Nghị định 56/2019/NĐ-CP hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch
Số hiệu: | 56/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 24/06/2019 |
Ngày công báo: | 03/07/2019 | Số công báo: | Từ số 519 đến số 520 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2019/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2019 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI TRONG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA 37 LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
Nghị định này quy định chi tiết về việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 6 Điều 2, khoản 10 Điều 2, khoản 2 Điều 3 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh liên quan đến quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải (sau đây gọi là quy hoạch).
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch là Bộ Giao thông vận tải.
2. Cơ quan lập quy hoạch là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được giao trách nhiệm lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch phải có các chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch phải có kinh nghiệm là chủ nhiệm dự án quy hoạch tối thiểu tương đương cùng cấp hoặc đã chủ trì thực hiện tối thiểu 02 quy hoạch cấp thấp hơn hoặc trực tiếp tham gia lập ít nhất 03 quy hoạch trong cùng lĩnh vực.
3. Chuyên gia tư vấn tham gia lập quy hoạch phải có bằng đại học trở lên thuộc cùng lĩnh vực với quy hoạch cần lập, đã có 03 năm kinh nghiệm chuyên môn trong công việc đảm nhận.
Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch được sử dụng từ nguồn kinh phí thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Quyết định cơ quan lập quy hoạch.
2. Thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
3. Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch theo thẩm quyền.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng và trình nhiệm vụ lập quy hoạch; gửi hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tới cơ quan, tổ chức liên quan để tổ chức thẩm định.
2. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch theo quy định.
3. Tổ chức triển khai lập quy hoạch theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.
4. Cung cấp đầy đủ tài liệu, cơ sở vật chất theo quy định cho Hội đồng thẩm định và các cơ quan có liên quan khi tham gia ý kiến, thẩm định phê duyệt quy hoạch.
1. Chịu trách nhiệm về nội dung theo hợp đồng, bao gồm cả số lượng, thời gian thực hiện, tính chính xác và chất lượng của sản phẩm quy hoạch.
2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập quy hoạch.
1. Thời hạn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch không quá 03 tháng.
2. Thời hạn lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch được duyệt.
3. Thời hạn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch và thời hạn lập quy hoạch quy định tại khoản 1 và 2 Điều này không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
1. Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh có liên quan;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c) Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
2. Nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Căn cứ lập quy hoạch;
b) Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch;
c) Phạm vi, đối tượng, thời kỳ quy hoạch;
d) Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch;
đ) Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển trong kỳ quy hoạch;
e) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch;
g) Yêu cầu và nhiệm vụ đánh giá môi trường chiến lược;
h) Yêu cầu về sản phẩm quy hoạch (thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ);
i) Thời hạn lập quy hoạch, kế hoạch lập quy hoạch và trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức lập quy hoạch;
k) Dự toán chi phí lập quy hoạch.
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch theo hình thức thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định.
2. Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
c) Tài liệu khác (nếu có).
3. Nội dung thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Sự phù hợp với các căn cứ pháp lý;
b) Sự phù hợp, tính khoa học, độ tin cậy của nội dung và phương pháp lập quy hoạch;
c) Sự phù hợp giữa nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch với dự toán chi phí và nguồn vốn để lập quy hoạch;
d) Tính khả thi của kế hoạch lập quy hoạch.
4. Thời gian thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch không quá 45 ngày tính từ ngày Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị có chức năng thẩm định nhận đủ hồ sơ trình thẩm định.
5. Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch phải thể hiện các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định, Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị có chức năng thẩm định phải gửi Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tới cơ quan lập quy hoạch;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
1. Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
c) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch;
d) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định (nếu có) về nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch;
đ) Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch đã được chỉnh lý, hoàn thiện;
e) Tài liệu khác (nếu có).
2. Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi, đối tượng quy hoạch;
b) Các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;
c) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch;
d) Thời hạn lập quy hoạch;
đ) Số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch;
e) Chi phí lập quy hoạch;
g) Trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch;
h) Các nội dung khác do cơ quan phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch giao.
1. Nội dung chủ yếu của quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn, quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 6, khoản 10 Điều 2, khoản 2 Điều 3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
2. Tùy theo tính chất, yêu cầu của quy hoạch, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xác định phạm vi, đối tượng, nội dung chi tiết của các quy hoạch nêu tại khoản 1 Điều này và công trình liên quan trong nhiệm vụ lập quy hoạch.
1. Đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch gồm: các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan. Tùy theo tính chất quy hoạch, cơ quan tổ chức lập quy hoạch quyết định lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch để hoàn thiện dự thảo quy hoạch.
2. Việc lấy ý kiến của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức có liên quan về quy hoạch được thực hiện như sau:
a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch gồm báo cáo quy hoạch, bản đồ thể hiện nội dung quy hoạch;
b) Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trước khi trình thẩm định quy hoạch.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định quy hoạch.
1. Hội đồng thẩm định quy hoạch gồm Chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng. Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải. Các thành viên Hội đồng thẩm định là đại diện của các bộ, ngành và một số địa phương liên quan trong phạm vi quy hoạch, đại diện cơ quan lập quy hoạch và một số cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, các chuyên gia về quy hoạch (nếu cần thiết) trong đó có 02 thành viên là ủy viên phản biện.
Cơ cấu, thành phần cụ thể của Hội đồng thẩm định và tổ chức, cá nhân tham gia phản biện trong Hội đồng thẩm định do Cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc Chủ tịch Hội đồng quyết định. Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể.
2. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định. Tổ chức, chủ trì điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng thẩm định;
c) Phê duyệt báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch;
d) Quyết định chọn tổ chức tư vấn thẩm tra, ủy viên phản biện.
3. Thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
a) Tham dự các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, tham gia ý kiến tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định về lĩnh vực chuyên môn và các vấn đề chung;
c) Được quyền bảo lưu ý kiến của mình.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia phản biện có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:
a) Tham dự các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, có ý kiến phản biện bằng văn bản gửi Hội đồng thẩm định để tổng hợp;
c) Được nhận thù lao về việc phản biện quy hoạch theo quy định.
1. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch gồm các tài liệu chủ yếu sau đây:
a) Tờ trình phê duyệt quy hoạch;
b) Báo cáo quy hoạch;
c) Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;
đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
e) Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
2. Hội đồng thẩm định quy hoạch chỉ tổ chức thẩm định khi nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định có quyền yêu cầu cơ quan lập quy hoạch cung cấp thêm thông tin, giải trình về các nội dung liên quan.
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, nếu hồ sơ đã đáp ứng điều kiện để tổ chức thẩm định, Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tới các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, thành viên Hội đồng thẩm định gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tổng hợp.
3. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch quyết định lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan; quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn thẩm tra độc lập để phản biện một hoặc một số nội dung của quy hoạch.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu phản biện quy hoạch, tư vấn phản biện phải gửi ý kiến bằng văn bản tới Hội đồng thẩm định để tổng hợp.
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định phải tổng hợp ý kiến và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định về việc tổ chức họp thẩm định quy hoạch.
2. Hội đồng thẩm định tiến hành họp thẩm định quy hoạch khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự họp;
b) Có đại diện của cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
3. Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để nghiệm thu quy hoạch và thông qua biên bản họp thẩm định quy hoạch.
4. Quy hoạch đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên tham gia biểu quyết thông qua quy hoạch.
1. Trường hợp quy hoạch đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt, không có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp thẩm định quy hoạch, Hội đồng thẩm định trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định phê duyệt Báo cáo kết quả thẩm định quy hoạch gửi cơ quan lập quy hoạch để hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch.
2. Trường hợp quy hoạch đủ điều kiện phê duyệt nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung, trình tự xử lý như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp thẩm định quy hoạch, Hội đồng thẩm định gửi văn bản kết luận cho cơ quan lập quy hoạch để nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan lập quy hoạch chỉnh sửa, hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định và nộp lại Hội đồng thẩm định, kèm theo văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định;
c) Hội đồng thẩm định quy hoạch tiếp nhận hồ sơ dự án quy hoạch đã chỉnh sửa, rà soát nội dung chỉnh sửa và gửi xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định (nếu cần thiết);
d) Trường hợp quy hoạch đã đủ điều kiện trình phê duyệt, Hội đồng thẩm định quy hoạch lập Báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt, gửi cơ quan lập quy hoạch để hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch;
đ) Trường hợp quy hoạch chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu chỉnh sửa bổ sung của Hội đồng thẩm định quy hoạch, Hội đồng thẩm định có văn bản hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung gửi cơ quan lập quy hoạch trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ quy hoạch đã chỉnh sửa.
3. Trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình phê duyệt, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp thẩm định quy hoạch, Hội đồng thẩm định gửi văn bản kết luận của Hội đồng thẩm định tới cơ quan lập quy hoạch để rà soát, điều chỉnh lại hồ sơ quy hoạch.
1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch được quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 5, khoản 6, khoản 10 Điều 2, khoản 2 Điều 3 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
2. Hồ sơ trình phê duyệt dự án quy hoạch gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch đã được hoàn thiện;
c) Báo cáo kết quả thẩm định; báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
d) Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch;
đ) Các tài liệu khác (nếu có).
3. Quy hoạch được phê duyệt bằng quyết định phê duyệt quy hoạch.
4. Nội dung phê duyệt quy hoạch bao gồm các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 2 Điều 1, khoản 6 Điều 2, khoản 10 Điều 2, khoản 2 Điều 3 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
1. Thời gian công bố quy hoạch thực hiện theo pháp luật về quy hoạch, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước
2. Bộ Giao thông vận tải, cơ quan lập quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch thuộc thẩm quyền lập.
3. Công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng dưới một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp báo công bố nội dung quy hoạch, văn bản phê duyệt quy hoạch;
b) Thông báo trên đài phát thanh, truyền hình quốc gia hoặc đài phát thanh, truyền hình tỉnh về phê duyệt quy hoạch, danh mục dự án được ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch; đăng tải tóm tắt nội dung quy hoạch trên một hoặc một số báo ở trung ương và địa phương;
c) Trưng bày công khai sơ đồ, bản đồ, văn bản phê duyệt quy hoạch tại cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch;
d) Tổ chức hội nghị phổ biến nội dung quy hoạch được duyệt;
đ) Phát hành ấn phẩm (sách, video...) về nội dung quy hoạch;
e) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc cơ quan lập quy hoạch.
Việc tổ chức thực hiện quy hoạch được thực hiện theo phạm vi, nhiệm vụ được phân công trong quyết định phê duyệt quy hoạch của cấp có thẩm quyền.
1. Việc đánh giá thực hiện quy hoạch được thực hiện theo kỳ quy hoạch, khi điều chỉnh quy hoạch hoặc theo yêu cầu của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
2. Nội dung đánh giá thực hiện quy hoạch:
a) Kết quả thực hiện các mục tiêu của quy hoạch;
b) Các tác động có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong phạm vi địa bàn quy hoạch;
c) Đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch theo các tiêu chí: Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án đầu tư (theo nguồn vốn) đã triển khai thực hiện; Danh mục các dự án đã đi vào hoạt động và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án; Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch chưa triển khai thực hiện, lý do chưa triển khai, khó khăn, vướng mắc;
d) Đánh giá chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
3. Quy hoạch được rà soát theo định kỳ 05 năm hoặc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổ chức rà soát quy hoạch; kết quả rà soát quy hoạch phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
1. Việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có sự điều chỉnh của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp cao hơn hoặc quy hoạch cùng cấp làm thay đổi mục tiêu quy hoạch;
b) Có sự thay đổi về các yếu tố đầu vào trong nhiệm vụ quy hoạch ban đầu như nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế - xã hội...;
c) Do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh làm thay đổi mục tiêu, định hướng, tổ chức không gian lãnh thổ của quy hoạch;
d) Do biến động bất thường của tình hình kinh tế - xã hội làm hạn chế nguồn lực thực hiện quy hoạch;
đ) Điều chỉnh quy hoạch, mang lại hiệu quả cao hơn so với phương án quy hoạch ban đầu hoặc trong quá trình nghiên cứu chi tiết phát hiện ra tính hợp lý, hiệu quả hoặc khi nghiên cứu dự án trong quá trình triển khai quy hoạch phát sinh các vấn đề, đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn;
e) Do yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh; do sự phát triển của khoa học, công nghệ làm thay đổi cơ bản việc thực hiện quy hoạch.
2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Các công trình đầu mối có phạm vi, công suất dự kiến điều chỉnh thay đổi tăng, giảm nhỏ hơn 25% tổng diện tích nhu cầu sử dụng đất, công suất của quy hoạch;
b) Các công trình tuyến có phạm vi sử dụng đất điều chỉnh thay đổi tăng, giảm nhỏ hơn 15% tổng diện tích nhu cầu sử dụng đất, nhưng chiều dài tuyến thay đổi dưới 15%;
c) Điều chỉnh cục bộ các nội dung của quy hoạch nhưng không ảnh hưởng đến mục tiêu, quan điểm, phương hướng phát triển, giải pháp thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt và bảo đảm tính đồng bộ của các quy hoạch trong khu vực.
1. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch được thực hiện như đối với việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và cung cấp thông tin quy hoạch quy định tại Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch cục bộ được thực hiện như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải giao cơ quan lập quy hoạch thực hiện lập, trình báo cáo điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
b) Bộ Giao thông vận tải rà soát, lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
c) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có thẩm quyền phê duyệt điều chính quy hoạch.
4. Cơ quan lập quy hoạch chịu trách nhiệm lập điều chỉnh quy hoạch.
1. Các quy hoạch về giao thông vận tải đã được phê duyệt có phạm vi, quy mô tương đương các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành theo quy định của Nghị định này được thực hiện, điều chỉnh cho đến khi các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.
2. Các quy hoạch giao thông vận tải có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 56/2019/ND-CP |
Hanoi, June 24, 2019 |
DECREE
ELABORATION OF SOME ARTICLES CONCERNING TRANSPORT IN THE LAW ON AMENDMENTS TO SOME ARTICLES CONCERNING PLANNING OF 37 LAWS
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on amendments to some Articles concerning planning of 37 laws dated November 20, 2018;
At the request of the Minister of Transport;
The Government hereby promulgates a Decree to elaborate some Articles concerning transport in the Law on Amendments to some Articles concerning Planning of 37 Laws.
Chapter I
GENERAL
Article 1. Scope
This Decree elaborates formulation, appraisal, approval, announcement, implementation, assessment and adjustment of detailed planning specified in Clause Article 1, Clause 6 Article 2, Clause 10 Article 2, and Clause 2 Article 3 of the Law on Amendments to some Articles concerning Planning of 37 Laws.
Article 2. Regulated entities
This Decree applies to organizations and individuals involved in the formulation, appraisal, approval, announcement, implementation, assessment and adjustment of detailed planning in relation to transport (hereinafter referred to as “the planning”).
Article 3. Authority organizing formulation of planning and planning authority
1. The authority organizing formulation of planning is the Ministry of Transport.
2. The planning authority is a specialized agency affiliated to the Ministry of Transport and assigned to formulate to detailed planning in relation to transport.
Article 4. Qualification requirements to be satisfied by a planning consultancy
1. A planning consultancy shall have consultants that satisfy the requirements specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
2. The consultant who is the head of a planning project must have experience of working as a head of a project on the planning at least at the same level, has presided over implementation of at least 02 plannings at a lower level or has directly participated in formulating at least 03 plannings in relation to the same field.
3. The consultant must obtain at least a bachelor’s degree in the field which is the same as that covered by the planning to be formulated, and have 03 years’ experience.
Article 5. Costs of planning activities
The costs of formulating, appraising, approving, announcing, assessing and adjusting the planning shall be provided by the budget for current expenses in accordance with regulations of the Law on State Budget or other legal sources of capital.
Chapter II
FORMULATION OF PLANNING
Section 1. ORGANIZATION OF PLANNING FORMUATION
Article 6. Responsibilities of the authority organizing formulation of planning
1. Decide to select a planning authority.
2. Appraise and approve planning tasks.
3. Seek opinions of relevant organizations and individuals.
4. Submit the planning to the Prime Minister for approval or decide to approve the planning within its competence.
Article 7. Responsibilities of the planning authority
1. Take charge and cooperate with relevant organizations determining and submitting planning tasks; submit applications for appraisal of planning tasks to relevant organizations.
2. Select a planning authority as prescribed.
3. Organize formulation of planning components according to the approved planning tasks.
4. Provide sufficient documents and facilities to the Appraisal Council and relevant authorities when contributing opinions, appraising and approving the planning.
Article 8. Responsibilities of the planning consultancy
1. Take responsibility for contents under the contract, including the quantity, time limit for production, accuracy and quality of planning products.
2. Cooperate with relevant authorities and individuals in the process of formulating the planning.
Article 9. Time limit for formulating planning
1. The time limit for determining planning tasks shall not exceed 03 months.
2. The time limit for formulating planning shall be based on the approved planning tasks.
3. The time limits specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall not cover the periods of time the planning tasks are appraised and approved, and the planning is appraised and approved.
Section 2. PLANNING TASKS
Article 10. Determination of planning tasks
1. Grounds for determining planning tasks:
a) National sector planning, regional planning and provincial planning concerned;
b) Relevant legislative documents;
c) Reports on review and assessment of implementation of the planning in the previous period.
2. Contents of planning tasks:
a) Grounds for formulating the planning;
b) Viewpoints and objectives for formulating the planning;
c) Scope, subjects and period of the planning;
d) Key tasks of the planning;
dd) Forecasting of prospects and demands for development during the planning period;
e) Requirements for planning contents and methods;
g) Requirements and tasks of strategic environmental assessment;
h) Requirements for planning products (composition, quantity, standards and format of planning documentation);
i) Time limit for planning formulation and planning formulation plans, and responsibilities of authorities for organizing formulation of planning;
k) Planning cost estimate.
Article 11. Organizing appraisal of planning tasks
1. The authority organizing formulation of planning shall organize appraisal of planning tasks by establishing an Appraisal Council or assigning a competent unit to carry out appraisal.
2. An application for appraisal of planning tasks includes:
a) An application form;
b) A description of planning tasks;
c) Other documents (if any).
3. The following issues need appraising:
a) Conformity of legal bases;
b) Conformity, scientism and reliability of planning contents and planning formulation method;
c) Conformity of planning tasks with the estimate of costs and capital sources for planning formulation;
d) Feasibility of the planning formulation plan.
4. The time limit for appraising planning tasks shall not exceed 45 days from date on which the Appraisal Council or competent unit receives the satisfactory application.
5. Planning task appraisal report:
a) A planning task appraisal report shall specify the issues mentioned in Clause 3 of this Article;
b) Within 10 days from the end of the appraisal, the Appraisal Council or relevant unit shall submit a planning task appraisal report to the planning authority;
c) Within 15 days from the receipt of the report, the planning authority shall consider and respond to appraisal opinions to modify and complete the application for appraisal of planning tasks.
Article 12. Approval for planning tasks
1. An application for approval for planning tasks includes:
a) An application form;
b) A draft Decision on approval for planning tasks;
c) A planning task appraisal report;
d) A report on response to Appraisal Council’s opinions (if any) about contents of planning tasks;
dd) A description of the modified and completed planning tasks;
e) Other documents (if any).
2. The Decision on approval for planning tasks shall contain at least:
a) Name, period, scope and subjects of the planning;
b) Viewpoints, objectives and rules for formulating the planning;
c) Requirements for planning contents and planning formulation method;
d) Time limit for formulating planning;
dd) Quantity, standards and format of planning documentation;
e) Planning costs;
g) Responsibility for resolving issues that arise from the formulation of planning;
h) Other contents requested by the authority approving the planning tasks.
Section 3. CONTENTS OF THE PLANNING AND SEEK OPINIONS ABOUT THE PLANNING
Article 13. Contents of the planning
1. Main contents of road traffic infrastructure planning, detailed planning for a cluster of seaports, ports, wharves, mooring buoys and dedicated waters, detailed planning for development of seaport land and waters and planning for development of inland port system and railway line and railway station planning are specified in Clause 2 Article 1, Clauses 6 and 10 Article 2, and Clause 2 Article 3 of the Law on Amendments to some Articles concerning Planning of 37 Laws.
2. The authority organizing formulation of the planning shall, according to the nature and requirements of the planning, define the scope, subjects and detailed contents of the planning mentioned in Clause 1 of this Article and include relevant works in the planning tasks.
Article 14. Seeking opinions about planning
1. The enquired entities include ministries and People’s Committees of provinces concerned. The authority organizing formulation of the planning shall, according to the nature and requirements of the planning, shall decide to seek opinions of organizations and individuals or post the draft planning on its website and website of the planning authority.
2. Opinions of ministries, People’s Committees of provinces and organizations related to the planning shall be sought as follows:
a) The authority organizing formulation of the planning shall send an enquiry, including a planning report or a map that shows contents of the planning;
b) The enquired authorities shall give a written response within 15 days from the receipt of the enquiry;
c) The planning authority shall consolidate and respond to opinions, and notify the authority organizing formulation of the planning for consideration before submitting the planning for appraisal.
Chapter III
APPRAISAL, APPROVAL AND ANNOUNCEMEMENT OF THE PLANNING
Section 1. APPRAISAL OF THE PLANNING
Article 15. The power to appraise the planning
The authority organizing formulation of the planning shall establish an Appraisal Council to carry out appraisal.
Article 16. Planning Appraisal Council
1. The Planning Appraisal Council includes a Chair and members. The Chair is a head of the Ministry of Transport. The members are representatives of relevant ministries and local authorities within the scope of the planning, representatives of the planning authority and some affiliates of the Ministry of Transport, and planning experts (if necessary), including 02 members who act as reviewers.
Structure and composition of the Planning Appraisal Council and organizations and individuals participating in review shall be decided by the authority organizing formulation of the planning or the Chair. The Planning Appraisal Council shall operate on a collective basis.
2. The Chair has the following responsibilities and rights:
a) Take responsibility for operation of the Planning Appraisal Council. Organize and preside over meetings of Planning Appraisal Council;
b) Assign tasks to members of the Planning Appraisal Council;
c) Approve reports on results of planning appraisal;
d) Decide to select inspection consultancies and reviewers.
3. The members have the following responsibilities and rights:
a) Attend all Planning Appraisal Council’s meetings;
b) Consider applications for appraisal of planning, contribute their opinions at Planning Appraisal Council’s meetings about specialized field and common issues;
c) Be entitled to have their opinions recorded.
4. Organizations and individuals participating in reviewer have the following responsibilities and rights:
a) Attend all Planning Appraisal Council’s meetings;
b) Consider applications for appraisal of planning and send their written opinions to the Council for consolidation;
c) Be entitled to remuneration according to regulations.
Article 17. Applications for appraisal of the planning
1. An application for appraisal of the planning includes:
a) An application form;
b) A planning report;
c) A draft decision on approval for the planning;
d) A consolidated report on organizations and individuals’ opinions about the planning; copies of written opinions of Ministries, authorities and local authorities concerned; a report on responses to opinions about the planning;
dd) A strategic environmental assessment report;
e) Planning map, diagram and data.
2. The Planning Appraisal Council shall carry out appraisal only when a satisfactory application specified in Clause 1 of this Article is received. Where necessary, the Planning Appraisal Council is entitled to request the planning authority to provide additional information and provide explanation for relevant contents.
Article 18. Seeking opinions during planning appraisal
1. Within 10 working days from the receipt of the application for appraisal of planning, if the application is satisfactory, the Planning Appraisal Council shall send enquiries to its members.
2. Within 15 working days from the receipt of the application for appraisal of planning, the members shall send their written opinions to the Planning Appraisal Council’s standing body for consolidation.
3. Where necessary, the Planning Appraisal Council shall seek opinions of experts, socio-professional organizations and other organizations concerned; decide to select an independent inspection consultancy to review one or some contents of the planning.
Within 30 working days from the receipt of the application for appraisal of planning, the reviewers shall send their written opinions to the Planning Appraisal Council’s standing body for consolidation.
Article 19. Planning appraisal meetings
1. Within 15 working days from the receipt of opinions contributed by members of the Planning Appraisal Council, the Planning Appraisal Council shall consolidate and send such opinions to the Chair for organization of a meeting.
2. A planning appraisal meeting shall be held if it is attended by:
a) at least two thirds (2/3) of Planning Appraisal Council’s members;
b) representatives of the authority organizing formulation of the planning, planning authority and planning consultancy.
3. The Planning Appraisal Council shall operate on a collective basis, discuss openly and make decisions according to majority rule and approve minutes of planning appraisal meetings.
4. The planning approved by at least three quarters (3/4) of the members attending the meeting is eligible to be submitted for decision or approval.
Article 20. Instructions following a planning appraisal meeting
1. If the planning is eligible to be submitted for decision or approval and no revision is required, within 15 working days from the end of the planning appraisal meeting, the Chair of the Planning Appraisal Council shall approve the report on results of planning appraisal and send it to the planning authority for completing the application for approval for the planning.
2. If the planning is eligible to be submitted for approval but revisions are required:
a) within 10 working days from the end of the planning appraisal meeting, the Planning Appraisal Council shall send the conclusion to the planning authority;
b) within 20 working days, the planning authority shall revise the planning according to the conclusion and send the revised planning, enclosed with a written representation of responses to the Planning Appraisal Council’s opinions to the Planning Appraisal Council;
c) the Planning Appraisal Council shall receive the revised planning project dossier, review the revisions and send the dossier to members of the Council (if necessary) for seeking opinions;
d) If the planning is eligible to be submitted for approval, the Planning Appraisal Council shall prepare a planning appraisal report and submit it to the Chair for approval, and to the planning authority for completing the application for approval for the planning;
dd) If the planning fails to be revised as requested by the Planning Appraisal Council, the Planning Appraisal Council shall issue a document providing guidance on the revision to the planning authority within 10 working days from receipt of the revised planning documentation.
3. If the planning is ineligible to be submitted for approval, within 10 working days from the end of the planning appraisal meeting, the Planning Appraisal Council shall send its conclusion to the planning authority.
Section 2. APPROVAL AND ANNOUNCEMEMENT OF THE PLANNING
Article 21. Submission and approval of the planning
1. The power to approve the planning is specified in Clause 2 Article 1, Clauses 5, 6 and 10 Article 2, Clause 2 Article 3 of the Law on Amendments to some Articles concerning planning of 37 Laws.
2. An application for approval for the planning includes:
a) An application form;
b) Consolidated and brief reports on the completed planning;
c) A report on results of planning appraisal; strategic environmental assessment report;
d) A draft decision on approval for the planning;
dd) Other documents (if any).
3. The planning shall be approved by issuing an approval decision.
4. The issues that need approving are those specified in Clause 2 Article 1, Clause 6 Article 2, Clause 10 Article 2, and Clause 2 Article 3 of the Law on Amendments to some Articles concerning planning of 37 Laws.
Article 22. Announcement of the planning
1. Time for announcing the planning is prescribed in the law on planning, except for contents related to state secrets in accordance with the protection of state secrets.
2. The Ministry of Transport and planning authority shall announce the planning within their competence.
3. The planning shall be announced on mass media using one of the following methods:
a) Organizing a press conference to announce planning contents and written approval for the planning;
b) Announcing the approved planning and list of prioritized projects executed during the planning period on the national or provincial radio/television; posting brief contents of the planning on one or some of newspapers of a central government authority or local authority;
c) Publicly presenting planning diagram, map and written approval for the planning at the authority organizing formulation of planning or planning authority;
d) Organizing a conference to disseminate contents of the approved planning;
dd) Releasing publications (books, videos, etc.) about the planning contents;
e) Posting the planning on website of the authority organizing formulation of planning or planning authority.
Chapter IV
ORGANIZING IMPLEMENTATION, ASSESSMENT AND ADJUSTMENT OF THE PLANNING
Article 23. Organizing implementation of the planning
The implementation of the planning shall be organized within the jurisdiction specified in the competent authority’s decision on approval for the planning.
Article 24. Assessment and review of implementation of the planning
1. The implementation of the planning shall be assessed in planning period, upon adjustment of the planning or at the request of the authority organizing formulation of the planning.
2. Issues that need assessing include:
a) Fulfillment of objectives of the planning;
b) Effects related to socio - economic development, national defense and security within the area where the planning is implemented;
c) Execution of prioritized projects during the planning period, in terms of: list of, plan for and progress in funding investment projects (funded by different sources) that have been executed; list of projects that have been put into operation and economic, social and environmental effectiveness they achieve; list of prioritized projects during the planning period, which have not yet been executed, reasons for failure to execute and difficulties that arise;
d) Policies and solutions for organizing implementation of the planning.
3. The planning shall be reviewed every 05 years or in special cases decided by the authority approving the planning so that it can be adjusted in a manner that is appropriate to the socio - economic development in each period. The planning authority shall organize review of the planning; results of planning review shall be reported in writing to the authority approving the planning.
Article 25. Adjustment of the planning
1. Adjustments to the mineral planning shall be made if one of the following bases is available:
a) Adjustments to the national planning, planning at a higher level or planning at the same level change the objectives of the planning;
b) There is any change to input factors included in initial planning tasks such as demands for transport, socio - economic development, etc.;
c) Effects of natural disasters, climate change and war change the objectives, orientations and spatial organization of the planning;
d) Random fluctuations of the socio-economic situation limit the resources for planning implementation;
dd) The efficiency achieved by making adjustments to the planning is higher than that achieved by implementing the first planning scheme or the reasonableness or efficiency is found during the detailed study of the planning or there are issues or proposals with higher efficiency that arise when studying a project during the implementation of the planning;
e) Assurance of nation defense and security is required; the development of science and technology considerably changes the implementation of the planning.
2. Partial adjustments to the planning shall be made if one of the following bases is available:
a) Major works whose land use area or capacity is increased or reduced by less than 25% of the total area of land used for or capacity of the planning;
b) Route-based works whose land use area is increased or reduced by less than 15% but the total length is increased or decreased by less than 15%;
c) Partial adjustments are made to contents of the planning but do not affect the objectives, viewpoints, development orientations and solutions for implementation of the approved planning and uniformity of the planning is ensured within a region.
Article 26. Procedures for adjusting the planning
1. Procedures for adjusting planning are the same as those for formulating, appraising, approving, announcing and providing information about the planning as prescribed in this Decree.
2. Procedures for making partial adjustments:
a) The Ministry of Transport shall assign a planning authority to make partial adjustments and submit a report on partial adjustments to the planning.
b) The Ministry of Transport shall carry out review and seek opinions of relevant ministries and local authorities.
c) A competent authority is requested to approve partial adjustments to the planning.
3. The authority that has the power to approve the planning also has the power to approve adjustments to the planning.
4. The planning authority shall make adjustments to the planning.
Chapter V
IMPLEMENTATION CLAUSE
Article 27. Transition clauses
1. The approved transport-related planning whose scope and scale are equivalent to those of the detailed planning in accordance with regulations of this Decree shall be implemented and adjusted until the detailed planning is formulated, appraised and approved as prescribed in this Decree.
2. The detailed planning in relation to transport shall be formulated, appraised and approved as prescribed in this Decree.
Article 28. Effect
This Decree comes into force from the date on which it is signed.
Article 29. Responsibility for implementation
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |