these craft fail to obey the order, the commanders of the pursuing forces may use supporting tools and weapons in accordance with law; if there are wounded persons, these forces shall render medical aid; in case there are killed persons, these forces shall coordinate with functional agencies and local administrations in handling the case in accordance with law.
3. For foreign waterway craft violating or showing signs of violating Vietnam’s law, their hot pursuit may continue outside the boundaries of the territorial sea or the contiguous zone of the territorial sea of Vietnam and shall be undertaken uninterruptedly; the hot pursuit must terminate when the pursued foreign waterway craft go into the territorial sea of another country or territory.
4. When exercising the right of hot pursuit, commanders of the pursuing forces may mobilize persons and craft of state agencies, organizations and individuals operating in maritime boundary areas (except craft of foreign agencies, organizations and individuals entitled to immunities and privileges under Vietnam’s law) to participate in the hot pursuit.
5. Organizations and individuals that have their craft or property mobilized by competent agencies for the exercise of the right of hot pursuit are entitled to payment of reasonable expenses and compensation for damage, if any, in accordance with law.
6. Commanders of the pursuing forces shall take responsibility before law for their decisions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực