Chương 1 Nghị định 53/2007/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 53/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/04/2007 | Ngày hiệu lực: | 22/05/2007 |
Ngày công báo: | 07/05/2007 | Số công báo: | Từ số 294 đến số 295 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về kế hoạch và đầu tư do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
b) Vi phạm quy định về đầu tư sử dụng vốn nhà nước;
c) Vi phạm quy định về đầu tư của nhà đầu tư; về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh;
d) Vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra kế hoạch và đầu tư.
4. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyên ngành khác thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này.
Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi quy định tại Chương II Nghị định này trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước mà thực hiện hành vi quy định tại Chương II Nghị định này trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ thì việc xác định trách nhiệm được thực hiện theo quy định của hợp đồng lao động.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư bị xử phạt theo quy định của Nghị định này. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế.
1. Hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện nhanh chóng, công minh, triệt để theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này. Hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp bị xử phạt hành chính, tổ chức bị xử phạt phải xác định rõ trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của cá nhân có lỗi gây ra hành vi vi phạm hành chính ngay sau khi đã chấp hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thực hiện và tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
5. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt từng tổ chức, cá nhân vi phạm.
Nếu hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung và chỉ ra một quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi.
6. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức và biện pháp xử phạt thích hợp. Những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
7. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Riêng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư về xây dựng thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 2 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Nếu quá thời hạn nêu trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì bị xử phạt vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà tổ chức, cá nhân lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tối đa đến 70.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.
3. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc phải áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điều của Chương II Nghị định này.
Article 1.- Scope of regulation
1. This Decree provides acts of administrative violation, forms and levels of sanction, competence to sanction and procedures for sanctioning administrative violations in the domain of planning and investment.
2. Administrative violations in the domain of planning and investment are acts of violation of State regulations on planning and investment intentionally or unintentionally committed by organizations or individuals which do not constitute criminal offenses but, according to the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and this Decree, are subject to administrative sanction.
3. Acts of administrative violation in the domain of planning and investment provided in this Decree include:
a/ Violations of regulations on socio-economic development plans and plannings;
b/ Violations of regulations on investment with state capital;
c/ Violations of regulations on investment by investors, business registration by enterprises, cooperatives, cooperatives' unions and business households;
d/ Violations of regulations on planning and investment inspection and supervision.
4. Acts of administrative violation in another specialized domain are subject to the provisions of law applicable to such domain.
Article 2.- Subjects of application
1. Vietnamese organizations and individuals committing acts of administrative violation in the domain of planning and investment shall be administratively sanctioned under the provisions of this Decree.
Cadres, public employees and servants committing acts specified in Chapter II of this Decree while performing their assigned official duties shall not be administratively sanctioned but be handled and disciplined under the law on cadres and public employees.
Laborers who work under contract in State agencies or organizations committing acts specified in Chapter II of this Decree while performing their official duties shall be handled according to the terms of their labor contracts.
2. Foreign organizations and individuals committing acts of administrative violation in the domain of planning and investment shall be sanctioned under the provisions of this Decree. When a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains different provisions on the same issue, the provisions of that treaty shall be applied.
Article 3.- Principles of sanctioning of administrative violations in the domain of planning and investment
1. Acts of administrative violation shall be promptly detected and immediately stopped. Administrative sanctions shall be imposed in a rapid, just and thorough manner under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and this Decree. Consequences caused by acts of violation must be redressed in accordance with law.
2. Organizations and individuals shall be administratively sanctioned only when they commit administrative violations specified in this Decree.
3. An organization that is administratively sanctioned shall clearly determine the legal liability and financial obligation of individuals who are at fault in the administrative violation right after it completely serves the sanctioning decision in accordance with law.
4. Administrative violations shall be sanctioned by competent persons according to procedures prescribed by law.
5. An act of administrative violation shall be sanctioned only once. Organizations or individuals committing more than one administrative violation shall be sanctioned for each. Many organizations and individuals committing one act of administrative violation shall each be sanctioned.
If the form of sanction is fine, an aggregate fine shall be imposed under a single sanctioning decision which determines the form and level of sanction for each act of violation.
6. An administrative violation shall be sanctioned in an appropriate form and with appropriate sanctioning measure based on the nature and severity of violation, the personal record of the violator and extenuating and aggravating circumstances. Extenuating and aggravating circumstances are applied under the provisions of Article 8 and Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
7. No sanction shall be imposed on administrative violations committed in urgent circumstances, legitimate self defense or sudden events or committed by persons who suffer from mental diseases or other diseases that deprive them of the ability to perceive or control their acts.
Article 4.- Statute of limitations for sanctioning administrative violations in the domain of planning and investment
1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations is one year, counting from the date of commission of administrative violations. Particularly for acts of administrative violation in the domain of planning and investment which are related to construction, the statute of limitations for sanctioning is two years, counting from the date of commission of administrative violations.
Past the above statute of limitations, a violator shall not be sanctioned but shall still be forced to take remedies specified in Clause 3, Article 5 of this Decree.
2. For individuals against whom a criminal case was instituted, who were prosecuted or against whom a decision to bring a criminal case for trial was issued according to criminal procedures but then a decision on investigation termination or criminal case termination was issued, if their acts show signs of administrative violation, they shall be administratively sanctioned; in this case, the statute of limitations for sanctioning is three months, counting from the date the person with sanctioning competence receives the termination decision and the dossier of the violation.
3. Within the period of time specified in Clause 1 or Clause 2 of this Article, if an organization or individual commits a new act of administrative violation in the same domain of the previous violation or intentionally shirks or obstructs the sanctioning, the statute of limitations specified in Clause 1 or 2 of this Article shall not be applied; in this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall start from the time of commission of the new act of administrative violation or the time of termination of the act of shirking or obstructing the sanctioning.
Article 5.- Forms of sanction against administrative violations and remedies to consequences in the domain of planning and investment
1. For every act of administrative violation, the violating organization or individual is subject to either of the following principal sanctions:
a/ Caution;
b/ Fine.
The maximum fine is VND 70,000,000.
2. Depending on the nature and severity of violation, a violating organization or individual may also be subject to an additional sanction of deprivation of the right to use practice certificate.
3. Depending on the nature and severity of violation, a violating organization or individual may also be forced to take one or several remedies specified in the articles of Chapter II of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực