Chương 2 Nghị định 69/2002/NĐ-CP: Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng của doanh nghiệp
Số hiệu: | 69/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/07/2002 | Ngày hiệu lực: | 27/07/2002 |
Ngày công báo: | 15/08/2002 | Số công báo: | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các khoản nợ phải thu quá hạn hoặc chưa quá hạn thuộc một trong các trường hợp sau đây được coi là khoản nợ không có khả năng thu hồi:
a) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
b) Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả.
c) Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, đang thi hành án phạt tù hoặc người thừa kế theo luật, nhưng không có khả năng chi trả.
d) Hợp tác xã nông nghiệp đã giải thể, Hợp tác xã nông nghiệp đã được chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 16/CP ngày 12 tháng 02 năm 1997 của Chính phủ nhưng quá khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ không có khả năng trả nợ, Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi, số tiền nợ này đã được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng đến nay các cơ sở hạ tầng đó đã bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai, bão lụt tàn phá được Nhà nước cho xoá nợ.
đ) Khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật.
e) Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.
g) Khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận do bán nợ phải thu.
h) Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu.
i) Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 3 năm trở lên, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ.
2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại khoản 1 Điều này được xử lý theo thứ tự sau đây:
a) Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp.
b) Hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc thu nhập của doanh nghiệp, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
c) Trường hợp hạch toán vào chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp bị lỗ không có khả năng bù đắp trong 2 năm liên tiếp và doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải giải thể, phá sản thì cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
d) Trường hợp đã áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm: a, b, c nêu trên mà doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về tài chính, Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan liên quan xem xét và quyết định việc hỗ trợ vốn hoặc xử lý giảm lỗ của doanh nghiệp từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc hỗ trợ này, Bộ Tài chính thực hiện trực tiếp hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian có chức năng.
3. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện chuyển đổi, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, sau khi xử lý một lần theo quy định tại điểm a và b khoản 2 của Điều này mà doanh nghiệp bị lỗ hoặc khi chưa xử lý nợ doanh nghiệp đã bị lỗ thì được xét giảm vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi thực hiện chuyển đổi.
Trường hợp giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không đủ để xử lý lỗ luỹ kế và nợ không có khả năng thu hồi, hoặc sau khi xử lý giảm giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà giá trị còn lại quá ít không đủ để thực hiện chính sách bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định, hoặc không đảm bảo đủ tỷ lệ vốn nhà nước tham gia trong công ty cổ phần thì Bộ Tài chính quyết định chuyển giao một số khoản nợ phải thu cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng của nhà nước xử lý. Trong trường hợp này, chênh lệch giữa giá trị khoản nợ phải thu với số thực tế thu được của tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng được hỗ trợ từ nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp.
4. Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi tuy đã được xử lý nhưng khách nợ còn tồn tại thì các doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi trong thời hạn 5 năm. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp chuyển đổi, sau khi chuyển đổi người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý trước khi chuyển đổi nhưng vẫn có khả năng thu hồi, tiền thu được sau khi đã trừ chi phí thu hồi nợ nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hoặc chuyển giao hồ sơ, tài liệu cho tổ chức có chức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi vào ngân sách nhà nước.
1. Đối với các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi.
2. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 02 năm trở lên còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải lập dự phòng và hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp trong năm. Mức trích lập dự phòng tuỳ theo mức độ tổn thất có thể xảy ra, nhưng tổng mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số dư nợ các khoản phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
1. Các khoản được ngân sách trợ cấp hoặc cấp bù theo quy định nhưng chưa được cấp thì ngân sách cấp nào nợ, ngân sách cấp đó phải cấp đủ cho doanh nghiệp.
2. Các khoản doanh nghiệp đã nộp thừa vào ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đó phải hoàn trả cho doanh nghiệp hoặc trừ vào khoản nộp kỳ sau theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Các khoản nợ về khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản thuộc các công trình, dự án được phê duyệt đúng thẩm quyền, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán đủ thì ngân sách phải thanh toán kịp thời cho doanh nghiệp. Công trình được đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách cấp nào thì ngân sách cấp đó phải thanh toán đủ và kịp thời cho doanh nghiệp.
4. Các khoản ngân sách địa phương nhận trả nợ thay khi điều động tài sản của doanh nghiệp cho đơn vị sự nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thì địa phương phải dùng ngân sách để trả nợ doanh nghiệp.
5. Các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp do xây dựng các công trình công cộng và các cơ sở hạ tầng cho các địa phương, nhượng bán tài sản, trụ sở làm việc cho các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nằm trong kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt mà doanh nghiệp chưa thu được tiền thì cấp quyết định đầu tư, chuyển nhượng tài sản phải bố trí ngân sách cấp đó để thanh toán cho doanh nghiệp. Trường hợp vượt thẩm quyền và quá khả năng của ngân sách thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi được giảm phần vốn nhà nước trong tổng giá trị doanh nghiệp và ghi tăng vốn cho đơn vị tiếp nhận công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng đó hoặc đơn vị sử dụng tài sản đã mua của doanh nghiệp.
6. Các khoản tiền của doanh nghiệp bị các cơ quan nhà nước tạm giữ trong quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra vụ án, sau khi có kết luận doanh nghiệp không có sai phạm hoặc không phải khắc phục hậu quả thì các cơ quan quyết định tạm giữ phải hoàn trả ngay cho doanh nghiệp.
Tổ chức, cá nhân bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn, mua trả chậm vật tư hàng hoá đã quá hạn thanh toán mà doanh nghiệp được bảo lãnh chưa trả được nợ thì tổ chức và cá nhân bảo lãnh phải trả nợ thay. Doanh nghiệp được trả nợ thay có trách nhiệm nhận nợ và trả nợ với tổ chức, cá nhân đã bảo lãnh cho mình theo quy định.
Các doanh nghiệp nhà nước được xử lý và hạch toán một lần, hoặc xử lý dần các khoản nợ không thu hồi được vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm theo các quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này, nhưng tối đa không quá 02 năm.
Doanh nghiệp nhà nước có nợ phải thu quá lớn, không có khả năng thu hồi và không thể xử lý hết bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, do đó không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn thì phải tiến hành giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cần thiết phải duy trì doanh nghiệp và doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả được cấp có thẩm quyền duyệt thì ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành quản lý có ý kiến gửi Bộ Tài chính xem xét bổ sung vốn điều lệ hoặc có biện pháp hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động bình thường. Trường hợp vượt thẩm quyền hoặc quá khả năng của ngân sách, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
HANDLING OF RECEIVABLE OUTSTANDING DEBTS OF ENTERPRISES
Article 5.- Handling of receivable bad debts
1. Receivable overdue or due debts falling into one of the following cases shall be considered bad debts:
a) Debtors are enterprises or organizations that have completed their dissolution or bankruptcy under the provisions of law.
b) Debtors have ceased their operation and been insolvent.
c) Debtors are individuals who have died or are missing or serving their imprisonment sentence, or are heirs at law, who are incapable of repaying debts under court decisions.
d) Agricultural cooperatives which have been dissolved, agricultural cooperatives which have been transformed and made business registration under the Government’s Decree No. 16/CP of February 12, 1997 but met with financial difficulties and suffered from business losses, being incapable of repaying their debts, and agricultural cooperatives which have profitably conducted business and used debt amounts for investment in infrastructure, but now such infrastructure are damaged due to natural calamities, storms or floods, shall have their debts written off by the State.
e) Debtors have enjoyed debt remission under decisions of competent agencies as provided for by law.
f) The bad debt deficits after individuals and/or collectives have been held responsible for payment of material compensations.
g) The loss deficits accepted by competent bodies due to the sale of receivable debts.
h) The receivable debts for which the debt claim expenses are larger than their values
i) The receivable debts which have become overdue for 3 years or more and cannot be recovered from debtors that still exist and are operating, suffering from continuous losses and meeting with great difficulties though the enterprises have applied different measures.
2. For operating State enterprises, the receivable bad debts prescribed in Clause 1 of this Article shall be handled in the following order:
a) Using the receivable bad debt reserve sources to make up therefor.
b) Accounting them into the business expenses or incomes of enterprises, depending on each specific case.
c) Where they are accounted into business expenses but the enterprises have suffered from losses, being unable to offset the losses for two consecutive years, and the enterprises do not fall into cases of dissolution or bankruptcy, the competent bodies shall consider and decide to decrease the State capital at the enterprises.
d) Where the measures prescribed at Points a, b and c above have been applied but the enterprises still meet with financial difficulties, the Finance Ministry shall coordinate with the concerned agencies in considering and deciding on capital support or reduction of losses of the enterprises from the source of expenses for reform of enterprises under the Prime Minister’s decision. This support shall be provided by the Finance Ministry directly or via intermediary financial organizations having such function.
3. For State enterprises being under transformation, the receivable bad debts, after being handled once under the provisions at Points a and b, Clause 2 of this Article the enterprises suffer from losses or when debts are not yet handled, the enterprises have already suffered from losses, they shall be considered for the decrease of State capital at enterprises before the transformation.
Where the value of the State capital portion at the enterprises is not enough for handling the accumulated losses and bad debts, or after handling with the decrease of the value of State capital portion at enterprises the remaining value is too small, being not enough to implement the policy of selling preferential equities to the laborers in the enterprises as provided for, or failing to ensure the State capital percentage in the joint-stock companies, the Finance Ministry shall decide to transfer a number of receivable debt amounts to organizations with function of buying and selling outstanding debts and assets handled by the State. In this case, the difference between the value of the receivable debt amounts and the amounts actually recovered by the organizations with function of buying and selling outstanding debts and assets shall be offset from the sources of expense for reform of enterprises.
4. For receivable bad debts, which have already been handled but the debtors still exist, the enterprises shall have to continue monitoring them outside the accounting balance sheet and organize the recovery thereof within 5 years. The recovered money amounts shall be accounted into incomes of the enterprises.
For transformed enterprises, after being transformed, the representatives of the owners of the State capital portions at enterprises shall have to continue monitoring them and organize the recovery of receivable bad debts which have already been handled before the transformation but can be recovered; the collected amounts, after subtracting the expenses for debt recovery, shall be remitted into the State enterprise- reorganizing and equitizing support fund or transferring the dossiers and documents to the organizations with function of buying and selling outstanding debts and assets by decisions of competent State bodies for continued monitoring and organization of recovery thereof for the State budget.
Article 6.- Handling of receivable outstanding debts which can be recovered
1. For the receivable outstanding debt amounts which can be recovered, the enterprises must actively urge and apply every measure for the recovery thereof.
2. For the receivable debt amounts, which have become overdue for 2 years or more and can be recovered, the enterprises must set up reserves and account them into the managerial expenses of the enterprises in the year. The level of deduction for setting up the reserves shall depend on the extent of possible losses, but the total amount of reserve for receivable bad debts shall not exceed 20% of the total debit balance of receivable amounts of the enterprises at the time of making the annual financial reports.
Article 7.- Handling of the State budget-related receivable debt amounts of State enterprises
1. Amounts subsidized or supplementarily allocated by the State budget according to regulations but not yet provided by any budget level shall be fully allocated to the enterprises by such budget level.
2. Amounts remitted in excess by enterprises into any budget level must be refunded to the enterprises or subtracted by such budget level from the payable amount of the subsequent period according to law provisions on tax.
3. Debt amounts regarding volume of capital construction investment under works or projects approved according to competence and invested with budget capital sources, already completed and put to use, which have not yet been fully paid, must be paid in time by the budget to the enterprises. Investment in works from any budget level must be fully and timely paid to the enterprises by such budget level.
4. Amounts to be paid by local budgets when the enterprises assets are mobilized for non-business units or State management bodies in the localities must be paid to the enterprises from the local budgets by the localities.
5. Enterprises receivable debt amounts due to the construction of public works and infrastructure for localities, the transfer or sale of assets and/or working offices to non-business units and/or State management bodies in localities, which are included in the investment plans already approved, but for which the enterprises have not yet received the money, the authorities deciding the investment in or transfer of assets must arrange budget of that level for payment to the enterprises. Cases falling beyond their competence or the budget’s capability shall be reported to the Prime Minister for decision. For enterprises being transformed, they are entitled to decrease the State budget portion in the total values of the enterprises and to inscribe capital increase for units that receive those construction works and/or infrastructure or the units that use the assets bought from the enterprises.
6. Enterprises money amounts temporarily seized by State bodies in the process of examination, inspection or investigation of cases must be returned to the enterprises by the agencies that decided the seizure thereof after there are conclusions that the enterprises were not at fault or shall not have to overcome the consequences.
Article 8.- Handling of guaranteed receivable debts
Organizations and individuals that provide guarantee for enterprises to borrow capital or purchase supplies and goods with deferred payment shall have to repay debts for the enterprises if past the payment time limits the guaranteed enterprises still cannot repay their debts. The enterprises for which debts have been repaid must acknowledge their debts and repay their debts to the organizations and/or individuals that have provided them with guarantee as prescribed.
Article 9.- Accounting of bad debt losses
The State enterprises are entitled to handle and account once or gradually their bad debts into their annual production and business results according to the provisions at Point b, Clause 2, Article 5 of this Decree, but for 2 years at most.
Article 10.- Enterprises with large bad debts
The State enterprises, which have too large receivable debts which cannot be recovered and cannot be fully handled by measures prescribed at Clause 2, Article 5 of this Decree, thus being unable to repay their payable due debts, must be dissolved or bankrupted according to the provisions of law.
Where it is necessary to maintain the enterprises and the enterprises have efficient business plans approved by competent authorities, the provincial/municipal People’s Committees or their managing ministries or branches shall propose the Finance Ministry to consider the addition to the charter capital or take measures to provide financial support so that the enterprises can maintain their normal operations. For cases falling beyond its competence or beyond the budget capacity, the Finance Ministry shall report them to the Prime Minister for decision.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực