Chương II Nghị định 43/2015/NĐ-CP: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 43/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 19/05/2015 | Số công báo: | Từ số 553 đến số 554 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
30/06/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 06/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2015/NĐ-CP về quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Theo đó, việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước phải theo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm yêu cầu bảo vệ nguồn nước, hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Ranh giới hành lang bảo vệ nguồn nước được thể hiện trên bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác phải bảo đảm việc duy trì, phát triển các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt;
- Việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước phải đảm bảo công khai, dân chủ.
Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, rạch.
3. Hiện trạng sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước.
4. Các quy định cụ thể về phạm vi tối thiểu của hành lang bảo vệ nguồn nước tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.
1. Đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) hoặc có dung tích từ mười triệu mét khối (10.000.000 m3) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
2. Đối với các loại hồ chứa thủy điện, thủy lợi khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
1. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
a) Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;
c) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ;
d) Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
2. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
a) Không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
b) Không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.
3. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.
4. Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước.
5. Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất.
6. Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của các công trình đó về phía bờ.
7. Trường hợp kênh, rạch thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì thực hiện lập và quản lý hành lang bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
1. Đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ.
2. Đối với đầm, phá tự nhiên và các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ.
3. Trường hợp nguồn nước nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
1. Lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ:
a) Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 31 của Luật Tài nguyên nước, quy định tại Điều 3 và Điều 7 của Nghị định này, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn, lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau:
- Tên, địa giới hành chính của hồ, đoạn sông, suối, kênh, rạch phải lập hành lang bảo vệ;
- Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Danh sách, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải thực hiện việc cắm mốc theo quy định tại Khoản 1 Điều 12, Khoản 1 Điều 13 của Nghị định này và thứ tự ưu tiên cắm mốc trong từng giai đoạn năm (05) năm; kế hoạch cắm mốc cụ thể của từng năm;
c) Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt bao gồm: Tờ trình; dự thảo Quyết định phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ kèm theo Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn và các tài liệu khác có liên quan.
Tờ trình phải bao gồm các nội dung chính sau: thuyết minh về việc lựa chọn các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; cơ sở xác định chức năng của từng hành lang bảo vệ; quá trình tổ chức xây dựng Danh mục.
2. Công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ:
a) Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ;
b) Việc phê duyệt, công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ phải hoàn thành trong thời hạn không quá hai (02) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và định kỳ năm (05) năm được xem xét, điều chỉnh hoặc điều chỉnh khi cần thiết.
1. Hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên phải thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa quy định tại Khoản 1 Điều này chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa. Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi phải có các nội dung chính sau đây:
a) Thông số cơ bản của hồ chứa;
b) Hiện trạng quản lý, sử dụng đất quanh hồ chứa;
c) Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ hồ chứa trên sơ đồ mặt bằng;
b) Tọa độ, địa danh hành chính của các mốc giới, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000;
đ) Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, thi công, giải phóng mặt bằng trên thực địa;
e) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới, kinh phí thực hiện.
3. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi quy định như sau:
a) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án cắm mốc giới của tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra phương án. Trường hợp chưa đạt yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa để bổ sung hoàn thiện;
b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án đạt yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa, các cơ quan, đơn vị có liên quan; nếu cần thiết thì trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và gửi tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa để hoàn thiện. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm tiếp thu, giải trình các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc.
4. Căn cứ phương án cắm mốc giới đã được phê duyệt, tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa; bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý, bảo vệ.
5. Thời hạn hoàn thành việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ chứa thủy điện, thủy lợi quy định như sau:
a) Đối với hồ chứa đang xây dựng, chưa đưa vào vận hành, việc bàn giao mốc giới phải hoàn thành trước khi thực hiện việc tích nước hồ chứa;
b) Đối với các hồ chứa đang hoạt động mà chưa thực hiện việc bàn giao mốc giới theo quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi thì phải hoàn thành việc bàn giao mốc giới trong thời hạn không quá hai (02) năm đối với hồ chứa thủy điện, năm (05) năm đối với hồ chứa thủy lợi kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước được thực hiện đối với các đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề; hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung.
2. Hằng năm, căn cứ vào Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn và xây dựng phương án, kinh phí cắm mốc chi tiết sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch.
3. Phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước có các nội dung chính sau đây:
a) Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước trên sơ đồ mặt bằng;
b) Tọa độ, địa danh hành chính, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000;
c) Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có);
d) Phương án tổ chức, huy động vật tư, vật liệu, trang thiết bị, nhân lực, giải pháp kỹ thuật để triển khai trên hiện trường;
đ) Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện;
e) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa theo phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt; bàn giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý, bảo vệ.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
1. Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi do chủ hồ hoặc tổ chức quản lý hồ chứa đảm bảo.
2. Kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác do ngân sách nhà nước đảm bảo, bao gồm ngân sách địa phương, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và được bổ sung từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các địa phương có cân đối ngân sách về Trung ương thì ngân sách địa phương tự cân đối thực hiện.
4. Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, tổng hợp kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước do các địa phương đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.
1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
b) Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
d) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:
a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của Nghị định này;
b) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo, tổ chức xây dựng và phê duyệt Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn;
b) Chỉ đạo việc tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch, phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về quy định quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
d) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
đ) Bố trí kinh phí lập Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn; kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn;
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận hành hồ chứa trong việc xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt;
đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác trên địa bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt.
Article 7. Bases for determination of scope of water source protection corridors
1. Functions of water source protection corridors.
2. Topographical, geological, hydrological, environmental and ecological characteristics; developments of river, stream, canal or ditch flowing beds and banks.
3. Current status of land use, economic, cultural and social activities nearby water sources.
4. Specific provisions on the minimum scope of water source protection corridors at Articles 9, 10 and 11 of this Decree.
Article 8. Scope of water source protection corridors for hydroelectric and irrigation reservoirs
1. For hydroelectric and irrigation reservoirs with a holding capacity of more than one billion cubic meters (1,000,000,000 m3) or of between ten million cubic meters (10,000,000 m3) and one billion cubic meters (1,000,000,000 m3) but located in concentrated residential quarters or areas with defense or security works, the scope of water source protection corridors must cover the area from the boundary with a level equal to the highest level corresponding to the designed flood to the boundary with a level equal to the reservoir bed ground clearance level.
2. For other hydroelectric or irrigation reservoirs, the scope of water source protection corridors must cover the area from the boundary with a level equal to the height of the dam top to the boundary with a level equal to the reservoir bed ground clearance level.
Article 9. Scope of water source protection corridors for rivers, streams, canals and ditches
1. For river, stream, canal or ditch protection corridors with the functions defined at Point a, Clause 1, Article 4 of this Decree, the scope of water source protection corridor is prescribed as follows:
a/ Not shorter than 10 m from the bank edge, for river, stream, canal or ditch sections running through urban centers or concentrated residential quarters or areas planned for construction of urban centers or concentrated residential quarters;
b/ Not shorter than 5 m from the bank edge, for river, stream, canal or ditch sections not running through urban centers or concentrated residential quarters;
c/ If the river, stream, canal or ditch sections have slid or arc in danger of slide, the People’s Committees of provinces or centrally run cities (below referred collectively to as provincial-level People’s Committees) shall base themselves on the development of flowing beds and the slide conditions to decide on the scope of protection corridors in order to ensure safety for people’s lives and property, limit the causes of bank slide, and protect the stability of the river, stream, canal or ditch banks;
d/ For river, stream, canal or ditch sections that have been embanked against slide and encroachment, provincial-level People’s Committees shall consider and decide on a scope of water source protection corridor smaller than the minimum scope defined at Points a and b of this Clause.
2. For river, stream, canal or ditch protection corridors with the functions defined at Point b, Clause 1, Article 4 of this Decree, the water source protection corridors are prescribed as follows:
a/ Not shorter than 20 m from the bank edge, for river, stream, canal or ditch sections running through urban centers or concentrated residential quarters or areas planned for construction of urban centers or concentrated residential quarters;
b/ Not shorter than 15 m from the bank edge, for river, stream, canal or ditch sections not running through urban centers or concentrated residential quarters.
3. For river, stream, canal or ditch protection corridors with the functions defined at Point c, Clause 1, Article 4 of this Decree, the scope of water resource protection corridors must not be smaller than 30 m from the bank edge or cover the entire submerged areas along the sides of the river, stream, canal or ditch,
4. For river, stream, canal or ditch protection corridors with the functions defined at Point d, Clause 1, Article 4 of this Decree, provincial-level People’s Committees shall decide on specific scopes of water source protection corridors.
5. In case a water source protection corridor has two or more functions, the minimum scope of the corridor shall be determined according to the function with the largest minimum scope.
6. For the water source protection corridors defined in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article with dykes, railways, roads or other infrastructure facilities built nearby the river, stream, canal or ditch sections, the maximum scope of these water source protection corridors must not transcend the boundary of the dyke protection corridors close to the river or of the safety corridor of such facilities close to the bank.
7. For canals or ditches within the irrigation systems, the protection corridors shall be established and managed under the law on the protection of irrigation works.
8. For rivers, streams, canals and ditches located within nature conservation zones or within the protection scope of historical or cultural relics, the laws on nature conservation and protection of historical and cultural relics shall be complied with.
Article 10. Scope of water source protection corridors for natural lakes and man-made lakes in urban centers, concentrated residential quarters, and other water sources
1. For natural lakes and man-made lakes in urban centers and concentrated residential quarters; big lakes and ponds with regulating functions in other areas, the scope of water source protection corridors must not be smaller than 10 m from the bank edge.
2. For natural lagoons and water sources which are related to religious or belief activities, have high value in bio-diversity, culture conservation and natural eco-system protection and development, the scope of water source protection corridors must not be smaller than 30 m from the bank edge.
3. If water sources are located within nature conservation zones or the protection scope of historical or cultural relics, the laws on nature conservation and the protection of historical and cultural relics shall be complied with.
Article 11. Making and publicization of lists of water sources for which protection corridors shall be protected
1. Making the lists of water sources for which protection corridors shall be protected:
a/ Based on Clause 1, Article 31 of the Law on Water Resources, and Articles 3 and 7 of this Decree, provincial-level Departments of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the People’s Committees of urban districts, rural districts, towns or provincial cities (below referred collectively to as district-level People’s Committees) in, making the lists of water sources for which protection corridors shall be protected in their respective localities, collecting comments from provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development, Departments of Industry and Trade and concerned Departments and sectors thereon, and submit them to provincial-level People’s Committees for approval;
b/ A list of water sources for which protection corridors shall be protected must include the following main contents:
- Names and administrative boundaries of lakes, river, stream, canal or ditch sections for which protection corridors shall be protected;
- Functions of the water source protection corridors;
- List and scope of water source protection corridors for which markers shall be planted under Clause 1, Article 12, and Clause 1, Article 13, of this Decree, and the priority order of marker planting in every five-year period; and annual plans on marker planting;
c/ A dossier submitted to the provincial-level People’s Committee for consideration and approval must comprise: The report, the draft decision on approval of the list of water sources for which protection corridors shall be protected, enclosed with the list of water sources for which protection corridors shall be protected in the locality, and other relevant documents.
The report must cover the following main contents: Explanation on the selection of water sources for which protection corridors shall be protected; bases for determining the functions of every protection corridor; the process of making the list.
2. Publicizing the lists of water sources for which protection corridors shall be protected:
a/ Within fifteen (15) working days after the approval, the provincial-level Departments of Natural Resources and Environment shall organize the publicization of the lists of water sources for which protection corridors shall be protected in the mass media, notify them to the district-level People’s Committees and post them at the offices of the People’s Committees of communes, wards and townships (below refereed collectively to as commune-level People’s Committees) of localities where these water sources are located;
b/ The approval and publicization of the lists of water sources for which protection corridors shall be protected shall be completed within than two (2) years after this Decree takes effect, which will be considered and adjusted every five (5) years or adjusted when necessary.
Article 12. Planting of water source protection corridor markers for hydroelectric and irrigation reservoirs
1. Water source protection corridor markers shall be planted for hydroelectric and irrigation reservoirs with a holding capacity of one million cubic meters (1,000,000 m3) or more.
2. Organizations managing and operating the reservoirs defined in Clause 1 of this Article shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the district-level People’s Committees of localities where the reservoirs are located in, preparing schemes on planting of reservoir protection markers. Such a scheme must have the following main contents:
a/ Basic specifications of the reservoir;
b/ Current status of management and use of land around the reservoir;
c/ Identification of the specific scope of the reservoir protection corridor on the ground diagram;
d/ The coordinates and administrative geographical names of markers, the distance between markers on the topographical maps of a scale of 1:25,000 to 1:2,000;
dd/ Plan on mobilization of labor, supplies, materials, construction and ground clearance on the site;
e/ Marker planting schedule, marker handover, and implementation fund.
3. The order and procedures for appraisal and approval of a scheme on planting of water source protection corridor markers for hydroelectric and irrigation reservoirs are prescribed as follows:
a/ Within ten (10) working days after the receipt of a scheme for marker planting from the reservoir- managing or -operating organization, the provincial-level Department of Natural Resources and Environment shall consider and examine the scheme. If it fails to satisfy the requirements prescribed in Clause 2 of this Article, the provincial-level Department of Natural Resources and Environment shall notify such to the reservoir-managing or -operating organization for supplementation;
b/ Within thirty (30) working days after the receipt of a scheme which satisfies the requirements defined in Clause 2 of this Article, the provincial-level Departments of Natural Resources and Environment shall collect comments from the provincial-level Department of Industry and Trade and Department of Agriculture and Rural Development, the district-level People’s Committee of locality where the reservoir is located, related agencies and units, and propose, if necessary, the provincial-level People’s Committee, setting up a council for appraisal of the scheme.
The provincial-level Department of Natural Resources and Environment shall sum up the comments and send them to the reservoir-managing or -operating organization for completion. The latter shall accept and explain the non-acceptance of the comments and finalize the dossier. If the conditions are fully met, the provincial-level Department of Natural Resources and Environment shall submit the marker planting scheme to the provincial-level People’s Committee for approval.
4. Based on the approved marker planting scheme, the reservoir-managing or -operating organization shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the district-level People’s Committee of the locality where the reservoir is located in, planting the markers; and hand over the markers to the commune-level People’s Committee of the locality where the reservoir is located for management and protection.
5. Time limits for completion of the planting of water source protection corridor markers for hydroelectric and irrigation reservoirs are prescribed as follows:
a/ For reservoirs under construction and not yet put into operation, the markers shall be handed over before water is stored in the reservoirs;
b/ For operating reservoirs without marker handover as prescribed in Decree No. 112/2008/ ND-CP of October 20, 2008, on the integrated management, protection and exploitation of resources and hydroelectric and irrigation reservoir environment, the marker handover shall be completed within two years, for hydroelectric reservoirs, or five years, for irrigation reservoirs after this Decree takes effect.
Article 13. Planting of water source protection corridor markers for rivers, streams, canals, ditches, natural lakes and man-made lakes in urban centers, concentrated residential quarters and other water sources
1. Water source protection corridor markers shall be planted for river, stream, canal or ditch sections running through urban centers, concentrated residential quarters, industrial complexes and parks, craft villages or areas planned for construction of urban centers, concentrated residential quarters, industrial complexes or parks, craft villages, and for natural lakes and man-made lakes in urban centers and concentrated residential quarters.
2. Annually, based on the lists of water sources for which protection corridors shall be established, provincial-level Departments of Natural Resources and Environment shall coordinate with district-level People’s Committees in submitting to provincial-level People’s Committees for approval plans on planting of water source protection corridor markers in their localities, and prepare detailed marker planting schemes and funds after provincial-level People’s Committees approve the plans.
3. A scheme on planting of water source protection corridor markers must include the following main contents:
a/ Identification of the specific scope of water source protection corridor on the ground diagram;
b/ The coordinates and administrative area names, distance between markers on the topographical maps of a scale of 1:25,000 to 1:2,000;
c/ The scheme on compensation, ground clearance and resettlement (if any);
d/ The scheme for organization and mobilization of supplies, materials, equipment and labor; technical solutions for implementation in the field;
dd/ Detailed fund estimate for implementation;
e/ Marker planting schedule and marker handover.
4. District-level People’s Committees shall direct commune-level People’s Committees to organize the marker planting in the field under the approved schemes; and hand over the markers to commune-level People’s Committees for management and protection.
5. Provincial-level Departments of Natural Resources and Environment shall urge, monitor and inspect the planting of water source protection corridor markers in localities.
Article 14. Fund for planting of water source protection corridor markers
1. The fund for planting of water source protection corridor markers for hydroelectric and irrigation reservoirs shall be provided by reservoir owners or reservoir-managing organizations.
2. The fund for planting of water source protection corridor markers for rivers, streams, canals, ditches, natural lakes and man-made lakes in urban centers or concentrated residential quarters, and other water sources shall be provided by the state budget, including local budget and central budget supports supplemented by revenues from the grant of the right to exploit water resources in accordance with law.
3. For localities with contributions to the central budget, their local budgets shall balance the fund for implementation.
4. Annually, the Ministry of Natural Resources and Environment shall review and sum up the funds for planting of water source protection corridor markers proposed by localities for support from the central budget and money amounts collected from the grant of the right to exploit water resources, and send them to the Ministry of Finance for inclusion in the annual budget estimates in accordance with the budget law.
Article 15. Requirements on activities within the water source protection corridors
1. Organizations, individuals and households living and carrying out production, business and service activities within the scope of water resource protection corridors must satisfy the following requirements:
a/ Not causing river, stream, canal, ditch or reservoir bank slide or seriously affecting or threatening the stability and safety of rivers, streams, canals, ditches or reservoirs;
b/ Not affecting the water source protection corridors’ functions already approved by competent state agencies;
c/ Not causing adverse impacts on the landscape and ecological environment within the scope of water source protection corridors;
d/ Applying measures to protect the water resources as prescribed by law.
2. Written agreement of provincial-level Departments of Natural Resources and Environment on impacts on the functions of water source protection corridors shall be obtained when carrying out the following activities within the scope of water source protection corridors: a/ Constructing warehouses, storage yards, wharves, ports, bridges, roads, underground facilities and other infrastructure facilities;
b/ Leveling, filling up and embanking rivers, streams, ditches, irrigation and hydroelectric reservoirs, natural lakes, man-made lakes, excluding the construction of urgent works for natural disaster prevention, control or remedy;
c/ Drilling, digging for geological investigation or survey, mineral exploration and exploitation, treatment of foundations of construction works, and mine drainage; d/ Exploiting minerals and building materials.
Article 16. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies
1. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment:
a/ To guide and direct localities in establishing and managing water source protection corridors under this Decree;
b/ To examine, inspect and handle violations of the law on the establishment and management of water source protection corridors.
2. Related ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and provincial-level People’s Committees in establishing and managing the water source protection corridors.
Article 17. Responsibilities of People’s Committees at different levels
1. Provincial-level People’s Committees:
a/ To direct and organize the listing and approve the lists of water sources for which water source protection corridors shall be established in their localities;
b/ To direct the making, approval and implementation of plans and schemes on planting of water source protection corridor markers in their localities;
c/ To disseminate regulations on establishment and management of water source protection corridors in their localities;
d/ To examine, inspect and handle violations of the law on the establishment and management of water source protection corridors in their localities;
dd/ To allocate fund for the listing of water sources for which water source protection corridors shall be established in their localities; and fund for planting of water source protection corridor markers under Clause 2, Article 14 of this Decree in the local annual budget estimates in accordance with the budget law.
2. District-level People’s Committees:
a/ To manage and protect water source protection corridor markers; to bear responsibility for the illegal encroachment, occupation or use of land in the water source protection corridors in their localities;
b/ To direct commune-level People’s Committees in managing the water source protection corridors in their localities;
c/ To coordinate with provincial-level Departments of Natural Resources and Environment in making the lists of water sources for which protection corridors shall be established in their localities;
d/ To coordinate with reservoir-operating organizations or persons in preparing schemes on the planting of markers identifying the protection corridors of hydroelectric and irrigation reservoirs in their localities, and coordinate in the planting of markers in the field after the marker planting schemes arc approved;
dd/ To coordinate with provincial-level Departments of Natural Resources and Environment in preparing schemes on the planting of protection corridor markers for rivers, streams, canals, ditches, natural lakes and man-made lakes in urban centers or concentrated residential quarters, and other water sources in their localities, and coordinate in planting markers in the field after the marker planting schemes are approved.