Chương 3 Nghị định 46/2007/NĐ-CP: Khả năng thanh toán và khôi phục khả năng thanh toán
Số hiệu: | 46/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/03/2007 | Ngày hiệu lực: | 30/04/2007 |
Ngày công báo: | 15/04/2007 | Số công báo: | Từ số 270 đến số 271 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định tại Điều 16 Nghị định này.
1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:
a) 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm trở xuống bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 5 năm bằng tổng của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp bảo hiểm bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không tự khôi phục được khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:
a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;
c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các biện pháp khác.
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
SOLVENCY AND RECOVERY OF SOLVENCY
1. An insurer must always maintain solvency during its entire insurance business operation.
2. An insurer shall be deemed to have adequate solvency when all insurance reserves have been established and its solvency margin is not less than the minimum solvency margin set out in article 16 of this Decree.
Article 16. Minimum solvency margin
1. The minimum solvency margin of a non-life insurer shall be the greater of the following two calculations:
(a) Twenty five (25) per cent of the total premiums actually retained at the time of determination of the solvency margin;
(b) Twelve point five (12.5) per cent of the total primary insurance premiums plus reinsurance premiums at the time of determination of the solvency margin.
2. The minimum solvency margin of a life insurer shall be:
(a) In the case of contracts of life insurance with a term of ten years or less, four per cent of the insurance reserves and one tenth of one (0.1) per cent of the sums insured which carry risks;
(b) In the case of contracts of life insurance with a term of over ten years, four per cent of the insurance reserves and three tenths of one (0.3) per cent of the sums insured which carry risks.
Article 17. Solvency margin of insurers
The solvency margin of an insurer means the difference between asset value and debts payable by the insurer at the time of determination of the solvency margin. When calculating the solvency margin of an insurer, only liquid assets may be used, and the whole or part of some assets shall be deducted in accordance with guidelines of the Ministry of Finance.
Article 18. Danger of insolvency
An insurer shall be deemed to be in danger of insolvency when its solvency margin is less than the minimum solvency margin.
Article 19. Recovery of solvency
1. When an insurer is in danger of insolvency, it must immediately take its own measures to recover solvency and at the same time report to the Ministry of Finance on its current financial status and the reasons which lead to the danger of insolvency, and provide a plan for recovery of solvency.
2. If the insurer fails to recover solvency after taking its own measures, the Ministry of Finance shall have the right to request the insurer to take the following measures:
(a) Supplement owner's capital;
(b) Cede reinsurance; curtail the contents, scope and geographical area of the business operation; suspend a part of or the whole operation;
(c) Strengthen the organizational structure and change the managers and executives of the enterprise;
(d) Request assignment of insurance contracts;
(dd) Other measures.
3. If the insurer fails to recover its solvency at the request of the Ministry of Finance as stipulated in clause 2 of this article, the insurer shall be put under special control. The Ministry of Finance shall issue a decision on establishment of a Solvency Control Committee to implement measures to recover the solvency of the enterprise in accordance with article 80 of the Law on Insurance Business.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực