Chương I: Nghị định 35/2019/NĐ-CP Quy định chung
Số hiệu: | 35/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/04/2019 | Ngày hiệu lực: | 10/06/2019 |
Ngày công báo: | 05/05/2019 | Số công báo: | Từ số 419 đến số 420 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mua bán trái phép ngà voi bị phạt đến 360 triệu đồng
Ngày 25/4/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 35/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
Theo đó, hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến ngà voi không có hồ sơ hợp pháp hoặc có nhưng không đúng với nội dung hồ sơ đó thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với ngà voi có khối lượng dưới 0,3 kilôgam;
- Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với ngà voi có khối lượng từ 0,3 kilôgam đến dưới 0,6 kilogam;
- Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với ngà voi có khối lượng từ 0,6 kilôgam đến dưới 0,9 kilogam;
- Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với ngà voi có khối lượng từ 0,9 kilôgam đến dưới 1,2 kilogam;
- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với ngà voi có khối lượng từ 1,2 kilôgam đến dưới 1,5 kilogam;
- Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với ngà voi có khối lượng từ 1,5 kilôgam đến dưới 02 kilogam.
Nghị định 35/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/06/2019 và thay thế Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực Lâm nghiệp không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt.
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Tổ chức nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
3. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này là những đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm lâm viên là công chức thuộc các ngạch kiểm lâm, biên chế trong cơ quan kiểm lâm.
2. Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống là những bộ phận thực hiện các chức năng chuyên biệt của cơ thể động vật, ngay khi tách rời những bộ phận này khỏi cơ thể sống của động vật thì động vật đó chết (ví dụ: đầu, tim, bộ da, bộ xương, buồng gan...).
3. Sản phẩm của động vật rừng là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật rừng như: thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, dịch mật, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng...; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật rừng đã qua chế biến như: cao nấu từ xương động vật, túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật rừng.
4. Rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng bao gồm: rừng tái sinh tự nhiên hoặc rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.
5. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
a) Lâm sản khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến trái quy định của pháp luật;
b) Dụng cụ, công cụ, các loại cưa xăng để sử dụng thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
c) Phương tiện gồm: các loại xe đạp, xe thô sơ, xe mô tô; các loại xe cơ giới đường bộ, tàu thủy, thuyền, ca-nô, sà lan và các phương tiện khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
6. Phương tiện bị người vi phạm hành chính chiếm đoạt trái phép là trường hợp phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp bị người có hành vi vi phạm hành chính trộm cắp, cướp, cưỡng đoạt, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt, lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt hoặc các hành vi trái pháp luật khác tước đoạt quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng.
7. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép là trường hợp chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện hoặc giao phương tiện cho người lao động của mình điều khiển để sử dụng vào mục đích hợp pháp, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được giao điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
3. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
e) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính;
g) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp;
h) Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả;
i) Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết;
k) Buộc tiêu hủy lô hạt giống, lô cây giống lâm nghiệp;
l) Buộc đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy ra khỏi rừng;
m) Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
n) Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
o) Buộc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp.
1. Diện tích rừng hoặc diện tích có cây trồng chưa thành rừng tính bằng mét vuông (m2).
2. Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m3).
3. Đơn vị tính và phương pháp xác định số lượng, khối lượng lâm sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với tang vật vi phạm là gỗ, khi xử phạt vi phạm hành chính phải quy thành gỗ tròn. Quy đổi khối lượng các loại gỗ xẻ, gỗ đẽo thành gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6.
4. Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc loài thông thường; động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; thực vật rừng ngoài gỗ và sản phẩm gỗ xác định trị giá bằng tiền Việt Nam, đơn vị tính là đồng.
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.
2. Hành vi vi phạm hành chính đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA.
3. Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I. Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì áp dụng Xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II.
4. Hành vi vi phạm đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB, IIB hoặc động vật hoang dã thuộc Phụ lục I, II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp nhưng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, thì áp dụng xử lý như động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
5. Hành vi vi phạm pháp luật do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm để áp dụng xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp tang vật vi phạm là động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng xử phạt như động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB.
Đối với hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng khung xử phạt bằng tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó để xử phạt.
6. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại nhiều loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc tang vật vi phạm gồm nhiều loại lâm sản khác nhau nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì xác định tiền phạt của hành vi vi phạm theo từng loại rừng hoặc từng loại lâm sản.
7. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử phạt theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.
8. Hành vi vi phạm gây thiệt hại đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành lập biên bản kiểm tra, bảo vệ hiện trường, bảo quản tang vật và báo cáo, bàn giao trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát hiện vi phạm cho cơ quan, người có thẩm quyền, đồng thời phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền để xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này. Đối với lâm sản tịch thu là lâm sản do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư để trồng thì trả lại cho chủ rừng.
9. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, thì áp dụng xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
1. This Decree deals with violations, penalties, fines, remedial measures against administrative violations, the power to impose administrative penalties and the power to make records of administrative violations against regulations on forestry.
2. Other administrative violations against regulations on forestry which are not prescribed in this Decree shall be governed by other relevant Government's decrees on penalties for administrative violations within the scope of state management.
Article 2. Regulated entities
1. This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals that commit violations against regulations on forestry in the territory of Vietnam; the persons that have the power to record violations and the ones competent to impose administrative penalties in accordance with regulations herein.
2. Organizations mentioned in Clause 1 of this Article include:
a) Regulatory authorities committing violations which are not related to their assigned management tasks;
b) Enterprises that are established and operate under the law of Vietnam; branches and representative offices operating in Vietnam of foreign enterprises;
c) Co-operatives and cooperative unions;
d) Public service providers;
dd) Professional organizations operating in the forestry sector.
3. Individuals mentioned in Clause 1 of this Article include entities that are not prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 3. Definitions
For the purposes of this Decree, the below are construed as follows:
1. “forest ranger” means an official who is in charge of forest management and on the payroll of forest protection authorities.
2. “vital body parts” mean animal body parts which have specialized functions and the separation of which from the animal body will lead to the death of such animal (e.g. head, heart, skin, skeleton and liver, etc.).
3. “products of forest animals” mean products which originate from forest animals such as meat, eggs, milk, sperm, embryo, blood, bile, internal organs, skin, fur, bones, horn, ivory, legs and hoofs, etc. or articles whose ingredients are processed or prepared parts of forest animals such as bone glue, handbags, purses and belts made from skins of forest animals.
4. “regenerating forest without reserve volume” refers to forest composed of trees established through either natural regeneration or assisted natural regeneration with the standing volume of 10 m3/ha.
5. Exhibits and instrumentalities for committing administrative violations include:
a) Forest products which are exploited, traded, transported, stored or processed against the law;
b) Devices, tools and petrol chainsaws of various types used to commit administrative violations;
c) Vehicles, including bicycles, non-motorized vehicles, motorcycles, motor vehicles, vessels, boats, motorboats, lighters and other vehicles which are used to commit administrative violations.
6. “illegally appropriated vehicle" means a vehicle which is stolen, robbed, extorted or appropriated by the violator by abuse of trust or when its legal owner is unable to prevent such act of appropriation, or a vehicle the possession, management or utilization of which is illegally taken by the violator.
7. “illegally used vehicle” means a vehicle which is lent or leased out, operated or used by a person who is hired by the legal owner, manager or user to use it for lawful purposes but is deliberately used for committing an administrative violation by the borrower, lessee or hired person.
Article 4. Penalties and remedial measures
1. The organization or individual must incur a warning or a fine when committing an administrative violation against regulations on forestry.
2. Depending on the nature and severity of each administrative violation, the violating organization or individual may face one or some of the following additional penalties:
a) Confiscation of the exhibits and instrumentalities for committing administrative violations;
b) Suspension of forest harvesting for a fixed period of 06 - 12 months;
c) Suspension of the processing of forest products for a fixed period of 06 - 12 months.
3. In addition to administrative penalties, the violating organization or individual may be liable to one or some of the following remedial measures:
a) Enforced restoration to original condition;
b) Enforced demolition of buildings or structures which have been built without the license or inconsistently with the license;
c) Enforced implementation of measures for control of environmental pollution and prevention of the spread of epidemics;
d) Enforced destruction of goods or articles which cause harm to human health, domestic animals, plants or environment;
dd) Enforced transfer of illegal benefits obtained from administrative violations or enforced transfer of amounts of money equivalent to the value of the exhibits and/or instrumentalities of administrative violations which have been sold, liquidated, hidden or destroyed inconsistently with the law;
e) Enforced reforestation or payment of reforestation cost equivalent to the standard afforestation investment applicable by local government at the time of committing administrative violations;
g) Enforced revocation of issued sustainable forest management certificate;
h) Enforced payment for forest environmental services and interests on late payments (if any) corresponding to late payment amounts and period;
i) Enforced payment for forest environmental services to entities in charge of forest protection under signed contracts;
k) Enforced destruction of tree seed or seedling shipments;
l) Enforced removal of waste, hazardous, flammable, explosive, ignitable chemicals from forests;
m) Enforced establishment of ecotourism, resort or recreation area project which must comply with law or be conformable with the ecotourism, resort or recreation area scheme approved by a competent authority;
n) Enforced formulation and submission of sustainable foreign management plans to competent authorities for approval;
o) Enforced reforestation in the next season.
Article 5. Units used in damage calculation
1. Forest area or immature forest area is calculated by m2.
2. Timber volume is calculated by m3.
3. Units and methods for determining quantities and volumes of forest products shall conform to regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development. When imposing administrative penalties, the exhibits of violations which are timber must be converted into logs. Sawn wood or roughly squared wood may be converted into logs by multiplying a coefficient of 1.6.
4. The value of forest animals of common species, body parts or products thereof, endangered, rare and precious animals of Group IIB, body parts or products thereof, endangered, rare and precious animals of Group IB, body parts or products thereof, non-timber forest plants and timber products shall be determined in VND.
Article 6. Imposition of administrative penalties
1. The fine for every administrative violation prescribed herein shall be imposed on individual and shall not exceed VND 500,000,000. The fine imposed on an organization is twice as much as that imposed on an individual for the same administrative violation and shall not exceed VND 1,000,000,000.
2. Penalties for administrative violations involving endangered, rare timber or non-timber forest plants that need protection shall be the same as those for endangered, rare and precious timber or non-timber forest plants of Group IA.
3. Penalties for administrative violations involving species in Appendix I of CITES shall be the same as those for endangered, rare and precious plants or animals of Group I. Penalties for administrative violations involving species in Appendix II of CITES shall be the same as those for endangered, rare and precious plants or animals of Group II.
4. Penalties for administrative violations involving endangered, rare and precious animals of Group IB or Group IIB or in Appendix I or Appendix II of CITES but classified as endangered, rare animals that need protection shall be the same as those for endangered, rare animals that need protection.
5. The violation which has been handled by a criminal proceedings agency but then is classified as an administrative violation according to the decision not to institute criminal proceedings, decision to drop criminal charges, decision to terminate investigative activities or decision to dismiss a case as prescribed in Article 63 of the Law on penalties for administrative violations shall be handled according to its nature, severity and consequence as regulated herein. In case the exhibits of violations are endangered, rare animals that need protection, they shall be treated as endangered, rare and precious animals of Group IB.
If the seriousness of the violation exceeds the maximum fine in the fine bracket, the maximum fine will be imposed.
6. If a violation causes damage to various forest categories, including production forest, protective forest, special-use forest, or has exhibits comprising of various forest products but is not liable to criminal prosecution, the fine for this violation shall be imposed according to each forest category or forest product type.
7. Any violation involving the forest which is planned to be used for other purposes but the repurposing decision is not yet in effect shall be handled in the same manner as the violation involving the forest before it is repurposed.
8. If the forest owner detects any violation which causes damage to his/her forest products, he/she shall record the violation, protect the scene and exhibits, submit a report and transfer the case to a competent authority/ official within 03 days from the detection of violation, and then is required to cooperate with competent authority/ official in handling the case according to regulations herein. Confiscated forest products shall be returned to the forest owner if they are extracted from the forest planted by using the forest owner's funding only.
9. Exhibits/vehicles which have been impounded because they have been illegally appropriated or used by violators shall be handled according to Clause 1 Article 126 of the Law on penalties for administrative violations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực