Chương 1: Nghị định 55/2012/NĐ-CP Những quy định chung
Số hiệu: | 55/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2012 |
Ngày công báo: | 12/07/2012 | Số công báo: | Từ số 427 đến số 428 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012, quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), bãi bỏ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp nhà nước tại Nghị định 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006.
Theo đó, ĐVSNCL thành lập theo quy định mới cần đáp ứng 3 điều kiện: Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ; Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức ĐVSNCL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có); Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới), trang thiết bị cần thiết ban đầu, nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Bộ Nội vụ là cơ quan thẩm định đối với các ĐVSNCL thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ. Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ thẩm định đối với các ĐVSNCL thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Đối với các ĐVSNCL thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh sẽ do Sở Nội vụ thẩm định.
Nghị định này không áp dụng đối với ĐVSNCL là các cơ quan thuộc Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức CT-XH, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/8/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; phân loại đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Nghị định này áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sau:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
2. Nghị định này không áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập sau:
a) Các cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp Nhà nước;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
1. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
a) Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
c) Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập
a) Thực hiện việc điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
3. Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
Việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau:
a) Không còn chức năng, nhiệm vụ;
b) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không có hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập;
c) Theo yêu cầu sắp xếp về tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập để phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập dựa trên các căn cứ sau:
a) Ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao và cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Tính chất, đặc điểm về chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định cụ thể tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật chuyên ngành.
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree deals with the conditions, order, procedure, and authority or establish, reform, dissolve and classify public service providers.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree is applicable to the following public service providers:
a) Public service providers affiliated to Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies;
b) Public service providers affiliated to organizations established by the Government or the Prime Minister which are not public service providers;
c) Public service providers affiliated to Vietnam National University of Hanoi and Vietnam National University of Ho Chi Minh city;
d) Public service providers affiliated to People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committees);
dd) Public service providers affiliated to specialized agencies affiliated to provincial People’s Committees;
e) Public service providers affiliated to People’s Committees of districts, towns, and cities affiliated to provinces (hereinafter referred to as People’s Committees at district-level).
2. This Decree is not applicable to the following public service providers:
a) Governmental agencies;
b) Public service providers affiliated to state-owned enterprises;
c) Public service providers affiliated to socio-political organizations, socio-political-professional organizations, socio-professional organizations, and social organizations.
Article 3. Conditions for establishment, reform, and dissolution
1. Article 3. Conditions for establishing a public service provider:
a) Targets, functions, and tasks are defined;
b) The establishment is conformable with the network of public service providers approved by competent authorities (if any);
c) The head office or the land allocation plan is approved by competent authorities (in case a new head office is built); necessary initial equipment, personnel, and funding for operation are conformable with law.
2. Conditions for reforming a public service provider:
a) The functions, tasks, powers of the public service provider are adjusted;
b) The reform is conformable with the network of public service providers approved by competent authorities (if any),
3. Conditions for dissolving a public service provider:
A public service provider is dissolved in one of the following cases:
a) Its functions and tasks are no longer needed;
b) It fails to accomplish its tasks or fail to run efficiently according to the assessment made by the authority competent to decide its establishment;
c) The reform is requested to patch the network of public service providers approved by competent authorities.
Article 4. Classification of public service providers
1. The classification of public service providers is based on:
a) The disciplines and areas in which a public service provider is involved;
b) The state management function or delegated tasks or public service provision of a public service provider;
c) The characteristics of a public service provider;
a) The disciplines and areas in which a public service provider is involved;
2. According to Clause 1 of this Article, Ministers and Heads of ministerial agencies shall specify the criteria for classifying public service providers to suit the management requirements of their disciplines and specialized laws.