Chương 3 Nghị định 55/2013/NĐ-CP: Ký quý và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Số hiệu: | 55/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/05/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2013 |
Ngày công báo: | 01/06/2013 | Số công báo: | Từ số 293 đến số 294 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/05/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán tiền lương hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.
1. Doanh nghiệp cho thuê phải nộp tiền ký quỹ là 2.000.000.000 đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cho thuê mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng).
2. Doanh nghiệp cho thuê thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và tuân thủ quy định của pháp luật. Sau khi doanh nghiệp cho thuê hoàn thành thủ tục và nộp tiền, ngân hàng cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cho thuê được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng.
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản ký quỹ, doanh nghiệp cho thuê phải nộp bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Sau thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp cho thuê không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ, ngân hàng có trách nhiệm thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Doanh nghiệp cho thuê được hoàn trả tiền ký quỹ trong các trường hợp sau đây:
1. Có thông báo của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc doanh nghiệp không được cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
2. Có quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
1. Tiền ký quỹ được rút trong các trường hợp được sau đây:
a) Doanh nghiệp cho thuê không đủ khả năng trả lương cho người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đến thời hạn trả lương;
b) Doanh nghiệp cho thuê không đủ khả năng bồi thường hoặc không bồi thường cho người lao động thuê lại theo quy định tại Điều 15 Nghị định này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Thanh tra lao động;
c) Không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 03 tháng liên tục.
2. Thủ tục rút, hoàn trả tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê được thực hiện theo quy định của ngân hàng và pháp luật liên quan.
3. Ngân hàng không được cho doanh nghiệp cho thuê rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép doanh nghiệp cho thuê rút tiền ký quỹ để thực hiện quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn giám sát việc thanh toán, bồi thường cho người lao động thuê lại của doanh nghiệp cho thuê theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
1. Thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, nộp tiền ký quỹ, sử dụng tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê và các quy định liên quan đến tài khoản này.
2. Phong tỏa khoản tiền ký quỹ và thực hiện tính trả lãi cho số dư tiền ký quỹ theo mức lãi suất tiền gửi đã thỏa thuận với doanh nghiệp cho thuê. Cuối tháng, tính lãi trả cho doanh nghiệp và hạch toán vào tài khoản tiền gửi hoặc trả cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
3. Cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại mà có quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội buộc doanh nghiệp phải thanh toán, bồi thường thiệt hại thì ngân hàng trích tài khoản tiền ký quỹ để việc thanh toán, bồi thường thiệt hại được thực hiện, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
5. Yêu cầu doanh nghiệp cho thuê nộp bổ sung tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tiền được trích từ tài khoản tiền ký quỹ để thanh toán, bồi thường thiệt hại. Sau thời hạn trên, nếu doanh nghiệp cho thuê không bổ sung đầy đủ số tiền ký quỹ, ngân hàng phải thông báo cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biết.
6. Hằng quý, chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau, các ngân hàng nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình nhận tiền ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động của hệ thống ngân hàng mình theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
PAYMENT OF DEPOSITS AND MANAGEMENT OF DEPOSITS OF THE OUTSOURCERS
Deposits shall be used for payment of wage or compensation for the outsourced employees in case the outsourcers violate labor contract with the outsourced employees or cause damages because enterprises fail to ensure lawful rights and interests of the outsourced employees.
Article 16. Payment of deposits and procedures for payment of deposits
1. The outsourcers must pay deposits of VND 2,000,000,000 at commercial banks where they open main transaction account (hereinafter abbreviated to banks).
2. The outsourcers shall implement procedures for payment of deposits in accordance with regulations of banks and compliance with provisions of law. After the outsourcers finished procedures and remitted money, banks shall issue written certifications of deposits for doing business in outsourcing services to enterprises.
Article 17. Interests from deposits
The outsourcers are entitled to enjoy interests from deposits under agreement with banks.
Article 18. Additional payment of deposits
1. Within 30 days, after money is withdrawn from the deposit account, the outsourcers must remit to add full deposits as prescribed in Article 16 of this Decree.
2. After time limit specified in clause 1 of this Article, if the outsourcers fail to add full deposits, banks shall notify to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.
Article 19. Refund of deposits
The outsourcers shall be refunded deposits in the following cases:
1. Having notification on enterprises failing to be granted, re-granted or being withdrawn of license for outsourcing services from the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs.
2. Having decisions on withdrawal of licenses for the outsourcing services issued by the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs.
Article 20. Drawing of deposits
1. Deposits are drawn in the following cases:
a. The outsourcers fail to have sufficient capacity for payment of wage to the outsourced employees after time limit of 60 days, from the due day of paying wage;
b. The outsourcers fail to have sufficient capacity for compensation or fail to pay compensation to the outsourced employees as prescribed in Article 15 of this Decree within 60 days after receiving decision of the Labor Inspectorate;
c. The outsourcers have failed to implement payment or delay payment of social insurance, medical insurance, unemployment insurance premiums for 03 consecutive months.
2. Procedures for the drawing or refund of deposits of the outsourcers shall comply with regulations of banks and relevant laws.
3. Banks are not entitled to let the outsourcers to draw their deposits without written opinion of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs as prescribed in Article 21 of this Decree.
Article 21. Competence and responsibilities of state management agencies of labor for use of deposits
1. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall allow the outsourcers to draw deposits with the aim to implement provisions in Article 15 of this Decree.
2. The provincial People’s Committees shall direct specialized agencies in supervising payment, compensation to the outsourced employees of the outsourcers as prescribed in Article 15 of this Decree.
Article 22. Responsibilities of banks
1. Implementing properly with regulations on opening the deposit accounts, payment of deposits, use of deposits by the outsourcers and regulations related to these accounts.
2. Blockading deposits and implementing calculation and payment of interest of deposit balance at the deposit interest rate agreed with the outsourcers. At the end of every month, calculating interest payable to enterprises and accounting into the deposit accounts or paying in cash for enterprises.
3. Issuing written certifications of deposits for outsourcing business activities to enterprises according to the form in Annex III promulgated together with this Decree.
4. In case where the outsourcers violate labor contract with the outsourced employees or cause damages because enterprises fail to ensure lawful rights and interests of the outsourced employees and there are decisions of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs forcing enterprises to pay, make compensation for damages, banks shall deduct deposits for payment and compensation for damages to be performed, after deducting expenses for bank’s services.
5. Requiring the outsourcers to pay additionally deposits as prescribed in clause 1 Article 18 of this Decree within 30 days, after money is withdrawn from the deposit account so as to pay, make compensation for damages. After the above time limit, if the outsourcers fail to add full deposits, banks must notify such to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.
6. Quarterly, not later than the 15th of first month of the following quarter, banks receiving deposits for outsourcing business must report the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, the State bank of Vietnam about situation of receipt of deposits for outsourcing business of their bank system according to the form in Annex IV promulgated together with this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực