Nghị định 53/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Số hiệu: | 53/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/04/2007 | Ngày hiệu lực: | 22/05/2007 |
Ngày công báo: | 07/05/2007 | Số công báo: | Từ số 294 đến số 295 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ 53/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2007 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 10 tháng 12 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về kế hoạch và đầu tư do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
b) Vi phạm quy định về đầu tư sử dụng vốn nhà nước;
c) Vi phạm quy định về đầu tư của nhà đầu tư; về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh;
d) Vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra kế hoạch và đầu tư.
4. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyên ngành khác thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này.
Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi quy định tại Chương II Nghị định này trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước mà thực hiện hành vi quy định tại Chương II Nghị định này trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ thì việc xác định trách nhiệm được thực hiện theo quy định của hợp đồng lao động.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư bị xử phạt theo quy định của Nghị định này. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế.
1. Hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện nhanh chóng, công minh, triệt để theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này. Hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp bị xử phạt hành chính, tổ chức bị xử phạt phải xác định rõ trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của cá nhân có lỗi gây ra hành vi vi phạm hành chính ngay sau khi đã chấp hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thực hiện và tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
5. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt từng tổ chức, cá nhân vi phạm.
Nếu hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung và chỉ ra một quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi.
6. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức và biện pháp xử phạt thích hợp. Những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
7. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Riêng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư về xây dựng thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Nếu quá thời hạn nêu trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì bị xử phạt vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tối đa đến 70.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.
3. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc phải áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điều của Chương II Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân trình, phê duyệt kế hoạch đầu tư sử dụng vốn nhà nước không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng vốn nhà nước được phân bổ không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân cấp tạm ứng vốn nhà nước không đúng quy định.
4. Ngoài hình thức xử phạt vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc sử dụng vốn nhà nước được phân bổ theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi phần vốn đã cấp tạm ứng không đúng quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội không đúng trình tự, thủ tục quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội không có đầy đủ các căn cứ và nội dung theo quy định;
b) Lập dự toán chi phí lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội không theo kết quả thẩm định;
c) Thanh toán, quyết toán chi phí lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện theo đúng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội được duyệt.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Thanh toán, quyết toán sản phẩm khảo sát, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư không đúng quy định;
b) Nghiệm thu Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư không đầy đủ nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt đề cương (nhiệm vụ) khảo sát để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo nội dung theo quy định;
b) Triển khai việc lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư không đúng thời hạn quy định;
b) Khảo sát, lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư không đúng trình tự, thủ tục theo quy định;
c) Triển khai việc lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư không theo đúng quy hoạch đã được duyệt hoặc khi chưa có quy hoạch mà không được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện đúng các quy định về nghiệm thu, thanh toán, quyết toán đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc lập, thẩm định, phê duyệt đề cương (nhiệm vụ) khảo sát để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo nội dung theo quy định đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc khảo sát, lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục quy định đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Buộc lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Triển khai khảo sát khi chưa có đề cương (nhiệm vụ) khảo sát được phê duyệt;
b) Phê duyệt đề cương (nhiệm vụ) khảo sát, thiết kế không đầy đủ nội dung, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định;
c) Triển khai các bước khảo sát, lập thiết kế, dự toán, tổng dự toán không đúng quy định;
d) Lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công không phù hợp với thiết kế cơ sở được duyệt;
đ) Lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán không phù hợp với kết quả khảo sát và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Lập đề cương (nhiệm vụ) khảo sát không đầy đủ nội dung, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định;
b) Không trình thẩm định, trình phê duyệt tổng dự toán theo đúng thời hạn quy định;
c) Không thực hiện giám sát tác giả theo quy định.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán không phù hợp với thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư đã được duyệt.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Thay đổi, điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán, tổng dự toán không đúng thẩm quyền, không đúng quy định về quản lý dự án đầu tư;
b) Áp dụng không đúng các quy định của nhà nước về đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật, các chi phí trong lập dự toán.
5. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc triển khai các bước lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc lập lại đề cương (nhiệm vụ) khảo sát, thiết kế, dự toán, tổng dự toán theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi chi phí giám sát tác giả đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
d) Buộc điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán phù hợp với thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư được duyệt đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
đ) Buộc áp dụng đúng đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật, các chi phí trong lập dự toán theo quy định đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư;
b) Thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc phải thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy định.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lập, trình, thẩm định kế hoạch đấu thầu không đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng hình thức hợp đồng không đúng với quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Lập, trình, thẩm định việc chia dự án thành các gói thầu trái với quy định của pháp luật về đấu thầu để thực hiện chỉ định thầu hoặc tạo cơ hội cho số ít nhà thầu tham dự;
b) Lập, trình, thẩm định việc sử dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không bảo đảm đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu để cho phép tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn để thực hiện gói thầu chưa được xác định.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc lập, trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều này;
b) Buộc sử dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;
c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 1 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Lập hoặc thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu xây lắp khi chưa có thiết kế kỹ thuật kèm theo dự toán hoặc tổng dự toán được duyệt;
b) Không lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Không nêu các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) loại bỏ hồ sơ dự thầu trong hồ sơ mời thầu;
b) Không nêu tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu;
c) Đưa ra những nội dung quy định trong hồ sơ mời thầu vượt quá so với quy mô, tính chất của gói thầu nhằm hạn chế, loại bỏ số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 1 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Thông báo mời thầu không đủ số lần, không đúng thời gian theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Không ký xác nhận vào từng trang bản gốc của hồ sơ dự thầu theo quy định;
c) Biên bản mở thầu không đầy đủ các nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Phát hành hồ sơ mời thầu khi hồ sơ mời thầu chưa được phê duyệt;
b) Không mở thầu ngay sau khi đóng thầu theo quy định;
c) Không có quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo mời thầu công khai theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Không có biên bản mở thầu;
c) Mời không đủ số lượng nhà thầu hoặc mời nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm theo quy định đối với đấu thầu hạn chế;
d) Thành lập tổ chuyên gia đấu thầu không đáp ứng các quy định của pháp luật về đấu thầu;
đ) Tổ chức đấu thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định, trừ trường hợp nguồn vốn cho gói thầu được nêu trong hồ sơ mời thầu là do nhà thầu thu xếp;
e) Triển khai việc lựa chọn nhà thầu (bắt đầu từ việc thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu) khi chưa có kế hoạch đấu thầu được người quyết định đầu tư phê duyệt bằng văn bản;
g) Chỉ định thầu không đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện sai kế hoạch đấu thầu đối với hình thức lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng được phê duyệt;
b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu khi chưa có cam kết tín dụng trong trường hợp cho phép trong kế hoạch đấu thầu là nguồn vốn cho gói thầu do nhà thầu thu xếp;
c) Chấp nhận cho nhà thầu bổ sung hồ sơ dự thầu hoặc thư giảm giá sau khi đóng thầu.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu;
b) Quyết định trúng thầu đối với nhà thầu mà người ký đơn dự thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc dự án của cơ quan, tổ chức mà người đó vừa nhận được quyết định thôi công tác chưa được 1 năm;
c) Cá nhân trực tiếp tham gia tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, cá nhân trực tiếp tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc cơ quan, tổ chức thẩm định và người ký quyết định về kết quả lựa chọn nhà thầu không rút khỏi công việc được phân công khi người ký đơn dự thầu là người thân của mình (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột);
d) Chấp nhận và đề nghị trúng thầu đối với nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp cho gói thầu thuộc dự án mà nhà thầu này trước đó đã cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với: gói thầu EPC, gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế và thi công, tổng thầu chìa khóa trao tay.
6. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng quyền, ảnh hưởng của mình buộc chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu, tổ chức, cơ quan thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đề xuất nhà thầu trúng thầu không phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá đã nêu trong hồ sơ mời thầu;
b) Chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc mà chưa được người quyết định đầu tư cho phép, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, giữa cơ quan quản lý nhà nước với bên mời thầu và nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, lợi ích của quốc gia;
b) Dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với nhà thầu thực hiện hợp đồng xây lắp, cung cấp hàng hoá có hành vi thông đồng với nhà thầu tư vấn giám sát, cơ quan, tổ chức nghiệm thu để xác nhận sai về chất lượng, khối lượng của công trình, hàng hóa.
9. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu:
Từ 6 tháng đến 1 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
Từ 1 năm đến 3 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
Từ 3 năm đến 5 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
c) Bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Không có biên bản làm việc, không có báo cáo kết quả đấu thầu;
b) Không thực hiện đúng trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Không thực hiện việc làm rõ hồ sơ dự thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đánh giá hồ sơ dự thầu không đúng với tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được duyệt nhưng không làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ yêu cầu, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu không căn cứ vào các yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cùng tiêu chuẩn đánh giá đi kèm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc dẫn đến phải huỷ đấu thầu;
b) Vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng.
5. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu:
Từ 6 tháng đến 1 năm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
Từ 1 năm đến 3 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
c) Bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Thu bảo đảm thực hiện hợp đồng không đúng thời gian quy định;
b) Chấp nhận bảo đảm thực hiện hợp đồng không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Không thu bảo đảm thực hiện hợp đồng;
b) Ký kết hợp đồng không đầy đủ các nội dung theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Áp dụng các hình thức hợp đồng không đúng với kết quả lựa chọn nhà thầu;
b) Ký kết hợp đồng không đúng với hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề nghị và kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Điều chỉnh hợp đồng không đúng quy định của pháp luật về đấu thầu;
d) Không xử phạt bên vi phạm hợp đồng theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi gây khó khăn trong thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
5. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thu bảo đảm thực hiện hợp đồng theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc ký kết và quản lý hợp đồng theo đúng quy định;
c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 1 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
d) Bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định về thời gian trong đấu thầu: thời gian sơ tuyển nhà thầu; thời gian thông báo mời thầu; thời gian phát hành hồ sơ mời thầu; thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu; thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu; thời gian thẩm định các nội dung của kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhà thầu có hành vi kê khai năng lực trong hồ sơ dự thầu không đúng thực tế để tham gia dự thầu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi sau:
a) Tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá, xây lắp cho gói thầu do mình cung cấp dịch vụ tư vấn, trừ trường hợp đối với: gói thầu EPC, gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế và thi công, tổng thầu chìa khoá trao tay;
b) Ký đơn dự thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do cơ quan, tổ chức mà mình đã công tác trước đó trong thời hạn 1 năm kể từ khi nhận được quyết định thôi công tác tại cơ quan, tổ chức đó.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với nhà thầu có một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc kiến nghị trong đấu thầu để cản trở quá trình đấu thầu và ký kết hợp đồng hoặc cản trở các nhà thầu khác tham gia đấu thầu;
b) Cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng;
c) Sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hóa hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;
d) Cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thỏa thuận liên danh, trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;
đ) Chuyển nhượng từ 10% trở lên giá trị phải tự thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký cho nhà thầu khác, trừ trường hợp có lý do chính đáng được người quyết định đầu tư cho phép.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, nhà thầu vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu và các quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Thu hồi toàn bộ số tiền chuyển nhượng thầu không đúng quy định đối với vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu:
Từ 6 tháng đến 1 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
Từ 1 năm đến 3 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
d) Bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ đầu tư không đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ những tài liệu, thông tin về nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định;
b) Tiết lộ những tài liệu, thông tin đấu thầu liên quan khác được đóng dấu bảo mật theo quy định của pháp luật về bảo mật;
c) Tiết lộ những tài liệu, thông tin về báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn liên quan trong quá trình đấu thầu, xét thầu và thẩm định trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Tiết lộ những tài liệu, thông tin về nội dung các hồ sơ dự thầu, các sổ tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của tổ chuyên gia hoặc nhà thầu tư vấn đối với từng hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Tiết lộ những tài liệu, thông tin về các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Tiết lộ những tài liệu, thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được phép công bố theo quy định.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 1 năm đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Bị đăng tải trên tờ báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
Đối với chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
1. Đối với chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
2. Đối với nhà thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá có hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
1. Đối với chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và quyết toán vốn đầu tư thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
2. Đối với nhà thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá có hành vi vi phạm các quy định về nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhà đầu tư có một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư theo quy định;
b) Báo cáo về hoạt động đầu tư không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký đầu tư không chính xác, không trung thực;
b) Triển khai thực hiện dự án chậm so với thời gian quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký điều chỉnh đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện phải đăng ký điều chỉnh;
b) Không thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư;
c) Sau khi tạm ngừng, nhà đầu tư triển khai dự án trở lại mà không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có một trong các hành vi sau:
a) Mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đối với đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài không đúng quy định;
b) Chuyển đổi hình thức đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài không đúng quy định;
c) Chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài không đúng quy định;
d) Chuyển nhượng dự án không theo quy định;
đ) Không đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện phải đăng ký đầu tư;
e) Tạm ngừng, giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà không thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư;
g) Tiếp tục hoạt động triển khai dự án khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đầu tư;
h) Chấm dứt dự án mà không thông báo, không thực hiện thủ tục thanh lý dự án theo quy định của pháp luật.
5. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, nhà đầu tư vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện báo cáo đầu tư theo quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng ký điều chỉnh đầu tư đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc thực hiện đúng các nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Buộc chấm dứt hoạt động đối với vi phạm quy định tại điểm đ và điểm g khoản 4 Điều này;
đ) Buộc thực hiện thủ tục thanh lý theo quy định đối với vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này;
e) Buộc thực hiện đúng pháp luật đối với các vi phạm khác.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư vi phạm còn bị buộc phải thực hiện đúng quy định pháp luật.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhà đầu tư có một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư theo quy định;
b) Không thông báo hoặc thông báo thực hiện dự án đầu tư không đầy đủ nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký không chính xác, không trung thực để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện đúng quy định của nội dung Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước không đúng quy định;
c) Không chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước khi kết thúc dự án theo quy định;
d) Dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư vào chính dự án đầu tư đó khi Giấy chứng nhận đầu tư chưa được điều chỉnh theo quy định;
đ) Dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để đầu tư vào dự án khác ở nước ngoài mà chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có một trong các hành vi sau:
a) Đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận;
c) Thanh lý dự án đầu tư ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật.
5. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, nhà đầu tư vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện báo cáo đầu tư theo quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đúng các nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc chấm dứt hoạt động đối với các vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
d) Buộc thực hiện đúng pháp luật đối với các vi phạm khác.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhà đầu tư trong quá trình thực hiện không đáp ứng những cam kết đã đăng ký để được hưởng ưu đãi đầu tư mà không thông báo lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với nhà đầu tư kê khai không chính xác, không trung thực để được hưởng ưu đãi đầu tư.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nhà đầu tư vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thực hiện đúng những cam kết đã đăng ký hoặc bị huỷ bỏ ưu đãi đầu tư đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn chỉnh hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét lại đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc hoàn trả những ưu đãi đầu tư đã được hưởng không đúng quy định.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký không trung thực, không chính xác thông tin về tổ chức, cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký thành lập từ 2 doanh nghiệp tư nhân trở lên có cùng một chủ sở hữu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật thường trú tại Việt Nam hoặc không có ủy quyền bằng văn bản đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt tại Việt Nam trên 30 ngày.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký tổ chức không có quyền tham gia thành lập doanh nghiệp;
b) Đăng ký cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp;
c) Không đăng ký việc thuê giám đốc đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định;
d) Không đăng ký trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có cổ đông của công ty đạt được tỷ lệ cổ phiếu 5% tổng số cổ phần trở lên;
đ) Không tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà không được cơ quan đăng ký kinh doanh gia hạn theo quy định.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, trừ trường hợp vi phạm thuộc diện phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp;
b) Buộc đăng ký đúng quy định đối với vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều này;
c) Buộc thực hiện đúng pháp luật đối với các vi phạm khác.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký không trung thực, không chính xác thông tin về tổ chức, cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký có hộ gia đình mà các thành viên trong hộ không có cùng tài sản chung để hoạt động kinh tế;
c) Đăng ký sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã không phải là những cá nhân đại diện theo pháp luật của các hợp tác xã khởi xướng thành lập liên hiệp hợp tác xã;
d) Đăng ký người không có quyền làm thành viên Ban quản trị, Ban kiểm soát;
đ) Đăng ký không trung thực, không chính xác về nhân thân thành viên Ban quản trị, Ban kiểm soát;
e) Đăng ký cá nhân là cán bộ, công chức trong danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký thành viên là cán bộ, công chức nhưng không có văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức cho phép là thành viên hợp tác xã.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm e khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc đăng ký đúng quy định đối với vi phạm quy định tại điểm b, điểm c và điểm đ khoản 1 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hộ kinh doanh đăng ký không trung thực, không chính xác về nhân thân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký người không có quyền đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký dưới hình thức mạo tên người khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp khi sử dụng thường xuyên trên 10 lao động.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, hộ kinh doanh vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chấm dứt hoạt động đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký địa chỉ trụ sở không có thật trên bản đồ hành chính;
b) Đăng ký địa chỉ trụ sở mà không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký địa chỉ trụ sở không có thật trên bản đồ hành chính;
b) Đăng ký địa chỉ trụ sở mà không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vi phạm còn bị buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký địa điểm kinh doanh không có thật trên bản đồ hành chính;
b) Đăng ký địa điểm kinh doanh mà không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh từ 2 địa điểm trở lên.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hộ kinh doanh vi phạm còn bị buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực về tiến độ góp vốn đến cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện việc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên góp vốn;
b) Không lập hoặc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông không đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Không huy động đủ và đúng hạn số vốn đã đăng ký;
b) Không duy trì mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp đăng ký vốn lớn hơn số vốn có trên thực tế.
5. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc thông báo theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên góp vốn đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Buộc bổ sung đủ số vốn như đã đăng ký đối với vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có một trong các hành vi sau:
a) Không huy động đủ và đúng hạn số vốn đã đăng ký;
b) Không duy trì mức vốn pháp định đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký vốn lớn hơn số vốn có trên thực tế;
b) Để một thành viên góp vốn lớn hơn 30% tổng số vốn góp của hợp tác xã.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc bổ sung đủ số vốn như đã đăng ký đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc điều chỉnh mức vốn góp của thành viên hợp tác xã để không lớn hơn 30% tổng số vốn góp đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện đúng quy định pháp luật đối với các vi phạm khác.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoặc đăng ký không đúng thời hạn các thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
b) Không đăng ký đổi tên doanh nghiệp khi đã thay đổi ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư dùng để cấu thành tên doanh nghiệp;
c) Không thực hiện sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký không trung thực, không chính xác những thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
b) Hết thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty, không có quyết định gia hạn mà vẫn tiếp tục hoạt động.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi doanh nghiệp đã thông báo tạm ngừng hoạt động.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc ngừng hoạt động kinh doanh đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
d) Buộc ngừng hoạt động kinh doanh cho đến thời điểm kết thúc tạm ngừng hoạt động ghi trong thông báo của doanh nghiệp đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký hoặc đăng ký không đúng thời hạn các thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
b) Không đăng ký đổi tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi đã thay đổi ngành, nghề kinh doanh dùng để cấu thành tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Không gửi Điều lệ sửa đổi kèm theo biên bản của Đại hội xã viên đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký không trung thực, không chính xác những thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng hoạt động.
4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc gửi Điều lệ sửa đổi kèm theo biên bản của Đại hội xã viên đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc ngừng hoạt động kinh doanh cho đến thời điểm kết thúc tạm ngừng hoạt động ghi trong thông báo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hộ kinh doanh có một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký thay đổi khi thay đổi địa điểm kinh doanh, tên hộ kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh, vốn đăng ký, người đại diện;
b) Đăng ký không trung thực, không chính xác nội dung thay đổi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh có hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi hộ kinh doanh đã có thông báo tạm ngừng hoạt động.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hộ kinh doanh vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc ngừng hoạt động kinh doanh cho đến thời điểm kết thúc tạm ngừng hoạt động ghi trong thông báo của hộ kinh doanh đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không treo biển hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp và trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc thực hiện việc treo biển hiệu tại trụ sở chính và trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Không công bố hoặc công bố thông tin về đăng ký kinh doanh không đúng quy định;
b) Không thực hiện báo cáo việc cho thuê doanh nghiệp tư nhân theo quy định;
c) Không gửi báo cáo về hoạt động kinh doanh theo quy định;
d) Không công bố quyết định giải thể doanh nghiệp theo quy định;
đ) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn quy định khi tạm ngừng kinh doanh;
e) Không khai báo việc mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
g) Không thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
h) Không thông báo việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chỉ định;
i) Không gửi thông báo về người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo;
k) Không thông báo hoặc thông báo không đúng theo quy định của pháp luật về chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
l) Không thông báo về việc bán doanh nghiệp tư nhân theo quy định;
m) Không thông báo việc thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết của thành viên theo quy định;
n) Không thông báo tiến độ góp vốn đăng ký theo quy định;
o) Không thông báo việc góp vốn cổ phần trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Báo cáo không đúng quy định;
b) Không gửi báo cáo tài chính theo quy định.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công khai thông tin.
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không công bố thông tin theo quy định.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công khai thông tin.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng chứng chỉ hành nghề đã hết hạn;
b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề của một cá nhân để đăng ký kinh doanh tại 2 doanh nghiệp trở lên.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề thực hiện nghiệp vụ mà quy định phải có chứng chỉ hành nghề;
b) Không đăng ký nhân sự thay thế người đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc phải sử dụng chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc bố trí người có chứng chỉ hành nghề đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung người có chứng chỉ hành nghề đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề mà thành viên trong Ban quản trị không có chứng chỉ hành nghề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hành vi sử dụng chứng chỉ hành nghề đã hết hạn.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Buộc đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc phải bổ sung thành viên có chứng chỉ hành nghề trong Ban quản trị đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc phải sử dụng chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp không đúng quy định;
b) Thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp không đúng quy định.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc thực hiện tổ chức lại theo đúng quy định.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hành vi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập không đúng quy định.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vi phạm còn bị buộc thực hiện tổ chức lại theo đúng quy định.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện không có thật trên bản đồ hành chính;
b) Đăng ký địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp đăng ký không trung thực, không chính xác những thay đổi nội dung đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện không có thật trên bản đồ hành chính;
b) Đăng ký địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký không trung thực, không chính xác những thay đổi nội dung đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vi phạm còn bị buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
b) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh có một trong các hành vi sau:
a) Cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
b) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
a) Chấm dứt việc cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc làm lại thủ tục để được cấp đổi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc trì hoãn việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước;
b) Không cung cấp tài liệu, số liệu theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, Đoàn thanh tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Đối phó với thanh tra viên, cán bộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ;
d) Can thiệp không đúng pháp luật vào việc xử lý của cơ quan thanh tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Giấu giếm, sửa chữa, tẩu tán, huỷ bỏ chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi chứng cứ trong khi đang bị thanh tra, kiểm tra.
2. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc thực hiện đúng quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.
1. Thanh tra viên kế hoạch và đầu tư đang thi hành công vụ có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này.
Các Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như thanh tra chuyên ngành kế hoạch và đầu tư theo quy định tại Nghị định này trong phạm vi thẩm quyền quản lý kế hoạch và đầu tư của Bộ, ngành, địa phương được Chính phủ quy định.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 48, Điều 49 và Điều 50 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này và quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Điều 51 Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm theo các quy định của Nghị định này trong phạm vi quản lý nhà nước ở địa phương.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác được xác định tại Điều 48, Điều 49 và Điều 50 Nghị định này.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
3. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 48, Điều 49, Điều 50 và Điều 51 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
4. Trong trường hợp xử phạt một tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định bằng văn bản đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.
Xử phạt theo thủ tục đơn giản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà quyết định xử phạt tại chỗ.
1. Đối với vụ việc đơn giản, hành vi vi phạm rõ ràng, không cần xác minh thêm thì phải ra quyết định xử phạt trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải theo đúng mẫu quy định.
2. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp như tang vật, phương tiện cần giám định, cần xác định rõ đối tượng vi phạm hành chính hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
3. Trong trường hợp xét thấy cần có thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là 10 ngày, trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
Việc lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 20 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt, phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
Việc quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính.
Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về kế hoạch và đầu tư nếu lạm dụng quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm; không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức; xử phạt vượt quá thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về kế hoạch và đầu tư nếu không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành; trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ hoặc thủ đoạn khác để trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về kế hoạch và đầu tư hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này; tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính làm trái các quy định của Nghị định này.
3. Thẩm quyền, thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ Nghị định số 37/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.
1. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này gửi báo cáo kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 53/2007/ND-CP |
Hanoi , April 04, 2007 |
STIPULATING THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF PLANNING AND INVESTMENT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 10, 2003 Law on Cooperatives;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprises;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Investment;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Bidding;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
1. This Decree provides acts of administrative violation, forms and levels of sanction, competence to sanction and procedures for sanctioning administrative violations in the domain of planning and investment.
2. Administrative violations in the domain of planning and investment are acts of violation of State regulations on planning and investment intentionally or unintentionally committed by organizations or individuals which do not constitute criminal offenses but, according to the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and this Decree, are subject to administrative sanction.
3. Acts of administrative violation in the domain of planning and investment provided in this Decree include:
a/ Violations of regulations on socio-economic development plans and plannings;
b/ Violations of regulations on investment with state capital;
c/ Violations of regulations on investment by investors, business registration by enterprises, cooperatives, cooperatives' unions and business households;
d/ Violations of regulations on planning and investment inspection and supervision.
4. Acts of administrative violation in another specialized domain are subject to the provisions of law applicable to such domain.
Article 2.- Subjects of application
1. Vietnamese organizations and individuals committing acts of administrative violation in the domain of planning and investment shall be administratively sanctioned under the provisions of this Decree.
Cadres, public employees and servants committing acts specified in Chapter II of this Decree while performing their assigned official duties shall not be administratively sanctioned but be handled and disciplined under the law on cadres and public employees.
Laborers who work under contract in State agencies or organizations committing acts specified in Chapter II of this Decree while performing their official duties shall be handled according to the terms of their labor contracts.
2. Foreign organizations and individuals committing acts of administrative violation in the domain of planning and investment shall be sanctioned under the provisions of this Decree. When a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains different provisions on the same issue, the provisions of that treaty shall be applied.
Article 3.- Principles of sanctioning of administrative violations in the domain of planning and investment
1. Acts of administrative violation shall be promptly detected and immediately stopped. Administrative sanctions shall be imposed in a rapid, just and thorough manner under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and this Decree. Consequences caused by acts of violation must be redressed in accordance with law.
2. Organizations and individuals shall be administratively sanctioned only when they commit administrative violations specified in this Decree.
3. An organization that is administratively sanctioned shall clearly determine the legal liability and financial obligation of individuals who are at fault in the administrative violation right after it completely serves the sanctioning decision in accordance with law.
4. Administrative violations shall be sanctioned by competent persons according to procedures prescribed by law.
5. An act of administrative violation shall be sanctioned only once. Organizations or individuals committing more than one administrative violation shall be sanctioned for each. Many organizations and individuals committing one act of administrative violation shall each be sanctioned.
If the form of sanction is fine, an aggregate fine shall be imposed under a single sanctioning decision which determines the form and level of sanction for each act of violation.
6. An administrative violation shall be sanctioned in an appropriate form and with appropriate sanctioning measure based on the nature and severity of violation, the personal record of the violator and extenuating and aggravating circumstances. Extenuating and aggravating circumstances are applied under the provisions of Article 8 and Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
7. No sanction shall be imposed on administrative violations committed in urgent circumstances, legitimate self defense or sudden events or committed by persons who suffer from mental diseases or other diseases that deprive them of the ability to perceive or control their acts.
Article 4.- Statute of limitations for sanctioning administrative violations in the domain of planning and investment
1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations is one year, counting from the date of commission of administrative violations. Particularly for acts of administrative violation in the domain of planning and investment which are related to construction, the statute of limitations for sanctioning is two years, counting from the date of commission of administrative violations.
Past the above statute of limitations, a violator shall not be sanctioned but shall still be forced to take remedies specified in Clause 3, Article 5 of this Decree.
2. For individuals against whom a criminal case was instituted, who were prosecuted or against whom a decision to bring a criminal case for trial was issued according to criminal procedures but then a decision on investigation termination or criminal case termination was issued, if their acts show signs of administrative violation, they shall be administratively sanctioned; in this case, the statute of limitations for sanctioning is three months, counting from the date the person with sanctioning competence receives the termination decision and the dossier of the violation.
3. Within the period of time specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, if an organization or individual commits a new act of administrative violation in the same domain of the previous violation or intentionally shirks or obstructs the sanctioning, the statute of limitations specified in Clause 1 or 2 of this Article shall not be applied; in this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall start from the time of commission of the new act of administrative violation or the time of termination of the act of shirking or obstructing the sanctioning.
Article 5.- Forms of sanction against administrative violations and remedies to consequences in the domain of planning and investment
1. For every act of administrative violation, the violating organization or individual is subject to either of the following principal sanctions:
a/ Caution;
b/ Fine.
The maximum fine is VND 70,000,000.
2. Depending on the nature and severity of violation, a violating organization or individual may also be subject to an additional sanction of deprivation of the right to use practice certificate.
3. Depending on the nature and severity of violation, a violating organization or individual may also be forced to take one or several remedies specified in the articles of Chapter II of this Decree.
FORMS AND LEVELS OF SANCTION AGAINST ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE DOMAIN OF PLANNING AND INVESTMENT
Section 1. FORMS AND LEVELS OF SANCTION AGAINST ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION RELATED TO SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN AND PLANNING
Article 6.- Acts of violation of regulations on planning work
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals submitting or approving plans on investment with state capital in contravention of regulations.
2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on organizations or individuals using allocated state capital in contravention of regulations.
3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on organizations or individuals allocating in advance state capital in contravention of regulations.
4. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating organization or individual may be subject to one or both of the following measures:
a/ Forced use of allocated state capital according to regulations, for violations specified in Clause 2 of this Article;
b/ Recovery of capital amounts advanced in contravention of regulations, for violations specified in Clause 3 of this Article.
Article 7.- Acts of violation of regulations on socio-economic development planning
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on organizations or individuals formulating a socio-economic development planning in contravention of the prescribed order and procedures.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Formulating a socio-economic development planning based on insufficient grounds or with insufficient contents as prescribed;
b/ Preparing a cost estimate for making a socio-economic development planning not based on evaluation results;
c/ Paying or finalizing expenses for making a socio-economic development planning in contravention of regulations.
3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on organizations or individuals failing to comply with an approved socio-economic development planning.
4. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating organization or individual shall also be forced to comply with the provisions of law.
Section 2. FORMS AND LEVELS OF SANCTION AGAINST ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION RELATED TO INVESTMENT WITH STATE CAPITAL
Article 8.- Acts of violation of regulations on pre-feasibility study reports (work construction investment reports), feasibility study reports (work construction investment projects) or investment reports (econo-technical reports on work construction)
1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Paying or finalizing expenses for survey products, pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports in contravention of regulations;
b/ Taking over pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports with insufficient contents as prescribed.
2. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Preparing, evaluating or approving survey outlines (tasks) which fail to conform with prescribed technical standards and contain prescribed contents for making pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports;
b/ Making or evaluating pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports when investment has not yet been permitted by competent authorities.
3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Failing to evaluate pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports within the prescribed time limit;
b/ Failing to conduct surveys, make or evaluate pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports according to the prescribed order and procedures;
c/ Making or evaluating pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports against the approved planning or without approval of competent authorities when no planning is available yet.
4. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating organization or individual may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced compliance with regulations on take-over, payment and finalization, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forced making, evaluation or approval of survey outlines (tasks) for making pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports conformable to technical standards and with proper contents as prescribed, for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;
c/ Forced survey, making or evaluation of pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports according to the prescribed order and procedures, for violations specified at Point b, Clause 3 of this Article;
d/ Forced making or evaluation of pre-feasibility study reports, feasibility study reports or investment reports in line with the approved planning, for violations specified at Point c, Clause 3 of this Article.
Article 9.- Acts of violation of regulations on survey, designing, and making of cost estimates and total cost estimates
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Conducting survey without an approved survey outline (tasks);
b/ Approving a survey outline (tasks) or a design with insufficient contents or unconformable with technical standards as prescribed;
c/ Performing steps of survey, making a design, a cost estimate or total cost estimate in contravention of regulations;
d/ Making a technical design or construction drawing design inconsistent with the approved basic design;
e/ Making a technical design, construction drawing design, cost estimate or total cost estimate inconsistent with survey results and technical standards as prescribed.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Making a survey outline (tasks) or a design with insufficient contents or unconformable with technical standards according to regulations;
b/ Failing to submit for evaluation or approval a total cost estimate within the prescribed time limit;
c/ Failing to conduct author supervision according to regulations.
3. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals evaluating or approving technical designs, construction drawing designs, cost estimates or total cost estimates inconsistent with approved basic designs or total cost estimates.
4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Modifying, adjusting or supplementing a design, cost estimate or total cost estimate ultra vires or in contravention of regulations on management of investment projects;
b/ Improperly applying state regulations on unit prices, econo-technical norms and expenses when making cost estimates;
5. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating organization or individual may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced performance of steps of making or evaluating a technical design, cost estimate or total cost estimate according to regulations, for violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;
b/ Forced re-making of a survey outline (tasks), design, cost estimate or total cost estimate according to regulations, for violations specified at Point b, Point d, Point e, Clause 1, and Point a, Clause 2 of this Article;
c/ Forced recovery of author supervision expenses, for violations specified at Point c, Clause 2 of this Article;
d/ Forced adjustment of a technical design, cost estimate or total cost estimate according to the approved basic design or total investment amount, for violations specified in Clause 3 of this Article;
e/ Forced proper application of unit prices, econo-technical norms and expenses in cost estimation according to regulations, for violations specified at Point b, Clause 4 of this Article.
Article 10.- Acts of violation of regulations on reporting on investment supervision and evaluation
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on organizations or individuals failing to report on investment supervision or evaluation on time.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on organizations or individuals making investment supervision or evaluation reports with insufficient contents according to regulations.
3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Failing to make an investment supervision or evaluation report;
b/ Making an untruthful or inaccurate investment supervision or evaluation report.
4. Apart from the sanction defined in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating organization or individual shall also be forced to make an investment supervision or evaluation report according to regulations.
Article 11.- Acts of violation of regulations on bidding plans
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on organizations or individuals making, submitting or evaluating bidding plans with insufficient contents as prescribed in the bidding law.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals using a form of contract in contravention of the bidding law.
3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Making, submitting or evaluating the division of a project into different bidding packages in contravention of the bidding law for the purpose of designating contractors or creating opportunities for few contractors to bid;
b/ Preparing, submitting or evaluating the use of forms of contractor selection other than public bidding when failing to ensure conditions prescribed by the bidding law;
c/ Approving a bidding plan so as to allow the selection of contractors when the funding source for the performance of a bidding package is not available.
4. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating organization or individual may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced making, submission, evaluation or approval of a bidding plan according to regulations, for violations specified in Clause 1 and at Point c, Clause 3 of this Article;
b/ Forced use of a form of contractor selection or a form of contract according to regulations, for violations specified in Clause 2, and at Point b, Clause 3 of this Article;
c/ Ban from participating in bidding activities for between six months and one year, for violations specified in Clause 3 this Article;
d/ Having the violation published in the bidding newspaper and bidding website.
Article 12.- Acts of violation of regulations on bid invitation dossiers
1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Compiling or hiring consultants to make a bidding dossier for a construction bidding package without a technical design enclosed with an approved cost estimate or total cost estimate;
b/ Failing to make a bidding dossier evaluation report.
2. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Failing to state in bidding dossiers important requirements (prerequisite conditions) which bids must meet unless they will be rejected;
b/ Failing to state appraisal criteria in bidding dossiers;
c/ Setting forth in bidding dossiers requirements exceeding the size and nature of bidding packages in order to limit and prevent the number of bidding contractors.
3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on organizations or individuals making demands related to specific goods trademarks and origins in bidding dossiers for bidding packages of goods procurement, construction and installation or selection of general construction contractors.
4. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating organization or individual may be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced compliance with the provisions of law on bidding;
b/ Ban from participating in bidding activities for between six months and one year, for violations specified in Clause 3 of this Article;
c/ Having the violation published in the bidding newspaper and bidding website.
Article 13.- Acts of violation of regulations on organization of biddings, selection of contractors and management of contractors
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Publicizing bid invitations in an insufficient number of times or not according to schedule as prescribed by the bidding law;
b/ Failing to put signatures for certification on every original page of a bid as prescribed;
c/ The bid-opening minutes fails to contain sufficient contents according to regulations.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Distributing bidding dossiers which have not yet been approved;
b/ Failing to open bids as soon as closing a bidding according to regulations;
c/ Failing to make a decision to set up a team of bidding experts according to the bidding law.
3. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Failing to publicize bid invitations according to the bidding law;
b/ Failing to make a bid opening minutes;
c/ Failing to invite a sufficient number of contractors or qualified and experienced contractors as prescribed for restricted bidding;
d/ Setting up a team of bidding experts failing to meet requirements set by the bidding law;
e/ Holding a bidding when the capital source for the bidding package has not yet been identified, unless the capital source of the bidding package is to be arranged by the winning contractor as stated in the bidding dossier;
f/ Conducting selection of contractors (from notification of pre-qualification selection to notification of bid invitations) when the bidding plan has not yet been approved in writing by the investment decider;
g/ Designating contractors in contravention of the bidding law.
4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Improperly implementing the approved bidding plan regarding the form of contractor selection or contract form;
b/ Approving the contractor selection result when no credit commitment has been made yet, for the case where the capital source for the bidding package must be arranged by the winning contractor according to the bidding plan;
c/ Allowing contractors to supplement bids or accepting their bid reduction letters after closure of a bidding;
5. A fine of between VND 15,000,000 and VND 18,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Participating in a bidding in the capacity as a contractor for the bidding package in which such organization or individual is the bid solicitor;
b/ Deciding on the winning bid offered by a contractor of which the application for participation in a bidding for a bidding package under a project of an agency or organization is signed by a person who has received a job discontinuation decision from such agency or organization for less than one year;
c/ Individuals personally participating in organizing a bidding or evaluating bids who are employed by the investor or bid solicitor, members of the team of bidding experts, bidding consultants, individuals personally participating in evaluating the contractor selection results who are employed by the evaluation agency or organization and the person signing the decision on the contractor selection results failing to withdraw from their assigned jobs when the person signing the bidding participation application is their relative (natural parent, parent-in-law, spouse, natural child, adopted child, daughter-in-law, son-in-law or natural sibling);
d/ Accepting or proposing the winning of a bid by a contractor participating in a bidding for goods procurement or construction and installation for a bidding package of a project in which this contractor previously provided consultancy services, except for EPC bidding packages, bidding packages for selection of general designing and construction contractors or general contractors for turnkey projects.
6. A fine of between VND 18,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Abusing one's power and influence to compel the investor, bid solicitor, the team of bidding experts, bidding consultants, organizations or agencies evaluating contractor selection results to nominate winning contractors that fail to meet the requirements and evaluation criteria set in the bidding dossier;
b/ Allowing the contractor to transfer contractual work without permission of the investment decider, except for the work under the responsibility of sub-contractors already declared in the contract.
7. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ The bid solicitor and the contractor or the state management agency and the bid solicitor and the contractor conniving together in modifying the bids or conniving with the evaluation or inspection agency, thereby affecting collective or national interests;
b/ Two or more contractors making arrangements or entering into collusion to enable one of them to win in the same bidding package, the bidding package-performing contractor and the supervision consultancy contractor, the bidding package-performing contractor and the agency or organization assigned to test and take over the performance results entering into collusion.
8. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on contractors performing construction, installation or procurement contracts that enter into collusion with the supervision consultancy contractor or the take-over agency or organization to give wrong certification of the quality and volume of the work or goods in question.
9. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6, Clause 7 or Clause 8 of this Article, a violating organization or individual may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced compliance with the provisions of law on bidding;
b/ Ban from participating in bidding activities:
For between six months and one year, for violations specified in Clause 5 of this Article;
For between one year and three years, for violations specified in Clause 6 of this Article;
For between three years and five years, for violations specified in Clause 7 of this Article;
c/ Having the violation published in the bidding newspaper and bidding website.
Article 14.- Acts of violation of regulations on evaluation of bids
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Failing to make working minutes or reports on bidding results;
b/ Failing to properly follow the process of evaluating bids in accordance with the bidding law;
c/ Failing to make clear bids in accordance with the bidding law.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on organizations or individuals failing to evaluate bids according to evaluation criteria and other requirements set forth in the approved bidding dossier or requirement dossier without distorting the contractor selection results.
3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Evaluating bids or requirement dossiers, evaluating or approving contractor selection results not based on requirements set forth in the bidding dossier or requirement dossier enclosed with evaluation criteria, thereby distorting contractor selection results or leading to cancellation of the bidding;
b/ Participating in evaluating bids at the same time with evaluating contractor selection results with respect to the same bidding package.
4. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on organizations or individuals intentionally making false or untruthful reports, thereby distorting the results of selection of contractors, signing or performance of contracts.
5. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3 or Clause 4 of this Article, a violating organization or individual may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced compliance with the provisions of law on bidding;
b/ Ban from participating in bidding activities:
For between six months and one year, for violations specified at Point b, Clause 5 of this Article;
For between one year and three years, for violations specified in Clause 6 of this Article;
c/ Having the violation published in the bidding newspaper and bidding website.
Article 15.- Acts of violation of regulations on signing and management of contracts
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Collecting contract performance securities not according to prescribed time limit;
b/ Accepting contract performance securities failing to meet prescribed conditions.
2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Failing to collect contract performance securities;
b/ Signing contracts with insufficient prescribed contents.
3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Applying contract forms inappropriate to contractor selection results;
b/ Signing contracts inconsistent with bidding dossiers, requirement dossiers, bids, proposal dossiers and contractor selection results;
c/ Adjusting contracts in contravention of the bidding law;
d/ Failing to fine the party that commits breaches of contract according to the terms of the signed contract.
4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on organizations or individuals causing troubles in carrying out procedures for fund allocation, payment and finalization according to contracts signed between investor and contractor.
5. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3 or Clause 4 of this Article, a violating organization or individual may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced collection of contract performance securities according to regulations, for violations specified at Point a, Clause 1, and Point a, Clause 2 of this Article;
b/ Forced signing and management of contracts according to regulations;
c/ Ban from participating in bidding activities for between six months and one year, for violations specified in Clause 4 of this Article;
d/ Having the violation published in the bidding newspaper and bidding website.
Article 16.- Acts of violation of regulations on time limits in bidding
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on organizations or individuals failing to comply with regulations on time limits in bidding: time limit for pre-qualification selection of contractors; time limit for notification of bid invitations; time limit for issuance of bidding dossiers; time limit for contractors to prepare bids; time limit for evaluation of bids; time limit for evaluation of contents of bidding plans, bidding dossiers and contractor selection results.
2. Apart from the sanction specified in Clause 1 of this Article, a violating organization or individual shall also be forced to comply with the provisions of law on bidding.
Article 17.- Acts of violation of bidding regulations committed by contractors
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on contractors that make false declarations on their capabilities in their bids for participation in a bidding.
2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on contractors committing one of the following acts:
a/ Participating in a bidding for goods procurement or construction and installation in a bidding package for which they provide consultancy services, except for EPC bidding packages, bidding packages for selection of general designing and construction contractors or general turnkey contractors;
b/ Signing bidding participation applications with respect to bidding packages of projects owned by their former employing agencies or organizations within one year since the time of receiving decisions allowing them to discontinue working at these agencies or organizations.
3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on contractors committing one of the following acts:
a/ Abusing the right to file petitions in bidding to obstruct the bidding process and the signing of contractors or to prevent other contractors from participating in a bidding;
b/ Intentionally supplying untruthful information in their bids, thus distorting the results of contractor selection, contract signing and performance;
c/ Using their names, signatures and seals to legalize their bids for participation in a bidding in order to help another contractor win in the bidding;
d/ Letting other contractors use their names, signatures and seals; using other contractors' names, signatures and seals to form a partnership participating in a bidding but failing to implement the partnership agreement document after winning the contract, unless otherwise provided for in the contract;
e/ Transferring to other contractors 10% or more of the value of work (after deducting the work volume falling under the responsibility of subcontractors) they are required to perform by themselves according to the signed contract, except for plausible reasons approved by the investment decider.
4. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating organization or individual may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced fulfillment of commitments stated in their bids and compliance with the provisions of law on bidding;
b/ Recovery of the proceeds from the illegal transfer of the contractual work, for violations specified at Point e, Clause 3 of this Article;
c/ Ban from participating in bidding activities:
For between six months and one year, for violations specified in Clause 2 of this Article;
For between one year and three years, for violations specified in Clause 3 of this Article.
d/ Having the violation published in the bidding newspaper and bidding website.
Article 18.- Acts of violation of regulations on assurance of information in bidding
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on investors failing to publish information in accordance with the bidding law.
2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Disclosing documents and information pertaining to the contents of bidding dossiers before the prescribed time of issuance;
b/ Disclosing other related bidding documents and information affixed with confidentiality marks according to the law on confidentiality;
c/ Disclosing documents and information about reports of the bid solicitor, reports of the team of experts, reports of consultancy contractors, reports of related professional agencies in the process of bidding, consideration of bids and evaluation before the announcement of contractor selection results;
d/ Disclosing documents and information pertaining to the contents of bids, notebooks and minutes of bid consideration meetings, comments of the team of experts or consultants on each bid before the announcement of contractor selection results;
e/ Disclosing documents and information on the bid solicitor's requests for clarification of bids and contractors' replies in the process of evaluating bids before the announcement of contractor selection results;
f/ Disclosing documents and information on contractor selection results not yet permitted for announcement according to regulations.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating organization or individual may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced compliance with the provisions of law on bidding;
b/ Ban from participating in bidding activities for between six months and one year, for violations specified in Clause 2 of this Article;
c/ Having the violation published in the bidding newspaper and bidding website.
Article 19.- Acts of violation of regulations on management of investment projects on construction of works
Investors committing acts of violation of regulations on management of investment projects on construction of works shall be administratively sanctioned under the provisions of Article 9 of the Government's Decree No. 126/2004/ND-CP of May 26, 2004, on sanctions against administrative violations in urban infrastructure construction and management and house use management.
Article 20.- Acts of violation of regulations on quality management of construction works
1. Investors committing acts of violation of regulations on quality management of construction works shall be administratively sanctioned under the provisions of Article 11 of the Government's Decree No. 126/2004/ND-CP of May 26, 2004, on sanctions against administrative violations in construction and management of urban infrastructure and management of house use.
2. Construction and installation or goods procurement contractors committing acts of violation of regulations on quality management of construction works shall be administratively sanctioned under the provisions of Article 17 of the Government's Decree No. 126/2004/ND-CP of May 26, 2004, on sanctions against administrative violations in urban infrastructure construction and management and house use management.
Article 21.- Acts of violation of regulations on test and take-over of and payment for completed work volumes, and finalization of investment capital
1. Investors committing acts of violation of regulations on test and take-over of and payment for completed work volumes, and finalization of investment capital shall be administratively sanctioned under the provisions of Article 12 of the Government's Decree No. 126/2004/ND-CP of May 26, 2004, on sanctions against administrative violations in urban infrastructure construction and management and house use management.
2. Construction and installation or goods procurement contractors committing acts of violation of regulations on test and take-over of and payment for completed work volumes, and finalization of investment capital shall be administratively sanctioned under the provisions of Article 18 of the Government's Decree No. 126/2004/ND-CP of May 26, 2004, on sanctions against administrative violations in urban infrastructure construction and management and house use management.
Section 3. FORMS AND LEVELS OF SANCTION AGAINST INVESTMENT-RELATED ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF INVESTORS; AND BUSINESS REGISTRATION-RELATED ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF ENTERPRISES, COOPERATIVES, COOPERATIVE UNIONS AND BUSINESS HOUSEHOLDS
Article 22.- Acts of violation of regulations on investment in Vietnam
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on investors committing one of the following acts:
a/ Failing to make investment reports according to regulations;
b/ Making improper investment reports.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on investors committing one of the following acts:
a/ Making inaccurate and untruthful registration of investment;
b/ Implementing projects behind the prescribed schedule.
3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on investors committing one of the following acts:
a/ Failing to register investment adjustments for projects subject to adjustment registration;
b/ Failing to properly comply with the contents of investment certificates;
c/ After a period of suspension, resuming execution of a project without notifying in writing the state management agency in charge of investment.
4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on investors committing one of the following acts:
a/ Purchasing shares, merging, acquiring enterprises with respect to direct investment by foreign investors in contravention of regulations;
b/ Converting the form of investment of foreign-invested projects in contravention of regulations;
c/ Transferring capital of foreign investors in contravention of regulations;
d/ Transferring projects in contravention of regulations;
e/ Failing to register investment for projects subject to investment registration;
f/ Suspending or rescheduling the execution of investment projects without notifying in writing the state management agency in charge of investment thereof;
g/ Continuing executing a project after having the investment certificate revoked or after the validity duration stated in the investment certificate expires;
h/ Terminating a project without announcement or carrying out project liquidation procedures as prescribed by law.
5. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3 or Clause 4 of this Article, a violating investor may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced making of investment reports according to regulations, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forced registration of investment adjustment, for violations specified at Point a, Clause 3 of this Article;
c/ Forced compliance with the contents of the investment certificate, for violations specified at Point b, Clause 3 of this Article;
d/ Forced termination of operations, for violations specified at Point e and Point g, Clause 4 of this Article;
e/ Forced performance of liquidation procedures according to regulations, for violations specified at Point h, Clause 4 of this Article;
f/ Forced compliance with the provisions of law, for other violations.
Article 23.- Acts of violation of regulations on use of state capital for investment or business
1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on investors investing state capital for business purposes without approval of a competent state agency.
2. Apart from the form of sanction specified in Clause 1 of this Article, the violating investor shall be also forced to comply with the provisions of law.
Article 24.- Acts of violation of regulations on offshore investment
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on investors committing one of the following acts:
a/ Failing to make investment reports according to regulations;
b/ Failing to notify or notifying inadequately the execution of an investment project according to regulations.
2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on investors making inaccurate or untruthful registration in order to be granted an offshore investment certificate.
3. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on investors committing one of the following acts:
a/ Failing to comply with the contents of the investment certificate;
b/ Transferring profits and incomes from offshore investment back home in contravention of regulations;
c/ Failing to transfer all lawful capital and assets back home upon termination of projects according to regulations;
d/ Using profits earned from an offshore investment project for reinvestment in the project itself when the investment certificate has not yet been adjusted according to regulations;
e/ Using profits earned from an offshore investment project for reinvestment in another project when an investment certificate has not yet been granted according to regulations;
4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on investors committing one of the following acts:
a/ Making offshore investment without an investment certificate granted by a competent state agency;
b/ Transferring abroad investment capital without an investment certificate or approval of a competent state agency of the host country;
c/ Liquidating an offshore investment project in contravention of law.
5. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3 or Clause 4 of this Article, a violating investor may be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced making of investment reports according to regulations, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forced compliance with the contents of the investment certificate, for violations specified at Point a, Clause 3 of this Article;
c/ Forced termination of operations, for violations specified at Point a and Point b, Clause 4 of this Article;
d/ Forced compliance with the provisions of law, for other violations.
Article 25.- Acts of violation of regulations on investment incentives
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on investors failing to notify a competent state agency of their failure to fulfill the registered commitments for enjoying investment incentives.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on investors making inaccurate or untruthful declaration in order to enjoy investment incentives.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating investor may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced fulfillment of the registered commitments or cancellation of investment incentives, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forced completion of the dossier for submission to a competent agency for reconsideration, for violations specified in Clause 2 of this Article;
c/ Forced refund of investment incentives which have been enjoyed in contravention of regulations.
Article 26.- Acts of violation of regulations on establishment and management of enterprises
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Registering untruthful or inaccurate information on organizations and individuals in the business registration dossier;
b/ Registering two or more private enterprises under the name of the same owner.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on enterprises having no representative at law permanently residing in Vietnam or showing no written authorization when the representative at law is away from Vietnam for over 30 days.
3. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Registering an organization that is not entitled to participate in establishing an enterprise;
b/ Registering an individual that is not entitled to establish and manage an enterprise;
c/ Failing to register the hiring of the director of a private enterprise according to regulations;
d/ Failing to register within 7 working days after a company shareholder obtains 5% of total shares;
e/ Failing to convene an annual general shareholders meeting within 4 months after the end of the fiscal year without permitted extension of the business registration agency according to regulations.
4. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating enterprise may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced registration for the renewal of a business registration certificate, for violations specified in Clause 1, and at Point a and Point b, Clause 3 of this Article, except for violations subject to withdrawal of business registration certificate specified at Point a or Point b, Clause 2, Article 165 of the Enterprise Law;
b/ Forced proper registration, for violations specified at Point c or Point d, Clause 3 of this Article;
c/ Forced compliance with the provisions of law, for other violations.
Article 27.- Acts of violation of regulations on establishment and management of cooperatives and cooperative unions
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions committing one of the following acts:
a/ Registering untruthful or inaccurate information on organizations and individuals in business registration dossiers;
b/ Registering households whose members have no common property for economic activities;
c/ Registering founding members of a cooperative union other than at-law representatives of cooperatives who take the initiative in establishing the cooperative union;
d/ Registering ineligible persons as members of the Management Board or Control Board;
e/ Untruthfully or inaccurately registering personal details of members of the Management Board or Control Board;
f/ Registering state cadres or employees as members of the Management Board or Control Board.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions registering as their members state cadres or employees without written permission of the heads of the agencies directly managing these cadres or employees.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating cooperative or cooperative union may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced registration for the re-grant of a business registration certificate, for violations specified at Point a, Point d or Point f, Clause 1 or in Clause 2 of this Article;
b/ Forced registration according to regulations, for violations specified at Point b, Point c or Point e, Clause 1 of this Article.
Article 28.- Acts of violation of regulations on establishment and management of business households
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on business households making untruthful or inaccurate information on personal details in business registration dossiers.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on business households committing one of the following acts:
a/ Registering a person who has no right to make business registration;
b/ Registering in the name of another person.
3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on business households failing to make business registration as enterprises when employing regularly more than 10 laborers.
4. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating business household may be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced registration for the re-grant of a business registration certificate, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forced termination of operation, for violations specified in Clause 2 of this Article;
c/ Forced business registration as enterprises, for violations specified in Clause 3 of this Article.
Article 29.- Acts of violation of regulations on registration of head offices of enterprises
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Registering head office addresses non-existent on administrative map;
b/ Registering addresses of head offices not under their lawful ownership or use rights.
2. Apart from the sanction specified in Clause 1 of this Article, a violating enterprise is also subject to forced registration for the re-grant of a business registration certificate.
Article 30.- Acts of violation of regulations on registration of head offices of cooperatives or cooperative unions
1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions committing one of the following acts:
a/ Registering head office addresses non-existent on administrative map;
b/ Registering addresses of head offices not under their lawful ownership or use rights.
2. Apart from the sanction specified in Clause 1 of this Article, a violating cooperative or cooperative union is also subject to forced registration for the re-grant of a business registration certificate.
Article 31.- Acts of violation of regulations on registration of head offices of business households
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on business households committing one of the following acts:
a/ Registering head office addresses non-existent on administrative map;
b/ Registering addresses of head offices not under their lawful ownership or use rights.
2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on business households making business registration at two or more places.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating business household is also subject to forced registration for the re-grant of a business registration certificate.
Article 32.- Acts of violation of regulations on capital contribution registration of enterprises
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on enterprises failing to notify or notifying late, insufficiently or untruthfully their capital contribution progress to a competent agency.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Failing to grant certificates of contributed capital amounts to capital-contributing members;
b/ Failing to make a members or shareholders registration book or making an improper one as prescribed by the Enterprise Law.
3. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Failing to mobilize a sufficient capital amount in time as registered;
b/ Failing to maintain the prescribed legal capital level, for enterprises conducting business lines requiring legal capital.
4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on enterprises registering a capital amount bigger than their actual one.
5. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3 or Clause 4 of this Article, a violating enterprise may be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced notification according to regulations, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forced grant of certificates of contributed capital amounts to capital-contributing members, for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;
c/ Forced making of a members or shareholders registration book, for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;
d/ Forced increase of the capital amount to the registered level, for violations specified in Clause 3 or 4 of this Article.
Article 33.- Acts of violation of regulations on capital contribution registration of cooperatives or cooperative unions
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions committing one of the following acts:
a/ Failing to mobilize a sufficient capital amount in time as registered;
b/ Failing to maintain the prescribed legal capital level, for cooperatives or cooperative unions conducting business lines requiring legal capital.
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions committing one of the following acts:
a/ Registering a capital amount bigger than their actual one.
b/ A cooperative allowing a member to contribute a capital amount bigger than 30% of its total contributed capital.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating cooperative or cooperative union may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced increase of the capital amount to the registered level, for violations specified in Clause 1 or at Point a, Clause 2 of this Article;
b/ Forced reduction of the cooperative member's contributed capital amount to no more than 30% of total contributed capital, for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;
c/ Forced compliance with the provisions of law, for other violations.
Article 34.- Acts of violation of regulations on registration of changes in business registration dossiers of enterprises
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Failing to register or registering late changes in business registration contents;
b/ Failing to register change of the enterprise name after changing business lines or form of investment constituting such name;
c/ Failing to amend and supplement the enterprise charter according to regulations.
2. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Untruthfully or inaccurately registering changes in business registration contents;
b/ Continuing operation after the expiration of the operation term stated in the company charter and without an extension decision.
3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on enterprises continuing business activities after they have notified suspension of operation.
4. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating enterprise may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced registration for the re-grant of a business registration certificate, for violations specified at Point a and Point b, Clause 1, and Point a, Clause 2 of this Article;
b/ Forced amendment and supplementation of the company charter, for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;
c/ Forced cessation of business activities, for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;
d/ Forced cessation of business activities till the end of the operation suspension duration stated in the enterprise's announcement, for violations specified in Clause 3 of this Article.
Article 35.- Acts of violation of regulations on registration of changes in business registration dossiers of cooperatives and cooperative unions
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions committing one of the following acts:
a/ Failing to register or registering late changes in business registration contents;
b/ Failing to register change of the cooperative or cooperative union name after changing business lines constituting such name;
c/ Failing to send the amended charter together with the minutes of the cooperative members meeting to the business registration agency.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions untruthfully or inaccurately registering changes in business registration contents;
3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions continuing business activities after they have announced their suspension of operation.
4. Apart from the sanction specified in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 of this Article, a violating cooperative or cooperative union may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced registration for the re-grant of a business registration certificate, for violations specified at Point a and Point b, Clause 1, and in Clause 2 of this Article;
b/ Forced sending of the amended charter together with the minutes of the cooperative members meeting to the business registration agency, for violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;
c/ Forced cessation of business activities till the end of the operation suspension duration stated in the cooperative's or cooperative union's announcement, for violations specified in Clause 3 of this Article.
Article 36.- Acts of violation of regulations on registration of changes in business registration dossiers of business households
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on business households committing one of the following acts:
a/ Failing to register changes in business places, names, business lines, registered capital and representatives;
b/ Untruthfully or inaccurately registering changes;
2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on business households continuing business activities after they have announced their suspension of operation.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating business household may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced registration for the re-grant of a business registration certificate, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forced cessation of business activities till the end of the operation suspension duration stated in the business household's notice, for violations specified in Clause 2 of this Article.
Article 37.- Acts of violation of regulations on display of signboards of enterprises
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on enterprises failing to display signboards at their head offices and their branches' offices and representatives offices.
2. Apart from the sanction specified in Clause 1 of this Article, a violating enterprise is also forced to display signboards at its head office and offices of its branch(es) and representative office(s).
Article 38.- Acts of violation of regulations on disclosure of information of enterprises
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Failing to disclose information, or disclosing information on business registration in contravention of regulations;
b/ Failing to report on the lease of the private enterprise according to regulations;
c/ Failing to send reports on business activities according to regulations;
d/ Failing to announce the enterprise dissolution decision according to regulations;
e/ Failing to report or reporting late on suspension of business activities;
f/ Failing to declare the loss of the business registration certificate;
g/ Failing to announce the time of opening at the head office within 15 days after obtaining the business registration certificate;
h/ Failing to announce the designation of an authorized representative within 7 working days from the date of designation;
i/ Failing to send a notice on the enterprise's authorized representative within 5 working days from the date of receipt of the notice;
j/ Failing to announce or announcing in contravention of law their branch(es), representative office(s) and place(s) of business;
k/ Failing to announce the sale of the private enterprise according to regulations;
l/ Failing to announce the change of the types of asset contributed as capital by a member compared to his/her/its commitment according to regulations;
m/ Failing to notify on the registered progress of capital contribution according to regulations;
n/ Failing to announce the contribution of equities within 90 days from the date of grant of the business registration certificate.
2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Making improper reports;
b/ Failing to send financial statements according to regulations.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating enterprise is also forced to comply with the provisions of law on information disclosure.
Article 39.- Acts of violation of regulations on disclosure of information of cooperatives and cooperative unions
1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 200,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions failing to disclose information according to regulations.
2. Apart from the sanction specified in Clause 1 of this Article, a violating cooperative or cooperative union is also forced to comply with the provisions of law on information disclosure.
Article 40.- Acts of violation of regulations on business lines requiring practice certificates committed by enterprises
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Using an expired practice certificate;
b/ Using the practice certificate of an individual for registering two or more enterprises.
2. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Employing a person who has no practice certificate to perform a job requiring a practice certificate according to regulations;
b/ Failing to register a person replacing another whose practice certificate has been withdrawn by a competent state agency.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating enterprise may also be subject to one or more of the following measures:
a/ Forced registration of change of business lines or use of a practice certificate according to regulations, for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;
b/ Deprivation of the right to use the practice certificate for up to 6 months, for violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;
c/ Forced employment of a person with a relevant practice certificate, for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article;
d/ Forced registration of change of business lines or additional registration of a person with a relevant practice certificate, for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.
Article 41.- Acts of violation of regulations on business lines requiring practice certificates committed by cooperatives and cooperative unions
1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions conducting business lines requiring practice certificates but having no Management Board members who have such practice certificate.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions using an expired practice certificate.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating cooperative or cooperative union may also be subject to either or both of the following measures:
a/ Forced registration of change of business lines or addition to the Management Board of a member who has a practice certificate, for violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Forced registration of change of business lines or use of a practice certificate according to regulations, for violations specified in Clause 2 of this Article.
Article 42.- Acts of violation of regulations on reorganization of enterprises
1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on enterprises committing one of the following acts:
a/ Dividing, splitting, consolidating or merging enterprises in contravention of regulations;
b/ Transforming enterprises in contravention of regulations.
2. Apart from the sanction specified in Clause 1 of this Article, a violating enterprise is also forced to reorganize itself according to regulations.
Article 43.- Acts of violation of regulations on reorganization of cooperatives and cooperative unions
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions committing dividing, splitting, consolidating or merging acts in contravention of regulations;
2. Apart from the sanction specified in Clause 1 of this Article, a cooperative or cooperative union is also forced to reorganize itself according to regulations.
Article 44.- Acts of violation of regulations on registration of operation of branches and representative offices of enterprises
1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on enterprises committing either of the following acts:
a/ Registering their branch or representative office addresses non-existent on the administrative map;
b/ Registering addresses of their branches or representative offices which are not under their lawful ownership or use rights.
2. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on enterprises untruthfully or inaccurately registering changes of registered information of their branches or representative offices.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating enterprise is also forced to register for the re-grant of a business registration certificate.
Article 45.- Acts of violation of regulations on registration of operation of branches and representative offices of cooperatives and cooperative unions
1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions committing one of the following acts:
a/ Registering their branch or representative office addresses non-existent on the administrative map;
b/ Registering addresses of their branches or representative offices which are not under their lawful ownership or use rights.
2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on cooperatives or cooperative unions untruthfully or inaccurately registering changes of registered information of their branches or representative offices.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating cooperative or cooperative union is also forced to register for the re-grant of a business registration certificate.
Article 46.- Acts of violation of regulations on use of investment certificates, business registration certificates or operation registration certificates
1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on enterprises committing either of the following acts:
a/ Leasing or lending investment certificates, business registration certificates or operation registration certificates;
b/ Adding contents to, erasing or modifying investment certificates, business registration certificates or operation registration certificates.
2. A caution or a fine of between VND 50,000 and VND 200,000 shall be imposed on cooperatives, cooperative unions or business households committing one of the following acts:
a/ Leasing or lending investment certificates, business registration certificates or operation registration certificates;
b/ Adding contents to, erasing or modifying investment certificates, business registration certificates or operation registration certificates.
3. Apart from the sanction specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, a violating enterprise, cooperative, cooperative union or business household may also be subject to either or both of the following measures:
a/ Termination of the lease or lending of investment certificates, business registration certificates or operation registration certificates, for violations specified at Point a, Clause 1 or Point a, Clause 2 of this Article;
b/ Forced performance of procedures for change of investment certificates, business registration certificates or operation registration certificates, for violations specified at Point b, Clause 1 or Point b, Clause 2 of this Article.
Section 4. FORMS AND LEVELS OF SANCTION AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS RELATED TO PLANNING AND INVESTMENT INSPECTION AND SUPERVISION
Article 47.- Acts of violation of regulations on planning and investment inspection and supervision
1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on organizations or individuals committing one of the following acts:
a/ Failing to comply with or postpone the inspection or supervision by a state agency;
b/ Refusing to supply documents and data at the request of the inspection agency or inspection team or a competent state agency;
c/ Coping with inspectors or officials of competent state agencies who are on duty;
d/ Illegally interfering with the handling by an inspection agency or a competent state agency;
e/ Concealing, modifying, dispersing and destroying documents and records or substituting evidences when being under inspection or supervision.
2. Apart from the sanction specified in Clause 1 of this Article, a violating organization or individual is also forced to comply with the provisions of law on inspection and supervision.
COMPETENCE TO SANCTION AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Section 1. COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 48.- Competence of People's Committees at all levels to sanction administrative violations
1. Presidents of commune, ward or township People's Committees have the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to VND 500,000.
2. Presidents of People's Committees of rural districts, urban districts, towns or provincial cities have the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to VND 20,000,000.
c/ To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.
3. Presidents of People's Committees of provinces or centrally run cities have the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to the level specified at Point b, Clause 1, Article 5 of this Decree.
c/ To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.
Article 49.- Competence of planning and investment inspectors to sanction administrative violations
1. Planning and investment inspectors on duty have the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to VND 200,000.
c/ To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.
2. Chief inspectors of provincial-level Planning and Investment Services have the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to VND 20,000,000.
c/ To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.
3. The chief inspector of the Ministry of Planning and Investment has the power:
a/ To impose cautions;
b/ To impose fines of up to the level specified at Point b, Clause 1, Article 5 of this Decree.
c/ To apply additional sanctions and other measures stipulated in this Decree.
Article 50.- Sanctioning competence of specialized inspectorates
Other specialized inspectorates are competent to sanction administrative violations in the planning and investment domain like the planning and investment inspectorate under the provisions of this Decree within the scope of planning and investment management competence of ministries, branches and localities stipulated by the Government.
Article 51.- Sanctioning competence of other agencies
Apart from persons competent to sanction administrative violations specified in Article 48, Article 49 and Article 50 of this Decree, persons competent to sanction administrative violations prescribed in the Ordinance on Handling of Administrative Violations who, within their assigned functions and tasks, detect acts of administrative violation specified in this Decree falling into the domain or committed in the geographical areas under their management may impose sanctions for those acts under the provisions of this Decree and the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 52.- Authorization of competence to sanction administrative violations related to planning and investment
When a competent person specified in Article 48, Article 49, Article 50 or Article 51 of this Decree is absent, his/her deputy shall be authorized to sanction administrative violations and take responsibility for his/her decisions.
Article 53.- Principles of determination of competence
1. Presidents of People's Committees at all levels are competent to sanction acts of violation under the provisions of this Decree within the scope of their state management in localities.
2. The competence of specialized inspectorates and other agencies is determined in Article 48, Article 49 and Article 50 of this Decree.
An act of administrative violation that falls under the sanctioning competence of more than one person shall be sanctioned by the person who first deals with it.
3. The sanctioning competence of persons specified in Article 48, Article 49, Article 50 and Article 51 of this Decree is applied to one act of administrative violation. In case of fine, the sanctioning competence is determined based on the maximum level of the fine bracket applicable to each specific act of violation.
4. In case of sanctioning an organization or individual committing more than one act of administrative violation, the sanctioning competence is determined on the following principles:
a/ If all the form and level of sanction applicable to each act fall under the competence of the sanctioning person, this person is competent to sanction all of these acts;
b/ If the form and level of sanction applicable to one of these acts fall beyond the competence of the sanctioning person, this person shall transfer the violation case to authorities with sanctioning competence.
Section 2. PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 54.- Stoppage of acts of violation
Upon detecting an act of administrative violation, the person with sanctioning competence shall issue a written decision to immediately stop this act.
Article 55.- Sanctioning according to simplified procedures
Sanctioning according to simplified procedures is applicable to acts of administrative violation subject to caution or a fine of up to VND 100,000. In this case, the person with sanctioning competence shall issue an on-site sanctioning decision without having to make a written record.
Article 56.- Time limit for issuance of sanctioning decisions
1. For simple cases involving apparent acts of violation, which need no further verification, sanctioning decisions shall be issued within 10 days from the date of making of written records of administrative violations. Sanctioning decisions must be made according to a prescribed form.
2. For cases involving complicated circumstances, such as exhibits and means to be surveyed, violators to be identified or other complicated circumstances, the time limit for issuing sanctioning decisions is 30 days from the date of making of written records.
3. When needing more time for verification and collection of evidence, at least 10 days before the end of the time limit specified in Clause 2 of this Article, the person with sanctioning competence shall report in writing to his/her immediate superior officer, asking for permission for extension; extension must be expressed in writing and not exceed 30 days.
Article 57.- Making of records of administrative violations
Records of acts of administrative violations shall be made under the provisions of Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 20 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 58.- Compliance with sanctioning decisions and enforcement of sanctioning decisions
Within 10 working days from the date of receiving a sanctioning decision, the sanctioned organization or individual shall comply with the sanctioning decision, pay the fine at the place indicated in the sanctioning decision and be given a receipt thereof.
Fines collected for administrative violations shall be managed and used under the Government's Decree No. 124/2005/ND-CP of October 6, 2005, on receipts of fines and management and use of fines paid for administrative violations.
A sanctioned organization or individual who fails to voluntarily comply with the sanctioning decision shall be forced to comply with the decision under the provisions of Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Government's Decree No. 37/2005/ND-CP of March 18, 2005, stipulating procedures for application of measures to enforce decisions on sanctioning administrative violations.
COMMENDATION, HANDLING OF VIOLATIONS, AND COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Article 59.- Commendation and handling of violations
1. Organizations and individuals that record achievements in the prevention and combat of administrative violations in the planning and investment domain shall be commended and rewarded in accordance with law.
2. Persons competent to sanction administrative violations related to planning and investment who abuse their powers, commit hassling acts, tolerate or cover up violators, impose no sanction or fail to impose sanctions in time or proper sanctions; or impose sanction ultra vires shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled in accordance with law; if causing damage, they shall pay compensation therefor in accordance with law.
3. If organizations or individuals that are sanctioned for administrative violations related to planning and investment fail to voluntarily comply with sanctioning decisions, they shall be forced to do so. When committing acts of administrative violations, if they obstruct or resist persons on duty or employ cheating tricks, offer bribes or other tricks to delay or shirk compliance with the sanctioning decisions issued by competent persons, they shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled for administrative violations or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation therefor in accordance with law.
Article 60.- Complaints, denunciations and settlement of complaints and denunciations
1. Organizations and individuals that are sanctioned for administrative violations related to planning and investment or their lawful representatives are entitled to lodge complaints about decisions on sanctioning administrative violations.
2. Citizens are entitled to denounce to competent state agencies organizations and individuals committing acts of administrative violation specified in this Decree; or denounce persons competent to sanction administrative violations who act in contravention of this Decree.
3. Competence, time limits and procedures for lodging complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations of citizens comply with the law on complaints and denunciations.
Article 61.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
2. To annul the Government's Decree No. 37/2003/ND-CP of April 10, 2003, stipulating the sanctioning of administrative violations related to business registration.
Article 62.- Implementation responsibilities
1. The Minister of Planning and Investment shall guide the implementation of this Decree.
2. Agencies and units with sanctioning competence defined in this Decree shall send reports on results of sanctioning of administrative violations in the planning and investment domain to the Ministry of Planning and Investment before December 15 every year for summing up and report to the Government.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial-level People's Committees and concerned agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực