Chương IV Nghị định 37/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 37/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 18/04/2017 | Số công báo: | Từ số 273 đến số 274 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 37/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện doanh nghiệp cảng hoạt động khai thác kinh doanh cảng biển tại Việt Nam
1. Điều kiện hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển
Nghị định 37/2017 quy định về điều kiện đối với doanh nghiệp cảng về:
- Nhân lực: Người quản lý điều kiện phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành hàng hải, kinh tế hoặc thương mại, kinh nghiệm trong ngành 5 năm trở lên; cán bộ an ninh phải được đào tạo và cấp chứng chỉ; phải có người phụ trách về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và phải có giấy chứng nhận.
- Cơ sở vật chất: phải có đủ số lượng kho, bãi; nếu không phải ký hợp đồng thuê với thời hạn tối thiểu 5 năm. (Đối với trường hợp khai thác bên phao, khu neo đậu, cảng dầu khí ngoài khơi hay khu chuyển tải thì cần đáp ứng điều kiện trên.) Ngoài ra còn có đầy đủ trang thiết bị bốc, dở hàng hóa và phương tiện vận chuyển khác.
- An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ: có đủ nhân lực cho bộ phận này và đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
-Bảo vệ môi trường: có phương tiện thu hồi chất thải của tàu thuyền đang hoạt động trên cảng biển; có đủ nhân lực cho bộ phận này và có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được phe duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
Nghị định 37 của Chính phủ năm 2017 có quy định cụ thể về quy trình này như sau:
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam. Trường hợp chưa đầy đủ thì trong 2 ngày, Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho doanh nghiệp cảng bổ sung hồ sơ.
- Trong vòng 10 ngày làm việc, Cục hàng hải Việt Nam thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp sẽ thông báo cụ thể cho đoanh nghiệp cảng.
3. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
Nghị định 37/CP về kinh doanh vận tải biển nêu cụ thể các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận:
- Thứ nhất, doanh nghiệp cảng vi phạm điều kiện kinh doanh.
- Thứ hai, doanh nghiệp cảng cố tình khai báo thông tin sai lệch khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
Nghị định 37/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh cảng biển ở Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác cảng biển có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam;
b) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, đánh giá, công nhận cảng biển điều kiện kinh doanh khai thác và quản lý các dữ liệu có liên quan;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật;
d) Tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến cảng biển bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển của công nghệ trong nước và trên thế giới.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường đối với cảng biển theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về kế hoạch phòng, chống cháy nổ, kế hoạch an ninh cảng biển đối với cảng biển theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của cảng biển hoạt động trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
5. Các doanh nghiệp cảng có trách nhiệm thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật; duy trì các điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Các doanh nghiệp cảng đã tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động kinh doanh khai thác nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Article 13. Responsibilities of relevant authorities and port-operating enterprises
1. The Ministry of Transport shall:
a) Set up unanimous state managing system for seaport operations in Vietnam;
b) Apply the information technology to the management, assessment and recognition of the seaport as well as requirements for seaport operations and relevant data;
c) Inspect, verify and handle violations of regulations on operations and requirements for seaport operations as prescribed herein and other relevant regulations of law;
d) Create, amend, supplement and issue national technical standards related to seaports in order to meet the technology development level at home and abroad.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for directing and cooperating with the Ministry of Transport on guiding in details the environmental safety plan at the seaport in accordance with regulations of law.
3. The Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense are responsible for cooperating closely with the Ministry of Transport on guiding in details the fire safety plans as well as the seaport security plan at the seaport in accordance with regulations of law.
4. The People’s Committees of provinces shall ex officio perform the state management for seaports operating in local areas as prescribed in regulations of law.
5. Port-operating enterprises shall meet all requirements for seaport operations prescribed in this Decree and other relevant provisions of law; maintain the fulfillment of such requirements during its operation.
This Decree comes into force from July 01, 2017.
A port-operating enterprise which has been running operations in seaports before the effective date of this Decree is entitled to continue its operation providing that it fully meets the requirements stated herein from July 01, 2020.
1. The Ministry of Transport is responsible for directing and cooperating with relevant ministries, authorities and People’s Committee of provinces in the implementation of this Decree.
2. The Ministers, Heads of ministerial-authorities, Heads of governmental-authorities, Chairpersons of People's Committees of provinces and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực