Chương II Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa : Phân loại, danh mục, đóng gói, dán nhãn và huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
Số hiệu: | 34/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Hồng Hà |
Ngày ban hành: | 31/03/2024 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2024 |
Ngày công báo: | 17/04/2024 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ 15/5/2024
Ngày 31/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.
Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ 15/5/2024
Theo đó, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định cụ thể như sau:
- Người vận tải hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định 34/2024/NĐ-CP đến cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Riêng đối với thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trường hợp không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
Xem chi tiết tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2024 và thay thế Nghị định 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
a) Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
b) Loại 2. Khí;
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
c) Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;
d) Loại 4;
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
đ) Loại 5;
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
e) Loại 6;
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
g) Loại 7: Chất phóng xạ;
h) Loại 8: Chất ăn mòn;
i) Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
2. Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
1. Danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
2. Mức độ nguy hiểm của mỗi chất trong danh mục hàng hóa nguy hiểm được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm có 2 đến 3 chữ số quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
1. Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.
2. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Chất lượng bao bì, thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho;
b) Bao bì, thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;
c) Phía bên ngoài bao bì, thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào;
d) Các phần của bao bì, thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm;
đ) Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ; có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng;
e) Bao bì, thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp;
g) Bao bì, thùng chứa các chất dễ bay hơi phải bảo đảm giữ chất không bị bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu của nhà sản xuất;
h) Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng hạt hay bột phải đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển.
1. Việc ghi nhãn hàng hóa nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, kích thước và màu sắc theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
1. Tổ chức huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Người thuê vận tải hoặc người vận tải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm hoặc cử các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều này tham gia khóa huấn luyện của các đơn vị có chức năng huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm, định kỳ 02 năm một lần;
b) Hoạt động huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm được tổ chức riêng hoặc kết hợp với hoạt động huấn luyện an toàn khác;
c) Người đã được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần được huấn luyện trước.
2. Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: Người điều khiển phương tiện, người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ.
3. Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Nội dung huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phải phù hợp với vị trí, trách nhiệm của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của các loại hàng hóa nguy hiểm. Tài liệu huấn luyện do người thuê vận tải hoặc người vận tải thực hiện, nội dung tài liệu được biên soạn theo loại và nhóm loại quy định tại Điều 4 của Nghị định này;
b) Nội dung huấn luyện gồm: Tên hàng nguy hiểm, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn; các nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển hàng nguy hiểm; quy trình bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hàng hóa nguy hiểm; các quy trình ứng phó sự cố: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán chất nguy hiểm, sơ cứu người bị nạn trong sự cố, sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố, quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực để ứng phó, khắc phục sự cố, ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường, thu gom chất nguy hiểm bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố.
4. Người huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phải có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành tập huấn.
5. Thời gian huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm: Tối thiểu 16 giờ cho mỗi loại và nhóm hàng nguy hiểm, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
6. Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Người thuê vận tải hoặc người vận tải hoặc đơn vị có chức năng huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm;
b) Kiểm tra nội dung huấn luyện: Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện. Thời gian kiểm tra tối đa là 02 giờ. Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên;
c) Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện và kiểm tra kết quả huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm, tổ chức, cá nhân tổ chức huấn luyện, kiểm tra ban hành quyết định công nhận kết quả kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm.
7. Hồ sơ huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: Nội dung huấn luyện; danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện; thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh; nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm; quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm của tổ chức, cá nhân.
8. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều này trong thời gian 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
CLASSIFICATION, LISTING, PACKING, LABELLING OF DANGEROUS GOODS AND DANGEROUS GOODS TRAINING PROVISION
Article 4. Classification of dangerous goods
1. Based on their chemical and physical characteristics, dangerous goods are classified into the 9 following classes and divisions:
a) Class 1. Explosives;
Division 1.1: Substances and articles which have a mass explosion hazard.
Division 1.2: Substances and articles which have a projection hazard but not a mass explosion hazard.
Division 1.3: Substances and articles which have a fire hazard and either a minor blast hazard or a minor projection hazard or both, but not a mass explosion hazard.
Division 1.4: Substances and articles which are classified as explosives but which present no significant hazard.
Division 1.5: Very insensitive substances which have a mass explosion hazard.
Division 1.6: No hazard statement.
b) Class 2. Gasses.
Division 2.1: Flammable gases.
Division 2.2: Non-flammable non-toxic gases.
Division 2.3: Toxic gases.
c) Class 3. Flammable liquids and liquid desensitized explosives.
d) Class 4;
Division 4.1: Flammable solids, self-reactive substances and solid desensitized explosives.
Division 4.2: Substances liable to spontaneous combustion.
Division 4.3: Substances which in contact with water emit flammable gases.
dd) Class 5;
Division 5.1: Oxidizing substances.
Division 5.2: Organic peroxides.
e) Class 6;
Division 6.1: Toxic substances.
Division 6.2: Infectious substances.
g) Class 7: Radioactive materials;
h) Class 8: Corrosive substances;
i) Class 9: Miscellaneous dangerous substances and articles.
2. Containers and wrappings of dangerous goods that have not been cleaned inside and outside after all goods are unloaded shall also be deemed to be dangerous goods.
Article 5. List of dangerous goods
1. List of dangerous goods which are classified into appropriate classes and divisions and associated UN substance identification numbers and hazard identification numbers is prescribed in Appendix I of this Decree.
2. The hazard level of each substance in the list of dangerous goods is expressed in terms of a hazard identification number consisting of two or three figures which is provided for in Appendix II of this Decree.
Article 6. Packages and containers of dangerous goods
1. Packages and containers of dangerous goods and packaging of dangerous goods in Vietnam’s territory must satisfy the national standards (TCVN) or national technical regulations (QCVN) or relevant laws applicable to such goods. Packages and containers of imports shall comply with the manufacturer's recommendations and requirements.
2. In case national standards, national technical regulations or relevant laws or international technical standards or regulations announced by relevant ministries have not been provided for, at least the following requirements must be satisfied:
a) Quality of packages and containers must be capable of withstanding shocks and vibrations during transport or transit among vehicles and loading/unloading;
b) Packages and containers must be constructed and closed so as to prevent any loss of contents when prepared for transport which may be caused under normal conditions of transport, by vibration, or by changes in temperature, humidity or pressure;
c) No dangerous residue shall adhere to the outside of packages and containers;
d) Parts of packages and containers that are in direct contact with dangerous substances must be designed to ensure that they are not affected or degraded in quality due to the impact of dangerous substances packed inside; do not affect the composition, features and effects of dangerous goods;
dd) Packages and containers of dangerous goods in a liquid state must be designed to ensure that neither leakage nor permanent distortion occurs as a result of expansion of the liquid caused by changes in temperature; also have an appropriate resistance to the internal pressure that may be developed under normal conditions of transport; conforms to a design type which has passed the drop test before leaving factories;
e) Inner packages and containers that are liable to break or be punctured easily such as those made of glass, porcelain or stoneware or of certain plastics materials, etc., shall be secured in outer packages and containers with suitable cushioning materials;
g) Packages and containers containing volatile substances must be designed to ensure that they are kept from evaporating under normal conditions of transport at the manufacturer's request;
h) Packages and containers of dangerous goods in solid state, granules or powders, shall be designed to ensure that they are not scattered during loading and unloading or under normal conditions of transport.
Article 7. Hazard labels, placards and signs
1. Dangerous goods shall be labelled in accordance with regulations of the Law on Chemicals and laws on goods labels.
2. Hazard placards and signs shall be affixed at a location easily noticed on outer packages and containers. Size, designs and colours of hazard placards are provided for in Appendix III enclosed therewith.
3. Rectangular hazard signs, their size and colours are provided for using the form specified in Appendix III enclosed therewith. Hazard signs shall be affixed under hazard placards.
Article 8. Dangerous goods training
1. Organization of dangerous goods training
a) Consignors or carriers shall organize dangerous goods training or appoint subjects prescribed in clause 2 of this Article to join training courses of units in charge of dangerous goods training every 02 years;
b) Dangerous goods training shall be organized separately or in combination with other safety training;
c) Persons who have completed dangerous goods training courses must be retrained in the following cases: When there is a change in the category of dangerous goods during transport; when the trained person changes their working position; after 02 inspections of unsatisfactory trained persons; upon expiry of 02 years from the previous training.
2. Operators, escorts, warehouse-keepers and loaders involved in the transport of dangerous goods must be trained.
3. Dangerous goods training contents
a) Dangerous goods training contents must be appropriate to the position and responsibilities of the trainee; nature, type of hazard and level of hazard of dangerous goods. The training manual shall be compiled by consignors or carriers in accordance with classes and divisions specified in Article 4 of this Decree;
b) Training contents include: name of dangerous goods, dangerous nature, classification and labelling; safety risks during storage, loading, unloading, and transportation of dangerous goods; Storage, loading, unloading, and transportation procedures appropriate to the working location; dangerous goods safety regulations; incident response procedures: Use rescue equipment to handle fires, explosions, leaks, dispersal of dangerous substances, provide first aid to victims in incidents, use, preserve, and check safety equipment, vehicles, personal protective equipment to respond to incidents, incident reporting flowchart, cooperate with competent authorities to mobilize resources to respond, troubleshoot incidents, prevent and limit sources of pollution spreading to the environment, collect spilled dangerous substances, and repair the environment after incidents.
4. A dangerous goods training instructor must has either a bachelor’s degree or a higher degree and has at least 5 years of relevant professional work experience.
5. The minimum duration of dangerous goods training shall be 16 hours for each class and division of dangerous goods, including testing period.
6. Evaluating results and maintaining records of dangerous goods training
a) Consignor or carrier or person in charge of dangerous goods training shall take a test for evaluating results of the dangerous goods training;
b) The test of training contents: the test contents must be consistent with the training contents. The maximum testing period is 02 hours. The trainee must achieve at least an average score to pass the test;
c) Within 07 working days from the day on which the dangerous goods training and testing course is completed, the training and testing provider shall make a decision to recognize the testing result and grant a dangerous goods certificate.
7. A dangerous goods training record includes: Training content; list of trainees with information: Full name, date of birth, title, working position, signature confirming participation in training; Information about the instructor includes: Full name, date of birth, educational qualifications, professional qualifications, work experience, accompanied by documentation; testing content and result of the dangerous goods training; Decision to recognize the testing result of dangerous goods training of the provider.
8. The provider shall keep all of the record prescribed in clause 7 of this Article for 03 years and submit them to regulatory authorities upon request.