Chương 1 Nghị định 52/2012/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy: Những quy định chung
Số hiệu: | 52/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 05/08/2012 |
Ngày công báo: | 28/06/2012 | Số công báo: | Từ số 405 đến số 406 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xử phạt đến 3 triệu khi có cháy nổ tại nhà
Đây là quy định mới vừa được Chính phủ ban hành vào ngày 14/6/2012 tại Nghị định 52/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy (PCCC).
Theo đó, mức xử phạt đối với trường hợp vô ý để xảy ra cháy nổ tại hộ gia đình gây thiệt hại dưới 25 triệu sẽ từ 200.000 - 500.000 đồng; trường hợp gây thiệt hại trên 50 triệu nhưng chưa tới mức truy cứu TNHS thì bị xử phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng; gây thiệt hại từ trên 25 triệu đến dưới 50 triệu bị xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng.
Nghị định này thay thế cho Nghị định 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005. Mức xử phạt cũng đã được tăng lên rất nhiều, nếu như trước đây mức xử phạt thấp nhất là 50.000 đồng thì nay đã tăng lên 100.000 đồng, và mức xử phạt cao nhất tăng từ 20.000.000 đồng lên 30.000.000 đồng để phù hợp với tình hình hiện nay, đồng thời cũng nhằm tăng tính răn đe, góp phần giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản mà nguyên nhân chính là do sự tắc trách của con người trong vấn đề an toàn PCCC.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định thêm một số trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính như vi phạm về việc đưa ra các phương án chữa cháy cơ sở không đảm bảo, vị phạm trong việc quản lý hồ sơ công tác an toàn PCCC…
Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 05/8/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, nguyên tắc xử phạt, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, trình tự, thủ tục xử phạt, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy hoặc có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy chưa được quy định tại Nghị định này nhưng đã được quy định trong các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các nghị định đó.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Nghị định này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ hạng mục công trình, công trình xây dựng trái phép;
c) Buộc khắc phục tình trạng không an toàn do vi phạm hành chính gây ra;
d) Buộc giảm khối lượng, số lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo định mức quy định;
đ) Buộc di chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ do vi phạm hành chính gây ra đến kho, địa điểm theo quy định;
e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Chương II Nghị định này.
4. Người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.
5. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên lãnh thổ Việt Nam có thể bị trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trục xuất được áp dụng có thể là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree stipulates the acts of administrative violation, sanctioning principle, forms of sanction, fines, remedial measures, the sanctioning competence, order, procedures for sanction, complaints, denunciation and settlement of complaint and denunciation about the sanctioning of administrative violations in the area of fire prevention and fighting.
2. The acts of administrative violations in the area of fire prevention and fire fighting or in relation with the area of fire prevention and fighting not regulated in this Decree but having been regulated in other decrees of the Government on handling of administrative violations shall be sanctioned for administrative violations as regulated in those decrees.
Article 2. Subject of application
Individuals and organizations committing administrative violations in the area of fire prevention and fighting in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be sanctioned under the provisions of this Decree and other provisions of the relevant law on sanction of administrative violations.
Article 3. Principle of sanction of administrative violations
The principle of sanction of administrative violations in the area of fire prevention and fighting shall comply with the provisions in the Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations
Article 4. Form of sanction of administrative violations
1. For each administrative violation in the area of fire prevention and fighting prescribed in this Decree, the individuals, organizations violating shall be subject to one of the following forms of sanction:
a) Caution;
b) Fine.
2. Depending on the nature and seriousness of violations, the individuals and organizations with administrative violations in the area of fire prevention and fire fighting can be subject to one or more additional forms of sanction as follows:
a) Being deprived of the license use right and practice certificate;
b) Being confiscated the exhibit and means used for administrative violations.
3. In addition to the forms of sanctions, the additional sanctions specified in clause 1 and clause 2 of this Article, the individuals and organizations committing administrative violations in the area of fire prevention and fighting can be subject to one or many remedial measures as follows:
a) Coersively performing the remedial measures of the environmental pollution due to administrative violations.
b) Coercively restoring the initial state altered due to administrative violations or coercively dismantling the work items or the unauthorized building works;
c) Coercively remedying unsafe conditions due to administrative violations;
d) Coercively reducing the quantity and amount of the dangerous substances and goods at risk of fire and explosion under the prescribed rate;
dd) Coercively removing the dangerous substances at risk of fire and explosion due to administrative violations to storage and location as prescribed;
e) Other remedial measures are regulated in Chapter II of this Decree.
4. Those who commit acts of administrative violations in the area of fire prevention and fighting and cause damages to organizations and individuals, in addition to administrative sanctions as stipulated in clause 1, 2 and 3 of this Article, they also make compensation for damage under the provisions of civil law.
5. Foreigners who commit acts of administrative violations in the area of fire prevention and fighting in the territory of Vietnam may be expelled from the Socialist Republic of Vietnam. The expulsion applied may be the form of administrative sanction or additional sanction. The competence, order and procedures for applying the sanction of expulsion shall comply with the provisions of current law on sanction of expulsion by administrative procedures.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực