Nghị định số 37/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
Số hiệu: | 37/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 18/04/2017 | Số công báo: | Từ số 273 đến số 274 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 37/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện doanh nghiệp cảng hoạt động khai thác kinh doanh cảng biển tại Việt Nam
1. Điều kiện hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển
Nghị định 37/2017 quy định về điều kiện đối với doanh nghiệp cảng về:
- Nhân lực: Người quản lý điều kiện phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành hàng hải, kinh tế hoặc thương mại, kinh nghiệm trong ngành 5 năm trở lên; cán bộ an ninh phải được đào tạo và cấp chứng chỉ; phải có người phụ trách về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và phải có giấy chứng nhận.
- Cơ sở vật chất: phải có đủ số lượng kho, bãi; nếu không phải ký hợp đồng thuê với thời hạn tối thiểu 5 năm. (Đối với trường hợp khai thác bên phao, khu neo đậu, cảng dầu khí ngoài khơi hay khu chuyển tải thì cần đáp ứng điều kiện trên.) Ngoài ra còn có đầy đủ trang thiết bị bốc, dở hàng hóa và phương tiện vận chuyển khác.
- An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ: có đủ nhân lực cho bộ phận này và đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
-Bảo vệ môi trường: có phương tiện thu hồi chất thải của tàu thuyền đang hoạt động trên cảng biển; có đủ nhân lực cho bộ phận này và có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được phe duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
Nghị định 37 của Chính phủ năm 2017 có quy định cụ thể về quy trình này như sau:
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cục Hàng hải Việt Nam. Trường hợp chưa đầy đủ thì trong 2 ngày, Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho doanh nghiệp cảng bổ sung hồ sơ.
- Trong vòng 10 ngày làm việc, Cục hàng hải Việt Nam thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp sẽ thông báo cụ thể cho đoanh nghiệp cảng.
3. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
Nghị định 37/CP về kinh doanh vận tải biển nêu cụ thể các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận:
- Thứ nhất, doanh nghiệp cảng vi phạm điều kiện kinh doanh.
- Thứ hai, doanh nghiệp cảng cố tình khai báo thông tin sai lệch khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
Nghị định 37/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh cảng biển ở Việt Nam đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến hoạt động khai thác cảng biển có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2017 |
VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG BIỂN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 08 tháng 12 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển.
Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển, bao gồm: Cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi (sau đây gọi chung là cảng biển).
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh khai thác cảng biển là hoạt động trực tiếp khai thác cảng biển.
2. Doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển.
1. Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp cảng phải kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và công năng của cảng biển đã được công bố.
3. Doanh nghiệp cảng phải duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong thời gian kinh doanh khai thác cảng biển.
1. Doanh nghiệp cảng phải được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
1. Điều kiện về tổ chức bộ máy:
a) Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển;
b) Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định;
c) Có bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
2. Điều kiện về nhân lực:
a) Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, kinh tế hoặc thương mại và có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, khai thác cảng biển 05 năm trở lên;
b) Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);
c) Người phụ trách về an toàn, vệ sinh lao động của cảng biển phải được đào tạo, tập huấn và được cấp chứng nhận về phòng chống cháy, chữa cháy; an toàn vệ sinh lao động theo quy định.
1. Đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi với thời gian thuê kho, bãi tối thiểu là 05 năm, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.
2. Doanh nghiệp cảng phải có đầy đủ các trang thiết bị bốc xếp, thiết bị chuyên dùng, phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị cần thiết khác đáp ứng yêu cầu của hoạt động bốc, dỡ hàng hóa và phù hợp với công năng, mục đích hoạt động của cảng biển đã được công bố.
1. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
2. Có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
1. Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL).
2. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với cảng biển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
3. Đảm bảo có đầy đủ nhân lực, hệ thống, công trình, thiết bị quản lý và xử lý chất thải phát sinh tại khu vực cảng biển theo quy định tại Điều 68 Luật bảo vệ môi trường.
1. Doanh nghiệp cảng đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam; hồ sơ bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu;
c) Danh sách các chức danh và hợp đồng lao động kèm theo bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ theo chức danh quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này;
d) Phương án khai thác cảng biển của doanh nghiệp cảng.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận và trả kết quả trực tiếp cho doanh nghiệp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Nội dung của Giấy chứng nhận được thực hiện theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Việc cấp lại Giấy chứng nhận được thực hiện trong trường hợp có sự thay đổi nội dung ghi trong Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận bị mất, bị hư hỏng.
2. Doanh nghiệp cảng gửi trực tiếp đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 bộ hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các tài liệu liên quan đến việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận (nếu có).
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn doanh nghiệp cảng hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam kiểm tra, cấp lại Giấy chứng nhận và gửi kết quả trực tiếp cho doanh nghiệp cảng hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
5. Khi cấp lại Giấy chứng nhận, Cục Hàng hải Việt Nam phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận mới về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận cũ.
1. Giấy chứng nhận bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp cảng đã vi phạm điều kiện kinh doanh theo quy định hoặc theo đề nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu đã chứng minh doanh nghiệp cảng có vi phạm pháp luật đến mức phải thu hồi Giấy chứng nhận;
b) Doanh nghiệp cảng cố ý cung cấp sai lệch thông tin khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp và thông báo cho các cơ quan liên quan biết, đồng thời công bố thông tin doanh nghiệp cảng bị thu hồi Giấy chứng nhận trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam;
b) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, đánh giá, công nhận cảng biển điều kiện kinh doanh khai thác và quản lý các dữ liệu có liên quan;
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật;
d) Tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến cảng biển bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển của công nghệ trong nước và trên thế giới.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường đối với cảng biển theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể về kế hoạch phòng, chống cháy nổ, kế hoạch an ninh cảng biển đối với cảng biển theo quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của cảng biển hoạt động trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
5. Các doanh nghiệp cảng có trách nhiệm thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật; duy trì các điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
Các doanh nghiệp cảng đã tiến hành hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động kinh doanh khai thác nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
CÁC MẪU VĂN BẢN SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG BIỂN
(Kèm theo Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ)
1 |
Mẫu số 01: Tờ khai cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển. |
2 |
Mẫu số 02: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển với nội dung sau:
Tên doanh nghiệp: …………………………………………….………………………………….
Người đại diện theo pháp luật: …………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….
Số điện thoại:……..............Fax:……………Email:………….Website: ………………………
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ……………………do …………………………
cấp ngày …………….tháng ……….năm………. tại ………………………………………….
Vị trí của cảng biển:
Quy mô, công năng của cảng biển đã được công bố:
Lý do cấp lại: ……………………………………………………………………………………….
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu).
2. Danh sách các chức danh và hợp đồng lao động kèm theo bản sao chụp có chứng thực hoặc bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ theo chức danh.
3. Phương án khai thác cảng biển của doanh nghiệp cảng.
Doanh nghiệp chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của các nội dung nêu trên.
Kính đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định./.
|
…….., ngày ... tháng ... năm ... |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/……/GCN-CHHVN |
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm ……… |
ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG BIỂN
Tên doanh nghiệp cảng (chữ in hoa): …………………………………………………………
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Số …………………………do ………………………….. cấp ngày.... tháng... năm ………………….
Địa chỉ trụ sở chính (ghi đầy đủ số nhà/đường, phố/xã, phường/huyện, quận/tỉnh, thành phố):
………………………………………………………………………………………………………
Tên cảng biển: ……………………………………………………………………………………
Vị trí của cảng biển: ………………………………………………………………………………
Quy mô, công năng của cảng biển đã được công bố: ………………………………………
Đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định.
Giấy chứng nhận này được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển, 01 bản lưu tại Cục Hàng hải Việt Nam./.
Cấp lần đầu ngày... tháng... năm... Cấp lần thứ...ngày....tháng... năm... |
CỤC TRƯỞNG |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 37/2017/ND-CP |
Hanoi, April 04, 2017 |
ON REQUIREMENTS FOR SEAPORT OPERATIONS
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Vietnam Maritime Code dated December 08, 2015;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014 and the Law on amendments to Article 6 and Appendix 4 on the list of conditional business lines stipulated in the Law on Investment;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;
At the request of Minister of Transport;
The Government has promulgated the requirements for seaport operations.
This Decree deals with requirements for seaport operations, including the operation of: Seaports, port terminals, wharves, floating terminals, anchorage, transshipment areas, offshore oil terminals (hereinafter referred to as “seaports”).
This Decree is applied to organizations and individuals involved in seaport operations in Vietnam.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. Seaport operations consist of activities related to the direct operation of a seaport.
2. A port-operating enterprise is an enterprise that directly runs a seaport.
Article 4. Rules for operating a seaport
1. According to this Decree, an enterprise may only run a seaport after it obtains the Certificate of eligibility for seaport operations.
2. A port-operating enterprise shall run its seaport in accordance with the right purposes and functions of the seaport announced.
3. A port-operating enterprise shall maintain the fulfillment of all requirements prescribed in this Decree and other relevant provisions of law during its operation.
REQUIREMENTS FOR SEAPORT OPERATIONS
Article 5. Requirements applied to port-operating enterprises
1. Port-operating enterprises shall be established in accordance with regulations of law on enterprises.
2. If a port-operating enterprise is a foreign-invested enterprise providing material handling services, it may only establish a joint venture in which the proportion of the foreign investor’s stakes is conformable with the Schedule of Commitments of Vietnam upon its accession to the World Trade Organization (WTO).
Article 6. Organizational structure and human resources
1. The organizational structure of a seaport shall consist of:
a) A division specialized in the management of seaport operations;
b) A division specialized in the management of maritime security as prescribe;
c) A division or a person in charge of labor safety and hygiene as regulated.
2. Human resource requirements:
a) The person in charge of managing seaport operations shall achieve a bachelor’s degree or higher degree in maritime, economics or trade and have at least 05-year experience of working in the field of seaport operations;
b) Seaport security officers shall be trained and granted Certificates in accordance with the regulations of the Minister of Transport in adherence to the International Ship and Port Facility Security Code (abbreviated as “ISPS Code”);
c) The person in charge of seaport labor safety and hygiene shall be trained and granted Certificates of fire prevention and fighting; labor safety and hygiene as prescribed.
Article 7. Required facilities
1. Port-operating enterprises shall ensure adequate facilities, warehouses, storage yards and necessary equipment in accordance with national technical standards applicable to seaports; In the cases where a seaport does not have enough storage areas, the port-operating enterprise shall enter into a warehouse or storage yard lease contract for at least 05 years, unless its operation involves only in floating terminals, anchorage, transshipment areas and/or offshore oil terminals.
2. Port-operating enterprises shall have all material handling equipment, specialized equipment, means of transport and other necessary equipment to meet the requirements for material handling activities and be suitable for functions and purposes of the seaport's operation announced.
Article 8. Labor safety and hygiene and fire safety requirements
1. The port-operating enterprise shall have enough human resources and plans to ensure labor safety and hygiene as prescribed in the Government's Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 detailing the implementation of a number of articles of the Law on Labor Safety and Hygiene and the Government's Decree No. 37/2016/ND-CP dated May 15, 2016 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Labor Safety and Hygiene on compulsory insurance of occupational accidents and occupational diseases.
2. The port-operating enterprise shall prepare proper fire safety plans under the Government's Decree No. 79/2014/ND-CP dated July 31, 2014 detailing the implementation of a number of articles of the Law on fire prevention and fighting and the Law on amendments to some articles of the Law on fire prevention and fighting.
Article 9. Environmental safety requirements
1. Means of collecting wastes discharged from ships when operating in seaports shall be adequate as prescribed in the International Convention for the Prevention of Pollution from Ships (MARPOL Convention) to which Vietnam is a signatory.
2. The port-operating enterprise shall have sufficient documents on seaport environmental safety approved by competent authorities under provisions of the Law on Environmental Protection and the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on environmental safety planning, strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental safety plans.
3. The human resources, the system, works and equipment for managing and treating the wastes produced within seaport areas shall be adequate as prescribed in Article 68 of the Law on Environmental Protection.
PROCEDURES FOR APPLYING FOR THE CERTIFICATE OF ELIGIBILITY FOR SEAPORT OPERATIONS
Article 10. Procedures for applying for the Certificate of eligibility for seaport operations
1. In order to be issued the Certificate of eligibility for seaport operations (hereinafter referred to as “the Certificate”), the port-operating enterprise (hereinafter referred to as “the applicant”) shall submit 01 set of application to the Vietnam Maritime Department directly or in any other appropriate manner. The application for the Certificate includes:
a) A completed application form according to the Specimen No. 1 in the Appendix of this Decree;
b) The Enterprise Registration Certificate: A certified copy or a copy attached to the original for comparison;
c) A list of titles and labor contracts enclosed with a certified copy or a copy attached to the original for comparing with the degrees and certificates of such titles as stipulated in Clause 2 Article 6 of this Decree;
d) The applicant’s plan for seaport operations.
2. The Vietnam Maritime Department shall receive the application; if the application is invalid, within 02 working days from the day on which the application is received, the Vietnam Maritime Department shall instruct the applicant to complete their application under provisions stated herein; if the application is valid, the applicant will be given a note of receipt.
3. Within 10 working days from the day on which the valid application is received, the Vietnam Maritime Department shall verify it, issue the Certificate and give it directly or send it by post to the applicant; if the application is rejected, the Vietnam Maritime Department shall send a notice stated clearly the explanation to the applicant.
4. The specimen of the Certificate is provided in the Appendix of this Decree (Specimen No. 2).
Article 11. Procedures for the reissuance of the Certificate
1. The Certificate will be reissued if it is changed, lost or damaged.
2. The applicant shall submit 01 set of application for the reissuance of the Certificate to the Vietnam Maritime Department directly or in another appropriate manner. Such application includes a completed application form according to the Specimen No. 1 in the Appendix of this Decree and other documents related to the change of the Certificate (if any).
3. The Vietnam Maritime Department shall receive the application; if the application is invalid, within 02 working days from the day on which the application is received, the Vietnam Maritime Department shall instruct the applicant to complete their application under provisions stated herein; if the application is valid, the applicant will be given a note of receipt.
4. Within 05 working days from the day on which the valid application is received, the Vietnam Maritime Department shall verify it, reissue the Certificate and give it directly or send it by post to the applicant; if the application is rejected, the Vietnam Maritime Department shall send a notice stated clearly the explanation to the applicant.
5. Upon the reissuance, the Vietnam Maritime Department shall specify the invalidation of the old Certificate in the new one.
Article 12. Revocation of the Certificate
1. The Certificate shall be revoked in the following cases:
a) The port-operating enterprise fails to meet any of the requirements for seaport operations as prescribed or the revocation is requested by a competent authority if there is evidence that the port-operating enterprise commits a violation that results in revocation of the Certificate;
b) A port-operating enterprise provides wrong information on purpose while following the procedures for issuance of the Certificate;
c) Other cases as prescribed in regulations of law.
2. The Vietnam Maritime Department shall issue the decision on revocation of the Certificate, inform relevant authorities of the revocation of and post the information about the port-operating enterprise whose certificate is revoked on the Vietnam Maritime Department Portal.
Article 13. Responsibilities of relevant authorities and port-operating enterprises
1. The Ministry of Transport shall:
a) Set up unanimous state managing system for seaport operations in Vietnam;
b) Apply the information technology to the management, assessment and recognition of the seaport as well as requirements for seaport operations and relevant data;
c) Inspect, verify and handle violations of regulations on operations and requirements for seaport operations as prescribed herein and other relevant regulations of law;
d) Create, amend, supplement and issue national technical standards related to seaports in order to meet the technology development level at home and abroad.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for directing and cooperating with the Ministry of Transport on guiding in details the environmental safety plan at the seaport in accordance with regulations of law.
3. The Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense are responsible for cooperating closely with the Ministry of Transport on guiding in details the fire safety plans as well as the seaport security plan at the seaport in accordance with regulations of law.
4. The People’s Committees of provinces shall ex officio perform the state management for seaports operating in local areas as prescribed in regulations of law.
5. Port-operating enterprises shall meet all requirements for seaport operations prescribed in this Decree and other relevant provisions of law; maintain the fulfillment of such requirements during its operation.
This Decree comes into force from July 01, 2017.
A port-operating enterprise which has been running operations in seaports before the effective date of this Decree is entitled to continue its operation providing that it fully meets the requirements stated herein from July 01, 2020.
1. The Ministry of Transport is responsible for directing and cooperating with relevant ministries, authorities and People’s Committee of provinces in the implementation of this Decree.
2. The Ministers, Heads of ministerial-authorities, Heads of governmental-authorities, Chairpersons of People's Committees of provinces and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực