Chương I Nghị định 60/2014/NĐ-CP: Những quy đinh chung
Số hiệu: | 60/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/06/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2014 |
Ngày công báo: | 04/07/2014 | Số công báo: | Từ số 641 đến số 642 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cơ sở in, photocopy phải khai báo lại hoạt động
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in của tổ chức, cá nhân VN và nước ngoài liên quan đến hoạt động in trên lãnh thổ VN.
Theo đó, Nghị định có một số nội dung quy định nổi bật như sau :
Cơ sở in thuộc loại có giấy phép (GP) hoạt động trước ngày Nghị định có hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại GP chậm nhất là ngày 01/11/2015.
Cơ sở in thuộc loại không phải có GP và cơ sở photocopy hoạt động trước ngày Nghị định có hiệu lực phải hoàn thành đăng ký, khai báo chậm nhất là ngày 01/11/2015.
Cơ sở photocopy mới thành lập phải khai báo với UBND cấp huyện ít nhất 10 ngày trước khi hoạt động.
Ngoài ra, cơ sở in hoạt động trong khu dân cư trước khi Nghị định có hiệu lực thì phải dời ra ngoài khu dân cư trước năm 2025.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hoạt động in bao gồm: Điều kiện hoạt động cơ sở in; chế bản, in, gia công sau in; sao chụp (sau đây gọi là photocopy); hợp tác của các cơ sở in để chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm in; nhập khẩu thiết bị ngành in.
Hoạt động chế bản, in, gia công sau in đối với xuất bản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản.
2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động in trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Chế bản là tạo ra bản phim, bản can, khuôn in để in hoặc bản mẫu để photocopy.
2. In là sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in.
3. Gia công sau in là sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.
4. Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
a) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
b) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
c) Tem chống giả;
d) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
đ) Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;
e) Bao bì, nhãn hàng hóa;
g) Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;
h) Các sản phẩm in khác.
5. Thiết bị ngành in là máy móc, công cụ để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in, photocopy (sau đây gọi chung là thiết bị in).
6. Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in.
7. Cơ sở dịch vụ photocopy là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp cung cấp dịch vụ photocopy.
8. Người đứng đầu cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là người đại diện theo pháp luật được ghi tên tại một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định bổ nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là đơn vị sự nghiệp công lập.
9. Chủ sở hữu cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là tổ chức, cá nhân nắm giữ vốn của cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoặc là thành viên hợp danh trong trường hợp cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy là công ty hợp danh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.Bổ sung
Hoạt động in là hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Nhà nước có chính sách đối với hoạt động in, bao gồm:
1. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, thiết bị in tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, sức lao động và thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng, không sản xuất và nhập khẩu thiết bị in có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
2. Có chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, tiền thuê đất đối với hoạt động in phục vụ nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ trọng yếu khác của đất nước theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách đối với hoạt động in.
2. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động in.
3. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động in.
4. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động in.
5. Quản lý hợp tác quốc tế trong hoạt động in.
6. Cấp, cấp lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận; quản lý đăng ký, hoạt động của cơ sở in và quản lý khai báo, hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy trong hoạt động in.
7. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in.
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in.
Bộ Thông tin và Truyền thông giúp Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động in, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động in.
2. Quản lý, tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động in; xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động in; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động in.
3. Quản lý, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực in.
4. Cấp, cấp lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận; xác nhận đăng ký và quản lý hoạt động của cơ sở in theo thẩm quyền.
5. Hướng dẫn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và ban hành thống nhất các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động in.
6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân tạm dừng việc chế bản, in, gia công sau in đối với sản phẩm in khi phát hiện sản phẩm in đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
7. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thành lập tổ chức liên ngành ở Trung ương về phòng, chống các hành vi vi phạm trong hoạt động in và lợi dụng hoạt động in để sản xuất hàng giả.
8. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in theo quy định của pháp luật.
9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in theo thẩm quyền.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định của Nhà nước về ưu đãi đầu tư đối với hoạt động in quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định ưu đãi về thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với hoạt động in và bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật để thực hiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động in.
4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh - trật tự, phòng chống tội phạm trong hoạt động in.
5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý thị trường trong hoạt động in.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác trong phạm vi chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động in tại địa phương; ban hành, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động in tại địa phương;
b) Hướng dẫn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động in;
c) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép, giấy xác nhận; xác nhận đăng ký và quản lý hoạt động của cơ sở in; chỉ đạo việc quản lý khai báo và hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy tại địa phương theo thẩm quyền;
d) Thành lập tổ chức phối hợp liên ngành ở địa phương về phòng, chống các hành vi vi phạm trong hoạt động in và lợi dụng hoạt động in để sản xuất hàng giả;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân tạm dừng việc chế bản, in, gia công sau in đối với sản phẩm in khi phát hiện sản phẩm in đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
e) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động in tại địa phương theo quy định của pháp luật;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động in theo thẩm quyền.
2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện quản lý khai báo và hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy theo thẩm quyền.
1. Cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động theo loại hình doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng/lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
2. Cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh có trách nhiệm báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động in trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in khi có yêu cầu.
4. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thủ tục, cách thức gửi báo cáo, trao đổi, cung cấp thông tin và biểu mẫu báo cáo trong hoạt động in.
1. Chế bản, in, gia công sau in hoặc photocopy sản phẩm in, giấy tờ khác có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, gây hận thù, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động in, không đăng ký hoạt động, không khai báo hoạt động theo quy định của Nghị định này.
3. Lợi dụng hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để tạo ra, phát tán trái phép sản phẩm in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều này; làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước; trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất hàng giả.
4. Chế bản, in, gia công sau in, photocopy vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Sử dụng thiết bị in phục vụ nội bộ để tạo ra sản phẩm in nhằm mục đích kinh doanh.
6. Sản xuất, nhập khẩu thiết bị in trái quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các hành vi khác có liên quan bị cấm theo quy định của pháp luật.Bổ sung
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trong hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
4. Sản phẩm in có sai phạm thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị buộc khắc phục, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree prescribes printing activities regarding operation conditions of printing establishments; prepress, press and postpress; duplication (below referred to as photocopying); cooperation of printing establishments for the prepress, press and postpress of printed products; and import of equipment of printing industry.
Prepress, press and postpress of publications must comply with the law on publication.
2. This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals related to printing activities in the Vietnamese territory. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains different provisions, such treaty prevails.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms and phrases below are construed as follows:
1. Prepress means the creation of printing films or printing plates of tracing paper or metal for printing, or of master documents for photocopying.
2. Press means the use of technology and equipment to create printed products.
3. Postpress means the use of technology, equipment, instruments and techniques to turn printed sheets into finished printed products according to their specimens.
4. Printed product means a product created by technology and equipment of printing industry on different materials. Printed products include:
a/ Newspapers, magazines and other press publications prescribed by the press law;
b/ Paper forms issued by state agencies;
c/ Anti-counterfeit stamps;
d/ Financial invoices, cards and papers with pre-printed face value or for inscription of face values (excluding banknotes);
dd/ Publications prescribed by the publication law;
e/ Merchandise packages and labels;
g/ Documents and papers of organizations and individuals;
h/ Other printed products.
5. Equipment of printing industry means machinery and tools to perform one or many steps of prepress, press, postpress and photocopying (below collectively referred to as printing equipment).
6. Printing establishment means an enterprise, a business household or public non- business unit directly performing one or all of steps of prepress, press and postpress.
7. Photocopying service establishment means an enterprise, a business household or public non-business unit directly providing the photocopying service.
8. Head of printing establishment or photocopying service establishment means an at-law representative named in one of the following papers: business registration certificate, enterprise registration certificate, investment certificate or appointment decision of a competent agency, for printing or photocopying service establishments being public non-business units.
9. Owner of printing establishment or photocopying service establishment means an organization or individual that holds capital of a printing or photocopying service establishment, or a partner in case such establishment is a partnership as prescribed by the law on enterprises.
Article 3. State policies toward printing activities
Printing activities are conditional production and business activities. The State shall adopt policies toward printing activities, including:
1. To encourage and give preferential treatment to investment in the application of printing technologies, techniques and equipment that are efficient in energy, materials and labor and environment-friendly; to restrict the use, and prohibit the manufacture and import, of printing equipment using obsolete and polluting technologies.
2. To adopt investment, tax and land rental incentives for printing activities serving political, national defense, security and other important tasks of the country in accordance with law.
Article 4. Contents of state management of printing activities
1. Formulating master plans, plans and policies on printing activities.
2. Formulating and promulgating legal documents, standards and technical regulations on printing activities.
3. Managing professional training in printing activities.
4. Managing scientific research and technology application in printing activities.
5. Managing international cooperation in printing activities.
6. Granting, re-granting and revoking licenses and certificates; managing operation registration and operations of printing establishments and managing operation declaration and operations of photocopying service establishments in printing activities.
7. Performing commendation, reward and disciplining work in printing activities.
8. Inspecting, examining, settling complaints and denunciations, and handling violations of law in printing activities.
Article 5. Tasks and powers of the Ministry of Information and Communications in performing the state management of printing activities
The Ministry of Information and Communications shall assist the Government in unifying the state management of printing activities nationwide, having the following tasks and powers:
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, formulating and promulgating according to its competence, or submitting to competent agencies for promulgation, legal documents on printing activities, strategies, master plans, plans and policies of the State on printing activities.
2. To manage and organize scientific research and technology application in printing activities; to develop and promulgate standards and technical regulations on printing activities; to organize training in legal and professional knowledge in printing activities.
3. To manage and organize international cooperation in the printing field.
4. To grant, re-grant and revoke licenses and certificates; to certify registration and manage operations of printing establishments according to its competence.
5. To guide and implement information, reporting and statistics regulations and issue forms for use in printing activities.
6. To request organizations and individuals to suspend the prepress, press and postpress of printed products when detecting that such printed products show signs of violation of law.
7. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, forming an inter-sectoral organization at the central level to prevent and combat violations in printing activities and abuse of printing activities to produce counterfeit goods.
8. To perform commendation, reward and disciplining work in printing activities in accordance with law.
9. To inspect, examine and settle complaints and denunciations, and handle violations of law in printing activities according to its competence.
Article 6. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies in coordination of the state management of printing activities
1. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related agencies in, promulgating according to its competence, or submitting to competent agencies for promulgation, state regulations on investment incentives for printing activities prescribed in Article 3 of this Decree.
2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related agencies in, promulgating according to its competence, or submitting to competent agencies for promulgation, regulations on incentives on taxes and payments to the state budget applicable to printing activities and allocation of state budget funds in accordance with law for the implementation of Article 3 of this Decree.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related agencies in, managing, guiding, examining and inspecting the observance of laws and regulations on environmental protection in printing activities.
4. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related agencies in, performing the state management of assurance of security and order and preventing and combating crimes in printing activities.
5. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and related agencies in, performing the state management of market control in printing activities.
6. Other ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, coordinate with the Ministry of Information and Communications in, performing the state management of printing activities.
Article 7. Tasks and powers of People’s Committees in the state management of printing activities
1. People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees) shall perform the state management of printing activities in their localities, having the following tasks and powers:
a/ To promulgate according to their competence master plans and plans on development of printing activities in localities; to promulgate, and guide the implementation of, laws and policies of the State on printing activities in localities;
b/ To guide the implementation of information and reporting regulations in printing activities;
c/ To grant, re-grant and revoke licenses and certificates; to certify registration and manage activities of printing establishments; to direct the management of declaration and activities of photocopying service establishments in localities according to their competence;
d/ To form inter-sectoral coordination organizations in localities to prevent and combat violations in printing activities and abuse of printing activities to produce counterfeit goods;
dd/ To request organizations and individuals to suspend the prepress, press and postpress of printed products when detecting that such printed products show signs of violation of law;
e/ To perform commendation, reward and disciplining work in printing activities in localities in accordance with law;
g/ To inspect, examine and settle complaints and denunciations, and handle violations of law in printing activities according to their competence.
2. People’s Committees of districts and towns (below referred to as district-level People’s Committees) shall manage the declaration and activities of photocopying service establishments according to their competence.
Article 8. Information and reporting responsibilities
1. Printing establishments and photocopying service establishments operating in the form of enterprise or public non-business unit shall make six-month reports or irregular reports at the request of state management agencies in charge of printing activities.
2. Printing establishments and photocopying service establishments operating in the form of business household shall make reports at the request of state management agencies in charge of printing activities.
3. State management agencies involved in printing activities shall, within the scope of their tasks and powers, coordinate with, and provide information to, state management agencies in charge of printing activities at the latter’s request.
4. The Minister of Information and Communications shall issue specific regulations on procedures and methods of sending reports, exchanging and providing information, and report forms used in printing activities.
1. Prepress, press, postpress or photocopying of printed products and other papers containing the following contents:
a/ Propaganda against the State of the Socialist Republic of Vietnam; undermining the national great unity bloc;
b/ Propaganda to incite wars of aggression, terrorism and separatism, cause hatred and cause division among nations and peoples; provoke violence; spread reactionary ideas, debauched and obscene lifestyles; criminal acts, social evils, superstitious practices; and undermine fine customs and traditions;
c/ Disclosing state secrets, personal privacy and other secrets prescribed by law;
d/ Distorting history, negating revolutionary achievements; hurting the nation, national famous people and heroes; using Vietnam maps without showing or incorrectly showing national sovereignty; slandering, or hurting the prestige of, agencies and organizations or the honor and dignity of, individuals.
2. Printing or photocopying service establishments operating without printing licenses or registering or declaring operation in accordance with this Decree.
3. Abusing prepress, press, postpress or photocopying operations to illegally create and disperse printed products with contents in violation of Clause 1 of this Article; forging papers of state agencies; directly or indirectly producing counterfeit goods.
4. Conducting prepress, press or postpress in violation of the law on intellectual property or infringement upon lawful rights and interests of organizations and individuals.
5. Using printing equipment that serve internal activities for creating printed products for commercial purposes.
6. Manufacturing or importing printing equipment in violation of this Decree and other relevant regulations.
Other related violations as prescribed by law.
Article 10. Handling of violations in printing activities
1. Organizations that commit violations of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of violation, be administratively sanctioned, and pay compensation in accordance with law for any damage caused.
2. Individuals that commit violations of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability, and pay compensation in accordance with law for any damage caused.
3. Organizations or individuals that violate the law on intellectual property in prepress, press, postpress or photocopying operations shall be handled in accordance with the law on intellectual property.
4. Violating printed products shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be remedied, withdrawn, confiscated, banned from circulation or destroyed.
5. State management agencies in charge of printing activities shall take responsibility for their decisions; if their decisions are wrongful and cause damage, they shall pay compensation in accordance with law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực