Chương IV Nghị định 53/2022/NĐ-CP: Triển khai một số hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương
Số hiệu: | 53/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 15/08/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2022 |
Ngày công báo: | 08/05/2023 | Số công báo: | Từ số 691 đến số 692 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 15/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng.
Theo đó, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải thực hiện lưu trữ những dữ liệu sau tại Việt Nam (hình thức lưu trữ sẽ do doanh nghiệp quyết định):
- Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
- Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: tên tài khoản, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu;
- Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng dịch vụ kết nối hoặc tương tác.
Thời gian lưu trữ dữ liệu bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu; thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng 2018 thì các doanh nghiệp nêu trên khi có các hoạt động sau phải thực hiện lưu trữ dữ liệu theo quy định:
- Thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân;
- Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ;
- Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra.
Nghị định 53/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương phải xây dựng quy định sử dụng, quản lý và bảo đảm an ninh mạng máy tính nội bộ, mạng máy tính có kết nối mạng Internet do cơ quan, tổ chức mình quản lý. Nội dung các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh mạng căn cứ vào những quy định về bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng và các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành khác có liên quan.
2. Quy định sử dụng, bảo đảm an ninh mạng máy tính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Xác định rõ hệ thống mạng thông tin và thông tin quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an ninh mạng;
b) Quy định rõ các điều cấm và các nguyên tắc quản lý, sử dụng và bảo đảm an ninh mạng, mạng máy tính nội bộ có lưu trữ, truyền đưa bí mật nhà nước phải được tách biệt vật lý hoàn toàn với mạng máy tính, các thiết bị, phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, trường hợp khác phải bảo đảm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Quy trình quản lý, nghiệp vụ, kỹ thuật trong vận hành, sử dụng và bảo đảm an ninh mạng đối với dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, trong đó phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống thông tin;
d) Điều kiện về nhân sự làm công tác quản trị mạng, vận hành hệ thống, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin và liên quan đến hoạt động soạn thảo, lưu trữ, truyền đưa bí mật nhà nước qua hệ thống mạng máy tính;
đ) Quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ, nhân viên trong quản lý, sử dụng, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin;
e) Chế tài xử lý những vi phạm quy định về đảm bảo an ninh mạng.
1. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương có trách nhiệm ban hành phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin do mình quản lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tập trung, có sự chia sẻ tài nguyên để tối ưu hiệu năng, tránh đầu tư trùng lặp.
2. Phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin bao gồm:
a) Quy định bảo đảm an ninh mạng trong thiết kế, xây dựng hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu cơ bản như yêu cầu quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ;
b) Thẩm định an ninh mạng;
c) Kiểm tra, đánh giá an ninh mạng;
d) Giám sát an ninh mạng;
đ) Dự phòng, ứng phó, khắc phục sự cố, tình huống nguy hiểm về an ninh mạng;
e) Quản lý rủi ro;
g) Kết thúc vận hành, khai thác, sửa chữa, thanh lý, hủy bỏ.
1. Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng bao gồm:
a) Phương án phòng ngừa, xử lý thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bị đăng tải trên hệ thống thông tin;
b) Phương án phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên hệ thống thông tin;
c) Phương án phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
d) Phương án phòng, chống tấn công mạng;
đ) Phương án phòng, chống khủng bố mạng;
e) Phương án phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
2. Nội dung phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng
a) Các quy định chung;
b) Đánh giá các nguy cơ, sự cố an ninh mạng;
c) Phương án ứng phó, khắc phục đối với một số tình huống cụ thể;
d) Nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức, điều phối, xử lý, ứng phó, khắc phục sự cố;
đ) Huấn luyện, diễn tập, phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, khắc phục sự cố;
e) Các giải pháp đảm bảo, tổ chức triển khai phương án, kế hoạch và kinh phí thực hiện.
IMPLEMENTATION OF CERTAIN ACTIVITIES OF PROTECTING CYBERSECURITY IN STATE AGENCIES AND POLITICAL ORGANIZATIONS AT CENTRAL AND LOCAL LEVELS
Article 23. Development and completion of regulations on the use of computer networks of state agencies and political organizations at central and local levels
1. State agencies and political organizations at central and local levels shall develop regulations on the use, management, and assurance of the internal computer network security and computer networks with Internet connection under their management. Contents of regulations on assurance of cybersecurity and cyber-safety shall be in accordance with regulations on cybersecurity protection, state confidentiality protection, technical standards and regulations on cyber information security, and other relevant professional technical standards.
2. Regulations on the use and assurance of computer network security of state agencies and political organizations at central and local levels shall:
a) Identify major information and information network systems to be prioritized for cybersecurity assurance;
b) Elaborate on prohibitions and principles of management and use and ensure cybersecurity and internal computer networks that store or transmit state confidentiality shall have a complete physical separation from computer networks, devices, and electronic means with Internet connection, other cases shall ensure compliance with regulations of laws on state confidentiality protection;
c) Have procedures for professional and technical management in operating, using, and ensuring cybersecurity of data and technical infrastructure. Such procedures shall satisfy basic requirements for information system safety assurance;
d) Have criteria for personnel in charge of network administration, system operation, cybersecurity assurance, information safety, and work related to the compilation, storage, and transmission of state confidentiality via computer system networks;
dd) Specifically stipulate responsibilities of each division, official, and staff member in managing, using, and ensuring cybersecurity and information safety;
e) Stipulate sanctions for violations of regulations on cybersecurity assurance.
Article 24. Development and completion of schemes for cybersecurity assurance for information systems of state agencies and political organizations at central and local levels
1. Heads of state agencies and political organizations at central and local levels shall issue schemes for cybersecurity assurance for information systems under their management, ensuring synchronicity, unity, focus, and sharing of natural resources to optimize efficiency and avoid duplicate investment.
2. Schemes for cybersecurity assurance for information systems include:
a) Regulations on cybersecurity assurance in designing and developing information systems, satisfying basic requirements for technical and professional management;
b) Cybersecurity appraisal;
c) Cybersecurity assessment and testing;
d) Cybersecurity supervision;
dd) Prevention, response, and remedy incidents and dangerous situations of cybersecurity;
e) Risk management;
g) Ending of operation, utilization, repair, liquidation, and cancellation.
Article 25. Schemes for response and remedy to cybersecurity incidents of state agencies and political organizations at central and local levels
1. Schemes for response and remedy to cybersecurity incidents include:
a) Schemes for prevention and handling of information sabotaging the Socialist Republic of Vietnam, inciting riots, disrupting public order, slandering, and infringing upon the order of economic management uploaded on information systems;
b) Schemes for prevention and combat against cyber-spies and protection of information of state confidentiality, work confidentiality, business confidentiality, personal confidentiality, family confidentiality, and personal life on information systems;
c) Schemes for prevention and control of acts of using cyberspace, information technology, and electronic means to violate laws on national security and social order and safety;
d) Schemes for prevention and combat against cyber-attacks;
dd) Schemes for prevention and combat against cyber-terrorists;
e) Schemes for prevention and control of dangerous situations of cybersecurity.
2. Contents of schemes for response and remedy to cybersecurity incidents
a) General provisions;
b) Assessments of risks and cybersecurity incidents;
c) Schemes for response and remedy to specific situations;
d) Tasks and responsibilities of agencies in organizing, coordinating, handling, responding to, and remedying incidents;
dd) Training, drills, incident prevention, detection supervision, and assurance of conditions for readiness for response and remedy to incidents;
e) Measures to ensure and organize the implementation of schemes, plans, and implementation budget.