Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
Số hiệu: | 55/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2012 |
Ngày công báo: | 12/07/2012 | Số công báo: | Từ số 427 đến số 428 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012, quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), bãi bỏ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp nhà nước tại Nghị định 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006.
Theo đó, ĐVSNCL thành lập theo quy định mới cần đáp ứng 3 điều kiện: Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ; Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức ĐVSNCL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có); Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới), trang thiết bị cần thiết ban đầu, nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Bộ Nội vụ là cơ quan thẩm định đối với các ĐVSNCL thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ. Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ thẩm định đối với các ĐVSNCL thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. Đối với các ĐVSNCL thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh sẽ do Sở Nội vụ thẩm định.
Nghị định này không áp dụng đối với ĐVSNCL là các cơ quan thuộc Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức CT-XH, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/8/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/2012/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2012 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập,
Nghị định này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; phân loại đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Nghị định này áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập sau:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
2. Nghị định này không áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập sau:
a) Các cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp Nhà nước;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
1. Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
a) Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
c) Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập
a) Thực hiện việc điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
3. Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
Việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau:
a) Không còn chức năng, nhiệm vụ;
b) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không có hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền thành lập;
c) Theo yêu cầu sắp xếp về tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập để phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập dựa trên các căn cứ sau:
a) Ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao và cung cấp dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Tính chất, đặc điểm về chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định cụ thể tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực và quy định của pháp luật chuyên ngành.
1. Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập.
2. Nội dung Đề án, bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
b) Mục tiêu, phạm vi đối tượng hoạt động, tên gọi của tổ chức;
c) Loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn;
đ) Cơ cấu tổ chức (nếu có quy mô lớn);
e) Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động;
g) Dự kiến về nhân sự, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết để bảo đảm cho đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động sau khi được thành lập;
h) Phương án tổ chức và lộ trình triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
i) Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có);
k) Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
1. Tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan đề nghị thành lập xây dựng để trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Nội dung tờ trình, bao gồm:
a) Quá trình xây dựng đề án;
b) Nội dung chính của đề án;
c) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề có liên quan.
3. Tờ trình thành lập phải do người đứng đầu cơ quan đề nghị thành lập ký, trình cấp có thẩm quyền.
Cơ quan đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải gửi đề án thành lập đến các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật và theo quy chế làm việc của cơ quan để lấy ý kiến bằng văn bản đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Hồ sơ thẩm định:
a) Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Văn bản đề nghị, tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực);
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan.
2. Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập:
a) Văn bản thẩm định, văn bản tham gia góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các tài liệu khác có liên quan;
b) Dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập đã được hoàn chỉnh về nội dung và thể thức.
1. Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gửi hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập 01 (một) bộ đến cơ quan, tổ chức thẩm định được quy định tại Điều 11 Nghị định này để thẩm định; đốì với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào mục nơi nhận của công văn hoặc tờ trình đề nghị thành lập.
2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải lập danh mục hồ sơ theo dõi quá trình xử lý theo quy định.
3. Hồ sơ gửi là văn bản chính được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
1. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ theo chức năng, thẩm quyền của mình có trách nhiệm xử lý hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy chế làm việc của cơ quan để thẩm định và trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan, tổ chức thẩm định yêu cầu cơ quan đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản giải trình bổ sung hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức họp với cơ quan trình đề án và các cơ quan có liên quan để làm rõ và báo cáo cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định.
3. Cơ quan, tổ chức thẩm định chủ trì, phối hợp với cơ quan đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập hoàn tất hồ sơ và các thủ tục theo quy định để trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Cơ quan, tổ chức thẩm định:
a) Bộ Nội vụ là cơ quan thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ;
b) Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ là tổ chức thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Sở Nội vụ là cơ quan thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Phòng Nội vụ là tổ chức thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
đ) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo quy định của luật chuyên ngành thì cơ quan thẩm định do pháp luật chuyên ngành quy định.
2. Nội dung thẩm định:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mục tiêu, phạm vi đối tượng, tên gọi, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức; cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công lập khi được thành lập;
d) Tính khả thi của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Trường hợp quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập là văn bản quy phạm pháp luật, việc thẩm định còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập căn cứ vào văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định để quyết định việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Hình thức văn bản thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải phù hợp với thẩm quyền của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đúng thủ tục), cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định có văn bản thẩm định, cơ quan hoặc người có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền không đồng ý việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan trình đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập biết rõ lý do.
1. Nội dung đề án và tờ trình đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc tổ chức lại, giải thể;
b) Phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
c) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
d) Quy định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và thời hạn xử lý.
2. Trình tự, thủ tục tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện như đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Hồ sơ tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
a) Đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Tờ trình đề án tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và dự thảo quyết định tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
2. Việc gửi hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ về tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như quy định đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đúng thủ tục), cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định.
2. Trong thời hạn 25 (hai lăm) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định có văn bản thẩm định, cơ quan hoặc người có thẩm quyần quyết định việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định tổ chức lại, giải thể. Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền không đồng ý việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan đề nghị việc tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập biết rõ lý do.
1. Phê duyệt quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập trong phạm vi toàn quốc.
2. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tạí Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ); đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật chuyên ngành.
1. Trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực và tổ chức thực hiện khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Ban hành tiêu chí cụ thể về phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý.
3. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập trong cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý, gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập khác theo quy định của luật chuyên ngành.
4. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; hướng dẫn việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập; ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của luật chuyên ngành.
5. Hàng năm tổng hợp, báo cáo về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật chuyên ngành.
2. Quyết định thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
3. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Hàng năm tổng hợp, báo cáo về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong phạm vi cả nước.
1. Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của cấp mình theo quy định của luật chuyên ngành.
2. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành và của Bộ Nội vụ;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của luật chuyên ngành;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của luật chuyên ngành.
3. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Thực hiện phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của luật chuyên ngành.
5. Hàng năm tổng hợp, báo cáo về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập thuộc cấp mình quản lý (kể cả đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện), gửi Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cơ quan đã gửi đề án, tờ trình đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền về việc đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2012, nhưng chưa được cơ quan hoặc người có thẩm quyền ra quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2012.
Bãi bỏ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp nhà nước tại Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thế tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 55/2012/ND-CP |
Hanoi, June 28th 2012 |
DECREE
ON THE ESTABLISHMENT, REFORM, AND DISSOLUTION OF PUBLIC SERVICE PROVIDERS
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25th 2001;
Pursuant to the Law on Public employees dated November 15th 2010;
At the request of the Minister of Internal Affairs;
The Government issues a Decree on the establishment, reform, and dissolution of public service providers,
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree deals with the conditions, order, procedure, and authority or establish, reform, dissolve and classify public service providers.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree is applicable to the following public service providers:
a) Public service providers affiliated to Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies;
b) Public service providers affiliated to organizations established by the Government or the Prime Minister which are not public service providers;
c) Public service providers affiliated to Vietnam National University of Hanoi and Vietnam National University of Ho Chi Minh city;
d) Public service providers affiliated to People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committees);
dd) Public service providers affiliated to specialized agencies affiliated to provincial People’s Committees;
e) Public service providers affiliated to People’s Committees of districts, towns, and cities affiliated to provinces (hereinafter referred to as People’s Committees at district-level).
2. This Decree is not applicable to the following public service providers:
a) Governmental agencies;
b) Public service providers affiliated to state-owned enterprises;
c) Public service providers affiliated to socio-political organizations, socio-political-professional organizations, socio-professional organizations, and social organizations.
Article 3. Conditions for establishment, reform, and dissolution
1. Article 3. Conditions for establishing a public service provider:
a) Targets, functions, and tasks are defined;
b) The establishment is conformable with the network of public service providers approved by competent authorities (if any);
c) The head office or the land allocation plan is approved by competent authorities (in case a new head office is built); necessary initial equipment, personnel, and funding for operation are conformable with law.
2. Conditions for reforming a public service provider:
a) The functions, tasks, powers of the public service provider are adjusted;
b) The reform is conformable with the network of public service providers approved by competent authorities (if any),
3. Conditions for dissolving a public service provider:
A public service provider is dissolved in one of the following cases:
a) Its functions and tasks are no longer needed;
b) It fails to accomplish its tasks or fail to run efficiently according to the assessment made by the authority competent to decide its establishment;
c) The reform is requested to patch the network of public service providers approved by competent authorities.
Article 4. Classification of public service providers
1. The classification of public service providers is based on:
a) The disciplines and areas in which a public service provider is involved;
b) The state management function or delegated tasks or public service provision of a public service provider;
c) The characteristics of a public service provider;
a) The disciplines and areas in which a public service provider is involved;
2. According to Clause 1 of this Article, Ministers and Heads of ministerial agencies shall specify the criteria for classifying public service providers to suit the management requirements of their disciplines and specialized laws.
Chapter 2.
ORDER AND PROCEDURE FOR ESTABLISHMENT, REFORM, AND DISSOLUTION
SECTION 1. ESTABLISHMENT
Article 5. Establishment plan
1. The plan for establishing a public service providers shall be compile by the organization requests the establishment (hereinafter referred to as applying organization)of the public service providers and submitted to a competent authority or person for consideration and decision.
2. The plan is composed of:
a) The necessity and legal basis;
b) The targets, scope of operation, and name of the organization;
c) The Article 4. Classification of public service providers;
d) Its position, functions, tasks and entitlements;
dd) The organizational structure (if the scale is large);
e) The financial and operating mechanism;
g) The intended personnel, number of employees, funding, head office, and equipment necessary for ensure the operation of the public service providers after the establishment;
h) The organization plan and operation itinerary of the public service provider;
i) The suggestions of the agency that compiles the plan for establishing the public service provider (if any);
k) Other contents shall abide by specialized laws and direction of governing Ministries.
Article 6. Application for the establishment
1. The application for the establishment of a public service provider is made by the applying organization and submitted to an authority or person competent to decide such establishment.
2. The application is composed of:
a) The plan compilation process;
b) Main contents of the plan;
c) Issues under debate and relevant issues.
3. The application shall be signed by the head of the applying organization.
Article 7. Seeking opinions from relevant organizations
The applying organization shall send the establishment plan to relevant organizations in accordance with law and their work regulations to seek opinions in writing on the establishment of the public service providers.
Article 8. Establishment dossier
1. Appraisal dossier:
a) The establishment plan;
b) The application for the establishment of the public service providers, the draft of the decision to establish the public service providers, the draft Regulation on organization and operation of the public service providers, and relevant papers (land, funding, personnel);
c) Written opinions from relevant organizations on the establishment of the public service provider;
d) The report on the adoption of opinions from organizations.
2. The dossier submitted to the authority or person competent to decide the establishment:
a) The written appraisals and written opinions from other organizations and relevant documents;
b) The draft decision to establish with complete contents and formality.
Article 9. Order for sending and receiving establishment dossiers
1. The applying organization shall send an establishment dossier to an appraising organization in Article 11 of this Decree for appraisal. The relevant organizations that cooperate or are informed shall be written in the “receiver” box of the application.
2. The organization that receives the establishment dossier shall make a list of dossier to monitor the process as prescribed.
3. The dossier includes the original documents signed and seal by the applying organization a) The written appraisals and written opinions from other organizations and relevant documents;
Article 10. Handling establishment dossiers
1. The dossier receiver shall examine the dossier of public service provider establishment according to their working regulations and submit them to an authority or person competent to decide the establishment of the public service providers as prescribed by law.
2. The appraising organization shall request the applying organization to provide written explanation for issues under debate or in doubt, or hold a meeting with the applying organization and relevant organizations to clarify as authorized by the person competent to decide the establishment of the public service providers, and send a report to the competent authority or person.
3. The appraising organization shall cooperate with the applying organization to complete the dossier and formalities to request the competent authority or person to decide the establishment of the public service provider.
Article 11. Appraisal
1. Appraising organizations:
a) The Ministry of Internal Affairs shall appraise the public service providers of which the establishment is decided by the Prime Minister;
a) The Official Management Agency or Official Management Committee shall appraise the public service providers of which the establishment is decided by Ministers, Heads of ministerial agencies, and Heads of Governmental agencies;
c) The Services of Internal Affairs shall appraise the public service providers of which the establishment is decided by provincial People’s Committees;
d) The Departments of Internal Affairs shall appraise the public service providers of which the establishment is decided by district-level People’s Committees;
dd) The establishment of specialized public service providers shall be decided by appraising organizations specified by specialized law.
2. Appraisal contents:
a) The necessity and legal basis of the establishment of the public service provider;
b) Targets, subjects, names, legal status, functions, tasks, entitlements, organizational structure, and financial structure of public service providers;
c) Operating conditions of a public service provider after its establishment;
d) The feasibility of its establishment;
dd) The draft decision to establish the public service providers and draft Regulation on organization and operation of the public service providers.
3. Where the decision to establish the public service provider is a legislative document, the appraisal shall comply with the laws on promulgating legislative documents.
Article 12. Decision to establish
1. The authority or person competent to decide the establishment shall decide the establishment of the public service provider based on the application and written appraisal.
2. The format of the decision to establish the public service providers must be conformable with the competence of the authority or person competent to decide the establishment of the public service provider and relevant legislative documents.
Article 13. Deadline for deciding the establishment
1. Within 15 working days from the day on which the complete and valid dossier is received, the appraising organization shall make a written appraisal.
2. Within 20 working days from the day on which the written appraisal is made, the competent authority shall decide the establishment. The competent authority or person shall provide explanation for the applying organization if the establishment of the public service provider is not approved.
SECTION 2. REFORM AND DISSOLUTION
Article 14. Plan and application for the reform or dissolution of public service providers
1. The plan and application for the reform and dissolution of a public service provider includes:
a) The necessity and legal basis of the reform or dissolution;
b) The plan for settling issues about personnel, organizational structure, finance, assets, land, and relevant issues;
c) Documents of competent authorities certifying the finance, assets, land, loans, debts, and relevant issues (if any).
d) The responsibility of the head of the public service providers and involved individual for the implementation of the plan for reforming or dissolving the public service providers, and the deadline.
2. The order and procedure for the reform and dissolution of public service providers are similar to those for their establishment.
Article 15. Reform or dissolution dossier
1. The reform or dissolution dossier:
a) The plan for reforming or dissolving the public service provider;
b) The application for the reform or dissolution of the public service providers and the draft decision to reform or dissolve the public service provider;
c) Documents of competent authorities certifying the fulfillment of obligations relating to finance, assets, land, loans, debts, and relevant issues (if any).
2. The dispatch, receipt, and handling of reform and dissolution dossiersof public service providers are similar to that of their establishment.
Article 16. Deadline for deciding the reform and dissolution
1. Within 15 working days from the day on which the complete and valid dossier is received, the appraising organization shall make a written appraisal.
2. Within 25 working days from the day on which the written appraisal is made, the authority or person competent to decide the reform or dissolution of the public service provider shall decide the reform or dissolution. The competent authority or person shall provide explanation for the applying organization if dissolution of the public service provider is not approved.
Chapter 3.
ENTITLEMENTS AND RESPONSIBILITIES
Article 17. Entitlements of the Prime Minister
1. Grant approval for the planning for the network of public service providers nationwide.
2. Decide the establishment, reform, and dissolution of public service providers affiliated to Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, (except for the public service providers prescribed in the Decrees defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of Ministries, ministerial agencies, and Governmental agencies); public service providers affiliated to General Departments and the equivalent; public service providers affiliated to the organizations established by the Government and the Prime Minister that are not public service providers; public service providers affiliated to Vietnam National University of Hanoi and Vietnam National University of Ho Chi Minh city; public service providers affiliated to provincial People’s Committees.
3. Deciding the establishment, reform, and dissolution of public service providers in accordance with specialized law.
Article 18. Entitlements of Ministers and Heads of ministerial agencies
1. Submit the planning for the network of public service providers to the Prime Minister and implement it after it is approved by the Prime Minister.
2. Lay down criteria for classifying public service providers under their management.
3. Decide the establishment, reform, and dissolution of public service providers in the organizations under their management, including:
a) Public service providers affiliated to Departments;
b) Other public service providers as prescribed by specialized law.
4. Define the functions, tasks, entitlements and organizational structure of public service providers affiliated to Ministries and ministerial agencies; provide guidance on the establishment, functions, tasks, entitlements and organizational structure of Management Councils in public service providers; issue regulations on the operation of Management Councils in public service providers under their prescribed as prescribed by specialized laws.
5. Send annual reports on the organization and operation of public service providers under their management to the Ministry of Internal Affairs. The Ministry of Internal Affairs shall summarize them and send reports to the Prime Minister.
Article 19. Entitlements of Heads of Governmental agencies and organizations established by the Government and the Prime Minister
1. 1. Decide the establishment, reform, and dissolution of public service providers in accordance with specialized law.
2. Decide the establishment of Management Councils in public service providers under the guidance of governing Ministries.
3. Define the functions, tasks, entitlements and organizational structure of public service providers under their management.
4. Send annual reports on the organization and operation of public service providers to the Ministry of Internal Affairs. The Ministry of Internal Affairs shall summarize them and send reports to the Prime Minister.
Article 20. Entitlements of the Ministry of Internal Affairs
1. Cooperate with other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, and provincial People’s Committees in providing guidance and inspect the establishment, reform, and dissolution of public service providers.
2. Report the organization and operation of public service providers nationwide to the Prime Minister.
Article 21. Authority of provincial People’s Committees
1. Grant approval or request competent authorities to grant approval for the planning of the network of public service providers under their management as prescribed by specialized laws.
2. Decide the establishment, reform, and dissolution of public service providers, including:
a) Public service providers affiliated to specialized agencies affiliated to provincial People’s Committees under the guidance of governing Ministries and the Ministry of Internal Affairs;
b) Other public service providers affiliated to specialized agencies affiliated to provincial People’s Committees as prescribed by specialized laws;
c) Public service providers affiliated to district-level People’s Committees as prescribed by specialized laws.
3. Define the functions, tasks, entitlements and organizational structure of public service providers affiliated to provincial People’s Committees.
4. Delegate district-level People’s Committees to establish, reform and dissolve some type of public service providers affiliated to district-level People’s Committees to as prescribed by specialized laws.
5. Send annual reports on the organization and operation of public service providers and non-public service providers under their management (including those under the management of district-level People’s Committees) to governing Ministries and the Ministry of Internal Affairs for them shall summarize and send reports to the Prime Minister.
Chapter 4.
IMPLEMENTATION
Article 22. Transitional provisions
For the organizations that have sent plans and applications to competent authorities or persons for the establishment, reform, and dissolution of public service providers before January 01st 2012 but such competent authorities or persons have not decided the establishment, reform, and dissolution, the Government's Decree No. 83/2006/ND-CP dated August 17th 2006, on the procedure for establishing, reforming, and dissolving administrative organizations and public service providers, shall apply.
Article 23. Effect
This Decree takes effect on August 15th 2012.
The regulations on the establishment, reform, and dissolution of public service providers in the Government's Decree No. 83/2006/ND-CP dated August 17th 2006, on the procedure for establishing, reforming, and dissolving administrative organizations and public service providers that are at odds with this Decree are annulled.
Article 24. Implementation responsibility
Ministers, Heads of ministerial agencies and Governmental agencies, heads of organizations established by the Government and the Prime Minister, the President of the provincial People’s Committee, and relevant organization are responsible for the implementation of this Decree.
|
FOR THE GOVERNMENT |