Chương 3 Nghị định 71/2002/NĐ-CP: Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp
Số hiệu: | 71/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 23/07/2002 | Ngày hiệu lực: | 07/08/2002 |
Ngày công báo: | 25/08/2002 | Số công báo: | Số 41 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chức cấp cứu và cứu hộ người bị nạn, tạm thời sơ tán nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm, trợ giúp nhân dân ổn định đời sống:
1. Huy động mọi nguồn lực để cứu hộ, tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn;
2. Lập các trạm cấp cứu tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp để tiếp nhận, cấp cứu người bị nạn;
3. Thành lập các đội cấp cứu lưu động được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phương tiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nạn, sẵn sàng chuyển người bị nạn về các trạm cấp cứu hoặc cơ sở khám chữa bệnh gần nhất;
4. Tổ chức việc tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân tại các trạm cấp cứu, cơ sở khám chữa bệnh; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia cứu chữa cho người bị nạn;
5. Huy động lực lượng và phương tiện cần thiết để nhanh chóng sơ tán nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm;
6. Cấp phát nguyên vật liệu, huy động nhân lực dựng các lán trại để bố trí chỗ ở tạm thời cho nhân dân ở nơi sơ tán;
7. Cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm, quần áo, chăn màn và những thứ thiết yếu khác để giúp nhân dân ổn định cuộc sống trong thời gian sơ tán;
8. Các biện pháp cần thiết khác.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để cứu hộ, tăng cường bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra nguy hiểm, bảo vệ an toàn các khu vực xung yếu, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân:
1. Huy động mọi nguồn lực để cứu hộ khẩn cấp những công trình phòng, chống thiên tai đang bị sự cố;
2. Nhanh chóng sửa chữa các công trình phòng, chống thiên tai bị hư hỏng; khẩn trương gia cố các công trình có nguy cơ xảy ra nguy hiểm;
3. Tăng cường tuần tra, canh gác tại các công trình phòng, chống thiên tai để sớm phát hiện và xử lý các sự cố;
4. Các biện pháp khác để bảo vệ, cứu hộ công trình phòng, chống thiên tai.
1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp phân lũ, chậm lũ sau đây để giảm bớt hậu quả lũ lụt:
a) Điều tiết các hồ nước có liên quan trong khu vực để cắt, giảm lũ;
b) Phân lũ vào các sông khi các hồ nước trong khu vực đã sử dụng hết khả năng cắt, giảm lũ mà mực nước vẫn tiếp tục tăng nhanh;
c) Sử dụng các vùng chậm lũ theo phương án đã được duyệt;
d) Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này mà vẫn còn nguy cơ đe doạ trực tiếp các khu vực xung yếu cần bảo vệ thì tiến hành cho tràn hoặc phá những đoạn đê nhất định để phân lũ vào các khu vực chậm lũ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương xây dựng phương án phân lũ, chậm lũ cụ thể áp dụng trong tình trạng khẩn cấp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ hoặc di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm:
1. Huy động lực lượng, phương tiện để di chuyển tài sản, kho tàng, di sản văn hoá ra khỏi nơi nguy hiểm và tổ chức lực lượng bảo vệ, tránh mất mát, hư hỏng;
2. Tăng cường bảo vệ những tài sản, kho tàng, di sản văn hoá không thể di chuyển ngay được ra khỏi nơi nguy hiểm;
3. Cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực bảo vệ các tài sản, kho tàng; tạm thời đình chỉ việc tham quan những khu vực có di sản văn hoá cần bảo vệ;
4. Các biện pháp cần thiết khác.
Khi có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để dành và ưu tiên chuyên chở vật tư, nguyên liệu, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hoá chất để xử lý dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, lương thực, thực phẩm, hàng hoá cần thiết (sau đây gọi là vật tư, hàng hoá) đến những nơi bị thảm họa:
1. Xuất kho dự trữ quốc gia và huy động từ các nguồn khác vật tư, hàng hoá để cứu trợ và chữa trị cho nhân dân ở những nơi bị thảm họa;
2. Tổ chức tiếp nhận hàng cứu trợ, viện trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để chuyên chở đến những nơi bị thảm họa;
3. Huy động mọi phương tiện cần thiết và ưu tiên chuyên chở vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa;
4. Tạm đình chỉ các chuyến vận chuyển hàng hoá theo lịch trình để dành phương tiện chuyên chở vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa;
5. Tăng cường các chuyến vận chuyển hàng hoá cần thiết bằng đường không, đường bộ, đường thuỷ đến những nơi bị thảm họa;
6. Áp dụng các loại ưu tiên về giao thông, miễn các loại phí giao thông đối với phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyển vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa;
7. Các biện pháp cần thiết khác.
1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy, nổ sau đây:
a) Bố trí lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt các kho xăng dầu, kho chứa chất nổ, hoá chất hoặc các chất đặc biệt nguy hiểm cháy, nổ hoặc di chuyển kho chứa các chất đó đến nơi an toàn;
b) Huy động lực lượng, huy động hoặc trưng dụng phương tiện, tài sản để hỗ trợ lực lượng phòng cháy, chữa cháy ngăn chặn cháy lan và dập tắt đám cháy, cứu người, cứu tài sản;
c) Đặt lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong tình trạng trực chiến;
d) Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng mọi ưu tiên về giao thông theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
đ) Tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi cần thiết;
e) Ngừng cấp điện ở những nơi có nguy cơ xảy ra cháy, nổ điện;
g) Các biện pháp phòng, chống cháy nổ cần thiết khác.
2. Việc chữa cháy trụ sở và nhà ở của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế được thực hiện theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp quản lý đặc biệt về giá sau đây đối với lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh và một số hàng hoá thiết yếu khác:
1. Quyết định mức giá tối đa đối với từng loại hàng hoá;
2. Quy định điều kiện hoặc hạn mức phân phối đối với từng loại hàng hoá;
3. Phát hành tem, phiếu, tích kê hoặc áp dụng các biện pháp khác để kiểm soát việc phân phối hàng hoá;
4. Quyết định nơi phân phối hàng hoá;
5. Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát giá cả;
6. Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, mua vét hàng hoá hoặc các hành vi khác vi phạm quy định về giá tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp;
7. Các biện pháp quản lý đặc biệt khác.
1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, tài sản sau đây để cứu hộ và khắc phục hậu quả thảm hoạ:
a) Huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phục hậu quả thảm hoạ. Việc điều động lực lượng vũ trang ngoài địa bàn có tình trạng khẩn cấp trong trường hợp cần thiết được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch nước;
b) Huy động cán bộ, công chức và nhân dân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn, khắc phục hậu quả thảm hoạ;
c) Huy động vật tư, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản của Nhà nước, của tổ chức và nhân dân, ngăn chặn và khắc phục hậu quả thảm họa. Trong trường hợp cần thiết thì trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Việc huy động lực lượng, huy động hoặc trưng dụng vật tư, phương tiện, tài sản được thực hiện tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp; nếu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, thì có thể huy động hoặc trưng dụng thêm từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài địa bàn có tình trạng khẩn cấp.
3. Việc trưng dụng phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được cơ quan trưng dụng xác nhận theo quy định của Bộ Tài chính.
Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được trưng dụng theo quy định tại Điều này được hoàn trả ngay cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc sử dụng hợp pháp khi không còn nhu cầu sử dụng nữa hoặc khi tình trạng khẩn cấp đã được bãi bỏ; nếu mất mát hoặc hư hỏng thì giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các quy định đặc biệt sau đây về thông tin liên lạc và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc:
1. Thiết lập đường dây nóng giữa Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo;
2. Lập các trạm, tuyến thông tin liên lạc bảo đảm hoạt động của Ban chỉ đạo từ trụ sở tới các khu vực xảy ra thảm hoạ;
3. Ưu tiên sử dụng miễn cước dịch vụ viễn thông phục vụ các hoạt động khắc phục hậu quả thảm hoạ, dịch bệnh tại trụ sở Ban chỉ đạo;
4. Huy động cán bộ, nhân viên cơ quan bưu chính viễn thông trực 24/24 giờ để bảo đảm thông tin thông suốt trên toàn tuyến và sẵn sàng khắc phục kịp thời các sự cố về thông tin;
5. Huy động hoặc trưng dụng các phương tiện thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khi cần thiết;
6. Các quy định đặc biệt khác về thông tin liên lạc và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc trong tình trạng khẩn cấp.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội sau đây:
1. Huy động lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ và quần chúng nhân dân tham gia tuần tra, canh gác, bảo vệ an ninh, trật tự; thành lập các Tổ công tác duy trì an ninh, trật tự khi cần thiết;
2. Ngăn chặn mọi hành vi gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và việc khắc phục hậu quả thảm họa;
3. Ngăn chặn, bắt giữ ngay người gây rối trật tự ở nơi có tình trạng khẩn cấp hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật;
4. Các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm:
a) Đặt các biển báo hiệu và lập các trạm canh gác, kiểm soát cố định hoặc lưu động tại những khu vực nguy hiểm;
b) Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào những khu vực nguy hiểm;
c) Kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm;
d) Hạn chế ra khỏi khu vực nguy hiểm quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều này;
đ) Các biện pháp hạn chế cần thiết khác.
2. Những khu vực sau đây có thể được tuyên bố là khu vực nguy hiểm:
a) Khu vực có nhà cửa, công trình xây dựng đang có nguy cơ sập đổ;
b) Khu vực đang có cháy lớn;
c) Khu vực đang có bão, lũ lớn, nước xoáy hoặc có nguy cơ lở đất;
d) Khu vực có tác nhân hoá học độc hại, nguy hiểm không kiểm soát được;
đ) Khu vực xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm;
e) Khu vực có các yếu tố khác nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ con người.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh:
1. Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật;
2. Xác định các nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn và có biện pháp xử lý vệ sinh kịp thời;
3. Cung cấp kịp thời các loại hoá chất, thuốc men cần thiết để đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh;
4. Các biện pháp vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chức cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bị nhiễm bệnh và có nguy cơ bị nhiễm bệnh:
1. Phân loại, sơ cứu, cấp cứu kịp thời người bị nhiễm bệnh theo phác đồ hướng dẫn thống nhất của Bộ Y tế;
2. Tổ chức điều trị miễn phí cho những người bị nhiễm bệnh;
3. Lập các trạm chống dịch tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp để tiếp nhận, cấp cứu người bị nhiễm bệnh;
4. Thành lập các đội cấp cứu lưu động được trang bị dụng cụ y tế, thuốc men, phương tiện để phát hiện và cấp cứu tại chỗ người bị nhiễm bệnh, sẵn sàng chuyển người bị nhiễm bệnh về các trạm chống dịch nơi gần nhất;
5. Tập trung phương tiện, thuốc men, trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám chữa bệnh miễn phí cho người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh;
6. Huy động các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bị nhiễm bệnh, người có nguy cơ bị nhiễm bệnh;
7. Các biện pháp cần thiết khác.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng biện pháp sau đây để hạn chế việc ra, vào vùng có dịch bệnh, thực hiện kiểm dịch và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra, vào vùng có dịch bệnh:
1. Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện không có nhiệm vụ ra, vào vùng có dịch bệnh; trường hợp cần thiết phải ra, vào vùng có dịch bệnh thì phải thực hiện biện pháp kiểm dịch y tế bắt buộc;
2. Lập trạm gác, trạm kiểm dịch liên ngành hoặc bố trí các Đội công tác chống dịch khẩn cấp tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch bệnh để kiểm tra, giám sát và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra vào;
3. Tổ chức tuần tra, kiểm soát trên dọc ranh giới địa bàn có tình trạng khẩn cấp, kịp thời ngăn chặn các trường hợp ra, vào trái phép vùng có dịch bệnh và chủ động phòng, chống dịch có khả năng lan rộng;
4. Thực hiện các biện pháp dự phòng đối với người vào vùng có dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
5. Thực hiện kiểm dịch bắt buộc đối với hàng hoá, vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm, đồ uống đưa vào hoặc đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh;
6. Kiểm tra và xử lý y tế đối với tất cả các phương tiện ra khỏi vùng có dịch bệnh; chỉ cho phép các phương tiện đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế ra khỏi vùng có dịch bệnh;
7. Các biện pháp cần thiết khác.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh:
1. Cấm đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh những hàng hoá, vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm, đồ uống có khả năng truyền dịch bệnh;
2. Cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào nơi có người hoặc động vật ốm, chết do dịch bệnh;
3. Cấm đưa người bị nhiễm bệnh ra khỏi vùng có dịch bệnh; trường hợp phải chuyển lên tuyến trên phải được phép của Đội trưởng Đội công tác chống dịch khẩn cấp;
4. Các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh cần thiết khác.
1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp chống dịch khẩn cấp sau đây:
a) Tổng tẩy uế, diệt khuẩn, khử độc ổ dịch;
b) Tổ chức cách ly và điều trị triệt để cho người bị nhiễm dịch bệnh, tiến hành theo dõi chặt chẽ sau điều trị đề phòng dịch bệnh tái phát;
c) Tăng cường kiểm tra, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng;
d) Tiêu hủy ngay hàng hoá, vật phẩm có mang tác nhân gây bệnh;
đ) Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật theo quy định của pháp luật;
e) Tăng cường các biện pháp kiểm tra y tế đối với người, phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh, hành lý, hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài những biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo loại dịch bệnh, có thể tiến hành các biện pháp chống dịch bắt buộc khác sau đây:
a) Uống thuốc dự phòng;
b) Sử dụng vắc xin hoặc kháng huyết thanh;
c) Phun hoá chất để diệt véc tơ truyền bệnh;
d) Cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh;
đ) Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để kiểm tra chặt các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng, đóng cửa các cơ sở phát hiện có tác nhân gây bệnh:
1. Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của các loại thực phẩm, đồ uống và kiểm dịch các loại thực phẩm, đồ uống, dụng cụ chế biến dùng trong các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng;
2. Kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng; phát hiện và cách ly người bị nhiễm bệnh làm việc trong các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng;
3. Buộc cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế hoặc cá nhân thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lây lan dịch bệnh, tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người;
4. Tịch thu và tiêu huỷ những thực phẩm, đồ uống mang tác nhân gây dịch bệnh;
5. Tạm thời đình chỉ hoạt động của các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng không đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
6. Đóng cửa các cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng phát hiện có tác nhân gây bệnh;
7. Các biện pháp cần thiết khác.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh, phòng chống dịch bắt buộc sau đây:
1. Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật;
2. Xác định các nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn và có biện pháp xử lý vệ sinh kịp thời;
3. Kịp thời phát hiện và xử lý y tế những nơi có mầm bệnh;
4. Các biện pháp vệ sinh, phòng, chống dịch bệnh bắt buộc cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để dành và ưu tiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh, hoá chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hoá cần thiết (sau đây gọi là thuốc men, hàng hoá) đến những vùng có dịch bệnh:
1. Xuất kho dự trữ quốc gia hoặc huy động từ các nguồn khác thuốc men, hàng hoá để chữa trị và cứu trợ cho nhân dân ở vùng có dịch bệnh;
2. Huy động mọi phương tiện cần thiết và ưu tiên chuyên chở thuốc men, hàng hoá đến vùng có dịch bệnh;
3. Tăng cường các chuyến vận chuyển bằng đường không, đường bộ, đường thuỷ để đưa các loại thuốc men, hàng hoá đến vùng có dịch bệnh;
4. Áp dụng các loại ưu tiên về giao thông, miễn các loại phí giao thông đối với phương tiện làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, hàng hoá đến vùng có dịch bệnh;
5. Các biện pháp cần thiết khác.
1. Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể tổ chức các Đội công tác chống dịch khẩn cấp thuộc cơ quan y tế, cơ quan kiểm dịch y tế với sự tham gia của các thầy thuốc, nhân viên y tế thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, khám chữa bệnh, xét nghiệm và các thành phần khác.
2. Đội công tác chống dịch khẩn cấp có nhiệm vụ triển khai các biện pháp chống dịch khẩn cấp và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định và sự điều động của Ban chỉ đạo.
SPECIAL MEASURES APPLIED IN THE STATE OF EMERGENCY
Section 1. SPECIAL MEASURES APPLIED IN THE STATE OF EMERGENCY IN CASE OF GREAT DISASTERS
Article 9.- Organizing the provision of first aid for and rescue of victims, temporarily evacuating people from dangerous places, helping people stabilize their life
In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to provide first aid for and rescue victims, temporarily evacuate people from dangerous places and help them stabilize their life:
1. Mobilizing all resources to rescue victims and give them first aid in time;
2. Setting up first-aid stations in areas under the state of emergency in order to receive victims and give them first aid;
3. Setting up mobile first-aid teams, which shall be equipped with medical instruments, medicaments and means to detect and give on-the-spot first aid to victims, and ready to transfer them to the nearest first-aid stations or medical examination and treatment establishments;
4. Organizing the reception of, the provision of first aid, medical examination and treatment for, as well as free-of-charge medicament distribution to, people at first-aid stations and medical examination and treatment establishments; mobilizing private medical examination and treatment establishments to participate in curing victims;
5. Mobilizing forces and necessary means to quickly evacuate people from dangerous places;
6. Allocating materials and raw materials, mobilizing human resources to build makeshifts so as to arrange temporary accommodation for evacuees;
7. Distributing free-of-charge foods and foodstuffs, clothes, blankets and mosquito nets as well as other essential items to help people stabilize their life during the time of evacuation;
8. Other necessary measures.
Article 10.- Salvaging, and intensifying the protection of, natural calamity prevention and control works being hit by incidents or exposed to danger
In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to salvage, and intensify the protection of, natural calamity prevention and control works, which are being hit by incidents or exposed to danger, protect safety of key positions and minimize the damage caused to properties of the State, agencies and organizations as well as the people’s lives and properties:
1. Mobilizing all resources to urgently salvage natural calamity prevention and control works, being hit by incidents;
2. Quickly repairing the damaged natural calamity prevention and control works; promptly consolidating the works exposed to danger;
3. Intensifying patrol and guard at natural calamity prevention and control works in order to promptly detect and handle incidents;
4. Other measures for the protection and salvage of natural calamity prevention and control works.
Article 11.- Flood diversion and deceleration to reduce the disaster’s consequences
1. In areas under the state of emergency the following flood-diverting and -decelerating measures may be applied to reduce the flood’s consequences:
a/ Regulating the related reservoirs in the areas in order to cut off or alleviate floods;
b/ Divert floods into rivers when the reservoirs in the areas have been used up to cut off or alleviate the floods but the water level still rises quickly;
c/ Using the flood-decelerating regions according to the approved plan;
d/ In cases where measures defined at Points a, b and c, Clause 1 of this Article have been applied but there still exists a danger directly threatening crucial regions which need to be protected, the floods may be let overflow the dykes or certain dyke sections may be destroyed to divert the floods into other flood-decelerating regions under the Prime Minister’s decisions.
2. The Central Steering Committee for Flood and Storm Prevention and Fight shall elaborate the flood diversion and deceleration plan for application in the state of emergency and submit it to the Prime Minister for decision.
Article 12.- Protecting or moving properties, warehouses and cultural heritages out of dangerous places
In areas under the state of emergency, the following measures may be applied to protect or move properties, warehouses and cultural heritages out of dangerous places:
1. Mobilizing forces and means to move properties, warehouses and cultural heritages out of the dangerous places and organizing forces to safeguard them, prevent losses and damage thereto;
2. Intensifying the protection of those properties, warehouses and cultural heritages, which cannot be removed immediately from dangerous places;
3. Prohibiting people not on duty to enter the property- and warehouse-protection area; temporarily suspending visits to areas with cultural heritages which need to be protected;
4. Other necessary measures.
Article 13.- Reservation and priority transportation of supplies, raw materials, preventive and curative medicines, epidemic-treating chemicals, food, foodstuffs and essential goods to disaster-hit places
In case of the state of emergency, the following measures may be applied in order to reserve and transport with priority supplies, raw materials, preventive and curative medicines, epidemic- and environmental pollution-treating chemicals, food, foodstuffs and essential goods (hereinafter called supplies and goods) to disaster-hit places:
1. Taking from the national reserves and mobilizing from other sources supplies and goods in order to provide relief and treatment for people in the disaster-hit places;
2. Organizing the reception of relief and aid goods from agencies, organizations and individuals at home and abroad for transportation thereof them to the disaster-hit places;
3. Mobilizing all necessary means and prioritizing the transportation of supplies and goods to the disaster-hit places;
4. Temporarily suspending the scheduled freights in order to reserve means for the transportation of supplies and goods to the disaster-hit places;
5. Increasing the number of freights to carry essential goods by air, land and/or waterway to the disaster-hit places;
6. Effecting traffic priorities, exempt traffic tolls of all kinds for means performing task of transporting supplies and goods to the disaster-hit places;
7. Other necessary measures.
Article 14.- Intensifying measures for fire and explosion prevention and fighting
1. In areas where exists the state of emergency, the following measures for fire prevention and fighting may be applied:
a/ Arranging forces to closely safeguard petroleum depots and depots of explosives, chemicals or particularly dangerous inflammable and explosive substances or relocate those depots to the safe places;
b/ Mobilizing forces, mobilizing or requisitioning means and/or properties to assist the fire prevention and fighting force in preventing fire spread and extinguishing fire, rescuing people and properties;
c/ Placing the fire prevention and fighting force on alert;
d/ Forces and means while performing the fire-fighting task shall enjoy all traffic priorities as provided for by the Law on Fire Prevention and Fighting;
e/ Temporarily suspending production and/or business activities of enterprises as well as production, business or service establishments when necessary;
f/ Stopping the electricity supply at places prone to electricity-related fire and/or explosion;
g/ Other necessary measures for fire prevention and fighting.
2. The fire fighting at the head offices and residences of foreign diplomatic missions, consulates and representative offices of international organizations shall comply with the provisions of the Law on Fire Prevention and Fighting.
Article 15.- Special price management measures
In areas where exists the state of emergency, the following special measures for management of prices of food, foodstuffs, preventive and curative medicines and a number of other essential goods may be applied:
1. Deciding on the maximum price for each kind of goods;
2. Deciding on conditions or limits for distribution of goods of each kind;
3. Issuing stamps, cards, tickets or applying other measures to control goods distribution;
4. Deciding on goods-distribution places;
5. Enhancing the inspection and control of prices;
6. Strictly handling acts of speculating and buying up goods or other acts of violating the regulations on prices in areas being under the state of emergency;
7. Other special management measures.
Article 16.- Mobilizing human resources, supplies, means and properties for salvage and overcoming the disaster’s consequences
1. In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied in order to mobilize human resources, supplies, means and properties for salvage and overcoming the disaster’s consequences:
a/ Mobilizing army, police and militia forces to rescue people, evacuate people, save the State’s, organizations’ and people’s properties, prevent and overcome the disaster’s consequences. The mobilization of armed forces outside the areas under the state of emergency, when necessary, shall be effected by the State President’s decision.
b/ Mobilizing officials, public servants and people to rescue humans, evacuate people, save properties of the State, organizations and people, prevent and overcome the disaster’s consequences;
c/ Mobilizing supplies and/or means of agencies, organizations and/or individuals for the rescue of humans, evacuate people, rescue of properties of the State, organizations and people, prevention and overcoming of the disaster’s consequences. In case of necessity, the means and properties of agencies, organizations and/or individuals may be requisitioned.
2. The mobilization of forces, the mobilization or requisition of supplies, means and/or properties shall be conducted in areas being under the state of emergency; if they still fail to meet the requirements, more supplies and/or means may also be mobilized or requisitioned from agencies, organizations and/or individuals outside areas being under the state of emergency.
3. The requisition of means and/or properties of agencies, organizations and individuals must be certified by the requisitioning bodies according to regulations of the Finance Ministry.
Means and properties of agencies, organizations and individuals, which are requisitioned under the provisions of this Article, shall be immediately returned to their owners or lawful managers or users when the use thereof no longer needed or when the state of emergency is lifted; in case of loss or damage, compensation therefor shall be made according to law provisions.
Article 17.- Regime of communication and use of communication means:
In areas where exists the state of emergency, the following special provisions on communication and use of communication means may be applied:
1. Establishing a hot line between the Prime Minister and the Steering Committee;
2. Setting up communication stations and lines to ensure operations of the Steering Committee’s communication from its office to the disaster-hit areas;
3. Using with priority telecommunication facilities at the Steering Committee’s office free of charge in service of activities of overcoming the disaster’s or epidemic’s consequences.
4. Mobilizing officials and employees of the post and telecommunications agencies to work round the clock so as to ensure the smooth communication on the whole line and be ready to promptly handle information incidents;
5. Mobilizing or requisitioning communication means of agencies, organizations and/or individuals when necessary;
6. Other special regulations on information and communication as well as the use of communication means in the state of emergency.
Article 18.- Ensuring security and order in areas where exists the state of emergency
In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to ensure security, social order and safety:
1. Mobilizing army, police and/or militia forces as well as people to participate in patrols, guard duty and maintenance of security and order; establishing working teams to maintain security and order when necessary;
2. Preventing all acts that affect security and order and the overcoming of the disaster’s consequences;
3. Preventing and immediately arresting persons who disrupt order in areas being under the state of emergency, or commit other law-breaking acts;
4. Other necessary measures to maintain security, social order and safety.
Article 19.- Restricting people and means to enter dangerous places
1. In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to restrict people and means to enter dangerous places:
a/ Placing signboards and setting up fixed or mobile watch and control stations at dangerous places;
b/ Prohibiting people not on duty and means to enter dangerous places;
c/ Strictly controlling people and means that enter dangerous places;
d/ Restricting the exit from dangerous places defined at Points d, e and f, Clause 2 of this Article;
e/ Other necessary restriction measures.
2. The following places may be declared dangerous:
a/ Places where houses or construction works are prone to collapse;
b/ Places where exist big fires;
c/ Places where exist storms, floods, whirlpools or danger of landslides;
d/ Places where exist hazardous and dangerous chemical agents, which cannot be controlled;
e/ Places where emerge dangerous epidemics;
f/ Places where exist other factors detrimental to human life and health.
Article 20.- Hygiene of the living environment, epidemic prevention and combat at the disaster-hit places
In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to keep hygiene of the living environment and prevent and fight epidemics:
1. Organizing medical treatment and burying of corpses and carcasses.
2. Determining the polluted daily-life water sources and applying timely handling measures;
3. Supplying in a timely manner necessary chemicals and medicaments to meet the requirements of the living environment’s hygiene as well as epidemic prevention and combat;
4. Other necessary measures prescribed by law for the living environment’s hygiene as well as epidemic prevention and combat.
Section 2. SPECIAL MEASURES IN THE STATE OF EMERGENCY IN CASE OF DANGEROUS EPIDEMICS
Article 21.- Organizing the provision of first-aid and medical treatment
In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to organize the provision of first-aid, and medical treatment for persons who have been infected or are prone to be infected with diseases:
1. Classifying and promptly giving first-aid and emergency treatment to, the infected persons according to the uniform therapeutic methods guided by the Health Ministry;
2. Organizing free-of-charge treatment for infected persons;
3. Setting up anti-epidemic stations in the areas being under the state of emergency in order to receive and give first aid to, infected persons;
4. Setting up mobile first-aid teams, which shall be equipped with medical instruments, medicaments and means to detect and give on-the-spot first aid to infected persons, and get ready to transfer the infected persons to the nearest anti-epidemic stations;
5. Concentrating means, medicaments and medical equipment, preparing beds, examination and treatment rooms and arranging medical personnel to work round the clock so as to be ready to provide first aid as well as medical examination and treatment for persons already infected or prone to be infected with diseases;
6. Mobilizing private medical examination and treatment establishments to take part in first-aid provision to, as well as medical examination and treatment of, the infected persons and persons prone to be infected;
7. Other necessary measures.
Article 22.- Restricting the exit from, and entry into, the epidemic areas; quarantining and medically treating people and means exiting or entering the epidemic areas
In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to restrict the exit from, and entry into, the epidemic area, to quarantine and medically treat people and means exiting or entering the epidemic areas:
1. Prohibiting or restricting people and means not on duty to exit or enter the epidemic areas; in cases where it is necessary to exit from, or enter the epidemic areas, the compulsory medical quarantine measures must be applied;
2. Setting up inter-branch guard stations and quarantine stations or posting emergency anti-epidemic working teams at traffic junctions leading into or from the epidemic areas in order to check, supervise and medically treat the exiting and entering people and means;
3. Organizing patrols and control along the boundaries of areas under the state of emergency, promptly preventing illegal exits from, and entries into, the epidemic areas and taking initiative in preventing and fighting the epidemic spread;
4. Applying prophylactic measures to people entering the epidemic areas under guidance of medical agencies;
5. Effecting compulsory quarantine for goods, objects, animals, plants, foodstuffs and beverages brought into or out of the epidemic areas;
6. Inspecting and medically treating all means exiting the epidemic areas; permitting only those means which have been granted medical quarantine certificates to exit the epidemic areas;
7. Other necessary measures.
Article 23.- Application of measures to prevent epidemic spread
In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to prevent epidemic spread:
1. Prohibiting the bringing out of epidemic areas of goods, objects, animals, plants, foodstuffs and beverages, which are capable of transmitting the epidemic;
2. Prohibiting people and means not on duty to enter places where people or animals have got ill or died due to epidemics;
3. Prohibiting the bringing of infected persons out of the epidemic areas; in cases where they need to be transferred to higher-level hospitals, the permission of the head of the emergency anti-epidemic working team is required;
4. Other necessary measures to prevent epidemic spread.
Article 24.- Urgent epidemic-combating measures
1. In areas where exists the state of emergency, the following urgent epidemic-combating measures may be applied:
a/ General cleansing, disinfection and decontamination of the epidemic nests;
b/ Organizing the isolation and complete treatment of the infected persons, strictly monitoring them after the treatment to prevent the epidemic recurrence.
c/ Intensifying inspection, ensuring food hygiene and safety at public food and drink catering service establishments;
d/ Immediately destroying goods and objects carrying pathogenic agents;
e/ Medically handling and burying dead persons and carcasses according to law provisions;
f/ Enhancing medical inspection measures applicable to people and means on entry or exit and their luggage as well as import and export goods according to law provisions.
2. Apart from measures prescribed in Clause 1 of this Article, depending on the kind of the epidemic, the following compulsory epidemic-combating measures may also be applied:
a/ Orally taking preventive medicines;
b/ Using vaccines or anti-serum;
c/ Spraying chemicals to eliminate the disease vectors;
d/ Isolating, and abstaining from contact with, epidemic sources;
e/ Applying measures for personal hygiene, sanitation of daily-life water and environmental hygiene in strict compliance with law provisions.
Article 25.- Strictly inspecting public food and drink catering service establishments; closing those establishments where pathogenic agents are detected
In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to strictly inspect public food and drink catering service establishments, or close those establishments where pathogenic agents are detected:
1. Inspecting sources and origins of foodstuffs and drinks and quarantining foodstuffs, drinks as well as processing instruments used at public food and drink catering service establishments;
2. Inspecting foodstuff hygiene and safety at public food and drink catering service establishments; detecting and isolating the infected persons working therein;
3. Forcing agencies, organizations, economic units or individuals to apply measures for overcoming the epidemic spread and destroying objects detrimental to the human health;
4. Confiscating and destroying foodstuffs and drinks carrying pathogenic agents;
5. Temporarily suspending operations of public food and drink catering service establishments that fail to ensure foodstuff hygiene and safety;
6. Closing public food and drink catering service establishments where pathogenic agents are detected;
7. Other necessary measures.
Article 26.- Application of compulsory measures for hygiene and epidemic prevention and fighting in epidemic areas
In areas where exists the state of emergency, the following compulsory measures for hygiene and epidemic prevention and fighting may be applied:
1. Organizing medical disposal and burial of corpses and carcasses;
2. Determining polluted daily-life water sources and applying hygiene-treating measures in a timely manner;
3. Promptly detecting and medically treating pathogens at places where they are detected;
4. Other necessary compulsory measures for hygiene and epidemic prevention and fighting as prescribed by law.
Article 27.- Reservation and priority transportation of preventive and curative medicines, epidemic-treating chemicals, foods, foodstuffs and necessary goods to epidemic areas
In areas where exists the state of emergency, the following measures may be applied to reserve and give priority to the transportation of, preventive and curative medicines, epidemic-treating chemicals, foods, foodstuffs and necessary goods (hereinafter called medicaments and goods) to epidemic-hit areas:
1. Taking from the national reserves or mobilizing from other sources medicaments and goods in order to treat and support people in the epidemic-hit areas;
2. Mobilizing all necessary means and giving priority to the transportation of medicaments and goods to the epidemic-hit areas;
3. Increasing the number of freights by air, land and waterway in order to transport medicaments and goods to the epidemic-hit areas;
4. Applying traffic priorities, exempting traffic tolls for means performing task of transporting medicaments and goods to the epidemic-hit areas;
5. Other necessary measures.
Article 28.- Organizing emergency anti-epidemic working teams
1. In areas where exists the state of emergency, emergency anti-epidemic working teams may be set up under the medical agencies and medical quarantine agencies with the participation of physicians and medical personnel in the fields of prophylactic medicine, medical examination and treatment, test, and other members.
2. Emergency anti-epidemic working teams shall be tasked to deploy urgent anti-epidemic measures and perform other tasks under decisions and assignment of the Steering Committee.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực