Số hiệu: | 53/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 17/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 17/06/2019 |
Ngày công báo: | 27/06/2019 | Số công báo: | Từ số 511 đến số 512 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2019/NĐ-CP quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
Theo đó, tổ chức tư vấn lập quy hoạch thủy lợi có tư cách pháp nhân và đáp ứng các yêu cầu về năng lực sau đây:
- Đã thực hiện ít nhất 01 quy hoạch cùng chuyên ngành.
- Có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn (CGTV) có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành thủy lợi, chuyên ngành liên quan đến quy hoạch cần lập, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch.
- Có ít nhất 05 CGTV có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành thủy lợi, chuyên ngành liên quan đến quy hoạch cần lập, đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch cùng chuyên ngành.
- CGTV là chủ nhiệm dự án quy hoạch chuyên ngành phải:
+ Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành thủy lợi, chuyên ngành liên quan đến quy hoạch cần lập;
+ Đã chủ trì lập ít nhất 01 quy hoạch hoặc trực tiếp tham gia lập ít nhất 02 quy hoạch cùng chuyên ngành.
- CGTV chủ trì lập chuyên đề chính của quy hoạch phải:
+ Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành thủy lợi, chuyên ngành liên quan đến quy hoạch cần lập;
+ Đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch cùng chuyên ngành.
Nghị định 53/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 17/6/2019.
1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng chống lũ của tuyến sông có đê.
2. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp và bố trí nguồn lực thực hiện hoạt động quy hoạch.
3. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch; giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch hàng năm.
4. Tổ chức công bố, công khai, lưu trữ và cung cấp thông tin về quy hoạch theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về hoạt động quy hoạch.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hợp tác quốc tế về hoạt động quy hoạch.
7. Chủ trì, phối hợp tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về quy hoạch.
9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quy hoạch.
10. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động quy hoạch.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, triển khai các hoạt động quy hoạch.
1. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong hoạt động quy hoạch.
2. Bảo đảm nội dung thủy lợi, đê điều, phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong quy hoạch tỉnh phù hợp với quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
3. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác trong thực hiện quy hoạch.
4. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn.
5. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động quy hoạch trên địa bàn.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quy hoạch trên địa bàn.
7. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động quy hoạch trên địa bàn.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực