Chương 1 Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn BLLĐ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Những quy định chung
Số hiệu: | 60/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2013 |
Ngày công báo: | 03/07/2013 | Số công báo: | Từ số 389 đến số 390 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phải đối thoại với người lao động 3 tháng/lần
Cứ 3 tháng/lần, người sử dụng lao động phải chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để trao đổi, thảo luận các vấn đề về tình hình sản xuất kinh doanh, điều kiện làm việc, yêu cầu của người lao động và người sử dụng lao động…
Khoảng cách giữa 2 lần đồi thoại liền kề không quá 90 ngày, trong trường hợp thời gian tổ chức trùng với hội nghị người lao động thì không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
Ngoài ra, doanh nghiệp có từ 10 người lao động trở lên bắt buộc phải tổ chức Hội nghị người lao động 12 tháng 1 lần.
Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể đối với DN có dưới 100 lao động hoặc theo hình thức đại biểu đối với DN có 100 lao động trở lên.
Đây là một số nội dung mới được quy định tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về quy chế dân chủ cơ sở ở nơi làm việc.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/08/2013 và thay thế 2 Nghị định 07/1999/NĐ-CP, 87/2007/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật Lao động.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Bộ luật Lao động.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động với các nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra, giám sát và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
2. Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
3. Hội nghị người lao động là cuộc họp có tổ chức do người sử dụng lao động chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở để nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động.
1. Người sử dụng lao động phải tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc; quyền dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật thông qua quy chế dân chủ của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
1. Thực hiện trái các quy định của pháp luật.
2. Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
3. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và người lao động.
4. Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides content of the democracy regulation at grassroots and form of implementing democracy at working places in enterprises, organizations, cooperatives, households, individuals hiring, employing laborers working under labor contract (hereinafter refered to as enterprises).
Article 2. Subjects of application
1. Employees as prescribed in clause 1 Article 3 of the Labor Code.
2. Employers as prescribed in clause 2 Article 3 of the Labor Code.
3. Organizations representing labor collectives at grassroots as prescribed in clause 4 Article 3 of the Labor Code.
4. Agencies, organizations, individuals relating to implementation of the democracy regulation at grassroots at working places as prescribed in this Decree.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Democracy regulation at grassroots are regulations on rights and responsibilities of employees, employers, organizations representing labor collectives that employees are entitled to have information, to participate in giving opinion, to decide, to check, supervise and forms of implementing democracy at grassroots at working places.
2. Discuss at working places mean direct discuss between employers with employees or between representatives of labor collectives with employers with the aim of sharing information, improving understanding between employers and employees so as to ensure the implementation of democracy regulation at grassroots at working places.
3. Conferences of laborers mean systematic meetings that are presided over for organizing every year by the employers with the participation of employees and organization representing labor collectives at grassroots in order to exchange information and implement democracy rights of employee.
Article 4. Principles in implementing democracy regulation at grassroots at working places
1. The employers must respect and ensure democracy rights of employees at working places; democracy rights implemented in law framework through democracy regulation of enterprises.
2. Enterprises must elaborate and implement the publicized and transparent democracy regulation at grassroots at working places in order to ensure lawful rights and interests of employees, the employer and State.
Article 5. The prohibited acts when implementing democracy at working places
1. To exercise in contrary to regulations of law.
2. To infringe national security, order and social safety, infringe benefits of State.
3. To infringe lawful rights and interests of employers and employees.
4. To take revenge on, discriminate against participants of discuss, complainants, accusers.