Chương 3 Nghị định 53/2007/NĐ-CP: Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 53/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/04/2007 | Ngày hiệu lực: | 22/05/2007 |
Ngày công báo: | 07/05/2007 | Số công báo: | Từ số 294 đến số 295 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.
1. Thanh tra viên kế hoạch và đầu tư đang thi hành công vụ có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.
Các Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như thanh tra chuyên ngành kế hoạch và đầu tư theo quy định tại Nghị định này trong phạm vi thẩm quyền quản lý kế hoạch và đầu tư của Bộ, ngành, địa phương được Chính phủ quy định.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 48, Điều 49 và Điều 50 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này và quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Điều 51 Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm theo các quy định của Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác được xác định tại Điều 48, Điều 49 và Điều 50 Nghị định này.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
3. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Điều 51 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
4. Trong trường hợp xử phạt một tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định bằng văn bản đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.
Xử phạt theo thủ tục đơn giản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà quyết định xử phạt tại chỗ.
1. Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng mẫu quy định.
2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
3. Trong trường hợp xét thấy cần có thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
Việc lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 20 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt, phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
Việc quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính.
Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
COMPETENCE TO SANCTION AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Section 1. COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 48.- Competence of People's Committees at all levels to sanction administrative violations
1. Presidents of commune, ward or township People's Committees have the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to VND 500,000.
2. Presidents of People's Committees of rural districts, urban districts, towns or provincial cities have the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to VND 20,000,000.
c/ To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.
3. Presidents of People's Committees of provinces or centrally run cities have the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to the level specified at Point b, Clause 1, Article 5 of this Decree.
c/ To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.
Article 49.- Competence of planning and investment inspectors to sanction administrative violations
1. Planning and investment inspectors on duty have the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to VND 200,000.
c/ To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.
2. Chief inspectors of provincial-level Planning and Investment Services have the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to VND 20,000,000.
c/ To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.
3. The chief inspector of the Ministry of Planning and Investment has the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to the level specified at Point b, Clause 1, Article 5 of this Decree.
c/ To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.
Article 50.- Sanctioning competence of specialized inspectorates
Other specialized inspectorates are competent to sanction administrative violations in the planning and investment domain like the planning and investment inspectorate under the provisions of this Decree within the scope of planning and investment management competence of ministries, branches and localities stipulated by the Government.
Article 51.- Sanctioning competence of other agencies
Apart from persons competent to sanction administrative violations specified in Article 48, Article 49 and Article 50 of this Decree, persons competent to sanction administrative violations prescribed in the Ordinance on Handling of Administrative Violations who, within their assigned functions and tasks, detect acts of administrative violation specified in this Decree falling into the domain or committed in the geographical areas under their management may impose sanctions for those acts under the provisions of this Decree and the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 52.- Authorization of competence to sanction administrative violations related to planning and investment
When a competent person specified in Article 48, Article 49, Article 50 or Article 51 of this Decree is absent, his/her deputy shall be authorized to sanction administrative violations and take responsibility for his/her decisions.
Article 53.- Principles of determination of competence
1. Presidents of People's Committees at all levels are competent to sanction acts of violation under the provisions of this Decree within the scope of their state management in localities.
2. The competence of specialized inspectorates and other agencies is determined in Article 48, Article 49 and Article 50 of this Decree.
An act of administrative violation that falls under the sanctioning competence of more than one person shall be sanctioned by the person who first deals with it.
3. The sanctioning competence of persons specified in Article 48, Article 49, Article 50 and Article 51 of this Decree is applied to one act of administrative violation. In case of fine, the sanctioning competence is determined based on the maximum level of the fine bracket applicable to each specific act of violation.
4. In case of sanctioning an organization or individual committing more than one act of administrative violation, the sanctioning competence is determined on the following principles:
a/ If all the form and level of sanction applicable to each act fall under the competence of the sanctioning person, this person is competent to sanction all of these acts;
b/ If the form and level of sanction applicable to one of these acts fall beyond the competence of the sanctioning person, this person shall transfer the violation case to authorities with sanctioning competence.
Section 2. PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 54.- Stoppage of acts of violation
Upon detecting an act of administrative violation, the person with sanctioning competence shall issue a written decision to immediately stop this act.
Article 55.- Sanctioning according to simplified procedures
Sanctioning according to simplified procedures is applicable to acts of administrative violation subject to caution or a fine of up to VND 100,000. In this case, the person with sanctioning competence shall issue an on-site sanctioning decision without having to make a written record.
Article 56.- Time limit for issuance of sanctioning decisions
1. For simple cases involving apparent acts of violation, which need no further verification, sanctioning decisions shall be issued within 10 days from the date of making of written records of administrative violations. Sanctioning decisions must be made according to a prescribed form.
2. For cases involving complicated circumstances, such as exhibits and means to be surveyed, violators to be identified or other complicated circumstances, the time limit for issuing sanctioning decisions is 30 days from the date of making of written records.
3. When needing more time for verification and collection of evidence, at least 10 days before the end of the time limit specified in Clause 2 of this Article, the person with sanctioning competence shall report in writing to his/her immediate superior officer, asking for permission for extension; extension must be expressed in writing and not exceed 30 days.
Article 57.- Making of records of administrative violations
Records of acts of administrative violations shall be made under the provisions of Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 20 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 58.- Compliance with sanctioning decisions and enforcement of sanctioning decisions
Within 10 working days from the date of receiving a sanctioning decision, the sanctioned organization or individual shall comply with the sanctioning decision, pay the fine at the place indicated in the sanctioning decision and be given a receipt thereof.
Fines collected for administrative violations shall be managed and used under the Government's Decree No. 124/2005/ND-CP of October 6, 2005, on receipts of fines and management and use of fines paid for administrative violations.
A sanctioned organization or individual who fails to voluntarily comply with the sanctioning decision shall be forced to comply with the decision under the provisions of Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Government's Decree No. 37/2005/ND-CP of March 18, 2005, stipulating procedures for application of measures to enforce decisions on sanctioning administrative violations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực