Chương 4 Nghị định 52/2012/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy: Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 52/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 05/08/2012 |
Ngày công báo: | 28/06/2012 | Số công báo: | Từ số 405 đến số 406 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xử phạt đến 3 triệu khi có cháy nổ tại nhà
Đây là quy định mới vừa được Chính phủ ban hành vào ngày 14/6/2012 tại Nghị định 52/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy (PCCC).
Theo đó, mức xử phạt đối với trường hợp vô ý để xảy ra cháy nổ tại hộ gia đình gây thiệt hại dưới 25 triệu sẽ từ 200.000 - 500.000 đồng; trường hợp gây thiệt hại trên 50 triệu nhưng chưa tới mức truy cứu TNHS thì bị xử phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng; gây thiệt hại từ trên 25 triệu đến dưới 50 triệu bị xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng.
Nghị định này thay thế cho Nghị định 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005. Mức xử phạt cũng đã được tăng lên rất nhiều, nếu như trước đây mức xử phạt thấp nhất là 50.000 đồng thì nay đã tăng lên 100.000 đồng, và mức xử phạt cao nhất tăng từ 20.000.000 đồng lên 30.000.000 đồng để phù hợp với tình hình hiện nay, đồng thời cũng nhằm tăng tính răn đe, góp phần giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản mà nguyên nhân chính là do sự tắc trách của con người trong vấn đề an toàn PCCC.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định thêm một số trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính như vi phạm về việc đưa ra các phương án chữa cháy cơ sở không đảm bảo, vị phạm trong việc quản lý hồ sơ công tác an toàn PCCC…
Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 05/8/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
2. Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản được quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
b) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là phạt tiền trên 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để ra quyết định xử phạt theo đúng quy định.
c) Biểu mẫu để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được áp dụng thống nhất theo biểu mẫu quy định trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt đã được quy định. Khi phạt tiền, phải công bố cho người bị phạt biết khung hình phạt và mức phạt cụ thể.
4. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính nếu bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thì áp dụng các biện pháp tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
1. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền về vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy phải nộp tiền phạt đúng thời hạn tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và được nhận biên lai thu tiền phạt. Việc thu nhận tiền phạt phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính phát hành theo đúng quy định.
2. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Người bị phạt có quyền chưa nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành theo đúng quy định.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân bị xử phạt từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Khi xét thấy cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt hoặc cơ quan tiến hành xử phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có quyền thông báo công khai về hành vi vi phạm hành chính, quyết định xử phạt đến cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cá nhân vi phạm công tác hoặc cư trú và đến cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi tổ chức vi phạm đăng ký hoạt động.
Việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề chỉ được thực hiện đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này, các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy và phải thực hiện theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Trong trường hợp xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo đúng quy định tại Điều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền.
Mọi cá nhân đều có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi trái pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
ORDER AND PROCEDURE FOR SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATION
Article 33. Order and procedures for sanction of administrative violation
1. Upon detecting administrative violation in the area of fire prevention and fighting, the person with sanctioning competence must give order to stop that act of violation.
2. Order and procedure for the sanction of administrative violation are implemented as follows:
a) For administrative violation but the form of sanction is a caution or a fine up to VND 200,000 the person with sanctioning competence shall decide to sanction on the spot under the simple procedures prescribed in the Article 54 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations Ordinance 2002 and amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008;
b) For administrative violations sanctions but the form of sanction is a fine of over VND 200,000 the person with sanctioning competence shall make records of administrative violations as stipulated in Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2002 and Ordinance amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008 and make a decision on sanction prescribed in Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, 2002; if the violation exceeds the sanctioning competence of the person making record, that person must send the record to persons with sanctioning competence to make sanctioning decision as prescribed.
c) Form for sanctioning administrative violation in the area of fire prevention and fighting are applied uniformly under the form prescribed in the area of security and order and social safety.
3. When imposing a fine, the level of sanction for a specific administrative act is the average level of the fine bracket for that act specified in this Decree; in case the violations with extenuating circumstances then the fine may be slightly reduced, but not lower than the minimum level of the fine bracket; n case the violations with aggravating circumstances, the level of fine may be increased, but not exceed the maximum amount of the fine bracket prescribed. When imposing fines, the person who is fined must be known the fine bracket and specific level of fine.
4. The minor person between full 16 years and under 18 years upon committing administrative violation, if the administrative sanction is fines, the fine level shall not exceed one-half of the fine level for adults; in case they do not have money for thee fines, his parents or guardian must pay instead.
Article 34. Application of measures to prevent administrative violations and ensure the sanction of administrative violations in the area of fire prevention and fighting
In case of necessity to promptly prevent the administrative violations or to ensure the sanction of administrative violations in the area of fire prevention and fighting, the measure of temporary detention of people and exhibits and means of administrative violations shall apply; searching body, transportation vehicles, and objects and places where the exhibits and means of administrative violations are concealed in accordance with the Ordinance on Handling of administrative Violations Ordinance 2002 and amended supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008.
Article 35. Collection of fines of administrative violations
1. Individuals and organizations imposed fines for administrative violations in the area of fire prevention and fighting must pay fines in a timely manner at the State Treasury specified in the sanctioning decision, except for payment of fines made on the spot prescribed in Article 54 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations Ordinance 2002 and amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008 and having received fine receipts. The collection of fines must use receipts issued by the Ministry of Finance in accordance with regulations.
2. In remote areas, on river or sea, areas where travel is difficult or non-working hours, the individuals and organizations sanctioned may make fine payment to person with sanctioning competence. Person with sanctioning competence shall have to collect fines on the spot and pay into the State Treasury as stipulated in clause 3, Article 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2002. The sanctioned person is entitled delay the fine payment if there is no fine receipt issued by the Ministry of Finance as prescribed.
Article 36. Compliance with decision on sanction of administrative violations
1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the area of fire prevention and fighting must abide by the sanctioning decision within 10 days from the date of receiving the sanction decision. If exceeding that time limit but individuals and organizations sanctioned do not voluntarily execute the sanctioning decision, they shall be enforced as prescribed by law.
2. Individual who is fined from VND 500,000 or more may postpone the execution of the fine as prescribed in Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2002.
3. When necessary, the person with santioning competence or the sanctioning agency for individuals and organizations that commit acts of administrative violations in the area of fire prevention and fighting have the right to publicly announce the acts of administrative violations, the sanctioning decision to the local agency, organization or authorities where the violating individuals are working or residing and to the direct superior management agency or local authorities organizations where the violating organizations register their activities.
Article 37. Depriving the license use right and certificate of practice
The deprivation of the license use right and certificate of practice is only be made for acts of violation prescribed in this Decree, other decrees of the Government on sanction of administrative violations related to fire prevention and fighting shall comply with the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations Ordinance 2002 and amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008.
Article 38. Transfer of records of violations with criminal signs for criminal liability prosecution
In case considering the violation cases for making sanctioning decisions, if finding the violations bearing the signs of crime or for the case where the santioning decision has been made, if later detecting violations with the signs of crime but the limitation for criminal liability prosecution has not expired, the record of the violation with the signs of crime must be transferred to the competent agency conducting criminal proceedings in accordance with the provisions in Article 62 of the Ordinance on Handling of administrative violations 2002.
Article 39. Complaint and denunciation
1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations in the area of fire prevention and fighting or their legal representatives have the right to appeal against decisions on sanctioning of administrative violations, decisions to apply preventive measures and guarantee of the handling of administrative violations of the competent persons.
Individuals have the right to make denunciation to the competent State agencies on the acts contrary to the law on sanction of administrative violations in the area of fire prevention and fighting.
2. The complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations shall comply with the law provisions on complaints and denunciations.
3. The lawsuits against decisions on sanction of administrative violations, decisions on the application of preventive measures and guarantee of the handling of administrative violations in the area of fire prevention and fighting shall comply with the provisions of law on administrative proceedings.