Chương 2 Nghị định 46/2007/NĐ-CP: Quản lý và sử dụng vốn, tài sản
Số hiệu: | 46/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/03/2007 | Ngày hiệu lực: | 30/04/2007 |
Ngày công báo: | 15/04/2007 | Số công báo: | Từ số 270 đến số 271 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bảo hiểm | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam.
1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức vốn điều lệ bổ sung.
3. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.
Ngoài các quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản theo quy định của pháp luật liên quan.
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết, được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất, được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi, được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thoả thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Dự phòng bảo đảm cân đối, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.
3. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định này.
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Nguồn vốn chủ sở hữu.
2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn.
1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ.
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS
Section 1. LEGAL CAPITAL, CHARTER CAPITAL, SECURITY DEPOSITS AND MANAGEMENT OF ASSETS
1. Levels of legal capital of insurers:
(a) Non-life insurance business: three hundred billion (300,000,000,000) Vietnamese dong;
(b) Life insurance business: six hundred billion (600,000,000,000) Vietnamese dong.
2. Level of legal capital of insurance brokers: four billion (4,000,000,000) Vietnamese dong.
1. The charter capital of an insurer or insurance broker means the capital contributed or committed to contribute within a specified period by members and recorded in the charter of the enterprise.
2. Insurers and insurance brokers must, throughout the course of their operation, constantly maintain their paid-up charter capital at a level not less than the legal capital level stipulated in article 4 of this Decree and must supplement their charter capital analogous with the contents, scope and geographical area of their business operation. The Ministry of Finance shall provide specific regulations on the level of supplementary charter capital.
3. When an insurer or insurance broker changes its charter capital, it shall be required to submit a request application and an explanatory statement to the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall be responsible for notifying in writing its approval or refusal to approve within thirty (30) days from the date of receipt of a request application and valid file. In a case of refusal, the Ministry of Finance must provide a written explanation of its reasons.
4. Insurers which were established, organized and operating prior to the date of effectiveness of this Decree and have charter capital less than the level of legal capital stipulated in article 4 of this Decree must supplement their charter capital to the stipulated level within three years from the date of effectiveness of this Decree.
1. Insurers must use a part of their paid-up charter capital to pay a security deposit into a commercial bank operating in Vietnam within sixty (60) days from the date of issuance of their establishment and operating licence. A security deposit shall bear interest in accordance with the agreement reached with the bank into which it is paid.
2. The rate of security deposits of insurers shall be equal to two (2) per cent of the legal capital stipulated in article 4.1 of this Decree.
3. An insurer may only use its security deposit to meet undertakings to purchasers of insurance when its solvency is inadequate and upon written approval of the Ministry of Finance. An insurer shall be responsible for paying an additional security deposit equivalent to the amount used within ninety (90) days from the date of use of the security deposit.
4. Insurers may withdraw the whole amount of their security deposit upon termination of their operation.
5. Insurers which were established, organized and operating prior to the date of effectiveness of this Decree and have an amount of security deposit less than the amount stipulated in clause 2 of this article must supplement their security deposit to ensure it is at the stipulated level within thirty (30) days from the date of effectiveness of this Decree.
Article 7. Other provisions on management and use of capital and assets
Insurers and insurance brokers must comply with provisions of other relevant laws on management and use of capital and assets in addition to the provisions of this Decree.
Article 8. Insurance reserves for non-life insurance
1. A non-life insurer must establish an insurance reserve for each type of insurance product with respect to that part of liability retained by the insurer.
2. Insurance reserves shall include:
(a) An unearned premium reserve to be used to pay claims arising in subsequent years during the effective period of contracts of insurance;
(b) An outstanding claim reserve to be used to pay claims for losses for which the insurer is liable, irrespective of whether a claim has been lodged or not, which are unresolved at the expiry of the financial year;
(c) A large loss fluctuation reserve, to be used to pay claims when there are large fluctuations in losses or when large losses occur and the total premiums retained for the financial year after deduction of the unearned premium reserve and the outstanding claim reserve are insufficient to pay claims on that part of the liability retained by the insurer.
Article 9. Insurance reserves for life insurance
1. A life insurer must establish an insurance reserve for each contract of life insurance with respect to that part of liability retained by the insurer.
2. Insurance reserves shall include:
(a) An actuarial reserve which is the difference between the current value of the sum insured and the current value of premiums earned in the future to be used for payment of the insurance proceeds in respect of liabilities undertaken upon occurrence of an insured event;
(b) An unearned premium reserve to be used to pay insurance proceeds arising in subsequent years during the effective period of contracts of insurance;
(c) A compensation reserve for payment of insurance proceeds upon occurrence of insured events which remain unsettled at the expiry of the financial year;
(d) A profit distribution reserve for payment of profits agreed by the insurer with purchasers of insurance in the contracts of insurance;
(dd) A balance reserve for payment of insurance proceeds upon occurrence of an insured event resulting from material increase in the mortality rate or technical interest rate.
3. The Ministry of Finance shall provide specific regulations on insurance reserves for investment linked contracts.
Article 10. Level of deductions and method of deduction to establish reserves
The Ministry of Finance shall provide specific regulations on the level of deductions and the method of deduction for establishing the insurance reserves stipulated in articles 8 and 9 of this Decree.
Section 3. INVESTMENT OF CAPITAL
Article 11. Investment capital sources
Investment capital sources of an insurer and of an insurance broker shall comprise:
1. Owner's capital.
2. Idle capital from insurance reserves.
3. Other legal sources as stipulated by law.
Article 12. Investments from owner's capital
1. Investments from owner's capital must be safe, effective and of a liquid nature in accordance with guidelines of the Ministry of Finance.
2. Insurers and insurance brokers shall be permitted to make offshore investments in accordance with law of that part of owner's capital which exceeds the legal capital level or the minimum solvency margin, whichever is the greater.
Article 13. Idle capital from insurance reserves
1. Idle capital from insurance reserves of an insurer means the total insurance reserves less (-) sums of money used by the insurer for regular payments of non-life insurance claims in a period and for regular payments of life insurance proceeds in a period.
2. In the case of non-life insurers, sums of money for regular payments of compensation for claims in a period shall not be lower than twenty five (25) per cent of the total insurance reserves and shall be deposited with credit institutions operating in Vietnam.
3. In the case of life insurers, sums of money for regular payments of insurance proceeds in a period shall not be lower than five per cent of the total insurance reserves and shall be deposited with credit institutions operating in Vietnam.
Article 14. Investment of idle capital from insurance reserves
Investments of idle capital from insurance reserves of insurers as stipulated in article 13.1 of this Decree may be made directly by the insurer or by entrusting another entity to make the investment, but shall only be invested in Vietnam in the following sectors:
1. With respect to non-life insurers:
(a) Purchase of Government bonds or guaranteed bonds of enterprises, or deposits with credit institutions without any restriction;
(b) Purchase of shares, unsecured bonds of enterprises, and capital contribution in other enterprises but not to exceed thirty five (35) per cent of idle capital from insurance reserves;
(c) Real estate business and lending but not to exceed twenty (20) per cent of idle capital from insurance reserves.
2. With respect to life insurers:
(a) Purchase of Government bonds or guaranteed bonds of enterprises, or deposits with credit institutions without any restriction;
(b) Purchase of shares, unsecured bonds of enterprises, and capital contribution in other enterprises but not to exceed fifty (50) per cent of idle capital from insurance reserves;
(c) Real estate business and lending but not to exceed forty (40) per cent of idle capital from insurance reserves.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực