Chương 2 Nghị định 48/2010/NĐ-CP: Những quy định cụ thể
Số hiệu: | 48/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/05/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 22/05/2010 | Số công báo: | Từ số 240 đến số 241 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/06/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tin về hợp đồng xây dựng phải được ghi trong hợp đồng, bao gồm:
1. Loại hợp đồng, số hợp đồng, tên gói thầu, tên dự án, địa điểm xây dựng và căn cứ ký kết hợp đồng.
2. Tên giao dịch của các bên tham gia ký kết hợp đồng, đại diện của các bên, địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dịch, mã số thuế, giấy đăng ký kinh doanh, số tài khoản, điện thoại, fax, e-mail, thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng, các thông tin liên quan khác.
3. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì phải ghi đầy đủ thông tin của các thành viên trong liên danh theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó phải nêu thành viên đứng đầu liên danh.
1. Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với hợp đồng EPC ngoài các căn cứ nêu ở khoản 1 Điều này thì căn cứ ký kết hợp đồng còn bao gồm dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt và thiết kế FEED (trường hợp thiết kế do tư vấn nước ngoài thực hiện).
1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm văn bản hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
2. Hợp đồng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: nội dung và khối lượng công việc phải thực hiện; yêu cầu về chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật; thời gian và tiến độ thực hiện; điều kiện nghiệm thu, bàn giao; giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng và phương thức thanh toán; thời hạn bảo hành (đối với các hợp đồng xây dựng có công việc phải bảo hành); quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng; các thỏa thuận khác tùy theo từng loại hợp đồng.
3. Các tài liệu kèm theo hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng xây dựng. Tùy theo quy mô, tính chất, phạm vi công việc và loại hợp đồng xây dựng cụ thể các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng có thể bao gồm:
a) Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu hoặc văn bản chấp thuận;
b) Điều kiện riêng, các điều khoản tham chiếu;
c) Điều kiện chung;
d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
e) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
g) Biên bản đàm phán hợp đồng, các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản;
h) Các phụ lục của hợp đồng;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
2. Các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận về thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng để xử lý mâu thuẫn (nếu có).
1. Hợp đồng xây dựng chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của phía nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh. Khi hợp đồng xây dựng được ký kết bằng hai ngôn ngữ thì các bên phải thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giao dịch hợp đồng và thứ tự ưu tiên sử dụng ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng (nếu có).
1. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu và phải được các bên thoả thuận rõ trong hợp đồng. Nội dung và khối lượng công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan. Tùy từng loại hợp đồng xây dựng cụ thể, nội dung công việc thực hiện được xác định như sau:
a) Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng: là việc lập quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng công trình; thiết kế; khảo sát; giám sát thi công xây dựng; thẩm tra thiết kế, dự toán và các công việc tư vấn khác;
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng: là việc cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công và thi công xây dựng công trình;
c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ: là việc cung cấp thiết bị; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);
d) Đối với hợp đồng EPC: là việc thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình;
đ) Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay: nội dung chủ yếu là việc lập dự án đầu tư; thiết kế; cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo, hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa; chuyển giao công nghệ; vận hành thử.
2. Việc điều chỉnh khối lượng công việc của hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.
1. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng:
a) Chất lượng sản phẩm của hợp đồng xây dựng phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định của pháp luật. Quy chuẩn, tiêu chuẩn (Quốc tế, Việt Nam, Ngành), tiêu chuẩn dự án áp dụng cho sản phẩm các công việc phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Đối với thiết bị, hàng hóa nhập khẩu ngoài quy định tại điểm a khoản này còn phải quy định về nguồn gốc, xuất xứ.
2. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành:
a) Các thỏa thuận về quy trình nghiệm thu, bàn giao của các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
b) Các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ nghiệm thu, bàn giao; quy trình, thời điểm nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành; thành phần nhân sự tham gia nghiệm thu, bàn giao; biểu mẫu nghiệm thu, bàn giao; các quy định về người ký, các biên bản, tài liệu nghiệm thu, bàn giao phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Các bên chỉ được nghiệm thu, bàn giao các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Đối với những công việc theo yêu cầu phải được nghiệm thu trước khi chuyển qua các công việc khác, bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu để nghiệm thu;
đ) Đối với các sản phẩm sai sót (chưa bảo đảm yêu cầu của hợp đồng) thì phải được sửa chữa, trường hợp không sửa chữa được thì phải loại bỏ. Bên nào gây ra sai sót thì bên đó phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến sửa chữa, kiểm định lại và các chi phí liên quan đến việc khắc phục sai sót, cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng.
1. Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án.
2. Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện.
3. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu.
4. Đối với hợp đồng thi công xây dựng có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, thì tiến độ thi công được lập cho từng giai đoạn.
5. Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị, tiến độ cung cấp thiết bị phải thể hiện các mốc bàn giao thiết bị, trong đó có quy định về số lượng, chủng loại thiết bị cho từng đợt bàn giao.
6. Đối với hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài tiến độ thi công cho từng giai đoạn còn phải lập tiến độ cho từng loại công việc (lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng).
7. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ hợp đồng trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm của hợp đồng. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì bên nhận thầu được xét thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
8. Việc điều chỉnh tiến độ của hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định này.
1. Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
2. Giá hợp đồng phải ghi rõ nội dung các khoản chi phí, các loại thuế, phí (nếu có); giá hợp đồng xây dựng được điều chỉnh phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Giá hợp đồng có các loại sau:
a) Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp có bổ sung khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định này;
b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định trên cơ sở đơn giá cố định cho các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng. Đơn giá cố định là đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.
c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá cho các công việc đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng. Điều chỉnh giá do trượt giá thực hiện theo phương pháp quy định tại khoản 3, 4 Điều 36 Nghị định này;
d) Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày, giờ.
- Mức thù lao cho chuyên gia là chi phí cho chuyên gia, được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ).
- Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia bao gồm: chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc và chi phí hợp lý khác.
đ) Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%) được tính theo tỷ lệ (%) giá trị của công trình hoặc giá trị khối lượng công việc. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc.
4. Trong một hợp đồng xây dựng có nhiều công việc tương ứng với các loại giá hợp đồng, thì hợp đồng có thể áp dụng kết hợp các loại giá hợp đồng như quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Giá hợp đồng được xác định như sau:
a) Trường hợp đấu thầu thì căn cứ vào giá trúng thầu và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên;
b) Trường hợp chỉ định thầu thì căn cứ vào dự toán, giá gói thầu được duyệt, giá đề xuất và kết quả thương thảo hợp đồng giữa các bên.
1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng.
2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực, được bên giao thầu chấp nhận và phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành; trừ hợp đồng tư vấn xây dựng và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện.
3. Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với tỷ lệ giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người quyết định đầu tư chấp thuận.
5. Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm được quy định trong hợp đồng.
6. Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng khi bên nhận thầu đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành.
7. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (trường hợp các bên thỏa thuận phải có bảo lãnh tiền tạm ứng):
a) Trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên;
b) Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được khấu trừ tương ứng với phần giá trị giảm trừ tiền tạm ứng qua mỗi lần thanh toán theo thỏa thuận của các bên.
1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
2. Việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực và bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có).
3. Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:
a) Đối với hợp đồng tư vấn là 25% giá hợp đồng;
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:
- 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng;
- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng;
- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;
c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.
5. Mức tạm ứng tối đa là 50% giá hợp đồng, trường hợp đặc biệt thì phải được Người quyết định đầu tư cho phép.
6. Tiền tạm ứng được bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên, mức thu hồi từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng, kết thúc thu hồi khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng.
Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng vốn ứng không đúng mục đích. Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng vào việc khác, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi.
7. Đối với việc sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, một số vật liệu phải dự trữ theo mùa thì bên giao thầu, bên nhận thầu thỏa thuận kế hoạch tạm ứng và mức tạm ứng để bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng.
1. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.
2. Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.
3. Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có quy định khác.
4. Đối với hợp đồng trọn gói: thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.
5. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: được thực hiện trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.
6. Đối với hợp đồng theo thời gian việc thanh toán được quy định như sau:
a) Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).
b) Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng.
7. Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%): thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng. Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng.
8. Đối với hợp đồng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này, thì việc thanh toán phải thực hiện tương ứng với các loại hợp đồng đó.
9. Việc thanh toán các khối lượng phát sinh (ngoài hợp đồng) chưa có đơn giá trong hợp đồng, thực hiện theo các thỏa thuận bổ sung hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
10. Thời hạn thanh toán
Thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận nhưng không quá 14 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định cụ thể như sau:
a) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của bên nhận thầu, chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị thanh toán tới cơ quan cấp phát, cho vay vốn;
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát, cho vay vốn phải chuyển đủ giá trị của lần thanh toán cho bên nhận thầu.
1. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thỏa thuận trong hợp đồng. Hồ sơ thanh toán (bao gồm cả biểu mẫu nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng và phải được bên giao thầu xác nhận.
2. Hồ sơ thanh toán hợp đồng bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:
a) Đối với hợp đồng trọn gói:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu; biên bản nghiệm thu khối lượng này là bản xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng (đối với hợp đồng thi công xây dựng phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện) mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết;
- Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
c) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Bảng tính đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá (còn gọi là đơn giá thanh toán) theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
d) Đối với hợp đồng theo thời gian:
- Biên bản nghiệm thu thời gian làm việc thực tế hoặc bảng chấm công (theo tháng, tuần, ngày, giờ) tương ứng với kết quả công việc trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu. Trường hợp, trong quá trình thực hiện có công việc phát sinh cần phải bổ sung chuyên gia mà trong hợp đồng chưa có mức thù lao cho các chuyên gia này thì các bên phải thỏa thuận và thống nhất mức thù lao trước khi thực hiện. Khi đó, hồ sơ thanh toán phải có bảng tính giá trị các công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng và được đại diện các bên: giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và bên nhận thầu xác nhận;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị hoàn thành theo hợp đồng, giá trị cho những công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
đ) Đối với hợp đồng theo tỷ lệ (%):
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu; biên bản này được xác định căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu hay các sản phẩm mà bên nhận thầu đã hoàn thành được bên giao thầu xác nhận tương ứng với các giai đoạn (lần) thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng;
- Bảng tính giá trị cho những công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
- Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhận thầu.
e) Đối với các hợp đồng xây dựng có công việc cung cấp thiết bị, thì khối lượng hoàn thành được xác định căn cứ vào hóa đơn của bên nhận thầu hoặc vận đơn; biên bản nghiệm thu, bàn giao thiết bị, giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác có liên quan.
3. Đối với hợp đồng xây dựng kết hợp các giá hợp đồng, hồ sơ thanh toán cho từng loại hợp đồng thực hiện theo các quy định tương ứng nêu tại khoản 2 Điều này.
1. Đồng tiền sử dụng để thanh toán hợp đồng xây dựng là đồng tiền Việt Nam; trường hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán thì các bên thỏa thuận nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.
2. Trong một hợp đồng xây dựng có những công việc đòi hỏi phải thanh toán bằng nhiều đồng tiền khác nhau, thì các bên phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc đồng tiền thanh toán phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu (trường hợp chỉ định thầu).
3. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản và các hình thức khác do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật và phải được ghi trong hợp đồng.
1. Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng;
b) Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng;
c) Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu;
d) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng;
đ) Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng do các bên thỏa thuận nhưng không được quá sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện theo hợp đồng, bao gồm cả công việc phát sinh (nếu có); trường hợp hợp đồng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn giao nộp hồ sơ quyết toán hợp đồng nhưng không quá một trăm hai mươi (120) ngày.
1. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp:
a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;
b) Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật.
2. Việc thanh lý hợp đồng phải được hoàn tất trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo điểm b khoản 1 Điều này; đối với những hợp đồng có quy mô lớn thì việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong thời hạn không quá chín mươi (90) ngày.
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về quyền và trách nhiệm của người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng. Khi các bên thay đổi người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia biết bằng văn bản. Riêng trường hợp bên nhận thầu thay đổi người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng, nhân sự chủ chốt thì phải được sự chấp thuận của bên giao thầu.
3. Tùy theo từng loại hợp đồng cụ thể, quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu, bên nhận thầu còn được quy định tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 Nghị định này.
1. Quyền của bên giao thầu tư vấn:
a) Được quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm tư vấn theo hợp đồng;
b) Từ chối nghiệm thu sản phẩm tư vấn không đạt chất lượng theo hợp đồng;
c) Kiểm tra chất lượng công việc của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên giao thầu tư vấn:
a) Cung cấp cho bên nhận thầu thông tin về yêu cầu công việc, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
b) Bảo đảm quyền tác giả đối với sản phẩm tư vấn có quyền tác giả theo hợp đồng;
c) Giải quyết kiến nghị của bên nhận thầu theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị của bên nhận thầu. Sau khoảng thời gian này nếu bên giao thầu không giải quyết mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho bên nhận thầu thì bên giao thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại (nếu có);
d) Thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Quyền của bên nhận thầu tư vấn:
a) Yêu cầu bên giao thầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn và phương tiện làm việc (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
b) Được đề xuất thay đổi điều kiện cung cấp dịch vụ tư vấn vì lợi ích của bên giao thầu hoặc khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tư vấn;
c) Từ chối thực hiện công việc không hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu;
d) Được đảm bảo quyền tác giả theo quy định của pháp luật (đối với những sản phẩm tư vấn có quyền tác giả);
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên nhận thầu tư vấn:
a) Hoàn thành công việc đúng tiến độ, chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Đối với hợp đồng thiết kế: tham gia nghiệm thu công trình xây dựng cùng chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, giám sát tác giả, trả lời các nội dung có liên quan đến hồ sơ thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;
c) Bảo quản và giao lại cho bên giao thầu những tài liệu và phương tiện làm việc do bên giao thầu cung cấp theo hợp đồng sau khi hoàn thành công việc (nếu có);
d) Thông báo ngay bằng văn bản cho bên giao thầu về những thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện làm việc không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc;
đ) Giữ bí mật thông tin liên quan đến dịch vụ tư vấn mà hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Quyền của bên giao thầu thi công xây dựng:
a) Tạm ngừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi bên nhận thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
b) Kiểm tra chất lượng thực hiện công việc, cơ sở gia công chế tạo của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu của bên giao thầu thi công xây dựng:
a) Trường hợp bên giao thầu là chủ đầu tư thì phải xin giấy phép xây dựng theo quy định;
b) Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho bên nhận thầu quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thỏa thuận của hợp đồng;
c) Cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý và thực hiện hợp đồng;
d) Cung cấp kịp thời hồ sơ thiết kế và các tài liệu có liên quan, vật tư (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán trong hợp đồng;
e) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ của nhà thầu thi công;
h) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng đúng thời hạn theo quy định;
i) Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ tư vấn thì phải quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của nhà tư vấn;
k) Xem xét và chấp thuận kịp thời bằng văn bản các đề xuất liên quan đến thiết kế, thi công của bên nhận thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Quyền của bên nhận thầu thi công xây dựng:
a) Được quyền đề xuất với bên giao thầu về khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; từ chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi của hợp đồng khi chưa được hai bên thống nhất và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu;
b) Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết;
c) Được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của bên nhận thầu thi công xây dựng:
a) Cung cấp nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên quan khác đủ số lượng và chủng loại theo hợp đồng; thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp bên nhận thầu thực hiện thiết kế bản vẽ thi công) để thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
b) Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình;
c) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn dự án, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
d) Ghi nhật ký thi công xây dựng công trình;
đ) Thí nghiệm vật liệu, kiểm định thiết bị, sản phẩm xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, tiêu chuẩn dự án, quy chuẩn và tiêu chuẩn;
e) Quản lý người lao động trên công trường, bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;
g) Lập biện pháp tổ chức thi công, hồ sơ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
h) Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận. Sửa chữa sai sót trong công trình đối với những công việc do mình thi công;
i) Phối hợp với các nhà thầu khác cùng thực hiện trên công trường;
k) Định kỳ báo cáo với bên giao thầu về tiến độ thi công, nhân lực và thiết bị chính để thi công xây dựng công trình;
l) Di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác;
m) Hoàn trả mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
n) Giữ bí mật thông tin liên quan đến hợp đồng hoặc pháp luật có quy định;
o) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết, mặt bằng lắp đặt thiết bị cho bên nhận thầu.
2. Phối hợp với bên nhận thầu trong quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành.
3. Từ chối nghiệm thu và có quyền không nhận bàn giao thiết bị công nghệ không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, chủng loại và nguồn gốc xuất xứ.
4. Trường hợp bên giao thầu cấp thiết kế công nghệ cho bên nhận thầu thì bên giao thầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng và quyền sở hữu trí tuệ của thiết kế này.
5. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Bàn giao thiết bị công nghệ cho bên giao thầu đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, địa điểm, thời gian, cách thức đóng gói, bảo quản, nguồn gốc xuất xứ và các thỏa thuận khác trong hợp đồng.
2. Cung cấp cho bên giao thầu đầy đủ các thông tin cần thiết về thiết bị công nghệ; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo trì thiết bị công nghệ; đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng).
3. Cùng với bên giao thầu vận hành thử thiết bị công nghệ.
4. Về sở hữu trí tuệ đối với thiết bị công nghệ:
a) Thiết bị công nghệ do bên nhận thầu cung cấp phải bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ. Bên nhận thầu không được cung cấp những thiết bị công nghệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên nhận thầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với những thiết bị công nghệ đã cung cấp;
b) Trường hợp thiết bị công nghệ được chế độ theo thiết kế hoặc theo những số liệu do bên giao thầu cung cấp thì bên nhận thầu không phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ những thiết bị công nghệ đó;
c) Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải chịu trách nhiệm trong trường hợp không thông báo ngay cho bên kia biết những khiếu nại của bên thứ ba về quyền sở hữu trí tuệ đối với thiết bị công nghệ sau khi đã biết hoặc phải biết về những khiếu nại.
5. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Quyền của bên giao thầu EPC:
a) Từ chối nghiệm thu sản phẩm không đạt chất lượng theo hợp đồng; không nghiệm thu những thiết bị công nghệ không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ và các sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Kiểm tra việc thực hiện các công việc của bên nhận thầu theo nội dung hợp đồng đã ký kết nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu;
c) Tạm ngừng việc thực hiện công việc theo hợp đồng và yêu cầu khắc phục hậu quả khi phát hiện bên nhận thầu thực hiện công việc vi phạm các nội dung đã ký kết trong hợp đồng hoặc các quy định của nhà nước;
d) Yêu cầu bên nhận thầu bàn giao các hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm của hợp đồng theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
đ) Xem xét, chấp thuận danh sách các nhà thầu phụ đủ điều kiện năng lực chưa có trong hợp đồng EPC theo đề nghị của bên nhận thầu;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên giao thầu EPC:
a) Thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý và thực hiện hợp đồng;
c) Cung cấp cho bên nhận thầu thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
d) Nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt kịp thời thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của các công trình, hạng mục công trình theo quy định;
đ) Xin giấy phép xây dựng theo quy định, bàn giao mặt bằng sạch cho bên nhận thầu theo tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giám sát việc thực hiện công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết; kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy định;
g) Thỏa thuận với bên nhận thầu về hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị công nghệ (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
h) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng đúng thời hạn theo quy định;
i) Bảo đảm quyền tác giả đối với các sản phẩm tư vấn theo hợp đồng;
k) Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình;
l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Quyền của bên nhận thầu EPC:
a) Yêu cầu bên giao thầu cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện làm việc (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng) liên quan đến công việc của hợp đồng theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
b) Được đề xuất với bên giao thầu về những công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng; từ chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết khi chưa được hai bên thống nhất hoặc những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu;
c) Tổ chức, quản lý thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên nhận thầu EPC:
a) Cung cấp đủ nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị và các phương tiện cần thiết khác để thực hiện các công việc theo hợp đồng;
b) Tiếp nhận, quản lý, bảo quản, bàn giao lại các tài liệu, phương tiện do bên giao thầu cung cấp (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
c) Thông báo cho bên giao thầu về những thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện làm việc không đảm bảo ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc theo hợp đồng đã ký kết;
d) Giữ bí mật các thông tin liên quan đến hợp đồng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện công việc theo hợp đồng đảm bảo an toàn, chất lượng, đúng tiến độ và các thỏa thuận khác trong hợp đồng;
e) Lập thiết kế (thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) các hạng mục công trình, công trình chính của gói thầu, dự án phù hợp với thiết kế cơ sở hoặc thiết kế FEED được duyệt và trình chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt;
g) Tổ chức việc mua sắm, chế tạo và cung cấp thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu và tiến độ thực hiện của hợp đồng; lựa chọn nhà thầu phụ (nếu có) thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu trình chủ đầu tư chấp thuận; thỏa thuận và thống nhất với chủ đầu tư về nội dung hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị công nghệ (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
h) Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình, chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật kèm theo (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng);
i) Thực hiện các công việc thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành chạy thử đồng bộ công trình và bàn giao công trình hoàn thành cho bên giao thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật hiện hành;
k) Đảm bảo các sản phẩm do mình cung cấp không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
l) Bàn giao các hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm của hợp đồng cho bên giao thầu theo nội dung hợp đồng đã ký kết;
m) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 31 Nghị định này, thì bên nhận thầu hợp đồng chìa khóa trao tay còn nghĩa vụ lập dự án đầu tư xây dựng, tham gia bảo vệ dự án cùng bên giao thầu trước Người quyết định đầu tư và hoàn thiện dự án theo yêu cầu của bên giao thầu phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng.
1. Việc điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký. Khi điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng (giá hợp đồng sau điều chỉnh) không làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định điều chỉnh, trường hợp vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
2. Đối với hợp đồng trọn gói, thì chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).
1. Khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Đối với hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo tỷ lệ (%): trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là khối lượng nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là khối lượng nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện). Trường hợp này, khi điều chỉnh khối lượng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu tính toán, thỏa thuận và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; trường hợp thỏa thuận không được thì khối lượng các công việc phát sinh đó sẽ hình thành gói thầu mới, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu này theo quy định hiện hành;
b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: trường hợp khối lượng thực tế hoàn thành được nghiệm thu ít hơn hoặc nhiều hơn so với khối lượng trong hợp đồng đã ký thanh toán theo khối lượng hoàn thành thực tế được nghiệm thu;
c) Đối với hợp đồng theo thời gian: trường hợp thời gian thực tế ít hơn hoặc nhiều hơn so với thời gian theo hợp đồng đã ký mà bên nhận thầu đã thực hiện thì thanh toán theo thời gian thực tế bên nhận thầu đã thực hiện.
2. Đối với những khối lượng phát sinh nằm ngoài phạm vi hợp đồng đã ký mà chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng phải thống nhất đơn giá để thực hiện khối lượng công việc này trước khi thực hiện.
1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận cụ thể các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng, trình tự, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh giá hợp đồng; phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với loại giá hợp đồng, tính chất công việc trong hợp đồng xây dựng.
2. Việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện thông qua việc điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh khối lượng và được quy định như sau:
a) Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh;
b) Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán;
c) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo thời gian thì khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường hoặc khi nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh đơn giá nếu được phép của cấp quyết định đầu tư và các bên có thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, thì đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo phương pháp hướng dẫn tại khoản 3, 4 Điều này cho những khối lượng công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng, bên giao thầu và bên nhận thầu cam kết sẽ điều chỉnh lại đơn giá do trượt giá sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
3. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng:
a) Việc áp dụng các phương pháp điều chỉnh giá phải phù hợp với tính chất công việc, loại giá hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh giá phải phù hợp với nội dung công việc trong hợp đồng. Trong hợp đồng phải quy định việc sử dụng nguồn thông tin giá hoặc nguồn chỉ số giá của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh giá theo công thức sau:
GTT = GHĐ x Pn
Trong đó:
- “GTT”: là giá thanh toán tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu
- “GHĐ”: là giá trong hợp đồng tương ứng với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu.
- “Pn”: hệ số điều chỉnh (tăng hoặc giảm) được áp dụng cho thanh toán hợp đồng đối với các khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong khoảng thời gian “n”.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
1. Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh giá hợp đồng, điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Khi điều chỉnh hợp đồng xây dựng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định; trường hợp làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
1. Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh tiến độ. Trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp đồng thì các bên phải xác nhận rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do chậm tiến độ gây ra.
2. Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng;
b) Thay đổi phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;
c) Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra.
3. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận và thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì chủ đầu tư phải báo cáo Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
1. Các tình huống được tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng, quyền được tạm ngừng; trình tự thủ tục tạm ngừng, mức đền bù thiệt hại do tạm ngừng phải được bên giao thầu và bên nhận thầu thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
2. Hợp đồng xây dựng được tạm ngừng trong các trường hợp sau:
a) Bên giao thầu quyết định ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng khi bên nhận thầu không đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn lao động và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết;
b) Bên nhận thầu thực hiện quyền tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng xây dựng khi bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu quá 28 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán theo quy định tại khoản 10 Điều 18 Nghị định này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Trước khi một bên tạm ngừng thực hiện công việc trong hợp đồng, thì phải báo cho bên kia biết bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do tạm ngừng thực hiện; bên giao thầu, bên nhận thầu phải có trách nhiệm cùng thương lượng giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng.
1. Các tình huống được chấm dứt hợp đồng, quyền được chấm dứt; trình tự thủ tục chấm dứt, mức đền bù thiệt hại do chấm dứt phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
2. Mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại các khoản 7 và 8 Điều này.
3. Trường hợp đã tạm ngừng mà bên vi phạm không khắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian các bên đã thống nhất mà không có lý do chính đáng thì bên tạm ngừng có quyền chấm dứt hợp đồng.
4. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải do lỗi của bên kia gây ra, thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
5. Trước khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít hơn hai mươi mốt (21) ngày và trong đó phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng. Nếu bên chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
6. Hợp đồng xây dựng không còn hiệu lực kể từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng trong khoảng thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Ngoài thời gian này nếu một bên không làm các thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên kia được toàn quyền quyết định việc thanh lý hợp đồng.
7. Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Bên nhận thầu bị phá sản hoặc chuyển nhượng lợi ích của hợp đồng xây dựng cho chủ nợ của mình mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu.
b) Bên nhận thầu từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc 45 ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu.
8. Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Bên giao thầu bị phá sản hoặc giải thể.
b) Sau 45 ngày liên tục công việc bị ngừng do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
c) Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu sau 45 ngày kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
9. Sau hai (02) ngày kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng xây dựng, bên nhận thầu phải di chuyển toàn bộ vật tư, nhân lực, máy móc, thiết bị và các tài sản khác thuộc sở hữu của mình ra khỏi công trường, nếu sau khoảng thời gian này bên nhận thầu chưa thực hiện việc di chuyển thì bên giao thầu có quyền xử lý đối với các tài sản này.
1. Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi cụ thể trong hợp đồng; mức thưởng, phạt do các bên tự thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận do việc sớm đưa công trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng.
Ngoài các trách nhiệm do vi phạm hợp đồng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan thì bên giao thầu, bên nhận thầu còn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cụ thể như sau:
1. Bên nhận thầu phải bồi thường cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:
a) Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
b) Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây tổn hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.
2. Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:
a) Nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị bỏ dở giữa chừng, thực hiện chậm, ngừng công việc, rủi ro, điều phối máy móc, thiết bị, vật liệu và cấu kiện ứ đọng cho bên nhận thầu;
b) Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm ngừng hoặc sửa đổi công việc;
c) Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, và các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;
d) Bên giao thầu chậm thanh toán thì phải bồi thường cho bên nhận thầu theo lãi suất quá hạn áp dụng cho ngày đầu tiên chậm thanh toán do ngân hàng thương mại mà bên nhận thầu mở tài khoản công bố kể từ ngày đầu tiên chậm thanh toán cho đến khi bên giao thầu đã thanh toán đầy đủ cho bên nhận thầu.
3. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất nếu bên kia còn bị những tổn thất khác, mức bồi thường tổn thất phải tương đương với mức tổn thất của bên kia.
4. Nếu một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ 3, bên vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ 3 được giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Nếu hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và của pháp luật có liên quan.
1. Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng trong Nghị định này được hiểu là khi một bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký. Khi đó bên phát hiện có quyền khiếu nại bên kia về nội dung này.
2. Khi một bên khiếu nại bên kia thì phải đưa ra các căn cứ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ những nội dung khiếu nại.
3. Trong vòng 30 ngày kể từ khi phát hiện những nội dung không phù hợp với hợp đồng đã ký, bên phát hiện phải thông báo ngay cho bên kia về những nội dung đó và khiếu nại về các nội dung này. Ngoài khoảng thời gian này nếu không bên nào có khiếu nại thì các bên phải thực hiện theo đúng những thỏa thuận đã ký.
4. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên nhận được khiếu nại phải đưa ra những căn cứ, dẫn chứng về những nội dung cho rằng việc khiếu nại của bên kia là không phù hợp với hợp đồng đã ký, nếu những căn cứ và dẫn chứng không thuyết phục, không hợp lý thì phải chấp thuận với những khiếu nại của bên kia. Ngoài khoảng thời gian này nếu bên nhận được khiếu nại không có ý kiến thì coi như đã chấp thuận với những nội dung khiếu nại do bên kia đưa ra.
5. Các khiếu nại của mỗi bên phải được gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
1. Các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết trên cơ sở nội dung hợp đồng đã ký kết. Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải thì cơ quan hoặc tổ chức hòa giải có thể được các bên nêu trong hợp đồng hoặc xác định sau khi có tranh chấp xảy ra.
3. Trường hợp một bên không đồng ý kết luận hòa giải thì có quyền đề nghị Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết; thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài hoặc Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn đề nghị Trọng tài hoặc thời hiệu khởi kiện lên Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp các bên bị xâm phạm.
5. Hợp đồng bị vô hiệu, chấm dứt không ảnh hưởng tới hiệu lực của các điều khoản về giải quyết tranh chấp.
1. Bảo hiểm
a) Bảo hiểm công trình xây dựng do chủ đầu tư mua. Trường hợp, phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định;
b) Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết (bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba) để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.
2. Bảo hành
a) Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Việc bảo hành công trình được quy định như sau:
- Đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I: thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng kể từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, mức bảo hành là 3% giá trị hợp đồng.
- Đối với các công trình còn lại: thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng, mức bảo hành là 5% giá trị hợp đồng.
b) Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận;
c) Bên nhận thầu chỉ được hoàn trả bảo đảm bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành;
d) Trong thời hạn bảo hành, bên nhận thầu phải thực hiện việc bảo hành trong vòng hai mốt (21) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa chữa của bên giao thầu; trong khoảng thời gian này, nếu bên nhận thầu không tiến hành bảo hành thì bên giao thầu có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác sửa chữa.
1. Hợp đồng thầu chính hoặc hợp đồng tổng thầu có thể có nhiều hợp đồng thầu phụ. Khi ký hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính hoặc tổng thầu phải thực hiện theo các quy định sau:
a) Đối với các nhà thầu phụ không có trong danh sách thầu phụ kèm theo hợp đồng thì phải được chủ đầu tư chấp thuận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
b) Nhà thầu chính hoặc tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và sai sót của mình và các công việc do các nhà thầu phụ thực hiện;
c) Nhà thầu chính hoặc tổng thầu không được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện.
2. Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có).
a) Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định là một nhà thầu được chủ đầu tư chỉ định cho nhà thầu chính hoặc tổng thầu thuê làm nhà thầu phụ để thực hiện một số phần việc chuyên ngành có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc khi thầu chính, tổng thầu không đáp ứng được tiến độ thực hiện hợp đồng sau khi chủ đầu tư đã yêu cầu.
Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể về các tình huống chủ đầu tư được chỉ định nhà thầu phụ;
b) Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định nếu công việc nhà thầu chính hoặc tổng thầu, thầu phụ đang thực hiện vẫn tuân thủ đúng các thỏa thuận trong hợp đồng hoặc có đầy đủ cơ sở cho rằng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định không đáp ứng được các yêu cầu theo hợp đồng.
3. Chủ đầu tư có thể thanh toán trực tiếp cho nhà thầu phụ trên cơ sở đề xuất thanh toán của nhà thầu chính hoặc tổng thầu, trường hợp này các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng thầu chính.
1. Trách nhiệm của các bên về an toàn lao động phải được thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định như sau:
a) Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng, kể cả các công trình phụ cận. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thống nhất;
b) Biện pháp an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn;
c) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật;
d) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động cho người lao động của mình. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo về an toàn lao động;
đ) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường;
e) Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.
2. Trách nhiệm bảo vệ môi trường xây dựng của mỗi bên phải thỏa thuận trong hợp đồng và được quy định như sau:
a) Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn và thu dọn hiện trường; nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu đô thị, phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định;
b) Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
c) Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền tạm ngừng thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường;
d) Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
3. Các bên tham gia hợp đồng xây dựng phải tuân thủ các quy định hiện hành về phòng chống cháy nổ.
1. Bên nhận thầu phải thông báo trước cho bên giao thầu ít nhất 21 ngày về thời điểm giao thiết bị.
2. Bên nhận thầu phải chịu trách nhiệm về việc đóng gói, bốc xếp, vận chuyển, lưu kho và bảo quản thiết bị, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Bên nhận thầu phải bồi thường cho bên giao thầu đối với các hư hỏng, mất mát và chi phí phát sinh do việc vận chuyển thiết bị của bên nhận thầu gây ra.
1. Rủi ro là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng. Trong hợp đồng phải có nội dung quy định trách nhiệm của các bên về việc xử lý rủi ro khi xảy ra của mỗi bên; trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp gặp rủi ro.
2. Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra và không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng như: động đất, bão, lốc, lũ, lụt, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh, dịch bệnh.
3. Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.
4. Trong hợp đồng các bên phải thỏa thuận về việc xử lý bất khả kháng như: thông báo về bất khả kháng; trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng; chấm dứt và thanh toán hợp đồng xây dựng trong trường hợp bất khả kháng (nếu có).
Section 1. INFORMATION ON CONSTR UCTION CONTRA CTS
Article 8. Information on construction contracts
Information on a construction contract must be written in the contract, including:
1. Type of contract, contract number, name of bid package, name of project, construction location, and grounds for contract signing.
2. Transaction names of contracting parties and their representatives, their business registration addresses or transaction addresses, tax identification numbers, business registration certificates, account numbers, telephone and fax numbers, e-mail addresses, time and place of contract signing, and other relevant information.
In case the contractor is a partnership of contractors, sufficient information on partners must be written under Clause 2 of this Article, indicating the head of the partnership.
Article 9. Grounds for signing construction contracts
1. Grounds for signing a construction contract include requirements on jobs to be performed agreed upon by contracting parties, results of contractor selection, results of contract negotiation and finalization. and relevant provisions of law.
2. For EPC contracts, in addition to the grounds mentioned in Clause I of this Article, contract signing grounds include also approved work construct ion investment projects and FEED designs (in case designs are made by foreign consultants).
Article 10. Construction contract dossiers
1. A construction contract dossier comprises a written construction contract and its accompanying documents.
2. A contract must contain the following principal details: jobs and work volumes to be performed: quality and technical requirements: performance duration and schedule: takeover and handover conditions: contract price, advance, payment and settlement and payment method: warranty duration (for construction contracts involving works for which warranty is required): rights and obligations of contracting parties: liability for contract breaches: language used in the contract: and other agreements depending on each type of contract.
3. Documents accompanying a construction contract constitute an integral part of the contract. Depending on the scale, nature and scope of jobs and specific type of construction contract, documents accompanying a construction contract may include:
a/ Notice of contract winning or contractor appointment document or written approval of contractor appointment:
b/ Particular conditions and terms of reference:
c/ General conditions:
d/ Bidding dossier or dossier of requirements of the principal:
e/ Design drawings and technical instructions;
f/ Bid dossier or dossier of proposal of the contractor:
g/ Contract negotiation minutes, and written amendments and supplements thereto;
h/ Contract annexes;
i/ Other relevant documents.
4. The contracting parties shall reach agreement on priority order for the application of documents accompanying the contract to settling contradictory issues (if any).
Article 11. Applicable law and language used in construction contracts
1. Construction contracts are regulated by the legal system of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Language used in construction contracts is Vietnamese, except the cases specified in Clause 3 of this Article.
3. Languages to be used in a construction contract involving a foreign party are Vietnamese and English. For a bilingual construction contract, the contracting parties shall agree on a language to be used in the course of contract transaction and the priority order for the use of the languages in settling disputes over the contract (if any).
Section 2. JOBS AND WORK VOLUMES, QUALITY REQUIREMENTS AND PERFORMANCE SCHEDULE
Article 12. Jobs and work volumes of construction contracts
1. Jobs and work volumes of a construction contract are those clearly agreed upon by the principal and contractor in the contract upon its signing. Jobs and work volumes shall be determined based on the bidding dossier or dossier of requirements, bid dossier or dossier of proposal, negotiation minutes and relevant legal documents. Depending on each type of construction contract, jobs to be performed shall be determined as follows:
a/ For construction consultancy contracts, these jobs include planning; formulation of a work construction investment project: engineering; survey; construction supervision; verification of designs and cost estimates; and other consultancy jobs:
b/ For construction contracts, these jobs include provision of construction materials, manpower, construction machinery and equipment and work construction activities:
c/ For equipment provision contracts, these jobs include provision of equipment; provision of instructions for installation, use. test operation, operation, training and technology transfer (if any):
d/ For EPC contracts, these jobs include engineering, provision of materials and equipment and construction of works:
e/ For turnkey contracts, main jobs include formulation of an investment project; engineering; provision of equipment and construction of works: operation training and instruction, maintenance and repair; technology transfer; and test operation.
2. Adjustment of the work volume of a contract must comply with Article 35 of this Decree.
Article 13. Requirements on quality, takeover test and handover of products of construction contracts
1. Requirements on quality of products of a construction contract:
a/ Quality of products of a construction contract must comply with and satisfy the quality requirements set out by the law. Regulations and standards or project standards (international. Vietnamese or branch) applied to products of works shall be agreed upon by the parties in the contract:
b/ Imported equipment and goods not mentioned at Point a of this Clause are also subject to regulations on origin.
2. Takeover test and handover of products of completed jobs:
a/ Agreements on procedures for takeover test and handover between contracting parties must comply with regulations on quality management of construction works:
b/ Jobs subject to takeover test and handover: bases for takeover test and handover: the process and time of takeover test and handover of products of completed works: persons to participate in takeover test and handover: forms of takeover test and handover; regulations on signatories, minutes and documents on takeover test and handover shall be agreed by the parties in the contract;
c/ Contracting parties may only conduct takeover test and handover of products satisfying quality requirements referred to in Clause 1 of this Article:
d/ For works requested to be tested for takeover before construction of other works, the contractor shall notify them in advance to the principal for takeover test:
e/ Faulty products (which fail to satisfy the contract's requirements) must be repaired. Those which arc irreparable must be discarded. The party at fault shall bear all expenses for repair, re-inspection and other expenses related to the correction of defects as well as assurance of the contract performance schedule.
Article 14. Duration and schedule of performance of construction contracts
1. The duration of performance of a contract is counted from the effective date of the contract to the date when the contracting parties fulfill contractual obligations and must conform to the project implementation schedule.
2. The contractor shall work out a detailed schedule of contract performance, then propose it to the principal for approval for use as a basis for contract performance.
3. The contract performance schedule must indicate dates of completion and handover of major jobs and products.
4. For big construction contracts with a long duration of performance, the construction schedule shall be worked out for each stage.
5. For equipment provision contracts, the equipment provision schedule must indicate dates of equipment handover, stating equipment quantities and categories for each handover.
6. For EPC contracts and turnkey contracts, in addition to the construction schedule for each stage, a schedule for each type of work (project formulation, engineering, equipment provision and construction) shall also be made.
7. Acceleration of the contract performance progress is encouraged provided the quality of the contract's products is assured. In case the progress acceleration brings about higher efficiency for the project, the contractor will be rewarded as agreed upon in the contract.
8. Adjustment of the contract performance schedule must comply with Article 38 of this Decree.
Section 3. CONTRACT PRICES, ADVANCE, PAYMENT SETTLEMENT AND LIQUIDATION OF CONSTRUCTION CONTRACTS
Article 15. Prices of construction contracts
1. The price of a construction contract means a sum of money which the principal pledges to pay to the contractor for the performance of job(s) according to requirements on volume, quality, schedule and payment conditions and other requirements as agreed upon in the contract.
2. A contract price must clearly indicate expenses, taxes and charges (if any); an adjusted contract price must conform to the type of contract, contract price and be agreed upon by the parties in the contract.
3. There are following kinds of contract prices:
a/ The lump-sum contract price, which is kept unchanged throughout the course of contract performance, for the volume of jobs within the scope of the signed contract, except the case of additional volume provided at Point a. Clause 1. Article 35 of this Decree;
b/ Fixed unit-price contract price, which is determined on the basis of a fixed unit price for contractual jobs multiplied by the corresponding work volume. A fixed unit price means a price which is kept unchanged throughout the course of contract performance;
c/ Adjustable unit-price contract price, which is determined on the basis of a fixed unit price for contractual jobs which has been adjusted based on market price fluctuation, multiplied by the corresponding work volume. Price adjustment based on market price fluctuation shall be made by the method prescribed in Clauses 3 and 4. Article 36 of this Decree;
d/ Time-based contract price, which is determined on the basis of remuneration for experts and expenses other than remuneration for experts and the working duration (volume) calculated in month, week, day or hour.
- Remuneration for experts includes expert expenses determined on the basis of salaries of experts and related expenses as agreed upon by the contracting parties in the contract multiplied by the actual working duration (calculated in month, week, day or hour).
- Expenses other than remuneration for experts include travel and survey expenses, working office rent and other reasonable expenses.
e/ Percentage contract price, which is calculated in a percentage of the value of a work or work volume. When the contractor completes all contractual obligations, the principal shall pay to the contractor a sum of money equal to a certain percentage indicated in the contract multiplied by the value of work or work volume.
4. For a construction contract covering many jobs subject lo different types of contract price, a combination of contract prices specified in Clause 3 of this Article may be applied.
5. Contract prices shall be determined as follows:
a/ In case of bidding, the contract price shall be based on the bid-winning price and results of contract negotiation between the parties;
b/ In case of contractor appointment, the contract price shall be based on the approved cost estimate and bid package price, proposed price and results of contract negotiation between the parties.
Article 16. Security for construction contract performance and guarantee for contract advance payment
1. Contract performance security means the application of any of the measures of deposit payment, collateral and submission of a letter of guarantee by the contractor to secure the performance of its obligations in the course of contract performance.
2. Contract performance security must be paid to the principal before the contract takes effect, accepted by the principal and exist until the warranty obligation is performed, except construction consultancy contracts and self-performed construction contracts.
3. In case the contractor is a partnership of contractors, each partner shall pay its contract performance security to the principal at a level equal to the contract value portion performed by that partner. If the partners agree that the head contractor of the partnership pays the contract performance security to the principal, the head contractor of the partnership shall do so and each partner shall pay its contract performance security to the head contractor in proportion to the contract value portion it performs, unless otherwise agreed by the contracting parties.
4. The contract performance security value shall be indicated in bidding dossiers or dossiers of requirements and must not exceed 10% of the contract price. When necessary to prevent a high risk, the contract performance security value may be higher but must not exceed 30% of the contract price and shall be approved by the investment decider.
5. The contractor may not receive back the contract performance security if it refuses to perform the contract after the contract takes effect and in a case of breach as specified in the contract.
6. The principal shall refund the contract performance security to the contractor as soon as the latter shifts to perform the warranty obligation and the principal receives the warranty security.
7. Guarantee for contract payment advance (in case the contracting parties agree on such guarantee):
a/ Before the principal makes a contract advance payment to the contractor, the contractor shall pay to the principal a guarantee for the contract advance payment of a value equal to the advance amount. In case the contractor is a partnership of contractors, each partner shall pay to the principal a guarantee for contract advance payment of a value equal to the advance amount paid to it;
b/ The value of the guarantee for contract payment advance shall be subtracted equal to the value of reduced advance amount upon each payment as agreed upon by the contracting parties.
Article 17. Construction contract advance payment
1. Construction contract advance payment means a sum of money advanced by the principal to the contractor for the performance of jobs under the contract.
2. Contract advance payment shall be made immediately after a construction contract takes effect and the principal receives the advance payment guarantee (if any).
3. The advance level, time of advance payment and retrieval of advances must be agreed upon by the parties in the contract.
4. The minimum advance level is prescribed
as follows:
a/ For consultancy contracts, it is 25% of the contract price;
b/ For work construction contracts, it is:
- 10% of the contract price, for contracts valued at over VND 50 billion:
- 15% of the contract price, for contracts valued at between VND 10 billion and 50 billion:
- 20%; of the contract price, for contracts valued at below VND 10 billion.
c/ For equipment provision contracts, EPC contracts, turnkey contracts and other types of construction contracts, it is 10% of the contract price.
5. The maximum advance level is 50% of the contract price. In special cases, the maximum advance level shall be permitted by the investment decider.
6. Advance amounts shall be retrieved right at the first contract payment. The advance amount to be retrieved upon each payment shall be agreed upon by the contracting parties and indicated in the contract. The retrieval shall be completed when the paid value reaches 80% of the contract price.
The investor shall coordinate with the contractor in calculating an appropriate advance level and managing the use of advanced capital for proper purposes and objects and with efficiency. It is prohibited to leave advanced capital unused or use advanced capital for improper purposes. The investor shall retrieve advanced capital left unused or used for improper purposes.
7. In case of manufacturing components and
semi-finished products of large value for which
some materials must be seasonally stored, the principal and contractor shall agree on a plan on advance payment and advance level to assure contract performance progress.
Article 18. Payment for construction contracts
1. Payment for a construction contract must accord with the type of the contract, contract price and contractual terms.
2. Contracting parties shall agree in the contract on payment installments, periods, points of time, time limit, dossier and conditions.
3. The principal shall pay fully (100%) the value of each payment installment to the contractor after deducting the advance and work warranty amount as agreed upon in the contract, unless otherwise agreed by the parties.
4. For lump-sum contracts: Payment shall be made in a percentage of the contract price or prices of works, work items or job volumes corresponding to payment periods agreed upon by the parties in the contract and requires no detailed certification of completed volumes.
5. For fixed unit-price and adjustable unit-price contracts: Payment shall be made on the basis of actually completed volumes (including also increased or reduced volume, if any) which have been tested for takeover and unit prices in the contract or unit prices adjusted based on market price fluctuation as agreed upon in the contract.
6. For time-based contracts, payment is prescribed as follows:
a/ Expenses for experts shall be determined on the basis of salaries of experts and related expenses as agreed upon by the parties in the contract multiplied by the verified actual working period (calculated in month, week, day or hour).
b/ Expenses other than remunerations for experts shall be paid by the method specified in the contract.
7. For percentage contracts, payment shall be made according to a percentage of the contract price. Percentages of payment installments shall be agreed upon by the parties in the contract. When the contractor fulfills all contractual obligations, the principal shall pay to that contractor a sum of money equal to the percentage of the value of the completed work or job volume as indicated in the contract.
8. For contracts applying combined contract prices specified in Clause 4. Article 15 of this Decree, payment shall be made according to these contract prices.
9. Payment for additional volumes (outside the contract) without any unit prices indicated in the contract shall be made according to contract addenda agreed upon by the parties before the performance of these volumes and comply with relevant laws.
10. Payment time limit
The payment time limit shall be agreed upon by the parties but must not exceed 14 working days after the principal receives a complete and valid payment dossier as agreed upon in the contract and is specified as follows:
a/ Within seven (7) working days after receiving a complete and valid payment request dossier of the contractor, the investor shall complete procedures and forward the payment request to the capital-allocating or -lending agency;
b/ Within seven (7) working days after receiving a complete and valid payment dossier of the investor, the capital-allocating or -lending agency shall transfer the whole payment installment to the contractor.
Article 19. Construction contract payment dossiers
1. Construction contract payment dossiers shall be made by contractors in conformity with types of construction contract, construction prices and agreements in contracts. Payment dossiers (including also enclosed forms, if any) must be clearly indicated in construction contracts and certified by principals.
2. A contract payment dossier comprises the following major documents:
a/ For lump-sum contracts:
- A written record of takeover test of volumes completed in the payment period with certification by representatives of the principal or the consultant (if any) and the contractor. This written record serves as written certification of the completion of works, work items or job volumes within the scope of works or jobs to be performed under the contract (within the scope of works or jobs to be performed according to designs, for work construction contracts: within the scope of consultancy tasks to be performed, for consultancy contracts) requiring no certification of detailed completed volumes:
- A calculation table of the values of additional volumes (if any) outside the signed contract, certified by representatives of the principal or consultant (if any) and the contractor:
- The contractor's payment request which must have the following details: value of the volume completed under the contract, value of the additional job volume (if any), deduction of advances and the value requested to be paid in the period following the clearing of these amounts, certified by representatives of the principal and the contractor.
b/ For fixed unit-price contracts:
- A written record of takeover test of the actually completed volume (larger or smaller than the contractual volume) in the payment period certified by representatives of the principal or consultant (if any) and the contractor:
- A calculation table of the values of jobs without any unit prices indicated in the contract (if any), showing both volumes and unit prices of these jobs, certified by representatives of the principal or consultant (if any) and the contractor:
- The contractor's payment request which must have the following details: value of the volume completed under the contract, value of the additional job volume (if any), deduction of advances and the value requested to be paid in the period following the clearing of these amounts, certified by representatives of the principal and the contractor.
c/ For adjustable unit-price contracts:
- A written record of takeover test of the actually completed volume (larger or smaller than the contractual volume) in the payment period, certified by representatives of the principal or the consultant (if any) and the contractor;
- A calculation table of unit prices adjusted based on market price fluctuation (also referred to as payment unit prices) according to agreements in the contract, certified by representatives of the principal or consultant (if any) and the contractor:
- A calculation table of the values of jobs without any unit prices indicated in the contract (if any), showing both volumes and unit prices of these jobs, certified by representatives of the principal or consultant (if any) and the contractor:
- The contractor's payment request which must have the following details: value of the volume completed under the contract, value of the additional job volume (if any), deduction of advances and the value requested to be paid in the period following the clearing of these amounts, certified by representatives of the principal and contractor.
d/ For time-based contracts:
- A written record of verification of the actual working period or worksheet (work time calculated in month, week, day or hour) corresponding to jobs completed in the payment period, certified by representatives of the principal or consultant (if any) and the contractor. In case there arise additional jobs in the course of contract performance which require additional experts for whom the contract specifies no remuneration level, the parties shall agree on such remuneration level before payment. In this case, the payment dossier must include a calculation table of the values of additional jobs (if any) other than jobs to be performed under the contract, certified by representatives of the principal or consultant (if any) and the contractor:
- The contractor's payment request which must have the following details: value of the volume completed under the contract, value of the additional job volumes (if any), deduction of advances and the value requested to be paid in the period following the clearing of these amounts, certified by representatives of the principal and the contractor.
e/ For percentage contracts:
- A written record of takeover test of the volume completed in the payment period, certified by representatives of the principal or consultant (if any) and contractor. This written record shall be made based on dossiers, documents or products completed by the contractor and certified by the principal corresponding to payment periods (installments) as agreed upon by the parties in the contract:
- A calculation table of the values of additional jobs (if any) other than jobs to be performed under the contract, certified by representatives of the principal or consultant (if any) and the contractor:
- The contractor's payment request which must have the following details: value of the volume completed under the contract, value of the additional job volume (if any), deduction of advances and the value requested to be paid in the period following the clearing of these amounts, certified by representatives of the principal and the contractor.
f/ For construction contracts involving the job of equipment provision, completed job volumes shall be determined based on invoices of the contractor or bills of lading; written record of takeover test and handover of equipment, certificates of origin and other relevant documents.
3. For construction contracts applying combined contract prices, the payment dossier for each type of contract shall be compiled under relevant provisions of Clause 2 of this Article.
Article 20. Currencies and methods of payment for construction contracts
1. The currency used in payment for construction contracts is Vietnam dong. Contracting parties may agree to use a foreign currency in payment for their construction contracts not in contravention of law.
2. If a construction contract involves jobs requiring payment in different currencies, the parties shall include a clear agreement thereon in the contract on the principle that the payment currencies conform to requirements of the bidding dossier or the dossier of requirements (in case of contractor appointment).
3. Payment may be made in cash or by account transfer or other methods as agreed upon by the parties under law and indicated in the contract.
Article 21. Settlement of construction contracts
1. Settlement of a construction contract means the determination of the final total value of the contract payable by the principal to the contractor after the latter completes all jobs as agreed upon in the contract.
2. Contract settlement dossiers shall be made by contractors in conformity with types of contract and contract prices. Contents of a construction contract settlement dossier must conform to agreements in the contract and such a dossier comprises the following documents:
a/ A written record of takeover test oi completion of all jobs under the contract:
b/ A written certification of the value o\' additional job volumes (if any) outside the contract;
c/ A calculation table of the construction contract settlement value (referred to as A-B settlement), clearly indicating the paid value and remaining value to be paid by the principal to the contractor;
d/ A dossier of work completion and a work construction diary, for contracts involving construction jobs:
e/ Other documents as agreed upon in the contract.
3. The time limit for submission of the contract settlement dossier shall be agreed upon by the parties but must not exceed sixty (60) days from the date of takeover test of all jobs performed under the contract, including also additional jobs (if any). For big contracts, that time limit may be extended but must not exceed one hundred and twenty (120) days.
Article 22. Liquidation of construction contracts
1. A construction contract shall be liquidated in the following cases:
a/ The parties fulfill their obligations under the signed contract;
b/ It is terminated (cancelled) under law.
2. The liquidation of a contract shall be completed within forty five (45) days after the contracting parties fulfill their contractual obligations or the contract is terminated (cancelled) under Point b. Clause 1 of this Article. For big contracts, the contract liquidation shall be made within ninety (90) days.
Section 4. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PARTIES TO CONSTRUCTION CONTRACTS
Article 23. Common rights and obligations of the principal and the contractor
1. Rights and obligations of the panics to a construction contract shall be agreed upon by the parties in the contract and comply with law.
2. The principal or the contractor shall notify in writing the other party of the rights and responsibilities of its representative for contract performance management. When a part} changes its representative for contract performance management, it shall notify in writing the other party of the change. Particularly in case the contractor changes its representative for contract performance management or key staff members. the principal's approval is required.
3. Depending on each type of contract, the rights and obligations of the principal and the contractor are also provided in .Articles 24 thru 33 of this Decree.
Article 24. Rights and obligations of the consultancy principal
1. Rights of the consultancy principal:
a/To own and use consultancy products under the contract:
b/ To refuse to conduct the takeover test of poor-quality consultancy products under the contract;
c/ To inspect the quality of work performed by the contractor without obstructing the normal operation of the contractor:
d/ Other rights provided by law.
2. Obligations of the consultancy principal:
a/ To provide the contractor with information on requirements of jobs, documents and necessary equipment for job performance (if so agreed in the contract);
b/ To guarantee the copyright to copyrightable consultancy products under the contract;
c/ To settle proposals of the contractor according to its competence in the course of contract performance within seven (7) working days after receiving these proposals. Past that time limit, if the principal fails to settle proposals without any plausible reason, causing damage to the contractor, the principal shall take total responsibility and pay compensations (if any);
d/ To pay to the contractor according to the payment schedule as agreed upon in the contract;
c/ Other obligations provided by law.
Article 25. Rights and obligations of the consultancy contractor
1. Rights of the consultancy contractor: a/ To request the principal to provide information and documents related to the consultancy task and working equipment (if so agreed upon in the contract):
b/ To propose a change in conditions for the provision of consultancy services in the interest of the principal or upon detection of factors affecting the quality of consultancy products:
c/ To refuse to perform unreasonable jobs outside the contract and unlawful requests of the principal;
d/ To have its copyright protected under law (for copyrightable consultancy products):
e/ Other rights provided by law.
2. Obligations of the consultancy contractor:
a/ To complete contracted jobs according to the set schedule and quality as agreed upon in the contract:
b/ For engineering contracts: To take part in the takeover test of the construction work together with the investor under regulations on quality management of construction works, author supervision and answering of the investor's inquiries about engineering dossiers:
c/ To preserve and return to the principal documents and working equipment (if any) provided by the principal under the contract after completing the contracted jobs:
d/ To promptly notify in writing the principal of insufficient information and documents and poor-quality working equipment with which the consultancy contractor cannot complete contracted jobs:
e/ To keep confidential information relating to consultancy services as required by the contract or law:
f/ Other obligations provided by law.
Article 26. Rights and obligations of the work construction principal
1. Rights of the work construction principal:
a/ To cease the construction of a work and request the remedying of consequences caused by the contractor's violation of regulations on work quality, labor safety, environmental protection and fire and explosion prevention and fighting;
b/ To inspect the quality of performed jobs and products processed or manufactured by the contractor's establishments without impeding the contractor's normal operation;
c/ Other rights provided by law.
2. Obligations of the work construction principal:
a/ In case the principal is the investor, a construction license is required under regulations;
b/To hand over the construction site in whole or part by part to the contractor for management and use according to the set schedule and agreements ol the contract:
c/ To assign its persons to participate in managing and performing the contract and notify in writing the contractor of these persons;
d/ To promptly provide the engineering dossier and relevant documents and supplies (if any) as agreed upon in the contract and prescribed by relevant laws:
e/ To pay to the contractor according to the payment schedule in the contract;
f/ To supervise the work construction;
g/ To inspect measures taken by the construction contractor to assure labor safety, environmental protection, fire and explosion prevention and fighting;
h /To conduct takeover test and make payment and settlement of the contract within the set time limit;
i/ To clearly define tasks and powers of consultants in case of hiring organizations or individuals to provide consultancy services:
j/ To promptly consider and approve in writing the contractor's proposals related to engineering and construction in the course of work construction:
k/ Other obligations provided by law.
Article 27. Rights and obligations of the work construction contractor
1. Rights of the work construction contractor:
a/ To propose to the principal a work volume arising outside the contract: to refuse to perform jobs outside the contract not yet agreed upon by the two parties and unlawful requests of the principal:
b/ To change construction measures after obtaining the principal's approval in order to accelerate the construction progress and assure quality, safety and efficiency of the work on the basis of the price of the signed contract:
c/ To request the principal to pay loan interests due to late payment under agreements in the contract; to claim compensations for damage caused by the late handover of the construction site and other damage caused by the principal;
d/ Other rights provided by relevant laws.
2. Obligations of the work construction contractor:
a/To supply construction workers, materials, machines and equipment and other related physical conditions in sufficient quantities and proper categories under the contract; to make construction blueprints (in case the contractor undertakes to do so) for performing jobs under the signed contract;
b/ To receive and manage the construction site, and preserve the middle line, ground level and boundary landmarks of the work:
c/ To conduct construction according to the design, project standards, construction regulations and standards, and to assure quality, construction progress, safety, environmental protection and fire and explosion prevention and fighting;
d/ To keep a work construction diary;
e/ To experiment materials and test construction equipment and products under the State's regulations on quality management of construction works, project standards, technical regulations and standards;
f/ To manage its employees working in the construction site, and assure safety, security and order and no bad impacts on surrounding residential areas:
g/ To work out measures to organize construction, make a construction completion dossier and take part in the takeover test of the work:
h/ To take responsibility for the quality of the work it constructs. To correct defects in work construction jobs it performs:
i/ To coordinate with other contractors in activities carried out in the same construction site;
j/ To periodically report to the principal on the construction progress, workers and main equipment for work construction;
k/ To move its supplies, machines, equipment and other assets out of the construction site after the work is tested for takeover and handed over, unless otherwise agreed upon in the contract:
1/ To return the ground to its original state as agreed upon in the contract;
m/ To keep confidential information on the contract or as prescribed by law:
n/ Other obligations provided by law.
Article 28. Rights and obligations of the equipment provision principal
1. To provide necessary information and documents and ground areas for equipment installation to the contractor.
2. To coordinate with the contractor in training, transferring technologies and providing instructions on installation, use and operation.
3. To refuse to conduct takeover test and receive technological equipment handed over not according to the agreements on quantity, quality, category and origin.
4. To take full responsibility for the quality of and intellectual property rights to technological designs it provides to the contractor.
5. Other rights and obligations provided by law.
Article 29. Rights and obligations of the equipment provision contractor
1. To hand over technological equipment to the principal according to the agreements on quantity, quality, place and time of delivery, packaging and preservation methods and origin, and other agreements in the contract.
2. To provide to the principal sufficient necessary information on technological equipment; to guide the installation, use. operation, preservation and maintenance of technological equipment: to train managerial staff and workers to operate and use the work (if so agreed upon in the contract).
3. To conduct test operation of technological equipment.
4. Intellectual property over technological equipment:
a/ Technological equipment provided by the contractor must assure to intellectual property rights. The contractor may not provide technological equipment infringing upon intellectual property rights. The contractor shall take full responsibility for any dispute over intellectual property rights to technological equipment provided;
b/ In case technological equipment is manufactured according to designs or data provided by the principal, the contractor will not be responsible for complaints about intellectual property infringements stemming from such technological equipment:
c/ One contracting party shall take responsibility for failure to promptly notify the other party of a third party's complaints about intellectual property rights to technological equipment upon knowing or by the time it should have known such complaints.
5. Other rights and obligations provided by law.
Article 30. Rights and obligations of the EPC principal
1. Rights of the EPC principal:
a/ To refuse to take over products not up to the quality standard agreed upon in the contract and technological equipment not according to the agreement on quantity, quality, category and origin and products infringing upon intellectual property rights:
b/ To inspect the performance of jobs by the contractor according to the signed contract without impeding the contractor's normal operation:
c/ To cease the performance of jobs under the contract and request the remedying of consequences upon detecting that the contractor performs these jobs in violation of the agreements in the signed contract or the State's regulations:
d/ To request the contractor to hand over dossiers and documents related to products of the contract according to the signed contract:
e/ To consider and approve the list of subcontractors that are fully qualified but not yet named in the EPC contract at the request of the contractor:
f/ Other rights provided by law.
2. Obligations of the EPC principal:
a/ To pay to the contractor according to the payment schedule agreed upon in the contract:
b/ To assign its persons to participate in managing and performing the contract and notify in writing the contractor of these persons:
c/ To provide to the contractor information, documents and facilities necessary for job performance (if so agreed upon in the contract):
d/ To promptly conduct takeover test, appraise and approve technical designs and construction drawing designs of works and work items under regulations;
e/ To apply for a construction license under regulations, and hand over clear grounds to the contractor according to the contract performance schedule:
f/ To supervise the performance of jobs according to the signed contract: to inspect measures to assure labor safety, environmental protection, fire and explosion prevention and combat under regulations;
g/ To reach agreement with the contractor on the bidding dossier for procurement of technological equipment (if so agreed upon in the contract):
h/ To conduct takeover test and make payment and settlement of the contract according to the set schedule:
i/ To guarantee the copyright to consultancy products under the contract:
j/ To organize the training of managerial staff and workers to operate and use the work;
k/ Other obligations provided by law.
Article 31. Rights and obligations of the EPC contractor
1. Rights of the EPC contractor:
a/ To request the principal to provide information, documents and working equipment (if so agreed upon in the contract) for the performance of jobs of the contract according to the signed contract:
b/ To propose to the principal jobs arising outside the signed contract: to refuse to perform jobs outside the signed contract not yet agreed upon by the two parties or unlawful requests of the principal:
c/ To organize and manage the performance of jobs under the signed contract:
d/ Other rights provided by law.
2. Obligations of the EPC contractor:
a/ To provide sufficient workforce, materials, machines, equipment and other necessary facilities for the performance of jobs under the contract;
b/ To receive, manage, preserve and return documents and facilities provided by the principal (if so agreed upon in the contract);
c/ To notify the principal of insufficient information and documents or poor-quality working facilities which affect the performance of jobs under the signed contract;
d/ To keep confidential information related to the contract as agreed upon in the contract or provided by law:
e/ To perform jobs under the contract, assuring safety and quality, according to the set schedule and other agreements in the contract:
f/ To make designs (technical designs and construction drawing designs) of work items and major works of the bid package and project in conformity with approved basic designs or FEED designs and submit them to the investor for appraisal and approval:
g/ To organize the procurement, manufacture and provision of technological equipment to meet requirements and performance progress of the contract; to select sub-contractors (if any) through bidding or appointment, then propose them to the investor for approval: to reach agreement with the investor on contents of the bidding dossier for procurement of technological equipment (if so agreed upon in the contract):
h/ To train managerial staff and workers to operate and use the work, and transfer technologies and accompanying technical services (if so agreed upon in the contract):
i/ To perform jobs of testing, adjustment and test operation of the whole work and hand over the completed work to the principal as agreed upon in the contract and provided by current law;
j/ To guarantee that products it provides do not infringe upon intellectual property rights under law;
k/ To hand over dossiers and documents related to products of the contract to the principal under the signed contract:
l/ Other obligations provided by law.
Article 32. Rights and obligations of the turnkey contract principal
In addition to the rights and obligations provided in Article 30 of this Decree, the turnkey contract principal also has the obligation to conduct the takeover test of the construction investment project before submitting it to the investment decider for appraisal and approval or appraise and approve the project according to its competence.
Article 33. Rights and obligations of the turnkey contract contractor
In addition to the rights and obligations provided in Article 31 of this Decree, the turnkey contract contractor also has the obligation to formulate the construction investment project and take part in defending the project together with the principal before the investment decider and finalizing the project at the request of the principal as agreed upon in the contract.
Section 5. ADJUSTMENT OF PRICES AND CONSTRUCTION CONTRACTS
Article 34. Principles of adjusting prices and construction contracts
1. Adjustment of prices and construction contracts max be effected during the period of contract performance under signed contracts. In case the adjustment of prices and construction contracts (post-adjustment prices) will not result in an excess of the approved total investment capital, investors may decide on the adjustment. In case it will result in an excess of the approved total investment capital, the adjustment shall be reported to persons with investment-deciding competence for permission.
2. For lump-sum contracts, contract adjustment may only be made for additional job volumes outside the signed contracts (for work construction contracts or consultancy contracts, the adjustment may only be made for jobs other than those which must be performed according to designs or consultancy tasks which must be performed, respectively).
Article 35. Adjustment of work volumes in construction contracts
1. Work volumes in a construction contract may be adjusted only in the following cases:
a/ For lump-sum contracts and percentage contracts: In case there arise reasonable jobs outside the signed contract (jobs other than those which must be performed according to designs or consultancy tasks which must be performed for work construction contracts or consultancy contracts, respectively). In this case, if the adjustment of work volumes will not result in a change in investment objectives or an excess of the approved total investment, the investor and the contractor shall calculate, reach agreement and sign an annex to the contract. Any excess of the approved total investment shall be considered and decided by the person with investment-deciding competence. If no agreement is reached, those additional work volumes will form a new bid package and the selection of a contractor to perform this bid package shall be made under current regulations:
b/ For fixed unit-price contracts and adjustable unit-price contracts: In case work volumes which are actually completed and tested for takeover are smaller or larger than those indicated in the signed contract, payment shall be made according to actually completed volumes;
c/ For time-based contracts: In case the actual period of time for work volume completion by the contractor is shorter or longer than that indicated in the signed contract, the payment shall be made according to the actual period of time.
2. For work volumes arising outside the signed contract and having no unit prices indicated in the contract, the contracting parties shall reach prior agreement on unit prices for performance of these work volumes.
Article 36. Adjustment of prices of construction contracts
1. Adjustment of contract prices may apply only to fixed unit-price contracts, adjustable unit-price contracts and time-based contracts. In a construction contract, contracting parties shall agree on specific cases in which contract price adjustment is permitted, and the order, scope. method of and ground for contract price adjustment. The method of contract price adjustment must be suitable to the type of contract price and characteristics of jobs in the contract.
2. Contract price adjustment may be made through adjusting unit prices and work volumes and is prescribed as follows:
a/ In case the additional work volume is larger than 20% of the corresponding work volume indicated in the contract or has no unit price indicated in the contract, the contracting parties shall agree to determine a new unit price on the principle agreed upon in the contract on unit prices for additional volumes;
b/ In case the additional work volume is equal to or smaller than 20% of the corresponding work volume indicated in the contract, the unit price indicated in the contract, including also the one adjusted under the agreement in the contract (if any), may be used for payment;
c/ For fixed unit-price contracts and time-based contracts, when prices of fuels, supplies and equipment subject to valorization measures applied by the State under the Ordinance on Prices abnormally fluctuate or when the State revises tax and salary policies, directly affecting the contract price, unit price adjustment may be made when it is permitted by the investment decider and agreed upon in the contract:
d/ For adjustable unit-price contracts, the unit price in the contract may be adjusted by the method guided in Clause 3 or 4 of this Article for work volumes for which the unit price shall be adjusted based on market price fluctuation after a given period of time from the effective date of the contract as committed by the principal and the contractor at the time of contract signing.
3. Methods of construction contract price adjustment:
a/ The application of price adjustment methods must be suitable to characteristics of work, type of contract price and agreed upon by the parties in the contract;
b/ Input data for price calculation and adjustment must be suitable to jobs indicated in the contract. The contract must indicate the use of competent state agencies' sources of information on prices or price indexes for price adjustment according to the following formula:
GTT = GHD x Pn
In which:
- GTT is the payment price corresponding to the work volume completed and tested for takeover.
- GHD is the price in the contract corresponding to the work volume completed and tested for takeover.
- Pn is the coefficient for adjustment (increase or decrease) applicable to the contract payment for the work volume completed and tested for takeover during the period of time "n".
4. The Ministry of Construction shall specifically guide methods of construction contract price adjustment.
Article 37. Adjustment of construction contracts
1. The adjustment of a contract covers adjustment of work volume, adjustment of contract price, adjustment of contract performance schedule and other contents (if any) agreed upon by the parties in the contract.
2. In case the adjustment of a construction contract will not result in a change in investment objectives or an excess of the approved total investment, the investor may decide on the adjustment. In case the adjustment will result in a change in investment objectives or an excess of the approved total investment, it must be permitted by the person with investment- deciding competence.
Article 38. Adjustment of construction contract performance schedule
1. In a construction contract the parties shall agree on cases eligible for contract performance schedule adjustment. In case the date of contract performance completion is behind the set contract performance schedule, the contracting parties shall clearly identify the responsibility of each party for damage caused by the delay.
2. The contract performance schedule may be adjusted in the following cases:
a/ An earthquake, storm, flood, tsunami, fire, enemy sabotage or another force majeure event occurs;
b/ The scope of jobs, designs or construction measures change at the request of the principal, affecting the contract performance progress;
c/ The construction ground is handed over not in accordance with agreements in the contract or related procedures slows down the construction contract performance but the contractor is not at fault.
3. In case the adjustment of the contract performance schedule will not extend the deadline for project completion, the investor and the contractor may agree on the adjustment. In case the adjustment will extend the project completion deadline, the investor shall report such to the investment decider for consideration and decision.
Section 6 . SUSPENSION OR TERMINATION OF CONSTRUCTION CONTRACTS. BONUSES, AND FINES FOR BREACHES OF CONSTRUCTION CONTRACTS
Article 39. Suspension of performance of jobs in construction contracts
1. Circumstances in which the performance of jobs in a construction contract may be suspended and the right to suspension; order and procedures for suspension, and level of compensation for damage caused by suspension must be agreed upon by the principal and contractor in the contract.
2. A construction contract may be suspended in the following cases:
a/ The principal decides to suspend the performance of jobs in the contract when the contractor fails to satisfy requirements on quality, labor safety and progress under the signed contract:
b/ The contractor exercises the right to suspend the performance of jobs in the contract when the principal fails to pay to the contractor 28 days after the payment deadline specified in Clause 10. Article 18 of this Decree, unless otherwise agreed upon by the parties.
3. Before any party suspends the performance of jobs in the contract, it shall notify such in writing to the other party, clearly stating the reason for suspension. The principal and contractor shall negotiate on and settle the case for continued performance of the signed contract's agreements, except force majeure cases.
Article 40. Termination of construction contracts
1. Circumstances in which a construction contract may be terminated, the right to termination of contract, order and procedures for termination, and level of compensation for damage caused by termination must be agreed upon by the parties in the contract.
2. Each party has the right to terminate the contract without having to pay compensation for damage in the cases specified in Clauses 7 and 8 of this Article.
3. In case the performance of a contract has been already suspended but the breaching part> still fails to remedy its fault during the period ol' time agreed upon by the parties without any plausible reason, the suspending party may terminate the contract.
4 In case any party unilaterally terminates the contract for a reason for which the odier party is not at fault, the contract-terminating party shall pay compensation for damage caused to the other party.
5. Before any party terminates the contract, it shall notify such in writing to the other party within a certain time limit which is agreed upon in the contract but must be at least twenty one (21) days, clearly stating the reason for termination. If the contract-terminating party fails to do so. causing damage to the other party, it shall pay compensation for damage caused to the latter.
6. A construction contract becomes invalid from the time of termination and the parties shall
complete contract liquidation procedures within a time limit which is agreed upon in the contract but must not exceed 45 days from the date of contract termination. Past that time limit, if any party fails to carry out contract liquidation procedures, the other party has the full right lo decide on the contract termination.
7. The principal may terminate the contract in the following cases:
a/ The contractor goes bankrupt or transfers its contractual benefits to its creditor without the principal's consent.
b/ The contractor refuses to perform jobs under the contract or fails lo perform jobs under the contract for 45 consecutive days, unless it is so permitted by the principal.
8. The contractor may terminate the contract in the following cases:
a/ The principal goes bankrupt or is dissolved.
b/ Jobs are suspended for 45 consecutive days due to the principal's fault, unless otherwise agreed upon by the parties.
c/ The principal fails to pay to the contractor 45 days after the principal receives a complete and valid payment dossier, unless otherwise agreed upon by the parties.
9. Two (2) days after the date of termination of a construction contract, the contractor shall remove all supplies, workforce, machine, equipment and other assets under its ownership from the construction site. Past that time limit, if the contractor still fails to do so, the principal has the right to dispose of these assets.
Article 41. Contract bonuses, fines for contract breaches
1. Contract bonuses and fines for contract breaches must be specifically indicated in the contract. Bonus and fine levels shall be agreed upon by the contracting parties but must comply with Clause 2 of this Article.
2. The bonus level must not exceed 12% of the saved contract value and the fine level must not exceed 12% of the breached contract value. The source for bonus payment comes from profits brought about by the early commissioning of the work of required quality or the reasonable saving of contract performance expenses.
Article 42. Responsibilities for construction contract breaches
In addition to responsibilities for contract breaches specified in this Decree and relevant laws, the principal and contractor shall take responsibility for the following specific contract breaches:
1. The contractor shall pay compensation to the principal in the following cases:
a/ The quality of jobs is not up to that agreed upon in the contract or the performance of jobs is prolonged due to the contractor's fault;
b/ Damage is caused to humans and assets during the warranty period due to the contractor's fault.
2. The principal shall pay compensation to the contractor in the following cases:
a/ Jobs of the contract are left uncompleted, delayed or stopped, risks occur or unusable machines, equipment, materials and construction components are transferred to the contractor due to the principal's fault;
b/ The principal provides documents and conditions necessary for jobs not in accordance with agreements in the contract, causing work re-construction, suspension or adjustment of jobs by the contractor:
c/ The construction contract requires the principal to provide raw materials, materials and equipment or contains other requirements which the principal fails to satisfy on schedule or improperly satisfies:
d/ The principal that delays payment shall pay compensation to the contractor at the overdue interest rate announced by the commercial bank at which the principal has an account from the first day of late payment to the date of full payment to the contractor.
3. In case any party fails to fulfill its contractual obligations or improperly fulfills its contractual obligations, it shall, after fulfilling its obligations or applying remedial measures, also pay compensations for other damage caused lo the other party. The compensation level must be equal to the extent of the damage.
In case any party breaches the contract due to a third party's fault, the breaching party shall bear the responsibility for contract breach before the other party. Any dispute between the breaching party and a third party shall be settled under law.
In case a contract breach committed by any party infringes upon the body, rights or assets of the other party, the suffering party may request the other party to bear the responsibility for the contract breach as agreed upon in the contract and provided by relevant laws.
Section 7. COMPLAINTS AND SETTLEMENT OF CONSTRUCTION CONTRACT DISPUTES
Article 43. Complaints in the course of performance of construction contracts
1. Complaint in the course of performance of a construction contract mentioned in this Decree means that any party detecting the other party's improper performance of or failure to perform its contractual obligations may request the other party to comply with contents of the signed contract. The detecting party may lodge a complaint against the other party regarding such matter.
2. Any party lodging a complaint against the other party shall show specific grounds and evidence to clarify the complained contents.
3. Within 30 days after detecting matters incompatible with the signed contract, the detecting party shall promptly notify the other party of such contents and complain about these matters. Past that time limit, if no party lodges a complaint, the parties shall comply with signed agreements.
4. Within 30 days after receiving a complaint, the complained party shall show grounds and evidence to prove that the matters complained about by the other party are incompatible with the signed contract. In case the :complained party's grounds and evidence are neither convincing nor reasonable, it shall accept the other party's complaint. Past that time limit, if the complained party gives no opinion, it shall be regarded as having accepted matters complained about by the other party.
Complaints of each party shall be sent to the correct address for transaction or information exchange as agreed upon by the parties in the contract.
Article 44. Settlement of disputes over construction contracts
1. The contracting parties shall negotiate and settle any dispute on the basis of the signed contract. In case no agreement is reached by the parties, the settlement of disputes shall be made through conciliation or arbitration or at court under law.
2. In case the contracting parties have reached an agreement on settlement of contractual disputes through conciliation, the conciliatory agency or organization may be named in the contract or identified by the parties upon the occurrence of a dispute.
3. In case any party disagrees with the conciliation conclusion, it may request an arbitration or a court to settle the dispute. Procedures for dispute settlement by arbitration or at court comply with law.
4. The time limit for requesting an arbitration or initiate a lawsuit at a court for settling a dispute over a construction contract is two years after the parties' lawful rights and interests are infringed upon.
5. Invalidity or termination of contracts does not affect the validity of contractual terms on dispute settlement.
Section 8. OTHER CONTENTS OE CONSTRUCTION CONTRACTS
Article 45. Insurance and warranty under construction contracts
1. Insurance
a/ Insurance for construction works shall be purchased by investors. In case insurance cost has been included in the contract price, the contractor shall purchase work insurance under regulations;
b/ The contractor shall purchase necessary types of insurance (insurance for equipment and insurance for a third party) to assure its operation under law.
2. Warranty
a/ The contractor shall provide warranty for the work and equipment according to relevant agreements in the contract. The warranty for works is provided as follows:
- For special-grade and grade-I works: The warranty duration is at least 24 months from the dale the investor signs the written record of takeover test for commissioning the work and the warranty level is 3% of the contract value.
- For other works: The warranty duration is at least 12 months and the warranty level is 5% of the contract value.
b/ Warranty security may be provided in the form of guarantee or another form as agreed upon by the parties.
c/ The contractor may only refund the work warranty security upon the expiration of the warranty duration and after obtaining the investor's certification of warranty completion.
d/ In the warranty duration, the contractor shall conduct repair under warranty within twenty one (21) days after receiving the principal's request for repair. Within that time limit, if the contractor fails to conduct repair under warranty, the principal may use the warranty sum lo hire another organization or individuals to conduct the repair.
1. A main contract or general contract may include many sub-contracts. Upon entering into a sub-contract, the principal contractor or general contractor shall comply with the following regulations:
a/ Sub-contractors not on the list of subcontractors enclosed with the contract must be approved by the investor, unless otherwise agreed upon by the parties;
b/ The principal contractor or general contractor must be answerable to the investor for the progress, quality. labor safety, environmental protection and its defects and jobs performed by sub-contractors;
c/ The principal contractor or general contractor may not transfer all jobs under the contract to sub-contractors for performance.
2. Sub-contractors appointed by the investor (if any)
a/ A sub-contractor appointed by the investor means a contractor appointed by the investor for the principal contractor or general contractor to hire as a sub-contractor to perform some specialized jobs with hi-tech requirements or when the principal contractor or general contractor fails to keep up with the contract performance schedule as required by the investor.
The contracting parties shall reach specific agreements on circumstances in which the investor may appoint a sub-contractor;
b/ The principal contractor or general contractor may deny the sub-contractor appointed by the investor if jobs currently performed by the principal contractor or general contractor or sub-contractor still comply with agreements in the contract or it has sufficient grounds lo believe that the sub-contractor appointed by the investor is not up to the contract's requirements.
3. The investor may pay directly to the sub contractor based on the payment proposal of the principal contractor or general contractor. In this case, the parties shall reach agreement in the main contract.
Article 47. Labor safety, environmental protection and fire and explosion prevention and fighting
1. Responsibilities of the contracting parties for labor safety must be agreed upon in the contract and are prescribed as follows:
a/ The construction contractor shall work out safety measures for humans and works on the construction site, including adjacent works. In case safety measures involve many parties, these parties' agreement is required;
b/ Safety measures and labor safety rules must be publicly displayed on the construction site for workers' information and compliance. Persons to provide instructions or warnings for accident prevention in dangerous positions on the construction site shall be arranged;
c/ The construction contractor, the investor and related parties shall regularly inspect and supervise labor safety on the construction site. Upon detecting breaches of labor safety rules. they shall stop construction activities. Persons who let breaches of labor safety rules occur within the scope of their management shall be held responsible before law;
d/ The construction contractor shall train their employees in and guide and disseminate labor safety regulations among their employees. For some jobs with stringent labor safety requirements, workers must possess certificates of training in labor safety;
e/ The construction contractor shall supply sufficient labor protection and safety devices to its workers working on the construction site under regulations;
f/ Upon occurrence of a labor incident, the construction contractor and related parties shall handle it and report it to the state management agency in charge of labor safety under law and concurrently remedy consequences and pay compensation for damage caused by the contractor that fails to assure labor safety.
2. The responsibility of each party for protecting the construction environment must be agreed upon in the contract and is prescribed as follows:
a/ The construction contractor shall take measures lo assure a clean environment for workers on the construction site and to protect the surrounding environment, including anti-dust, anti-noise and site-cleaning measures. Wastewater, solid waste and other kinds of waste must be collected and treated up to environmental standards and technical regulations. For construction works in urban centers, measures to cover the construction site and collect and transport waste to designated places must be taken;
b/ In the course of transportation of construction materials and waste, measures must be taken to cover vehicles and assure safety and environmental sanitation:
c/ The construction contractor and the investor shall inspect and supervise the protection of the construction environment, and concurrently submit to the inspection and supervision by the state management agency in charge of environment. In case the construction contractor fails to comply with environmental protection regulations, the investor and the state management agency in charge of environment may suspend the construction and request the contractor to properly take environmental protection measures:
d/ Persons who let polluting acts occur in the course of work construction shall be held responsible before law and pay compensation for damage caused by their fault.
3. Construction contract parties shall comply with current regulations on fire and explosion prevention and fighting.
Article 48. Construction site electricity, water and security
The parties shall agree in the contract on their rights and obligations to supply and pay charges for construction site electricity, water and security.
Article 49. Transportation of technological equipment
1. The contractor shall notify the principal of the date of equipment delivery at least 21 days in advance.
2. The contractor shall take responsibility for the packaging, loading, unloading, transportation, storage and preservation of equipment, unless otherwise agreed upon by the parties.
3. The contractor shall pay compensation to the principal for any damage and loss and expenses for the transportation of equipment by the contractor.
Article 50. Risks and force majeure circumstances
1. Risk means a danger likely to adversely affect the performance of a construction contract. A contract must indicate the responsibility of the parties to handle a risk upon its occurrence to each party and the responsibility of each party upon occurrence of a risk.
2. Force majeure circumstance means a risky event which is irresistible once it occurs and unforeseeable upon the signing of a construction contract, such as earthquake, storm, whirlwind. flood, tsunami, landslide, volcano eruption, war or epidemic outbreak.
3. When a party finds itself in a force majeure circumstance, it shall notify such in writing to the other party as soon as possible.
4. The parties shall agree in the contract on actions taken in response to force majeure circumstances, including notification of force majeure circumstances, identification of responsibilities of the parties for force majeure circumstances, termination of and payment for the construction contract in force majeure circumstances (if any).
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực