Chương 3 Nghị định 52/2012/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 52/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 05/08/2012 |
Ngày công báo: | 28/06/2012 | Số công báo: | Từ số 405 đến số 406 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
28/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xử phạt đến 3 triệu khi có cháy nổ tại nhà
Đây là quy định mới vừa được Chính phủ ban hành vào ngày 14/6/2012 tại Nghị định 52/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy (PCCC).
Theo đó, mức xử phạt đối với trường hợp vô ý để xảy ra cháy nổ tại hộ gia đình gây thiệt hại dưới 25 triệu sẽ từ 200.000 - 500.000 đồng; trường hợp gây thiệt hại trên 50 triệu nhưng chưa tới mức truy cứu TNHS thì bị xử phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng; gây thiệt hại từ trên 25 triệu đến dưới 50 triệu bị xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng.
Nghị định này thay thế cho Nghị định 123/2005/NĐ-CP ngày 05/10/2005. Mức xử phạt cũng đã được tăng lên rất nhiều, nếu như trước đây mức xử phạt thấp nhất là 50.000 đồng thì nay đã tăng lên 100.000 đồng, và mức xử phạt cao nhất tăng từ 20.000.000 đồng lên 30.000.000 đồng để phù hợp với tình hình hiện nay, đồng thời cũng nhằm tăng tính răn đe, góp phần giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản mà nguyên nhân chính là do sự tắc trách của con người trong vấn đề an toàn PCCC.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định thêm một số trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính như vi phạm về việc đưa ra các phương án chữa cháy cơ sở không đảm bảo, vị phạm trong việc quản lý hồ sơ công tác an toàn PCCC…
Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 05/8/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
3. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
4. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
5. Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an cấp tỉnh và Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
6. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
e) Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu hàng hóa, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
8. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
c) Tịch thu hàng hóa, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì có quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 28; Khoản 1, 2 và 3 Điều 29 Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể, trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
3. Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân đang xử lý đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm về phòng cháy và chữa cháy theo Nghị định này mà phát hiện cá nhân, tổ chức đó còn có hành vi vi phạm hành chính được quy định trong các Nghị định khác của Chính phủ thì có quyền xử phạt hành chính về hành vi đó.
COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 28. Competence to sanction administrative violations of People’s Public Security
1. People’s police officer who is on duty has the right:
a) To impose a caution;
b) To impose a fine up to VND 200,000.
2. Station chief, captain of the competent persons as prescribed in clause 1 of this Article may:
a) To impose a caution;
b) To impose a fine up to VND 500,000.
3. Police chief of commune, ward and townlet (hereafter referred to as communal level) has the right
a) To impose a caution;
b) To impose a fine up to VND 2,000,000.
c) To confiscate exhibit and means used for administrative violations valued up to VND 2,000,000;
d) Coercively restoring the initial condition altered due to administrative violations.
4. Police chief of district, town and provincial run city (hereafter referred to as district level) has the right:
a) To impose a caution;
b) To impose a fine up to VND 10,000,000.
c) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;
d) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;
dd) To apply remedial measures prescribed in this Decree.
5. Head of Division of fire prevention and fighting, rescue and salvage, Head of police Division on administrative management of social order, Head of police Division of road and rail traffic, Head of police Division of waterway, Head of police Division of prevention of environmental crime, Head of police Division of criminal investigation of the social order, provincial-level police and Head of district-level police Division of fire prevention and fighting under the Service of fire prevention and fighting within their functions, duties and power have the right:
a) To impose a caution;
b) To impose a fine up to VND 10,000,000.
c) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;
d) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;
dd)To apply remedial measures prescribed in this Decree;
6. Directors of police of central-run cities and provinces (hereafter referred to as provincial level), Director of police Service of fire prevention and fighting have the right:
a) To impose a caution;
b) To impose a fine up to VND 30,000,000.
c) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;
d) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;
dd) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;
e) Directors of provincial –level police have the right to apply the form of sanction of expulsion as assigned by the Minister of Public Security.
7. Head of Department of fire prevention and fighting, rescue and salvage, Head of police Department on administrative management of social order, Head of police Department of road and rail traffic, Head of police Department of waterway, Head of police Division of prevention of environmental crime, Head of police Division of criminal investigation of the social order within their functions, duties and power have the right:
a) To impose a caution;
b) To impose a fine to a maximum level specified in point a, clause 2, Article 14 of the Ordinance amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008;
c) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;
d) To confiscate goods and means used for administrative violations
dd) To apply remedial measures prescribed in this Decree;
8. Minister of Public Security shall decide to apply the form of sanction of expulsion
Article 29. Competence to sanction administrative violations of Chairman of People’s Committee of all levels
1. Chairman of communal-level People’s Committee has the right:
a) To impose a caution;
b) To impose a fine up to VND 2,000,000
c) To confiscate exhibit and means used for administrative violations valued up to VND 2,000,000;
d) Coercively restoring the initial condition altered due to administrative violations;
2. Chairman of district-level People’s Committee has the right:
a) To impose a caution;
b) To impose a fine up to VND 30,000,000
c) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;
d) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;
dd) To apply remedial measures prescribed in this Decree;
3. Chairman of provincial-level People’s Committee has the right:
a) To impose a caution;
b) To impose a fine to a maximum level specified in point a, clause 2, Article 14 of the Ordinance amending and supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008;
c) To confiscate exhibit and means used for administrative violations;
d) To deprive the license use right and certificate of practice under the competence;
dd) To apply remedial measures prescribed in this Decree;
Article 30. Competence to sanction administrative violations of other agencies
Apart from persons with sanctioning competence prescribed in Article 28 and Article 29 of this Decree, the persons having competence to sanction under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2002 and the Ordinance Amending and Supplementing some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations 2008 while performing functions, duties under their respective management area and detecting the administrative violation specified in this Decree shall may sanction as prescribed by law.
Article 31. Authorized to sanction administrative violations in the area of fire prevention and fighting
Persons who has competence to sanction administrative violations prescribed in Clause 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of Article 28; clause 1, 2 and 3 of Article 29 of this Decree may authorize his deputy to exercise the competence to sanction administrative violations. The authorization must be made in writing. The deputy authorized must take responsibility for his decisions on sanctioning of administrative violations before his superior and law.
Article 32. Principle to determine competence to sanction administrative violations
1. The competence to sanction administrative violations in accordance with this Decree is the competence applicable to an administrative violation. In the case of fines, the sanctioning competence shall be determined based on the maximum level of the fine fine bracket prescribed for each specific act of violation. In case of administrative violation under the competence of many persons, the sanction shall be made by the first person who handles the case.
2. In the case of sanctioning a person who commits many acts of administrative violation, the sanctioning competence shall be determined according to the following principles:
a) If the form and level of sanction prescribed for every act are under the competence of the sanctioning person, the sanctioning competence still belongs to that person;
b) If the form and level of sanction prescribed for one of the acts exceed the competence of the sanctioning person, that person must transfer the violation case to the sanctioning competent level.
3. In case the person with sanctioning competence as a people’s police officer who is dealing with individuals and organizations in violation of fire prevention and fighting prescribed in this Decree but detects that individual or organization also commits acts of administrative violations stipulated in other Decrees of the Government, he shall have the right to sanction such act of administrative violation.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực