Chương 1 Nghị định 69/2002/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 69/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/07/2002 | Ngày hiệu lực: | 27/07/2002 |
Ngày công báo: | 15/08/2002 | Số công báo: | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định việc xử lý các khoản nợ tồn đọng và cơ chế quản lý nợ, trách nhiệm thanh toán nợ của các doanh nghiệp nhà nước.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo quy định tại Điều 1 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
b) Doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi (được đưa vào danh mục cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê hoặc chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi tắt là các doanh nghiệp chuyển đổi).
Các Ngân hàng thương mại Nhà nước có quy định riêng.
1. Nợ tồn đọng nêu trong Nghị định này được hiểu là các khoản nợ phải thu, phải trả đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý, như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thanh toán được.
2. Nợ tồn đọng gồm:
a) Nợ ngân sách nhà nước.
b) Nợ các Ngân hàng thương mại.
c) Nợ Dự trữ Quốc gia.
d) Nợ Bảo hiểm xã hội.
đ) Nợ các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp và cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.
e) Các khoản nợ khác.
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động: phạm vi xử lý là các khoản nợ tồn đọng đến 31 tháng 12 năm 2000. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh sau ngày 31 tháng 12 năm 2000, doanh nghiệp phải tự thanh toán, thu hồi.
2. Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi: phạm vi xử lý là các khoản nợ tồn đọng đến thời điểm chuyển đổi. Các khoản nợ tồn đọng phát sinh sau thời điểm chuyển đổi, doanh nghiệp tự thanh toán, thu hồi.
1. Các doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng, bao gồm nợ phải thu, nợ phải trả theo quy định của Nghị định này.
2. Thứ tự ưu tiên huy động nguồn để xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước:
a) Nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi trích lập hàng năm của doanh nghiệp nhà nước.
b) Lãi kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp nhà nước (hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc thu nhập của doanh nghiệp tuỳ theo từng khoản nợ.
c) Giảm trừ vào lãi hoặc vốn của các chủ nợ trong các trường hợp khoanh nợ, giãn nợ hoặc xoá nợ.
d) Giảm trừ vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
đ) Sử dụng nguồn chi phí cải cách doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các Ngân hàng thương mại giai đoạn 2001 - 2003 theo Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc không có khả năng trả nợ, trước hết, doanh nghiệp phải tự tìm mọi biện pháp xử lý, cùng chia xẻ khó khăn giữa chủ nợ, khách nợ để xử lý thông qua các hình thức khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ, mua bán nợ; trường hợp vượt quá khả năng và thẩm quyền xử lý, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ giải quyết.
4. Các doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục chuyển đổi được xử lý ngay các khoản nợ tồn đọng phù hợp với cơ chế chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
5. Các giải pháp về xử lý nợ phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở tổ chức sắp xếp, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp để có nguồn trả nợ nhằm lành mạnh hoá và ổn định lâu dài tài chính doanh nghiệp.
Article 1.- Application scope and objects
1. This Decree prescribes the handling of outstanding debts and the debt management mechanism as well as the responsibility to repay debts of State enterprises.
2. This Decree shall apply to:
a) The State enterprises which are operating under the provisions in Article 1 of the State Enterprise Law.
b) The State enterprises which are carrying out procedures for transformation ( put on the list of those to be equitized, assigned, sold, business contracted, leased or transformed into one-member limited liability companies) by decisions of competent State bodies (hereinafter called the transformed enterprises for short).
The State-run commercial banks shall be governed by separate regulations.
1. The outstanding debts mentioned in this Decree shall be construed as the receivable debts and payable debts, which have become overdue and cannot be repaid though the enterprises have applied various handling measures such as comparison for certification, urging of repayment.
2. The outstanding debts include:
a) State budget debts.
b) Debts owed to commercial banks.
c) National Reserve debts.
d) Social insurance debts.
e) Debts owed to organizations and individuals outside the enterprises and officials and employees inside the enterprises.
f) Other debts.
Article 3.- Scope of handling of outstanding debts
1. For operating State enterprises: The handling scope shall cover the outstanding debts up to December 31, 2000. The outstanding debts which arise after December 31, 2000 must be repaid or recovered by the enterprises themselves.
2. For State enterprises subject to transformation: The handling scope shall cover the outstanding debts up to the time of transformation. The outstanding debts which arise after the time of transformation shall be repaid or recovered by the enterprises themselves.
Article 4.- Debt-handling requirements and principles
1. Enterprises have the responsibility to compare, certify and classify debts, urge the recovery thereof and actively handle the outstanding debts including the accounts receivable and debts repayable under the provisions of this Decree.
2. The order of priority for mobilization of sources for handling the outstanding debts of State enterprises:
a) State enterprises sources of receivable bad debt reserve set up through annual deductions.
b) Annual business profits of State enterprises, which are accounted into business expenses or income of the enterprises, depending on each debt.
c) Amounts subtracted from profits or capital of creditors in cases of debt freezing, debt reschedule or debt remission.
d) Amounts subtracted from the value of the State capital portion at enterprises.
e) The sources of expense for reform of State enterprises and the system of commercial banks in the 2001-2003 period under Decision No. 92/QD-TTg of January 29, 2002 of the Prime Minister.
3. For debts which cannot be recovered or cannot be repaid, first of all, the enterprises shall have to find by themselves every handling measure, share difficulties between creditors and debtors to handle them through forms of debt freezing, debt reschedule, debt remission and debt purchase and sale; cases falling beyond their handling capabilities and competence must be reported by the enterprises to competent bodies for measures to support the settlement.
4. The enterprises which are carrying out procedures for transformation shall be entitled to immediately handle the outstanding debt amounts in conformity with the mechanism for transformation of State enterprises.
5. The debt handling measures must be applied synchronously on the basis of reorganizing and raising the efficiency of, the enterprises in order to obtain sources for debt repayment with a view to making healthy and stabilizing for long-term the enterprise finance.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực